Phụng Vụ - Mục Vụ
Cửa Thánh mở - Niềm vui Chúa ra đời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
00:21 23/12/2024
SUY NIỆM ĐÊM GIÁNG SINH
(Lc 2, 1-14)
Cửa Thánh mở - Niềm vui Chúa ra đời
Đêm nay là đêm vui nhất không chỉ riêng Giáo Hội Công Giáo mà còn cho toàn thể : nhân loại. Đêm nay thật linh thiêng, vì có tin từ Trời xuống lúc nửa đêm cho các mục đồng : “Đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân : Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi” (Lc 2,12). Đêm nay Giáo hội lặp lại lời Sứ Thần loan toàn cho thể nhân loại, cho mọi người và từng người ở thời đại chúng ta.
Tin mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh
Lời của Sứ Thần báo cho các mục đồng tuy xa xưa những vẫn luôn mới mẻ trong đêm nay, làm chúng ta sống lại bầu khí linh thiêng của Ðêm Thánh, Ðêm mà cách đây 2024 năm tại Bêlem, Con Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại đã thân hành xuống thế, giáng sinh làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, và cư ngụ giữa chúng ta. Đây là cuộc hòa mình của Thiên Chúa vào trong lịch sử nhân loại : “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên” (Tv 84, 11).
“Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Đại tin vui được loan báo vang vọng trong đêm đen. Làm sao không mừng được, bởi vì Hài Nhì giáng sinh làm người là một Quà Tặng được Thiên Chúa Cha gửi trực tiếp đến cho các mục đồng trong cánh đồng Belem, cho dân vùng Giuđa lẫn vua Hêrôđê, cho các nhà đạo sĩ từ phương xa vất vả tìm đến, cho Mẹ Maria, Thánh Giuse và cho thế giới. Thiên Chúa đang trực tiếp chỉ tay vào mỗi người chúng ta và nói với chúng ta : Hài Nhi Giêsu là Quà Tặng cho con đó.
Tin mừng Chúa sinh ra đời là tin vui trọng đại cho toàn thế giới, niềm vui ấy là chính Chúa Giêsu, “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chung ta” (). Nhân loại đón nhận niềm vui Giêsu mà Chúa Cha ban tặng: “Nào chúng ta hãy đến Belem” để đón lấy Hài Nhi Giêsu, Đấng Cứu Thế. Người là Qùa Tặng của Cha trên trời gửi tặng mỗi chúng ta trong hoàn cảnh của mình.
Mừng vì Cửa Năm Thánh mở ra
Việc mở Cửa Năm Thánh vào ngày trước Lễ Đêm Giáng sinh cho thấy Năm Thánh là một trong những khoảnh khắc quan trọng, tượng trưng cho một con đường, một sự canh tâm thiêng liêng, và lời mời gọi đón nhận cuộc sống mới được ban cho chúng ta qua chiếm ngắm Hài Nhi, Con Thiên Chúa xuống thế làm người.
Quả thật, Chúa Giêsu sinh xuống làm người để đưa con người ra khỏi bóng đêm tội lỗi. Giải thoát con người khỏi mọi hình thức nô lệ, mở mắt cho người mù, giải phóng những người bị áp bức (x. Lc 4,18-19). Sứ vụ Cứu Thế của Người đã mở rộng ý nghĩa Năm Toàn xá giải quyết mọi hình thức áp bức con người, trở thành một dịp ân sủng để giải thoát những ai đang bị giam cầm của tội lỗi, cam chịu và tuyệt vọng. Năm Thánh là lời mời gọi chữa lành khỏi cái mù nội tâm ngăn cản chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa và người khác, giúp chúng ta những Người Hành Hương Hy Vọng, gặp gỡ Chúa, trong hy vọng chứa chan.
Đối diện với những điều không chắc chắn của cuộc sống, con người khao khát vượt qua sự ngờ vực, hoài nghi và tuyệt vọng. Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, đáp lại nỗi khao khát nội tâm này, mời gọi chúng ta tái khám phá niềm vui có Chúa ở cùng. Cuộc gặp gỡ này đổi mới chính cuộc sống. “Có thể thấy rõ rằng đời sống Kitô hữu là một con đường cần những khoảnh khắc mạnh mẽ để nuôi dưỡng và củng cố niềm hy vọng như người bạn đồng hành không thể thay thế, cho ta thoáng thấy mục tiêu là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu” (Hy vọng không làm thất vọng, n. 5).
Bước vào Năm Thánh với niềm hy vọng
Cửa Năm Thánh lệ thường đã mở với chủ đề : “Những Người Hành Hương Hy Vọng”. Chúa Cha đã yêu thương nhân loại đến nỗi trao tặng Người Con Một, Người Con ấy là Ân Sủng của Thiên Chúa, là Tình Yêu đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người (x. Tt 2, 11 ), là Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Cuộc giáng sinh diệu kỳ của Con Một Chúa đã đánh dấu bước điểm khởi đầu mới của lịch sử.
Trong đêm cực thánh này, Chúa Kitô đã từ trời cao sinh xuống giữa chúng ta. Ngôi Lời nằm khóc trong máng cỏ, được gọi là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ “bởi vì Người sẽ cứu dân Người khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21). Quả thật, khi chiêm ngắm liên lỉ dung mạo của Chúa Giêsu, chúng ta khám phá được rằng, tình yêu của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng, nghĩa là ở ngay từ một Hài Nhi bé bỏng đã mang đến cho chúng ta một tình yêu không bao giờ vơi cạn, khi chấp nhận bước vào cuộc đời này trong một thân phận không thể thấp hèn hơn được nữa, để những ai trong Đêm Giang Sinh dù không có một mái nhà, dù đang đau khổ vì tình yêu bị phản bội, khổ đau vì bị con cái hắt hủi thì nhìn vào mái ấm gia đình ở nơi hang đá vẫn cảm thấy trong cuộc đời này có ai đó đồng cảm và thông cảm được với mình.
Lạy Chúa Hài Nhi, Tình Yêu của Chúa Cha, Hoàng tử của Hòa Bình, Ðấng Cứu Chuộc, đã giáng sinh vì chúng con. Trong giai đoạn đầu của Năm Thánh chúng con vừa bước vào, xin Chúa hãy đổ trên chúng con Thánh Thần của Chúa, ngõ hầu ân sủng của Mầu Nhiệm Nhập Thể khơi dậy nơi mỗi tín hữu niềm hy vọng, tích cực dấn thân sống quảng đại hơn, phù hợp với sự sống mới do bí tích Rửa tội trao ban. Xin hãy đồng hành với Giáo hội Chúa trên con đường đang mở ra dẫn đưa Giáo hội bước đi trong Năm Thánh! Amen.
(Lc 2, 1-14)
Cửa Thánh mở - Niềm vui Chúa ra đời
Đêm nay là đêm vui nhất không chỉ riêng Giáo Hội Công Giáo mà còn cho toàn thể : nhân loại. Đêm nay thật linh thiêng, vì có tin từ Trời xuống lúc nửa đêm cho các mục đồng : “Đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân : Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi” (Lc 2,12). Đêm nay Giáo hội lặp lại lời Sứ Thần loan toàn cho thể nhân loại, cho mọi người và từng người ở thời đại chúng ta.
Tin mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh
Lời của Sứ Thần báo cho các mục đồng tuy xa xưa những vẫn luôn mới mẻ trong đêm nay, làm chúng ta sống lại bầu khí linh thiêng của Ðêm Thánh, Ðêm mà cách đây 2024 năm tại Bêlem, Con Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại đã thân hành xuống thế, giáng sinh làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, và cư ngụ giữa chúng ta. Đây là cuộc hòa mình của Thiên Chúa vào trong lịch sử nhân loại : “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên” (Tv 84, 11).
“Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. Đại tin vui được loan báo vang vọng trong đêm đen. Làm sao không mừng được, bởi vì Hài Nhì giáng sinh làm người là một Quà Tặng được Thiên Chúa Cha gửi trực tiếp đến cho các mục đồng trong cánh đồng Belem, cho dân vùng Giuđa lẫn vua Hêrôđê, cho các nhà đạo sĩ từ phương xa vất vả tìm đến, cho Mẹ Maria, Thánh Giuse và cho thế giới. Thiên Chúa đang trực tiếp chỉ tay vào mỗi người chúng ta và nói với chúng ta : Hài Nhi Giêsu là Quà Tặng cho con đó.
Tin mừng Chúa sinh ra đời là tin vui trọng đại cho toàn thế giới, niềm vui ấy là chính Chúa Giêsu, “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chung ta” (). Nhân loại đón nhận niềm vui Giêsu mà Chúa Cha ban tặng: “Nào chúng ta hãy đến Belem” để đón lấy Hài Nhi Giêsu, Đấng Cứu Thế. Người là Qùa Tặng của Cha trên trời gửi tặng mỗi chúng ta trong hoàn cảnh của mình.
Mừng vì Cửa Năm Thánh mở ra
Việc mở Cửa Năm Thánh vào ngày trước Lễ Đêm Giáng sinh cho thấy Năm Thánh là một trong những khoảnh khắc quan trọng, tượng trưng cho một con đường, một sự canh tâm thiêng liêng, và lời mời gọi đón nhận cuộc sống mới được ban cho chúng ta qua chiếm ngắm Hài Nhi, Con Thiên Chúa xuống thế làm người.
Quả thật, Chúa Giêsu sinh xuống làm người để đưa con người ra khỏi bóng đêm tội lỗi. Giải thoát con người khỏi mọi hình thức nô lệ, mở mắt cho người mù, giải phóng những người bị áp bức (x. Lc 4,18-19). Sứ vụ Cứu Thế của Người đã mở rộng ý nghĩa Năm Toàn xá giải quyết mọi hình thức áp bức con người, trở thành một dịp ân sủng để giải thoát những ai đang bị giam cầm của tội lỗi, cam chịu và tuyệt vọng. Năm Thánh là lời mời gọi chữa lành khỏi cái mù nội tâm ngăn cản chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa và người khác, giúp chúng ta những Người Hành Hương Hy Vọng, gặp gỡ Chúa, trong hy vọng chứa chan.
Đối diện với những điều không chắc chắn của cuộc sống, con người khao khát vượt qua sự ngờ vực, hoài nghi và tuyệt vọng. Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, đáp lại nỗi khao khát nội tâm này, mời gọi chúng ta tái khám phá niềm vui có Chúa ở cùng. Cuộc gặp gỡ này đổi mới chính cuộc sống. “Có thể thấy rõ rằng đời sống Kitô hữu là một con đường cần những khoảnh khắc mạnh mẽ để nuôi dưỡng và củng cố niềm hy vọng như người bạn đồng hành không thể thay thế, cho ta thoáng thấy mục tiêu là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu” (Hy vọng không làm thất vọng, n. 5).
Bước vào Năm Thánh với niềm hy vọng
Cửa Năm Thánh lệ thường đã mở với chủ đề : “Những Người Hành Hương Hy Vọng”. Chúa Cha đã yêu thương nhân loại đến nỗi trao tặng Người Con Một, Người Con ấy là Ân Sủng của Thiên Chúa, là Tình Yêu đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người (x. Tt 2, 11 ), là Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Cuộc giáng sinh diệu kỳ của Con Một Chúa đã đánh dấu bước điểm khởi đầu mới của lịch sử.
Trong đêm cực thánh này, Chúa Kitô đã từ trời cao sinh xuống giữa chúng ta. Ngôi Lời nằm khóc trong máng cỏ, được gọi là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ “bởi vì Người sẽ cứu dân Người khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21). Quả thật, khi chiêm ngắm liên lỉ dung mạo của Chúa Giêsu, chúng ta khám phá được rằng, tình yêu của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng, nghĩa là ở ngay từ một Hài Nhi bé bỏng đã mang đến cho chúng ta một tình yêu không bao giờ vơi cạn, khi chấp nhận bước vào cuộc đời này trong một thân phận không thể thấp hèn hơn được nữa, để những ai trong Đêm Giang Sinh dù không có một mái nhà, dù đang đau khổ vì tình yêu bị phản bội, khổ đau vì bị con cái hắt hủi thì nhìn vào mái ấm gia đình ở nơi hang đá vẫn cảm thấy trong cuộc đời này có ai đó đồng cảm và thông cảm được với mình.
Lạy Chúa Hài Nhi, Tình Yêu của Chúa Cha, Hoàng tử của Hòa Bình, Ðấng Cứu Chuộc, đã giáng sinh vì chúng con. Trong giai đoạn đầu của Năm Thánh chúng con vừa bước vào, xin Chúa hãy đổ trên chúng con Thánh Thần của Chúa, ngõ hầu ân sủng của Mầu Nhiệm Nhập Thể khơi dậy nơi mỗi tín hữu niềm hy vọng, tích cực dấn thân sống quảng đại hơn, phù hợp với sự sống mới do bí tích Rửa tội trao ban. Xin hãy đồng hành với Giáo hội Chúa trên con đường đang mở ra dẫn đưa Giáo hội bước đi trong Năm Thánh! Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:32 23/12/2024
5. Lúc nào con nói đủ rồi thì lúc đó con sẽ bị thương vong.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:36 23/12/2024
21. NÓI ĐÙA QUÁ NHẠT
Có một quan chức văn võ trong mạc phủ tên là Vương Tượng ở Toàn Châu tỉnh Quảng Tây, sở trường là nói chuyện tiếu lâm.
Một hôm, các quan võ tập họp lại, xúi Vương Tượng nói chuyện tiếu, lại cố ý hạ thấp ông ta, vì xúi không được nên bình phẩm giá trị của ông ta:
- “Lời nói đùa này quá nhạt”, (ý nói là không có hứng thú.)
Vương Tượng liền nói:
“Sáng nay tôi nhìn thấy nơi cổng thành có một người gánh phân, vì không cẩn thận nên sẩy chân, một gánh phân rơi trên đất”.
Các võ quan nói:
- “Cũng là nhạt”.
Vương Tượng nói tiếp:
- “Các ông đều chưa nếm qua, sao lại biết là nhạt chứ?”
Mọi người cười hô hô.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 21:
Phê bình chỉ trích người khác là bệnh bất trị của con người, nhất là phê bình chỉ trích những người tài giỏi, nếu những người tài giỏi này là những người mà họ có thành kiến thì họ lại phê bình chỉ trích cách bạo hơn, nguyên nhân đơn giản là vì họ không có sự khiêm tốn mà lại có tình ghen ghét.
Bệnh chỉ trích bất trị này không chừa một ai, bởi vì ai cũng là con người nên ai cũng cảm thấy mình bị “xúc phạm” khi cái thằng cha nghèo kiết xác ấy bây giờ có con làm linh mục; càng cảm thấy mình bị “xúc phạm” hơn khi cái gia đình của con mẹ ấy không ra gì mà con cái đều học hành đến nơi đến chốn !? Thiên Chúa là tình yêu, mọi người Ki-tô hữu đều biết điều ấy, nhưng vì không đào sâu tình yêu của Thiên Chúa thể hiện trên mỗi tạo vật, nhất là trên mỗi một con người là hình ảnh của Ngài, nên có những người Ki-tô hữu cảm thấy bị “sốc” khi nghe tin người anh em này thành đạt, người chị em kia trở thành nổi tiếng...
Không ai đi nếm phân để coi nó mặn hay nhạt, thì cũng đừng ai phê bình chỉ trích đánh giá bề ngoài của một con người, vì như thế là bày tỏ chúng ta có một tâm hồn ích kỷ ghét ghen và kiêu ngạo, vì như thế chẳng khác chi là chưa nếm phân sao lại biết phân nhạt !?
Ai có tâm hồn biết phản tỉnh thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một quan chức văn võ trong mạc phủ tên là Vương Tượng ở Toàn Châu tỉnh Quảng Tây, sở trường là nói chuyện tiếu lâm.
Một hôm, các quan võ tập họp lại, xúi Vương Tượng nói chuyện tiếu, lại cố ý hạ thấp ông ta, vì xúi không được nên bình phẩm giá trị của ông ta:
- “Lời nói đùa này quá nhạt”, (ý nói là không có hứng thú.)
Vương Tượng liền nói:
“Sáng nay tôi nhìn thấy nơi cổng thành có một người gánh phân, vì không cẩn thận nên sẩy chân, một gánh phân rơi trên đất”.
Các võ quan nói:
- “Cũng là nhạt”.
Vương Tượng nói tiếp:
- “Các ông đều chưa nếm qua, sao lại biết là nhạt chứ?”
Mọi người cười hô hô.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 21:
Phê bình chỉ trích người khác là bệnh bất trị của con người, nhất là phê bình chỉ trích những người tài giỏi, nếu những người tài giỏi này là những người mà họ có thành kiến thì họ lại phê bình chỉ trích cách bạo hơn, nguyên nhân đơn giản là vì họ không có sự khiêm tốn mà lại có tình ghen ghét.
Bệnh chỉ trích bất trị này không chừa một ai, bởi vì ai cũng là con người nên ai cũng cảm thấy mình bị “xúc phạm” khi cái thằng cha nghèo kiết xác ấy bây giờ có con làm linh mục; càng cảm thấy mình bị “xúc phạm” hơn khi cái gia đình của con mẹ ấy không ra gì mà con cái đều học hành đến nơi đến chốn !? Thiên Chúa là tình yêu, mọi người Ki-tô hữu đều biết điều ấy, nhưng vì không đào sâu tình yêu của Thiên Chúa thể hiện trên mỗi tạo vật, nhất là trên mỗi một con người là hình ảnh của Ngài, nên có những người Ki-tô hữu cảm thấy bị “sốc” khi nghe tin người anh em này thành đạt, người chị em kia trở thành nổi tiếng...
Không ai đi nếm phân để coi nó mặn hay nhạt, thì cũng đừng ai phê bình chỉ trích đánh giá bề ngoài của một con người, vì như thế là bày tỏ chúng ta có một tâm hồn ích kỷ ghét ghen và kiêu ngạo, vì như thế chẳng khác chi là chưa nếm phân sao lại biết phân nhạt !?
Ai có tâm hồn biết phản tỉnh thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Khoảng lặng cần
Lm Minh Anh
15:08 23/12/2024
KHOẢNG LẶNG CẦN
“Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel!”.
Richard Wurmbrand - sau 14 năm chịu giam cầm - chia sẻ trong “Ở Tù Với Chúa”, “Mes Prisons Avec Dieu”. Có lúc quá tuyệt vọng, ông suýt mất đức tin đến nỗi chỉ muốn tự tử, vì xem ra Chúa đã bỏ ông! Cho đến một ngày kia, qua khe hở của trần nhà, ông thấy một tổ chim. Kìa, chim mẹ đang bón mồi cho mấy chú chim con! Ông chợt bừng tỉnh, Chúa không bao giờ bỏ rơi ông; nhà tù là ‘khoảng lặng cần’ để ông hiểu biết Chúa hơn!
Kính thưa Anh Chị em,
Như Wurmbrand, cha của Gioan - Zacharia - cũng có một trải nghiệm tương tự. Lời Chúa sáng 24/12 tiết lộ, chín tuần trăng bị câm của Zacharia là một trong những ‘khoảng lặng cần’ đã đem người cha tội nghiệp này đến gần Thiên Chúa và hiểu biết Ngài hơn!
Trong thời gian buộc phải lặng thinh, có lẽ, thoạt đầu Zacharia cảm thấy bức bối, khó chịu; nhưng dần dần, nhờ kiên trì đón nhận sự cô tịch, ông đã bắt đầu yêu thích nó và cảm nhận được sự thử thách cần thiết mà Chúa muốn ông trải qua. Cũng thế, đau khổ của chúng ta chỉ có thể có một ý nghĩa tích cực - một giá trị cứu rỗi - khi chúng ta dám ôm lấy nó, tháp nó vào thập giá Chúa Kitô! Chính lời cầu nguyện và sự im lặng đã đưa và sẽ đưa con người đến gần Thiên Chúa và hiểu biết Ngài sâu sắc hơn. Đó là những ‘khoảng lặng cần’ để con người đạt được sự thân mật với Ngài khi nó khám phá ra cách thức Ngài giáo dục!
Và cuối cùng, sự im lặng ‘thánh thiện’ cần thiết này đã bùng lên những gì phải bùng lên! Zacharia hẳn đã nhớ lại lời thiên sứ, “Này đây, ông sẽ bị câm cho đến ngày các điều ấy xảy ra!”. Và "ngày các điều ấy" đã đến! Zacharia đã có chín tháng chuẩn bị cho bài ca Benedictus bất hủ của mình. Lời đầu tiên ông thốt ra khi lưỡi được buông lỏng không phải là một lời ta thán Đấng khiến ông khổ đau mà là một bài thánh ca ngợi khen lòng thương xót của Ngài; không chỉ với ông, gia đình ông, dân tộc ông nhưng với cả một nhân loại đáng thương, “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel!”. Lời ca đó ứng với những gì đã được hứa cho Đavít, “Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ muôn đời bền vững” - bài đọc một. Tâm tình của Zacharia, một lần nữa, hoà với tâm tình của Đavít qua Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, tình thương Chúa, đời đời con ca tụng!”.
Anh Chị em,
“Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel!”. Chín tháng nín thinh là ‘khoảng lặng cần’ của Zacharia; cũng thế, hang đá Bêlem là ‘khoảng lặng cần’ của Con Thiên Chúa. Tối hôm nay, chúng ta sẽ Mừng Chúa Giáng Sinh, kỷ niệm Đấng Cứu Độ xuống thế ôm lấy những ‘khoảng lặng cần’ đầu tiên của Ngài. Không chỉ ẩn cư, lặng thinh, Ngài còn trở nên vô danh, rốt hết đến nỗi chấp nhận cái chết lặng lẽ trên thập giá. Tất cả chỉ vì tình yêu! Bao thử thách đã xảy ra với Wurmbrand, Zacharia và cả với Chúa Giêsu trong những những ‘khoảng lặng cần’ này. Chúa Giêsu đã vượt qua, Wurmbrand, Zacharia đã vượt qua; niềm hy vọng nơi họ lớn hơn những thử thách. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với chúng ta nếu chúng ta biết trông chờ vào lòng trung thành của Thiên Chúa, để khi “ngày các điều ấy” đến, bạn và tôi cũng sẽ cất lên ‘những bài ca Benedictus’ đẹp đẽ tương tự!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con biết tận dụng những ‘khoảng lặng cần’, biến chúng thành thời khắc sám hối, biến đổi, hầu con cũng có thể đến gần Chúa và hiểu biết Chúa hơn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel!”.
Richard Wurmbrand - sau 14 năm chịu giam cầm - chia sẻ trong “Ở Tù Với Chúa”, “Mes Prisons Avec Dieu”. Có lúc quá tuyệt vọng, ông suýt mất đức tin đến nỗi chỉ muốn tự tử, vì xem ra Chúa đã bỏ ông! Cho đến một ngày kia, qua khe hở của trần nhà, ông thấy một tổ chim. Kìa, chim mẹ đang bón mồi cho mấy chú chim con! Ông chợt bừng tỉnh, Chúa không bao giờ bỏ rơi ông; nhà tù là ‘khoảng lặng cần’ để ông hiểu biết Chúa hơn!
Kính thưa Anh Chị em,
Như Wurmbrand, cha của Gioan - Zacharia - cũng có một trải nghiệm tương tự. Lời Chúa sáng 24/12 tiết lộ, chín tuần trăng bị câm của Zacharia là một trong những ‘khoảng lặng cần’ đã đem người cha tội nghiệp này đến gần Thiên Chúa và hiểu biết Ngài hơn!
Trong thời gian buộc phải lặng thinh, có lẽ, thoạt đầu Zacharia cảm thấy bức bối, khó chịu; nhưng dần dần, nhờ kiên trì đón nhận sự cô tịch, ông đã bắt đầu yêu thích nó và cảm nhận được sự thử thách cần thiết mà Chúa muốn ông trải qua. Cũng thế, đau khổ của chúng ta chỉ có thể có một ý nghĩa tích cực - một giá trị cứu rỗi - khi chúng ta dám ôm lấy nó, tháp nó vào thập giá Chúa Kitô! Chính lời cầu nguyện và sự im lặng đã đưa và sẽ đưa con người đến gần Thiên Chúa và hiểu biết Ngài sâu sắc hơn. Đó là những ‘khoảng lặng cần’ để con người đạt được sự thân mật với Ngài khi nó khám phá ra cách thức Ngài giáo dục!
Và cuối cùng, sự im lặng ‘thánh thiện’ cần thiết này đã bùng lên những gì phải bùng lên! Zacharia hẳn đã nhớ lại lời thiên sứ, “Này đây, ông sẽ bị câm cho đến ngày các điều ấy xảy ra!”. Và "ngày các điều ấy" đã đến! Zacharia đã có chín tháng chuẩn bị cho bài ca Benedictus bất hủ của mình. Lời đầu tiên ông thốt ra khi lưỡi được buông lỏng không phải là một lời ta thán Đấng khiến ông khổ đau mà là một bài thánh ca ngợi khen lòng thương xót của Ngài; không chỉ với ông, gia đình ông, dân tộc ông nhưng với cả một nhân loại đáng thương, “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel!”. Lời ca đó ứng với những gì đã được hứa cho Đavít, “Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ muôn đời bền vững” - bài đọc một. Tâm tình của Zacharia, một lần nữa, hoà với tâm tình của Đavít qua Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, tình thương Chúa, đời đời con ca tụng!”.
Anh Chị em,
“Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel!”. Chín tháng nín thinh là ‘khoảng lặng cần’ của Zacharia; cũng thế, hang đá Bêlem là ‘khoảng lặng cần’ của Con Thiên Chúa. Tối hôm nay, chúng ta sẽ Mừng Chúa Giáng Sinh, kỷ niệm Đấng Cứu Độ xuống thế ôm lấy những ‘khoảng lặng cần’ đầu tiên của Ngài. Không chỉ ẩn cư, lặng thinh, Ngài còn trở nên vô danh, rốt hết đến nỗi chấp nhận cái chết lặng lẽ trên thập giá. Tất cả chỉ vì tình yêu! Bao thử thách đã xảy ra với Wurmbrand, Zacharia và cả với Chúa Giêsu trong những những ‘khoảng lặng cần’ này. Chúa Giêsu đã vượt qua, Wurmbrand, Zacharia đã vượt qua; niềm hy vọng nơi họ lớn hơn những thử thách. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với chúng ta nếu chúng ta biết trông chờ vào lòng trung thành của Thiên Chúa, để khi “ngày các điều ấy” đến, bạn và tôi cũng sẽ cất lên ‘những bài ca Benedictus’ đẹp đẽ tương tự!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con biết tận dụng những ‘khoảng lặng cần’, biến chúng thành thời khắc sám hối, biến đổi, hầu con cũng có thể đến gần Chúa và hiểu biết Chúa hơn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lễ Vọng Giáng Sinh (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:02 23/12/2024
LỄ GIÁNG SINH
(Lễ vọng)
Tin Mừng: Lc 2, 1-14
“Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em”
Bạn thân mến,
Hôm nay, toàn thể nhân loại vui mừng hân hoan mừng lễ giáng sinh của Đức Chúa Giê-su Ki-tô –vị cứu tinh nhân loại- ngày nhân loại đợi chờ đã đến, Ngài đã đến trong hang đá Bê-lem nghèo nàn, với những con người nghèo nàn chất phác là các mục đồng chăn chiên...
Hôm nay, tất cả mọi dân nước trên địa cầu cất tiếng hoan ca mừng ngày Con Thiên Chúa giáng trần, với những cung điệu vang vang vui tai và thánh thiện...
Hôm nay, trên mọi nẻo đường trong thành phố nhộn nhịp hơn mọi khi, người người tuôn đến nơi những thánh đường để hát mừng Con Thiên Chúa làm người, với tất cả tâm tình hân hoan, hạnh phúc trong tâm hồn...
Hôm nay, trong thành phố có những con đường không ánh điện, không nhạc mừng, không hoan ca, bởi vì nơi đó còn có rất nhiều người bất hạnh đang co ro trong cái rét của mùa đông của trời đất, mùa đông của xã hội và mùa đông của tâm hồn...
Hôm nay, bên cạnh những mâm cỗ thịnh soạn được chuẩn bị cho ngày Chúa giáng sinh trong gia đình, thì bên ngoài đường vẫn còn có những Hài Nhi Giê-su nho nhỏ đang đứng nhìn người qua lại, bụng đói meo và hy vọng nơi lòng bố thí của mọi người đang tuôn đến nhà thờ...
Bạn thân mến,
Lời của các thiên thần loan báo cho các mục đồng mà chúng ta vừa đang nghe trong bài Tin mừng hôm nay: “Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em” vẫn mãi mãi là điệp khúc nhắc nhở chúng ta rằng: Đấng Cứu Độ đã đến, đang đứng ngoài cửa nhà co ro vì lạnh đang chờ chúng ta mời vào nhà, cùng chia vui với niềm vui chung của nhân loại trong đêm huyền nhiệm này.
Đấng Cứu Thế đã sinh ra để chúng ta cùng đến chiêm ngưỡng và phục vụ Ngài, Ngài đang hóa thân làm em bé mồ côi đang nằm bên hiên nhà bên vệ đường, Ngài đang hóa thân làm người hành khất, âm thầm trong đêm tối trở về căn nhà vắng lặng vì không đủ tiền để trả tiền điện, Ngài đến rồi, đang đứng đó bên cổng nhà thờ, bên gốc cây tủi nhục, nơi xó chợ hôi tanh...
Bạn thân mến.
Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy nổi bật lên những ánh đèn điện chớp nháy vui mắt đẹp đẽ, những cây thông thật và giả với muôn vẻ màu sắc của dây kim tuyến lấp lánh, lòng chúng ta rộn lên niềm vui ngày Chúa giáng trần. Nhưng niềm vui ấy sẽ dâng đầy nếu đêm nay chúng ta tự nguyện trở thành một thiên thần, đem vật chất và tinh thần đến phân phát cho những Giê-su Hài Nhi mồ côi, những Ma-ri-a và Giu-se nghèo khổ bên cạnh chúng ta...
Xin Chúa Hài Nhi ban muôn phúc lành cho chúng ta trong đêm thánh này...Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
(Lễ vọng)
Tin Mừng: Lc 2, 1-14
“Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em”
Bạn thân mến,
Hôm nay, toàn thể nhân loại vui mừng hân hoan mừng lễ giáng sinh của Đức Chúa Giê-su Ki-tô –vị cứu tinh nhân loại- ngày nhân loại đợi chờ đã đến, Ngài đã đến trong hang đá Bê-lem nghèo nàn, với những con người nghèo nàn chất phác là các mục đồng chăn chiên...
Hôm nay, tất cả mọi dân nước trên địa cầu cất tiếng hoan ca mừng ngày Con Thiên Chúa giáng trần, với những cung điệu vang vang vui tai và thánh thiện...
Hôm nay, trên mọi nẻo đường trong thành phố nhộn nhịp hơn mọi khi, người người tuôn đến nơi những thánh đường để hát mừng Con Thiên Chúa làm người, với tất cả tâm tình hân hoan, hạnh phúc trong tâm hồn...
Hôm nay, trong thành phố có những con đường không ánh điện, không nhạc mừng, không hoan ca, bởi vì nơi đó còn có rất nhiều người bất hạnh đang co ro trong cái rét của mùa đông của trời đất, mùa đông của xã hội và mùa đông của tâm hồn...
Hôm nay, bên cạnh những mâm cỗ thịnh soạn được chuẩn bị cho ngày Chúa giáng sinh trong gia đình, thì bên ngoài đường vẫn còn có những Hài Nhi Giê-su nho nhỏ đang đứng nhìn người qua lại, bụng đói meo và hy vọng nơi lòng bố thí của mọi người đang tuôn đến nhà thờ...
Bạn thân mến,
Lời của các thiên thần loan báo cho các mục đồng mà chúng ta vừa đang nghe trong bài Tin mừng hôm nay: “Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em” vẫn mãi mãi là điệp khúc nhắc nhở chúng ta rằng: Đấng Cứu Độ đã đến, đang đứng ngoài cửa nhà co ro vì lạnh đang chờ chúng ta mời vào nhà, cùng chia vui với niềm vui chung của nhân loại trong đêm huyền nhiệm này.
Đấng Cứu Thế đã sinh ra để chúng ta cùng đến chiêm ngưỡng và phục vụ Ngài, Ngài đang hóa thân làm em bé mồ côi đang nằm bên hiên nhà bên vệ đường, Ngài đang hóa thân làm người hành khất, âm thầm trong đêm tối trở về căn nhà vắng lặng vì không đủ tiền để trả tiền điện, Ngài đến rồi, đang đứng đó bên cổng nhà thờ, bên gốc cây tủi nhục, nơi xó chợ hôi tanh...
Bạn thân mến.
Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy nổi bật lên những ánh đèn điện chớp nháy vui mắt đẹp đẽ, những cây thông thật và giả với muôn vẻ màu sắc của dây kim tuyến lấp lánh, lòng chúng ta rộn lên niềm vui ngày Chúa giáng trần. Nhưng niềm vui ấy sẽ dâng đầy nếu đêm nay chúng ta tự nguyện trở thành một thiên thần, đem vật chất và tinh thần đến phân phát cho những Giê-su Hài Nhi mồ côi, những Ma-ri-a và Giu-se nghèo khổ bên cạnh chúng ta...
Xin Chúa Hài Nhi ban muôn phúc lành cho chúng ta trong đêm thánh này...Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Sứ điệp Giáng Sinh
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
16:15 23/12/2024
SỨ ĐIỆP GIÁNG SINH
Bà con lương dân, anh chị em khác niềm tin, tôn giáo hầu như đều nhìn nhận Đức Giêsu là nhân vật lịch sử. Kitô hữu thì tin nhận Ngài là Con Thiên Chúa đã giáng trần vào năm thứ nhất của Công Nguyên, nghĩa là cách đây khoảng 2024 năm. Theo các Tin Mừng tường thuật thì Chúa Giêsu giáng sinh vào một đêm đông giá lạnh tại cánh đồng quê Bê Lem, xứ Giuđêa. Tuy nhiên để có câu trả lời cho câu hỏi rằng vì sao Con Thiên Chúa lại giáng sinh, Ngài xuống thế làm người để làm gì thì xem ra có một vài thay đổi. Đã từng một thời gian khá dài Kitô hữu trả lời đó là Thiên Chúa giáng sinh làm người để cứu chuộc nhân loại. Và như thế nguyên nhân là vì loài người đã phạm tội. Câu trả lời này không sai nhưng có phần hạn chế vì rất dễ hiểu lầm rằng việc Thiên Chúa làm người là “kế hoạch thứ hai”, một thời gian sau khi sáng tạo vũ trụ đất trời và loài người. Ngày nay Kitô hữu chúng ta tin nhận việc Thiên Chúa làm người là chương trình có từ ngàn đời ngay từ buỗi sáng tạo vũ trụ đất trời. Vậy cần phải hiểu mục đích của việc Thiên Chúa giáng trần theo một chiều kích phổ quát và hoàn hảo hơn.
Thiết nghĩ rằng không gì hơn là hãy tập chú vào chính những lời Chúa Giêsu, Đấng làm người đã trực tiếp nói về việc Người giáng trần làm người. Trong thời gian rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu đã từng nói về mục đích đến thế gian của Người: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng để phục vụ người ta và hiến dâng mạng sống là giá cứu chuộc muôn người” (Mc 10,45) và “Con Người đến để tìm kiếm và cứu chữa nhưng gì đã hư mất” (Lc 19,10). Tuy nhiên trước khi chịu khổ hình thập giá, trước mặt Philatô thì Người đã minh nhiên khẳng định: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai hâm mộ sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37)
Có thể nói rằng lời khẳng định sau là đủ đầy và hoàn hảo hơn. Khi sai các tông đồ đi rao giảng thì Chúa Giêsu căn dặn các vị đừng đi đến với anh em lương dân mà tốt hơn là đến với các chiên lạc nhà Israel (Mt 10,5). Tuy nhiên khi từ cõi chết sống lại thì Người lại truyền cho các tông đồ và môn đệ: “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16,15).
Chân lý cứu độ mà Chúa Kitô tỏ bày là chính trọn cuộc đời của Người khởi đi từ mầu nhiệm nhập thế, nhập thế giáng sinh cho đến khi chịu tử nạn và phục sinh, lên trời ngự bên hữu Chúa Cha và trao ban Thánh Thần. Hạ sinh trong hang lừa, được bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ, Hài Nhi Giêsu dù chưa biết nói nhưng lại mạc khải cho nhân loại chúng ta một trong những chân lý nền tàng đem ơn cứu độ, nghĩa là dẫn đưa nhân loại đến hạnh phúc vĩnh tồn.
1.Dù không được tạo thành nhưng Hài Giêsu đã được sinh ra. Để tồn tại và phát triển Hài Nhi Giêsu lại còn rất cần đến ân tình của mẹ cha, cần đến ân tình của những người chăn chiên, cần đến hơi ấm của bò lừa và của cả nắm rơm khô. Không một ai trong loài người chúng ta tự làm nên chính mình. Chúng ta vừa được tạo thành vừa được sinh ra. Như thế có thể nói rằng chúng ta là những hiện hữu bởi và hiện hữu nhờ. Nghĩa là chúng ta có mặt ở đời này là do bởi quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa qua sự cộng tác của mẹ cha. Chúng ta sống, tồn tại và phát triển là nhờ công sức và ân tình của rất nhiều người gần xa.
2.Là tạo vật thì việc sống theo ý lời của Đấng Tạo Thành chính là điều căn bản để tạo vật thực sự là chính mình. Chúa Giêsu đã minh nhiên nói rằng việc thực thi thánh ý Cha trên trời mới đem lại hạnh phúc vĩnh tồn cho chúng ta và đó là cách thế chúng ta trở nên người nghĩa thiết của Người. Khi ý thức mình được sống, tồn tại và phát triển là nhờ tha nhân thì chúng ta phải biết sống với, sống cùng và sống cho tha nhân, nghĩa là có những ai đó nhờ chúng ta mà tồn tại, phát triển và được hạnh phúc. Chúa Kitô đã tóm gọn chân lý này vào giới luật vàng: “Hãy làm cho tha nhân những gì anh em muốn tha nhân làm cho mình” (Mt 7,12).
Đôi tay Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ mở ra vừa là dấu chỉ của sự đón nhận vừa là dấu chỉ của sự trao ban. Cái máng cỏ vừa là dấu chỉ bao bọc che chở Hài nhi Giêsu vừa là dấu chỉ cho thấy Hài Nhi chính là lương thực được trao ban cho nhân trần.
Mừng kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh chúng ta giăng kết đèn hoa lung linh là việc nên làm, chúng ta trang trí máng cỏ rực rỡ cũng là việc nên làm, chúng ta tổ chức các buỗi diễn nguyện cũng thật nên làm. Tuy nhiên điều đáng làm trên hết đó là đón nhận sứ điệp Giáng Sinh thật ý nghĩa và hữu ích. Chúa xuống thế làm người là để nhân loại chúng ta biết cách làm người theo thánh ý Đấng Tối Cao. Mong sao mỗi lần đến chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong hang đá, chúng ta thêm xác tin rằng mình có mặt ở đời này là do bởi quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa, mình tồn tại và phát triển được là nhờ ân tình của rất nhiều người. Chính vì thế chúng ta phải biết lấy thánh ý Cha trên trời làm lẽ sống và đồng thời phải biết sống với, sống cùng và sống cho những ai đó đang cần nhờ chúng ta để họ được tốn tại và hạnh phúc cả đời này lẫn đời sau.
Ban Mê Thuột
Bà con lương dân, anh chị em khác niềm tin, tôn giáo hầu như đều nhìn nhận Đức Giêsu là nhân vật lịch sử. Kitô hữu thì tin nhận Ngài là Con Thiên Chúa đã giáng trần vào năm thứ nhất của Công Nguyên, nghĩa là cách đây khoảng 2024 năm. Theo các Tin Mừng tường thuật thì Chúa Giêsu giáng sinh vào một đêm đông giá lạnh tại cánh đồng quê Bê Lem, xứ Giuđêa. Tuy nhiên để có câu trả lời cho câu hỏi rằng vì sao Con Thiên Chúa lại giáng sinh, Ngài xuống thế làm người để làm gì thì xem ra có một vài thay đổi. Đã từng một thời gian khá dài Kitô hữu trả lời đó là Thiên Chúa giáng sinh làm người để cứu chuộc nhân loại. Và như thế nguyên nhân là vì loài người đã phạm tội. Câu trả lời này không sai nhưng có phần hạn chế vì rất dễ hiểu lầm rằng việc Thiên Chúa làm người là “kế hoạch thứ hai”, một thời gian sau khi sáng tạo vũ trụ đất trời và loài người. Ngày nay Kitô hữu chúng ta tin nhận việc Thiên Chúa làm người là chương trình có từ ngàn đời ngay từ buỗi sáng tạo vũ trụ đất trời. Vậy cần phải hiểu mục đích của việc Thiên Chúa giáng trần theo một chiều kích phổ quát và hoàn hảo hơn.
Thiết nghĩ rằng không gì hơn là hãy tập chú vào chính những lời Chúa Giêsu, Đấng làm người đã trực tiếp nói về việc Người giáng trần làm người. Trong thời gian rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu đã từng nói về mục đích đến thế gian của Người: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng để phục vụ người ta và hiến dâng mạng sống là giá cứu chuộc muôn người” (Mc 10,45) và “Con Người đến để tìm kiếm và cứu chữa nhưng gì đã hư mất” (Lc 19,10). Tuy nhiên trước khi chịu khổ hình thập giá, trước mặt Philatô thì Người đã minh nhiên khẳng định: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai hâm mộ sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37)
Có thể nói rằng lời khẳng định sau là đủ đầy và hoàn hảo hơn. Khi sai các tông đồ đi rao giảng thì Chúa Giêsu căn dặn các vị đừng đi đến với anh em lương dân mà tốt hơn là đến với các chiên lạc nhà Israel (Mt 10,5). Tuy nhiên khi từ cõi chết sống lại thì Người lại truyền cho các tông đồ và môn đệ: “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16,15).
Chân lý cứu độ mà Chúa Kitô tỏ bày là chính trọn cuộc đời của Người khởi đi từ mầu nhiệm nhập thế, nhập thế giáng sinh cho đến khi chịu tử nạn và phục sinh, lên trời ngự bên hữu Chúa Cha và trao ban Thánh Thần. Hạ sinh trong hang lừa, được bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ, Hài Nhi Giêsu dù chưa biết nói nhưng lại mạc khải cho nhân loại chúng ta một trong những chân lý nền tàng đem ơn cứu độ, nghĩa là dẫn đưa nhân loại đến hạnh phúc vĩnh tồn.
1.Dù không được tạo thành nhưng Hài Giêsu đã được sinh ra. Để tồn tại và phát triển Hài Nhi Giêsu lại còn rất cần đến ân tình của mẹ cha, cần đến ân tình của những người chăn chiên, cần đến hơi ấm của bò lừa và của cả nắm rơm khô. Không một ai trong loài người chúng ta tự làm nên chính mình. Chúng ta vừa được tạo thành vừa được sinh ra. Như thế có thể nói rằng chúng ta là những hiện hữu bởi và hiện hữu nhờ. Nghĩa là chúng ta có mặt ở đời này là do bởi quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa qua sự cộng tác của mẹ cha. Chúng ta sống, tồn tại và phát triển là nhờ công sức và ân tình của rất nhiều người gần xa.
2.Là tạo vật thì việc sống theo ý lời của Đấng Tạo Thành chính là điều căn bản để tạo vật thực sự là chính mình. Chúa Giêsu đã minh nhiên nói rằng việc thực thi thánh ý Cha trên trời mới đem lại hạnh phúc vĩnh tồn cho chúng ta và đó là cách thế chúng ta trở nên người nghĩa thiết của Người. Khi ý thức mình được sống, tồn tại và phát triển là nhờ tha nhân thì chúng ta phải biết sống với, sống cùng và sống cho tha nhân, nghĩa là có những ai đó nhờ chúng ta mà tồn tại, phát triển và được hạnh phúc. Chúa Kitô đã tóm gọn chân lý này vào giới luật vàng: “Hãy làm cho tha nhân những gì anh em muốn tha nhân làm cho mình” (Mt 7,12).
Đôi tay Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ mở ra vừa là dấu chỉ của sự đón nhận vừa là dấu chỉ của sự trao ban. Cái máng cỏ vừa là dấu chỉ bao bọc che chở Hài nhi Giêsu vừa là dấu chỉ cho thấy Hài Nhi chính là lương thực được trao ban cho nhân trần.
Mừng kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh chúng ta giăng kết đèn hoa lung linh là việc nên làm, chúng ta trang trí máng cỏ rực rỡ cũng là việc nên làm, chúng ta tổ chức các buỗi diễn nguyện cũng thật nên làm. Tuy nhiên điều đáng làm trên hết đó là đón nhận sứ điệp Giáng Sinh thật ý nghĩa và hữu ích. Chúa xuống thế làm người là để nhân loại chúng ta biết cách làm người theo thánh ý Đấng Tối Cao. Mong sao mỗi lần đến chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong hang đá, chúng ta thêm xác tin rằng mình có mặt ở đời này là do bởi quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa, mình tồn tại và phát triển được là nhờ ân tình của rất nhiều người. Chính vì thế chúng ta phải biết lấy thánh ý Cha trên trời làm lẽ sống và đồng thời phải biết sống với, sống cùng và sống cho những ai đó đang cần nhờ chúng ta để họ được tốn tại và hạnh phúc cả đời này lẫn đời sau.
Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày 24 tháng 12 tôn vinh Tất cả các Thánh Tổ của Chúa Giêsu Kitô
Vũ Văn An
13:50 23/12/2024
Philip Kosloski của tạp chí mạng Aleteia, ngày 22/12/24, cho hay: Sách Tử đạo Rôma năm 2004 đề cập đến một lễ kỷ niệm đặc biệt vào ngày 24 tháng 12 có nguồn gốc từ một lễ kỷ niệm cũ hơn có từ thời Trung cổ.
Thực vậy, trong suốt mùa phụng vụ Mùa Vọng, Giáo hội tưởng nhớ mọi thứ và mọi người đã dọn đường cho Chúa.
Chủ đề tâm linh này đã là một phần trung tâm của Mùa Vọng trong nhiều thế kỷ, có từ thời Trung cổ.
Đặc biệt, các Ki-tô hữu thời trung cổ kỷ niệm "Ngày A- đam và E-và" vào ngày 24 tháng 12.
Để kỷ niệm ngày lễ độc đáo này, người ta đã khai triển một "Vở kịch Thiên đường", kể lại câu chuyện về A- đam và E-và trong Sáng thế ký. Một phần trung tâm của vở kịch là “Cây Thiên Đường” tượng trưng cho cây trong vườn Địa Đàng.
Trên cây, mọi người treo trái cây và một số người tin rằng cây này và sự gần gũi của nó với Giáng sinh là một dạng ban đầu của cây Giáng sinh.
Tất cả các Thánh Tổ của Chúa Giêsu Kitô
Giáo hội không hoàn toàn từ bỏ lễ tưởng niệm cổ xưa này. Khi Sổ Tử đạo Rôma được sửa đổi vào năm 2004, ngày 24 tháng 12 đã được ghi nhận như sau:
Kỷ niệm tất cả các Thánh Tổ của Chúa Giêsu Kitô, con trai của Đa-vít, con trai của Áp-ra-ham, hoặc những người cha đã làm đẹp lòng Chúa và được coi là công chính, ngay cả khi không nhận được những lời hứa, nhưng chỉ nhìn họ và chào đón họ từ xa, đã chết trong đức tin: từ họ, Chúa Kitô, là Đấng trên hết mọi tạo vật, Thiên Chúa được chúc tụng đến muôn đời, đã được sinh ra theo xác thịt.
Kỷ niệm này cũng bao gồm tất cả những người đã sống công chính trước khi nhập thể.
Giáo hội tiếp tục tưởng nhớ A- đam và E-và, và tất cả những người đến sau họ, mặc dù theo cách nhẹ nhàng hơn so với thời Trung cổ.
Bất kể Giáo hội tưởng nhớ tổ tiên của Chúa Giêsu như thế nào, Mùa Vọng là thời điểm hoàn hảo trong năm để nhớ lại lịch sử thế giới và cách toàn thể tạo vật đang chờ đợi một vị cứu tinh.
Thời Trung cổ định hình lễ hội Giáng sinh như thế nào
Theo Daniel Esparza, trên Aleteia ngày 18/12/24, bằng cách đan xen các phong tục ngoại giáo cổ xưa với đức tin Ki-tô giáo, thời Trung cổ đã mang đến cho chúng ta một mùa lễ vượt thời gian và đoàn kết mọi người trong việc cử hành
Nhiều truyền thống mà chúng ta trân trọng trong mùa Giáng sinh — hát thánh ca, trang trí bằng cây xanh và trao đổi quà tặng — có nguồn gốc lâu đời hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Những phong tục được yêu thích này có nguồn gốc sâu xa từ thời Trung cổ, thời điểm mà các hoạt động của Cơ đốKi-tô giáo đan xen với các hoạt động ngoại giáo cổ xưa để tạo nên mùa lễ hội mà chúng ta biết đến ngày nay. Từ việc áp dụng cây trường xuân cho đến giai điệu của những bài thánh ca đầu tiên, giai đoạn biến đổi này trong lịch sử đã định hình cách thức kỷ niệm Giáng sinh, kết hợp ý nghĩa thiêng liêng với truyền thống văn hóa.
Medievalists.net nêu bật năm ảnh hưởng chính của thời trung cổ tiếp tục định hình các lễ kỷ niệm ngày lễ của chúng ta.
• Ngày đông chí và ngày hội thần Xa-tuya ( Solstice và Saturnalia)
Rất lâu trước khi Giáng sinh được tổ chức, các lễ hội giữa mùa đông đã đánh dấu những ngày đen tối nhất của mùa. Người La Mã cổ đại tôn vinh Saturnalia bằng lễ hội Saturnalia sôi động. Các bữa tiệc xa hoa, tặng quà và các phong tục vui tươi là trọng tâm của các lễ kỷ niệm.
Trong khi đó, ở các vùng Celt, các truyền thống đông chí tôn vinh lời hứa về sự trở lại của ánh sáng. Những phong tục này đã đặt nền tảng cho các lễ hội Giáng sinh sau này, khi các Ki-tô hữu đầu tiên điều chỉnh các tập tục hiện có để tuyên bố Chúa Kitô là ánh sáng của thế giới.
Lựa chọn ngày 25 tháng 12
Các sách Tin mừng không ghi lại ngày sinh của Chúa Giêsu, nhưng đến đầu thế kỷ thứ 4, ngày 25 tháng 12 đã được chọn làm ngày lễ cho Lễ Giáng sinh của Chúa Kitô. Ngày này phù hợp với cả ngày đông chí của La Mã và lý luận thần học: nó rơi vào chín tháng sau ngày 25 tháng 3, Lễ Truyền tin, được cho là đánh dấu sự thụ thai của Chúa Kitô.
Lễ hội thời Trung cổ: Đức tin gặp gỡ truyền thống dân gian
Đến thời Trung cổ, Giáng sinh đã được xác lập vững chắc trong lịch Ki-tô giáo, bao quanh bởi một mùa lễ kỷ niệm bao gồm một số ngày lễ khác nhau. Tuy nhiên, ảnh hưởng của ngoại giáo vẫn tồn tại.
Các phong tục tiền Ki-tô giáo, bao gồm ca hát và nhảy múa theo phong cách ngoại giáo, dần dần được Ki-tô giáo hóa, phát triển thành các yếu tố được trân trọng của mùa Giáng sinh.
Các vở kịch và bài hát mừng Giáng sinh
Các yếu tố thị quan và kịch tính của các buổi lễ Giáng sinh thời trung cổ cuối cùng đã làm nảy sinh các vở kịch Giáng sinh trên toàn thị trấn. Các tác phẩm này đã làm sống lại Chúa giáng sinh, kết hợp giữa kể chuyện thánh thiêng với giải trí. Medievalists.net nêu bật ví dụ đáng chú ý về vở kịch Shepherds' Plays từ Wakefield vào thế kỷ 15, đã mở rộng 11 câu thơ từ Tin mừng của Luca thành các buổi biểu diễn sân khấu.
Thời kỳ trung cổ cũng chứng kiến sự trỗi dậy của các bài hát mừng Giáng sinh. Ban đầu, các bài hát mừng là các bài hát mừng lễ hội kèm theo điệu nhảy, thường được biểu diễn theo vòng tròn.
Truyền thống cây trường xuân
Cây trường xuân (evergreen), biểu tượng của sự sống vĩnh cửu, có ý nghĩa quan trọng trong cả nền văn hóa ngoại giáo và Ki-tô giáo. Vào thời Trung cổ, các nhà thờ trang trí cây ngoài trời với những trái táo vào đêm Giáng sinh, kỷ niệm "Ngày A-đam và E-và". Theo thời gian, những cây trường xuân này trở thành trung tâm của lễ hội Giáng sinh. Ở Đức thời trung cổ, cây linh sam được diễu hành qua các thị trấn và được trang trí bằng đồ trang trí trước khi bị đốt cháy theo nghi lễ. Tương tự như vậy, nhà cửa và nhà thờ được trang trí bằng cây nhựa ruồi và cây trường xuân, làm bừng sáng những ngày đen tối nhất của mùa đông bằng biểu tượng của sự sống và hy vọng.
Di sản sống
Những truyền thống mà chúng ta tận hưởng ngày nay phản ảnh lịch sử phong phú về giao lưu và thích nghi văn hóa. Bằng cách đan xen các phong tục ngoại giáo cổ xưa với đức tin Ki-tô giáo, thời Trung cổ đã mang đến cho chúng ta một mùa vượt thời gian và đoàn kết mọi người trong việc cử hành. Cho dù chúng ta tụ tập quanh một cây, hát thánh ca hay chia sẻ quà tặng, chúng ta đều là một phần của câu chuyện hàng thế kỷ vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho niềm vui và cộng đồng.
Nguồn gốc quyến rũ của truyền thống cây thông Noel
Cũng theo Daniel Esparza, trên Aleteia ngày 14/12/23, những đề cập rải rác về cây thông Noel ở thời Trung cổ cho thấy cây thông này dần dần được đưa vào các lễ kỷ niệm theo mùa trên khắp Bắc Âu vào thế kỷ 15.
Truyền thống được trân trọng là trang trí cây thông Noel bằng đồ trang trí lễ hội và đặt quà dưới cành cây chắc chắn là một dấu ấn của mùa lễ, hầu như trên khắp hành tinh. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi về nguồn gốc của hoạt động mang tính biểu tượng này chưa? Trong cuốn sách Inventing the Christmas Tree của mình, Bernd Brunner đã đi sâu vào hồ sơ lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc của truyền thống cây thông Noel.
Đánh giá về cuốn sách do Medievalists.net xuất bản giải thích cách những đề cập rải rác về cây thông Noel ở thời Trung cổ cho thấy cây thông này dần dần được đưa vào các lễ kỷ niệm theo mùa trên khắp Bắc Âu vào thế kỷ 15.
Những trường hợp đầu tiên được ghi chép về cây thông Noel vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong lịch sử, với Brunner đã xem xét bằng chứng từ Đức, Anh và vùng Baltic.
Ai là người đầu tiên làm điều đó?
Nghiên cứu của Brunner chỉ ra Freiburg ở Tây Nam nước Đức là một ứng cử viên tiềm năng, với các hồ sơ từ năm 1419 mô tả một cây thông được trang trí bằng táo, bánh quế, bánh gừng và kim tuyến tại bệnh viện địa phương, do Brotherhood of Baker's Apprentices cung cấp.
Tuy nhiên, một tuyên bố cạnh tranh từ Tallinn, Estonia, tuyên bố rằng cây thông Noel đầu tiên đã trang trí tòa thị chính vào năm 1441 trong một điệu nhảy lễ hội, mặc dù việc sử dụng từ "bom" trong tiếng Đức Trung Hạ gây ra sự mơ hồ vì nó có thể ám chỉ một cột hoặc cột buồm được trang trí. Điều thú vị là vẫn còn rất nhiều khúc gỗ Giáng sinh khác nhau được sử dụng để chào mừng mùa lễ. Ví dụ, hãy nghĩ đến tió de Nadal của Catalan-Occitan hoặc Bûche de Noël của Pháp.
Mặc dù nhiều tài liệu lịch sử về cây thông Noel đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 16, nhưng rõ ràng là những truyền thống này có nguồn gốc sâu xa hơn.
Medievalists.net giải thích cách Brunner ghi lại những trường hợp chính quyền địa phương ban hành luật để bảo vệ cây khỏi bị chặt bừa bãi để tổ chức lễ kỷ niệm theo mùa. Ở Thượng Alsace, một luật năm 1561 cho phép người dân chỉ được lấy "một cây thông dài bằng tám chiếc giày" từ khu rừng.
Đến thế kỷ 16, toàn bộ cây hoặc cành cây đã tìm đường vào nhiều ngôi nhà, đánh dấu sự phổ biến lâu dài của truyền thống cây thông Noel. Ngày nay, khi chúng ta tiếp tục trang trí và thắp sáng cây thông Noel, chúng ta tôn vinh một truyền thống đã gắn kết chúng ta với tinh thần ngày lễ trong nhiều thế kỷ.
Khi nào Chúa Kitô sẽ trở lại?
Vũ Văn An
14:22 23/12/2024
Randall Smith, trên The Catholic Thing thứ Hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024, kể lại: Trong bộ phim Fiddler on the Roof, khi người Do Thái ở thị trấn hư cấu Anatevka bị chính phủ Nga đuổi khỏi nhà một cách bi thảm, một trong số họ đã hỏi vị giáo sĩ Do Thái được yêu mến của thị trấn: "Thưa giáo sĩ, chúng tôi đã chờ đợi Đấng Mê-xi-a cả đời. Đây không phải là thời điểm tốt để Ngài đến sao?" Vị giáo sĩ Do Thái trả lời: "Chúng tôi sẽ phải chờ Ngài ở một nơi khác. Trong khi đó, chúng ta hãy bắt đầu đóng gói đồ đạc".
Các Ki-tô hữu có thể thấy buồn khi có những người không công nhận sự xuất hiện đầu tiên của Đấng Mê-xi-a, nhưng chúng ta cũng có thể vô cùng kính trọng bất cứ ai có thể thành thật nói rằng, giữa tất cả những thử thách và đau khổ, cuộc sống của họ đã dành trọn cho việc theo dõi và chờ đợi Đấng Mê-xi-a.
Tôi hy vọng mình sẽ không có vẻ quá giống Grinch nếu tôi nhắc nhở mọi người rằng Mùa Vọng không chỉ là về lần Chúa Kitô đến lần đầu tiên. Bất cứ ai lắng nghe các bài đọc trong Thánh lễ đều biết rằng Giáo hội trong mùa này chủ yếu hướng sự chú ý của chúng ta đến sự xuất hiện của Người vào thời điểm tận thế khi “Con Người” sẽ đến trong đám mây với quyền năng và vinh quang lớn lao (Mc 13:26).
Chỉ thị hai chiều mà chúng ta được đưa ra nhiều lần về điều này là chúng ta phải “tỉnh thức” vì “không ai biết ngày hay giờ”, và “ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong đêm”. (Kh 16:15; Mt 24:43; 1 Tx 5:2-4; Mc 13:24-37)
Khi chủ đề về Sự tái lâm xuất hiện trong lớp, tôi nhắc nhở học sinh của mình rằng, vì “không ai biết ngày hay giờ”, và nó sẽ đến “như kẻ trộm trong đêm”, thành thật mà nói – và tôi nói nghiêm túc – Người có thể đến trước khi kết thúc lớp học.
Tương tự như vậy, tôi nói với họ, vì như thư 2 Pr 3:8 đã nói với chúng ta, một ngàn năm đối với chúng ta giống như một ngày đối với Chúa, nếu điều đó xảy ra trong một tuần theo thời gian của Chúa, thì đó sẽ là bảy ngàn năm. Vì vậy, tốt hơn hết là họ nên tiếp tục và học cho kỳ thi cuối kỳ.
Nhưng hãy cảnh giác.
Đôi khi tôi hỏi học sinh của mình rằng họ muốn Chúa Kitô thấy họ đang làm gì khi Người trở lại? Đang âm mưu điều ác? Lướt web vô nghĩa? Xem một chương trình truyền hình nhàm chán? Truyền bá thêm tin đồn trên iPhone của họ? Chúng ta sẽ nói gì nếu Chúa Kitô hỏi, "Vậy, con của ta, con đang làm gì với cuộc sống và tất cả những hồng phúc mà ta đã ban cho con?" "Những người ở Hoa Kỳ, ta đã để lại cho các ngươi 10,000 nén bạc. Các ngươi đã làm gì với chúng?" Chúng ta có thực sự muốn phải nói rằng: "Ờ, ừm, chúng ở đâu đó ở đây - tôi nghĩ vậy."
Cá nhân tôi thích ngủ trưa một giấc ngắn. Đôi khi tôi lo rằng Chúa sẽ đến vào lúc đó. Ý tôi là, có vẻ như đó là một trong những thời điểm phổ biến nhất để mọi người làm phiền tôi, vì vậy điều đó hoàn toàn có thể. Và nếu Người đến, tôi sẽ trả lời thế nào nếu Người hỏi: "Con đang làm gì vậy? Ta đã không nói đi nói lại rằng, Hãy tỉnh thức!"
Tôi muốn Chúa thấy tôi đang tận tụy rửa bát cho vợ hoặc chấm bài cho sinh viên và sau đó tôi có thể nghe: "Tôi tớ tốt lành và trung tín." Nhưng điều đó không có khả năng xảy ra bằng việc Người thấy tôi đang ngủ trưa hoặc trì hoãn để tránh rửa bát hoặc chấm bài cho sinh viên. Và lúc đó tôi sẽ nói gì? "Nhưng Chúa ơi, Ngài biết mọi thứ; Ngài biết con ghét làm những điều đó." Bởi vì khi đó tôi có thể được nhắc nhở: "Ta đã không nói rằng, 'Hãy vác thập giá mình hằng ngày và theo Ta’ sao?"
Ồ, đúng rồi.
Các học giả đôi khi sẽ nói rằng, trong Giáo hội sơ khai, đã có sự nhầm lẫn về việc liệu sự tái lâm của Chúa Kitô - Parousia - sẽ diễn ra ngay sau khi Người chết hay sẽ mất một thời gian. Vì vậy, ví dụ, một bài viết năm 2018 của Mark Keown bắt đầu như sau:
Người ta thường cho rằng trong nền học giả Tân Ước, có sự kỳ vọng về một sự tái lâm sắp xảy ra trong thế hệ đầu tiên của giáo hội. Ví dụ, I. H. Marshall, viết vào năm 1970, tuyên bố rằng, "về điểm này có sự đồng thuận hoàn toàn giữa các học giả." Người ta thường cho rằng hy vọng này đã bị dập tắt và các tác phẩm sau này... phản ảnh việc giáo hội giải quyết điều gọi là "sự trì hoãn của Parousia." Sự kỳ vọng về một sự tái lâm sắp xảy ra đặc biệt dành cho Tin mừng Mác-cô (đặc biệt là Mc 9:1; 13:30) và các Thư tín của Thánh Phao-lô không thể tranh cãi (ví dụ: Rô-ma 13:12; 1 Cô-rinh-tô 7:26; Phi-líp 4:5).
Keown phản biện quan điểm này, khẳng định rằng, mặc dù có khả năng ít nhất một số Ki-tô hữu cho rằng Parousia sắp xảy ra (ví dụ: 2 Tx 2:1–2; 2 Pr 3:4), “không có khả năng các tác giả của Mác-cô và bộ thư Phao-lô giữ quan điểm về một Parousia sắp xảy ra”. Giáo sư Keown lưu ý rằng ông không phải là người duy nhất phản biện về một Parousia sắp xảy ra trong Mác-cô và Phao-lô và trích dẫn một loạt các nguồn học giả để ủng hộ chủ trương đó. Vì vậy, tôi đoán là không có “sự đồng thuận hoàn toàn”.
Nhưng tôi ít quan tâm đến cuộc thảo luận đó ngay tại thời điểm này hơn là giá trị của việc chúng ta không rõ ràng về câu hỏi. Chúa Kitô đã nói rõ, “không ai biết ngày hay giờ”. Nó sẽ đến “như kẻ trộm trong đêm”. Vì vậy, chúng ta cần phải cảnh giác. Chúng ta muốn Chúa Kitô thấy chúng ta đang làm gì với cuộc sống của mình nếu Người trở lại ngay bây giờ - trước khi ngày hôm nay kết thúc không? Sự tái lâm có thể sắp xảy ra hơn nhiều so với bạn nghĩ.
Mặt khác, vẫn có thể mất một thời gian. Vì vậy, chúng ta nên tập trung vào công việc của mình. Hay nói chính xác hơn, chúng ta nên tập trung vào công việc của Người. Tôi cho rằng đó chính là mục đích của mùa Vọng.
Việc nhận ra rằng niềm vui trọn vẹn nhất vẫn chưa đến không làm giảm đi niềm vui của Giáng sinh. Không phải thế giới này hoàn toàn tốt đẹp. Vẫn còn nhiều việc phải làm. Đấng Mê-xi-a đã đến - Ngôi Lời đã trở thành xác thịt - sẽ trở lại. Người nên thấy chúng ta đang làm thẳng con đường
Đức Hồng Y Bo hết nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Giám mục Á châu và ĐHY chia sẻ: Chúng ta đã tạo nên những di sản
Thanh Quảng sdb
17:18 23/12/2024
Đức Hồng Y Bo hết nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Giám mục Á châu và ĐHY chia sẻ: 'Chúng ta đã tạo nên những di sản'
Đức Hồng Y Charles Maung Bo đã gừi lời chia tay khi kết thúc nhiệm kỳ ba năm lần thứ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của ngài với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC), trong đó ngài bày tỏ lòng biết ơn đối với những thành công khác nhau đã 'tạo nên di sản' và nồng nhiệt chào đón người kế nhiệm là Đức Hồng Y Felipe Neri Ferrão của Ấn Độ.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon, Myanmar đã ban hành thông điệp chia tay khi kết thúc nhiệm kỳ ba năm lần thứ hai với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Á, Ngài chia sẻ với "tràn đầy lòng biết ơn sâu sắc và sự khiêm nhường, Hành trình chung của chúng ta là hành trình trưởng thành sâu sắc, học hỏi và cam kết chung đối với các giá trị Kitô giáo liên kết chúng ta".
Khi cảm ơn tất cả những người đóng góp các vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) theo nghĩa này, ngài lưu ý rằng "chúng ta đã được thúc đẩy bởi Chúa Giêsu và tầm nhìn Kitô học đối với Châu Á".
Những bước tiến đáng kể
"Thông qua những nỗ lực chung của chúng ta", Đức Hồng Y Bo nhận xét, "chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong việc hoàn thành sứ mệnh của mình".
"Trong số những thành tựu lớn nhất của chúng ta là hành trình công nghị đang diễn ra, nơi chúng ta đã nắm bắt được tinh thần hợp tác, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau", ngài nói, đồng thời nói thêm rằng điều này "không chỉ củng cố mối quan hệ trong Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) mà còn cho phép chúng ta nhận ra rõ hơn tầm nhìn và mục đích chung của chúng ta".
Hơn nữa, ngài khen ngợi sự tham gia liên tục của Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) "trong các cuộc trao đổi đầy ý nghĩa đã dẫn đến các hành động cụ thể trong nhiều lĩnh vực, đảm bảo rằng đức tin của chúng ta sống động và thích nghi trong thế giới đương đại".
Đức Hồng Y Bo nhớ lại rằng, trong suốt sáu năm qua, nhiều điều đã đạt được và nhiều tiến bộ đã hoàn thành.
Chào mừng nồng nhiệt vị tân Chủ tịch
Trong thông điệp của mình, vị Chủ tịch sắp mãn nhiệm đã nồng nhiệt chào đón người kế nhiệm của mình, Đức Hồng Y Phillip Neri, Tổng giám mục Goa và Damão, Ấn Độ và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn (CCBI).
"Tôi rất vui mừng", Đức Hồng Y Bo nói, "được chào đón Đức Hồng Y Phillip Neri làm vị lãnh đạo mới của chúng ta. Với tài năng trí tuệ, sự nhạy bén trong xã hội và phẩm chất lãnh đạo tiên tri của ngài thực sự sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta".
"Khả năng đưa ra quyết định sáng suốt và có dự tính của ngài, cùng với đức tin sâu sắc và tầm nhìn lấy Chúa Kitô làm trung tâm", ngài tiếp tục, "mang đến lời hứa to lớn cho tương lai của chúng ta".
"Khả năng chấp nhận rủi ro táo bạo nhưng chu đáo của ngài", Đức Hồng Y Bo tuyên bố, "chắc chắn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về tiến bộ và tác động, thúc đẩy công việc chúng ta đã bắt đầu và mở rộng phạm vi tiếp cận của chúng ta nhưng vượt xa trí tưởng tượng hiện tại của chúng ta".
Lời chúc Giáng sinh và Năm mới
"Sự cống hiến không ngừng nghỉ, những đóng góp sáng tạo, lời cầu nguyện và sự ủng hộ của các bạn", ngài nhấn mạnh, "đã đóng vai trò quan trọng cho những thành công của hành trình này".
Khi nhiệm kỳ kết thúc, Đức Hồng Y đã gửi lời chúc nồng nhiệt nhất của mình cầu chúc tất cả một mùa Giáng sinh vui vẻ và một Năm mới thịnh vượng.
"Cùng nhau", ngài khen ngợi, "chúng ta đã tạo nên một di sản sẽ trường tồn, và tôi tin rằng chúng ta sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn khi chúng ta tiến về phía trước trong Chúa Thánh Thần".
Đức Hồng Y Bo kết luận bằng lời cầu nguyện xin cho hòa bình, niềm vui và suy tư này sẽ mang lại sức mạnh và hy vọng mới cho anh chị em và các tín hữu trên khắp vùng Châu Á.
Đức Hồng Y Charles Maung Bo đã gừi lời chia tay khi kết thúc nhiệm kỳ ba năm lần thứ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của ngài với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC), trong đó ngài bày tỏ lòng biết ơn đối với những thành công khác nhau đã 'tạo nên di sản' và nồng nhiệt chào đón người kế nhiệm là Đức Hồng Y Felipe Neri Ferrão của Ấn Độ.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon, Myanmar đã ban hành thông điệp chia tay khi kết thúc nhiệm kỳ ba năm lần thứ hai với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Á, Ngài chia sẻ với "tràn đầy lòng biết ơn sâu sắc và sự khiêm nhường, Hành trình chung của chúng ta là hành trình trưởng thành sâu sắc, học hỏi và cam kết chung đối với các giá trị Kitô giáo liên kết chúng ta".
Khi cảm ơn tất cả những người đóng góp các vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) theo nghĩa này, ngài lưu ý rằng "chúng ta đã được thúc đẩy bởi Chúa Giêsu và tầm nhìn Kitô học đối với Châu Á".
Những bước tiến đáng kể
"Thông qua những nỗ lực chung của chúng ta", Đức Hồng Y Bo nhận xét, "chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong việc hoàn thành sứ mệnh của mình".
"Trong số những thành tựu lớn nhất của chúng ta là hành trình công nghị đang diễn ra, nơi chúng ta đã nắm bắt được tinh thần hợp tác, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau", ngài nói, đồng thời nói thêm rằng điều này "không chỉ củng cố mối quan hệ trong Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) mà còn cho phép chúng ta nhận ra rõ hơn tầm nhìn và mục đích chung của chúng ta".
Hơn nữa, ngài khen ngợi sự tham gia liên tục của Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) "trong các cuộc trao đổi đầy ý nghĩa đã dẫn đến các hành động cụ thể trong nhiều lĩnh vực, đảm bảo rằng đức tin của chúng ta sống động và thích nghi trong thế giới đương đại".
Đức Hồng Y Bo nhớ lại rằng, trong suốt sáu năm qua, nhiều điều đã đạt được và nhiều tiến bộ đã hoàn thành.
Chào mừng nồng nhiệt vị tân Chủ tịch
Trong thông điệp của mình, vị Chủ tịch sắp mãn nhiệm đã nồng nhiệt chào đón người kế nhiệm của mình, Đức Hồng Y Phillip Neri, Tổng giám mục Goa và Damão, Ấn Độ và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn (CCBI).
"Tôi rất vui mừng", Đức Hồng Y Bo nói, "được chào đón Đức Hồng Y Phillip Neri làm vị lãnh đạo mới của chúng ta. Với tài năng trí tuệ, sự nhạy bén trong xã hội và phẩm chất lãnh đạo tiên tri của ngài thực sự sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta".
"Khả năng đưa ra quyết định sáng suốt và có dự tính của ngài, cùng với đức tin sâu sắc và tầm nhìn lấy Chúa Kitô làm trung tâm", ngài tiếp tục, "mang đến lời hứa to lớn cho tương lai của chúng ta".
"Khả năng chấp nhận rủi ro táo bạo nhưng chu đáo của ngài", Đức Hồng Y Bo tuyên bố, "chắc chắn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về tiến bộ và tác động, thúc đẩy công việc chúng ta đã bắt đầu và mở rộng phạm vi tiếp cận của chúng ta nhưng vượt xa trí tưởng tượng hiện tại của chúng ta".
Lời chúc Giáng sinh và Năm mới
"Sự cống hiến không ngừng nghỉ, những đóng góp sáng tạo, lời cầu nguyện và sự ủng hộ của các bạn", ngài nhấn mạnh, "đã đóng vai trò quan trọng cho những thành công của hành trình này".
Khi nhiệm kỳ kết thúc, Đức Hồng Y đã gửi lời chúc nồng nhiệt nhất của mình cầu chúc tất cả một mùa Giáng sinh vui vẻ và một Năm mới thịnh vượng.
"Cùng nhau", ngài khen ngợi, "chúng ta đã tạo nên một di sản sẽ trường tồn, và tôi tin rằng chúng ta sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn khi chúng ta tiến về phía trước trong Chúa Thánh Thần".
Đức Hồng Y Bo kết luận bằng lời cầu nguyện xin cho hòa bình, niềm vui và suy tư này sẽ mang lại sức mạnh và hy vọng mới cho anh chị em và các tín hữu trên khắp vùng Châu Á.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm Bông Hồng Xanh thăm và tặng quà Noel Gx Trà Ôn Gp Vĩnh Long
Maria Vũ Loan
03:45 23/12/2024
Nhóm ctxh Bông Hồng Xanh chia quà Noel tại giáo xứ Trà Ôn, giáo phận Vĩnh Long
Xem hình
Ngày Chúa nhật 22/12/2024, Nhóm Bông Hồng Xanh đã đến giáo xứ Trà Ôn, giáo phận Vĩnh Long để chia quà cho trẻ em và những người lao động nghèo, trong khuôn viên giáo xứ.
Từ 5 giờ00 sáng, chúng tôi đã khởi hành và đi qua "ba chặng cao tốc” để đến khu 5 Đốc Phủ Yên, thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, để vào nhà thờ của họ đạo như đã hẹn.
Vì là thị trấn nên xung quanh nhà thờ là "phố chợ” có phần đông đúc, người ta ở san sát nhau. Khi vào trong sân rộng, có nhiều trẻ em và một số người lớn như đang đợi chúng tôi. Quang cảnh họ đạo rộng rãi, đẹp vì cách trang trí Noel rất bắt mắt. Chúng tôi bắt tay vào việc chia quà cho trẻ em ngay vì sau đó chúng tôi được gặp gỡ người lao động nghèo trong nơi “Chén Cơm Tình Thương” của họ đạo.
Trẻ em và thanh thiếu niên ở đây hiền lành ngoan ngoãn. Việc chia quà có sự hân hoan trao nhận nhịp nhàng, làm niềm vui trong chúng tôi được nhân đôi. Khi chụp hình chung, các em còn hát nữa làm cho bầu khí ở đây "rất Noel”. Cha sở Giuse Nguyễn Hữu Nha cũng có mặt chứng kiến niềm vui dành cho thiếu nhi học giáo lý và cả trẻ em ở bên ngoài vào. Các em lớp giáo lý lớn còn được phát thêm mấy tờ tiền để đi uống trà sữa nữa. Chúng tôi không thể trò chuyện gì với các em vì phải có mặt khi người lớn tụ tập dùng cơm trưa phía sau đầu nhà thờ, ở khu ấy có tấm bảng “Chén Cơm Tình thương”.
Khi chúng tôi vào, người lớn đã ngồi đầy các bàn tròn, còn những người khuyết tật ngồi trên xe lăn của mình mà dùng cơm phần riêng. Cha xứ phát biểu xong thì bữa ăn mới dọn ra. Vì lu bu công việc, thú thật, chúng chẳng nhớ được cha xứ đã nói gì, nhưng chắc chắn đó là lời vui mừng cho buổi gặp gỡ hôm nay và lời cảm ơn cho đoàn công tác chúng tôi. Sau bữa ăn, chúng tôi mang những đĩa bánh kẹo ra mời bà con. Nhiều người thích ăn bánh quế, kẹo mềm. Đi từng bàn cùng Ông già Noel, chúng tôi thấy một niềm hạnh phúc khó tả trong lòng. Còn những người dùng bữa cũng thấy vui lạ trong lòng chăng? Vì vào ngày thứ sáu hàng tuần, giáo xứ có mời những người lao động nghèo đến dùng bữa cơm trưa, số người dùng "Chén Cơm Tình Thương” tại đây giao động từ 70 đến 80 người. Hôm nay, bữa ăn của ngày thứ sáu dời sang trưa Chúa nhật và nghe nói có phát quà Noel nên “có thêm” hơn hai mươi người nữa đến dự bữa trưa nên chúng tôi tất bật đi đổi tiền để chia thêm.
Sau đó, đang ngồi dùng cơm với Cha sở, cha phó, ông chánh trương và ông trùm khu, một vài người bán vé số ở bên ngoài “đi tự nhiên” vào gặp chúng tôi. Nhìn và nói chuyện với họ, không trao tặng tiền là “có lỗi” rõ ràng, chúng tôi thầm nghĩ vậy nên “vét hết” trong túi mình. Chúng tôi cũng không quên tặng “tổ nấu ăn hàng tuần” một số tiền chung để các bà các chị vui Noel. Có hai “ông bà cố tương lai” có con đang tu tập ở dòng Mến Thánh Giá cũng được tặng quà riêng. Ít hay nhiều, từ cha phó đến “thần dân” ai cũng có quà nên lòng chúng tôi tràn ngập niềm vui. Chắc là hai thiên thần của “nhà thánh Martino trên thiên đàng” còn vui hơn chúng tôi nữa!
Được biết, giáo xứ sinh hoạt rất nhịp nhàng. Vào ngày 03/12/2024 vừa qua, giáo xứ đã khánh thành giáo điểm Lục Sĩ Thành với 40 giáo dân. Họ đạo nhỏ Rạch Chiếc cũng là nhánh của họ đạo Trà Ôn vẫn sinh hoạt đều đặn với mấy chục giáo dân. Ở vùng này, giáo dân mưu sinh khá vất vả vì nhiều người không có đất, kể cả dân địa phương; còn trồng tỉa thì “lúc được lúc không”. Đặc biệt, giáo xứ có Hội Thiện Tử, khi gia đình nào có đám tang, Hội lo đầy đủ việc mai táng và một gia đình chỉ cần đóng 400 ngàn đồng (16 Usd) mỗi năm là được lo cho từng người trong gia đình. Mỗi tháng, họ đạo có thể đi hành hương bốn địa điểm là Nhà Thờ Chánh Tòa Vĩnh Long, Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre, Trung tâm hành hương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Đình Khao và Trung tâm hành hương Đức Mẹ Fatima Vĩnh Long.
Chuyến công tác thành công tốt đẹp. Ban đầu, chúng tôi dự định cho cụ già Noel đi “lưu diễn” từ Vĩnh Long sang Trà Vinh, từ Trà Vinh xuống Cà Mau rồi “bay” về Sài gòn nhưng vì ít “thiên thần” đến thăm quá nên đoàn chúng tôi về nhà khi nắng vừa tắt. Hẹn miền tây một dịp khác nữa chăng!?
Vài hàng tiểu sử giáo xứ Trà Ôn.
Giáo xứ Trà Ôn là một họ đạo có từ lâu đời của Địa phận Nam Kỳ mà người được rửa tội đầu tiên là vào năm 1896. Nhà thờ đầu tiên được cất lên bằng vật liệu nhẹ như vách là ván gỗ, mái bằng ngói tại Xóm “Cơm Quán” (bây giờ gọi là Xóm Lưới) nằm dọc sông Hậu Giang thuộc thị Trấn Trà Ôn.
Vào năm 1896 đó, có ông Tổng Bền, là người đạo dòng, đến đây lập cư nên Cha Soullard (Sáng) đã có ý lập họ đạo và cha Laurenso Tống Thành Mỹ đã khổ công lập thành họ đạo mới (Dựa theo tư liệu Nam Kỳ Địa Phận, số ra ngày 10 tháng 7 năm 1929). Và cha sở tiên khởi cũng chính là cha Laurenso Tống Thành Mỹ với số bổn đạo đầu tiên là 40 người của 12 gia đình. Sau đó là một hành trình dài mà số giáo dân hiện nay là 1.300 người với những sinh hoạt sống động của một họ đạo.
Xem hình
Ngày Chúa nhật 22/12/2024, Nhóm Bông Hồng Xanh đã đến giáo xứ Trà Ôn, giáo phận Vĩnh Long để chia quà cho trẻ em và những người lao động nghèo, trong khuôn viên giáo xứ.
Từ 5 giờ00 sáng, chúng tôi đã khởi hành và đi qua "ba chặng cao tốc” để đến khu 5 Đốc Phủ Yên, thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, để vào nhà thờ của họ đạo như đã hẹn.
Vì là thị trấn nên xung quanh nhà thờ là "phố chợ” có phần đông đúc, người ta ở san sát nhau. Khi vào trong sân rộng, có nhiều trẻ em và một số người lớn như đang đợi chúng tôi. Quang cảnh họ đạo rộng rãi, đẹp vì cách trang trí Noel rất bắt mắt. Chúng tôi bắt tay vào việc chia quà cho trẻ em ngay vì sau đó chúng tôi được gặp gỡ người lao động nghèo trong nơi “Chén Cơm Tình Thương” của họ đạo.
Trẻ em và thanh thiếu niên ở đây hiền lành ngoan ngoãn. Việc chia quà có sự hân hoan trao nhận nhịp nhàng, làm niềm vui trong chúng tôi được nhân đôi. Khi chụp hình chung, các em còn hát nữa làm cho bầu khí ở đây "rất Noel”. Cha sở Giuse Nguyễn Hữu Nha cũng có mặt chứng kiến niềm vui dành cho thiếu nhi học giáo lý và cả trẻ em ở bên ngoài vào. Các em lớp giáo lý lớn còn được phát thêm mấy tờ tiền để đi uống trà sữa nữa. Chúng tôi không thể trò chuyện gì với các em vì phải có mặt khi người lớn tụ tập dùng cơm trưa phía sau đầu nhà thờ, ở khu ấy có tấm bảng “Chén Cơm Tình thương”.
Khi chúng tôi vào, người lớn đã ngồi đầy các bàn tròn, còn những người khuyết tật ngồi trên xe lăn của mình mà dùng cơm phần riêng. Cha xứ phát biểu xong thì bữa ăn mới dọn ra. Vì lu bu công việc, thú thật, chúng chẳng nhớ được cha xứ đã nói gì, nhưng chắc chắn đó là lời vui mừng cho buổi gặp gỡ hôm nay và lời cảm ơn cho đoàn công tác chúng tôi. Sau bữa ăn, chúng tôi mang những đĩa bánh kẹo ra mời bà con. Nhiều người thích ăn bánh quế, kẹo mềm. Đi từng bàn cùng Ông già Noel, chúng tôi thấy một niềm hạnh phúc khó tả trong lòng. Còn những người dùng bữa cũng thấy vui lạ trong lòng chăng? Vì vào ngày thứ sáu hàng tuần, giáo xứ có mời những người lao động nghèo đến dùng bữa cơm trưa, số người dùng "Chén Cơm Tình Thương” tại đây giao động từ 70 đến 80 người. Hôm nay, bữa ăn của ngày thứ sáu dời sang trưa Chúa nhật và nghe nói có phát quà Noel nên “có thêm” hơn hai mươi người nữa đến dự bữa trưa nên chúng tôi tất bật đi đổi tiền để chia thêm.
Sau đó, đang ngồi dùng cơm với Cha sở, cha phó, ông chánh trương và ông trùm khu, một vài người bán vé số ở bên ngoài “đi tự nhiên” vào gặp chúng tôi. Nhìn và nói chuyện với họ, không trao tặng tiền là “có lỗi” rõ ràng, chúng tôi thầm nghĩ vậy nên “vét hết” trong túi mình. Chúng tôi cũng không quên tặng “tổ nấu ăn hàng tuần” một số tiền chung để các bà các chị vui Noel. Có hai “ông bà cố tương lai” có con đang tu tập ở dòng Mến Thánh Giá cũng được tặng quà riêng. Ít hay nhiều, từ cha phó đến “thần dân” ai cũng có quà nên lòng chúng tôi tràn ngập niềm vui. Chắc là hai thiên thần của “nhà thánh Martino trên thiên đàng” còn vui hơn chúng tôi nữa!
Được biết, giáo xứ sinh hoạt rất nhịp nhàng. Vào ngày 03/12/2024 vừa qua, giáo xứ đã khánh thành giáo điểm Lục Sĩ Thành với 40 giáo dân. Họ đạo nhỏ Rạch Chiếc cũng là nhánh của họ đạo Trà Ôn vẫn sinh hoạt đều đặn với mấy chục giáo dân. Ở vùng này, giáo dân mưu sinh khá vất vả vì nhiều người không có đất, kể cả dân địa phương; còn trồng tỉa thì “lúc được lúc không”. Đặc biệt, giáo xứ có Hội Thiện Tử, khi gia đình nào có đám tang, Hội lo đầy đủ việc mai táng và một gia đình chỉ cần đóng 400 ngàn đồng (16 Usd) mỗi năm là được lo cho từng người trong gia đình. Mỗi tháng, họ đạo có thể đi hành hương bốn địa điểm là Nhà Thờ Chánh Tòa Vĩnh Long, Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre, Trung tâm hành hương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Đình Khao và Trung tâm hành hương Đức Mẹ Fatima Vĩnh Long.
Chuyến công tác thành công tốt đẹp. Ban đầu, chúng tôi dự định cho cụ già Noel đi “lưu diễn” từ Vĩnh Long sang Trà Vinh, từ Trà Vinh xuống Cà Mau rồi “bay” về Sài gòn nhưng vì ít “thiên thần” đến thăm quá nên đoàn chúng tôi về nhà khi nắng vừa tắt. Hẹn miền tây một dịp khác nữa chăng!?
Vài hàng tiểu sử giáo xứ Trà Ôn.
Giáo xứ Trà Ôn là một họ đạo có từ lâu đời của Địa phận Nam Kỳ mà người được rửa tội đầu tiên là vào năm 1896. Nhà thờ đầu tiên được cất lên bằng vật liệu nhẹ như vách là ván gỗ, mái bằng ngói tại Xóm “Cơm Quán” (bây giờ gọi là Xóm Lưới) nằm dọc sông Hậu Giang thuộc thị Trấn Trà Ôn.
Vào năm 1896 đó, có ông Tổng Bền, là người đạo dòng, đến đây lập cư nên Cha Soullard (Sáng) đã có ý lập họ đạo và cha Laurenso Tống Thành Mỹ đã khổ công lập thành họ đạo mới (Dựa theo tư liệu Nam Kỳ Địa Phận, số ra ngày 10 tháng 7 năm 1929). Và cha sở tiên khởi cũng chính là cha Laurenso Tống Thành Mỹ với số bổn đạo đầu tiên là 40 người của 12 gia đình. Sau đó là một hành trình dài mà số giáo dân hiện nay là 1.300 người với những sinh hoạt sống động của một họ đạo.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt Hài Nhi Giesu trong hang chuồng xúc vật.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
00:37 23/12/2024
Khuôn mặt Hài Nhi Giesu trong hang chuồng xúc vật.
Từ hơn 20 thế kỷ nay, hằng năm người Công giáo, và những tôn giáo tin vào Chúa Giêsu Kitô vào ngày 25.12. mừng sinh nhật Ngài là Đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người.
Theo phúc âm Thánh Luca thuật lại ( Lc 2,1/214) Chúa Giêsu Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh khó nghèo giữa cánh đồng ở Bethlehem. Và chỉ có các mục đồng là những người đầu tiên biết đến biến cố lịch sử thánh đức giữa hào quang ánh sáng của các Thiên Thần Chúa hiện đến báo tin cho: “ Các Bạn đừng sợ, đây ta mang đến cho các Bạn một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ.”
Trong đời sống đức tin xưa nay không biết bao nhiêu lần chúng ta đã mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh và đã nghe đọc đi đọc lại. Nhưng đã đón nhận tin mừng này như thế nào?
Tin mừng độc nhất này chúng ta đã nghe, đã đọc. Dẫu vậy nó không mấy lưu lại ở trong tai nghe, cùng cả trong trí óc. Vì tin mừng này là một tin mừng cho tâm hồn trái tim tình yêu mến. Tin mừng mang đến âm vang chạm vào trái tim tâm hồn sâu thẳm con người. Và từ bình điện đó cũng lan toả vào tâm trí suy nghĩ và liên kết với lòng tin. Tin mừng Chúa giáng sinh sâu xa hơn là tin mừng tình yêu, mà Thiên Chúa nới tỏ với con người trần gian.
Hiện tại những gì đang xảy diễn ra trên trái đất nơi chúng ta đang sinh sống là những chao đảo lộn xộn mất trất tự, tàn phá đe dọa sự sống: chiến tranh bên Ukraina, bên vùng Gaza, bên nước Libano, bên nước Syria, đoàn l;ũ những người di cư tìm đường đi tỵ nạn qua đường đi bộ, qua đường vượt biển cả nguy hiểm, cảnh khủng hoảng khí hậu tàn phá thiên nhiên, khủng hoảng về năng lượng, cảnh nghèo đó bệnh tật lan rộng nơi các đất nước trên thế giới, và cả trong đời sống tinh thần của Giáo hội Công Giáo gặp khủng hoảng nơi nhiều đất nước nhất là bên Âu châu đang vướng mắc vào cơn chao đảo đảo khủng hoảng như mất định hướng. Đó là thực tế đời sống ngày hôm nay ngay giữa ngày mừng lễ Hài nhi Giêsu giáng sinh, Con Thiên Chúa, được xưng tụng là Đấng Cứu Thế cho trần gian.
Và cảnh chao đảo khủng hoảng, mất trật tự, đe dọa cũng đã diễn xảy ra trong xã hội thời xưa lúc Chúa Giêsu sinh ra, cách đây hơn hai ngàn năm: chiến tranh, sự thống trị chèn ép, đời sống xã hội không có công bình, bị áp bức bóc lột. Vì lúc đó đế quốc Roma thống trị từ vùng Âu châu lan sang cả các đất nước bên vùng Trung Đông, trong đó cả nước Do Thái, nơi là quê hương sinh ra, lớn lên của Chúa Giêsu Kitô. Theo sử sách ghi lại một phần tư dân chúng trong đế quốc Roma lúc thời đó sống trong hoàn cảnh đời làm nô lệ cho những lớp quyền qúi quyền lực.
Sách các Tiên tri và những nhà viết lịch sử viết để lại diễn tả chính trong hoàn cảnh đó con người rất mong đợi sự cứu chuộc, sự giải phóng, sự an ủi chữa lành.
Chính sự trông mong chờ đợi như thế, thời sự ngày hôm nay con người chúng ta đang có trong trái tim tâm hồn. Một sự trông mong chờ đợi cho toàn thế giới, cho khung cảnh thế giới nhỏ bé riêng tư của mình được chữa lành, có bình an, có công bằng chính trực.
Lễ mừng Hài nhi Giêsu giáng sinh trên trần gian là câu trả lời cho sự trông mong chờ đợi của con người, cho nhu cầu đời sống cần có bằng an trong tâm hồn và bên ngoài xã hội. Đó là điều diễn tả gía trị cao cả của Kitô giáo chúng ta. Như ca đoàn các Thiên Thần Chúa trên cánh đồng Bethlehem, nơi hài nhi Giêu sinh ra trong chuồng xúc vật, xướng hát lời ca tụng mừng kính: Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao thẳm và bình an dưới trần gian cho con người.” ( Lc 2,14).
Những người mục đồng hôm đó là những người đầu tiên đã nghe lời các Thiên Thần loan báo ca hát về biến cố lịch sử thánh sự sinh ra của Hài Nhi Giêsu trong hang chuồng xúc vật. Họ đã hiểu và tin tưởng vào tin mừng đó. Và với tình yêu họ đã rủ nhau: ” nào ta cùng đến Bethlem, xem sự thể tận mắt, rồi tường thuật loan báo rộng rãi cho mọi người cùng biết đến mầu nhiệm lạ lùng trong đêm thánh vô cùng: Thiên Chúa giáng sinh làm người là một hài nhi.
Những người mục đồng, có thể nói được, họ là những Kitô hữu đầu tiên. Vì họ đã nhận ra ngay nơi ngày Chúa giáng sinh Hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa, và họ đã cảm nhận nơi hài nhi Giêsu tình yêu của Thiên Chúa.
Những người mục đồng này là những người thuộc về lễ giáng sinh. Vì họ không chỉ giữ lại cho riêng mình biến cố mầu nhiệm giáng sinh lạ lùng mà họ đã nghe, đã thấy, nhưng đã tường thuật kể tiếp loan truyền cho mọi người cùng biết đến.
Những người mục đồng này là những con người có đời sống đơn giản. Phải, khó nghèo nàn thuộc vào lớp bần cùng như sống bên lề ngoài xã hội xa hoa quyền lực. Nhưng họ đã có can đảm, loan truyền tình yêu Thiên Chúa trong một xã hội phức tạp đầy nguy hiểm, cùng trong toàn thế giới đế quốc Roma tôn thờ nhiều thần thánh khác nhau.
Những người mục đồng này đã có đủ năng lượng sức mạnh cảm nhận ra được tin mừng Chúa Giêsu giáng sinh, và qua đó tìm thấy nơi đó bản chất con người của chính mình. Họ đã hiểu ra, hài nhi sinh ra trong hang chuồng xúc vật đó là câu trả lời cho những thắc mắc về đời sống.
Câu trả lời đó xảy ra năm xưa ngày hôm qua, và cũng vẫn có gía trị cho ngày hôm nay. Vì câu trả lời đó có năng lượng sức mạnh làm thay đổi lòng con người, và biến đổi từ hận thù áp bức sang thành tình yêu lòng quảng đại nhân ái.
Mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ hơn 20 thế kỷ nay, hằng năm người Công giáo, và những tôn giáo tin vào Chúa Giêsu Kitô vào ngày 25.12. mừng sinh nhật Ngài là Đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người.
Theo phúc âm Thánh Luca thuật lại ( Lc 2,1/214) Chúa Giêsu Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh khó nghèo giữa cánh đồng ở Bethlehem. Và chỉ có các mục đồng là những người đầu tiên biết đến biến cố lịch sử thánh đức giữa hào quang ánh sáng của các Thiên Thần Chúa hiện đến báo tin cho: “ Các Bạn đừng sợ, đây ta mang đến cho các Bạn một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ.”
Trong đời sống đức tin xưa nay không biết bao nhiêu lần chúng ta đã mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh và đã nghe đọc đi đọc lại. Nhưng đã đón nhận tin mừng này như thế nào?
Tin mừng độc nhất này chúng ta đã nghe, đã đọc. Dẫu vậy nó không mấy lưu lại ở trong tai nghe, cùng cả trong trí óc. Vì tin mừng này là một tin mừng cho tâm hồn trái tim tình yêu mến. Tin mừng mang đến âm vang chạm vào trái tim tâm hồn sâu thẳm con người. Và từ bình điện đó cũng lan toả vào tâm trí suy nghĩ và liên kết với lòng tin. Tin mừng Chúa giáng sinh sâu xa hơn là tin mừng tình yêu, mà Thiên Chúa nới tỏ với con người trần gian.
Hiện tại những gì đang xảy diễn ra trên trái đất nơi chúng ta đang sinh sống là những chao đảo lộn xộn mất trất tự, tàn phá đe dọa sự sống: chiến tranh bên Ukraina, bên vùng Gaza, bên nước Libano, bên nước Syria, đoàn l;ũ những người di cư tìm đường đi tỵ nạn qua đường đi bộ, qua đường vượt biển cả nguy hiểm, cảnh khủng hoảng khí hậu tàn phá thiên nhiên, khủng hoảng về năng lượng, cảnh nghèo đó bệnh tật lan rộng nơi các đất nước trên thế giới, và cả trong đời sống tinh thần của Giáo hội Công Giáo gặp khủng hoảng nơi nhiều đất nước nhất là bên Âu châu đang vướng mắc vào cơn chao đảo đảo khủng hoảng như mất định hướng. Đó là thực tế đời sống ngày hôm nay ngay giữa ngày mừng lễ Hài nhi Giêsu giáng sinh, Con Thiên Chúa, được xưng tụng là Đấng Cứu Thế cho trần gian.
Và cảnh chao đảo khủng hoảng, mất trật tự, đe dọa cũng đã diễn xảy ra trong xã hội thời xưa lúc Chúa Giêsu sinh ra, cách đây hơn hai ngàn năm: chiến tranh, sự thống trị chèn ép, đời sống xã hội không có công bình, bị áp bức bóc lột. Vì lúc đó đế quốc Roma thống trị từ vùng Âu châu lan sang cả các đất nước bên vùng Trung Đông, trong đó cả nước Do Thái, nơi là quê hương sinh ra, lớn lên của Chúa Giêsu Kitô. Theo sử sách ghi lại một phần tư dân chúng trong đế quốc Roma lúc thời đó sống trong hoàn cảnh đời làm nô lệ cho những lớp quyền qúi quyền lực.
Sách các Tiên tri và những nhà viết lịch sử viết để lại diễn tả chính trong hoàn cảnh đó con người rất mong đợi sự cứu chuộc, sự giải phóng, sự an ủi chữa lành.
Chính sự trông mong chờ đợi như thế, thời sự ngày hôm nay con người chúng ta đang có trong trái tim tâm hồn. Một sự trông mong chờ đợi cho toàn thế giới, cho khung cảnh thế giới nhỏ bé riêng tư của mình được chữa lành, có bình an, có công bằng chính trực.
Lễ mừng Hài nhi Giêsu giáng sinh trên trần gian là câu trả lời cho sự trông mong chờ đợi của con người, cho nhu cầu đời sống cần có bằng an trong tâm hồn và bên ngoài xã hội. Đó là điều diễn tả gía trị cao cả của Kitô giáo chúng ta. Như ca đoàn các Thiên Thần Chúa trên cánh đồng Bethlehem, nơi hài nhi Giêu sinh ra trong chuồng xúc vật, xướng hát lời ca tụng mừng kính: Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao thẳm và bình an dưới trần gian cho con người.” ( Lc 2,14).
Những người mục đồng hôm đó là những người đầu tiên đã nghe lời các Thiên Thần loan báo ca hát về biến cố lịch sử thánh sự sinh ra của Hài Nhi Giêsu trong hang chuồng xúc vật. Họ đã hiểu và tin tưởng vào tin mừng đó. Và với tình yêu họ đã rủ nhau: ” nào ta cùng đến Bethlem, xem sự thể tận mắt, rồi tường thuật loan báo rộng rãi cho mọi người cùng biết đến mầu nhiệm lạ lùng trong đêm thánh vô cùng: Thiên Chúa giáng sinh làm người là một hài nhi.
Những người mục đồng, có thể nói được, họ là những Kitô hữu đầu tiên. Vì họ đã nhận ra ngay nơi ngày Chúa giáng sinh Hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa, và họ đã cảm nhận nơi hài nhi Giêsu tình yêu của Thiên Chúa.
Những người mục đồng này là những người thuộc về lễ giáng sinh. Vì họ không chỉ giữ lại cho riêng mình biến cố mầu nhiệm giáng sinh lạ lùng mà họ đã nghe, đã thấy, nhưng đã tường thuật kể tiếp loan truyền cho mọi người cùng biết đến.
Những người mục đồng này là những con người có đời sống đơn giản. Phải, khó nghèo nàn thuộc vào lớp bần cùng như sống bên lề ngoài xã hội xa hoa quyền lực. Nhưng họ đã có can đảm, loan truyền tình yêu Thiên Chúa trong một xã hội phức tạp đầy nguy hiểm, cùng trong toàn thế giới đế quốc Roma tôn thờ nhiều thần thánh khác nhau.
Những người mục đồng này đã có đủ năng lượng sức mạnh cảm nhận ra được tin mừng Chúa Giêsu giáng sinh, và qua đó tìm thấy nơi đó bản chất con người của chính mình. Họ đã hiểu ra, hài nhi sinh ra trong hang chuồng xúc vật đó là câu trả lời cho những thắc mắc về đời sống.
Câu trả lời đó xảy ra năm xưa ngày hôm qua, và cũng vẫn có gía trị cho ngày hôm nay. Vì câu trả lời đó có năng lượng sức mạnh làm thay đổi lòng con người, và biến đổi từ hận thù áp bức sang thành tình yêu lòng quảng đại nhân ái.
Mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Khuôn mặt địa lý nơi Chúa giáng sinh: Bethlehem
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
00:38 23/12/2024
Khuôn mặt địa lý nơi Chúa giáng sinh: Bethlehem
Phúc âm Thánh sử Luca (2,15/20) tường thuật chi tiết quang cảnh thi vị, hoàn cảnh nghèo khó thương tâm hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa sinh ra làm người. Ngoài cha mẹ hài nhi Giêsu. Mẹ Maria và thánh Giuse, còn có các mục đồng canh giữ đàn xúc vật nơi đó đã chứng kiến quang cảnh hài nhi Giêsu sinh ra làm người.
Khi nghe tin Thiên Thần Chúa báo tin Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu thế sinh ra nơi hang chuồng xúc vật, họ liền bảo nhau: Nào chúnng ta cùng đi đến Bethlehem!( Lc 2,15)
Câu nói của họ bây trở thành thời danh, thành lời rủ nhau đến kính viếng thờ lạy hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa nơi hang đá giáng sinh, nơi Thánh đường, cùng trẩy đi hành hương đến Bethlehem, nơi ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm Chúa Giêsu đã sinh ra trên trần gian.
Câu nói này của họ đã trở thành nguồn cảm hứng đề tài cho bản nhạc thánh ca thời danh mừng Chúa giáng sinh: Transeamus usque Bethlehem! Bằng tiếng Latinh ở vùng miền Schlesien bên nước Balan.
Bethlehem ở phía nam nước Do Thái, cách thủ đô Jerusalem nước Do Thái hơn kém 9 cây số. Địa danh Bethlehem được nói đến trong Kinh Thánh từ thời cựu ước có hơn 5000 năm lịch sử. Nơi đây là quê hương của Vua David, tổ tiên của Chúa Giêsu Kitô. Cũng tại nơi đây David được Tiên tri Samuel xức dầu phong làm vua dân Do Thái.Ông đã trở thành niềm hy vọng lớn cho dân Do Thái.
Địa danh này trong qúa khứ đã trải qua nhiều lần bị những sức mạnh quyền thế chính trị quân sự ngoại bang khác nhau thay đổi nhau thống trị. Nguyên thủy Bethlehem là một địa điểm nhỏ với nhiều làng chung quanh liền sát nhau.
Và Bethlehem dần trở thành nổi tiếng, cùng dần to lớn rộng thêm ra về diện tích củng như về dân số cư ngụ cùng kinh tế chính trị nữa, vì là nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã sinh ra trước đây hơn hai ngàn năm.
Nhưng làm sao Chúa Giêsu lại mở mắt chào đời ở Bethlehem, đang khi cha mẹ, mẹ Maria và thánh Giuse, sinh sống ở Nazareth miền Galilea phía Bắc nước Do Thái, và chính Ngài được gọi là người Nazareth, vì đã sinh sống lớn lên ờ Nazareth?
Người đã thúc đẩy, hay nói khác đi, làm nẩy sinh biến cố Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem là hoàng đế Augusto của đế quốc Roma thời lúc đó (*23.09.63 trước Chúa giáng sinh, và † 19.08. sau Chúa giáng sinh ở Nola vùng Neapel). Ông ra chiếu chỉ làm cuộc điều tra dân số bắt dân chúng trong toàn đế quốc phải về quê quán cũ nơi sinh ra khai tên vào sổ bộ khai thuế. Thánh Giuse, trưởng gia đình Chúa Giêsu, thuộc dòng tộc David, quê quán ở Bethlehem. Nên ông phải đưa Maria, người vợ đang mang thai hài nhi Giêsu trong cung lòng đi xuống miền nam đến Bethlehem khai tên mình.
Không ngờ biến cố quyền hành chính trị của hoàng đế Augusto lại xảy diễn ra trùng hợp với biến cố thần thánh tôn giáo. Vào đúng thời điểm Giuse và Maria đến Bethlehem cũng là lúc hài nhi Giêsu trong cung lòng mẹ Maria, theo chu kỳ thiên nhiên do Thiên Chúa ấn định sắp đặt, đến ngày tháng mở mắt chào đời trên trần gian.
Và càng không ngờ hơn nữa, hoàng đế Augusto qua chiếu chỉ làm cuộc điều tra dân số lại trở thành, mà không ai biết, dụng cụ cách thế Thiên Chúa quan phòng dùng đến cho việc giáng sinh của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, ngay đúng tại quê hương lịch sử của tổ tiên dòng dõi vua David, thành Bethlehem.
“Cuộc điều tra dân số trong khắp cả thiên hạ thể hiện một sợi chỉ xuyên suốt lịch sử quá dựa vào sức người: đó là cuộc tìm kiếm quyền lực và sức mạnh thế gian, danh tiếng và vinh quang, đo lường mọi thứ bằng thành công, kết quả, con số và số liệu, một thế giới bị ám ảnh bởi thành tích. Tuy nhiên, cuộc điều tra dân số cũng thể hiện con đường của Chúa Giêsu, Đấng đến tìm kiếm chúng ta qua xác thịt. Ngài không phải là vị thần thành tựu mà là vị thần Nhập thể. Ngài không xóa bỏ sự bất công từ trên cao bằng sự phô trương quyền lực, mà từ bên dưới bằng sự thể hiện tình yêu thương. Ngài không xuất hiện với sức mạnh vô hạn, mà hạ cố giáng trần nơi những giới hạn chật hẹp của cuộc đời chúng ta. Ngài không xa lánh những yếu đuối của chúng ta mà biến chúng thành của riêng Ngài.” ( Đức Thánh Cha Phanxicô).
Chúa Giesu sinh ra mở mắt chào đời ngay tại quê hương lịch sử của tổ tiên David mình. Nhưng gia đình hài nhi Giêsu lại thành người lang thang vô gia cư. Ở Bethlehem, thành nhỏ thời lúc kkiểm tra dân số, có đông người kéo về khai tên, nên các quán trọ đều qúa tải đầy chật chỗ người vào trọ. Không có quán nhà trọ, thế là ông bà phải kéo nhau ra một hang chuồng xúc vật ở ngài cánh đồng trú trọ nhờ giữa đàn xúc vật. Ngay tại nơi nghèo hèn nhất hài nhi Giesu, Đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, đã chào đời. Hang chuồng xúc vật trên cánh đồng Bethlehem thế là trở thành địa điểm của biến cố thần thánh linh thiêng diễn xảy ra.
Cho dẫu cảnh sinh ra qúa thấp hèn, nhưng các Thiên Thần Chúa từ trời cao hiện xuống ca hát loan báo sứ điệp tin mừng mầu nhiệm thần thánh cao cả: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an cho trần gian! Cho các người mục đồng là những con người đơn giản chăm sóc đàn thú vật của họ ngoài cánh đồng.
Các người mục đồng được Thiên Thần loan tin đã rủ nhau: Transeamus usque Bethlehem - Nào cùng ta cùng đi tới Bethlehem!
Họ nghe lời Thiên Thần chỉ bảo, rồi theo sự hướng dẫn của tiếng nói trừ trong trái tim tâm hồn lần tìm đến hang chuồng nơi gia đình hài nhi Giesu trú ngụ. Và họ đã nhìn thấy đúng như lời Thiên Thần chỉ dẫn: mẹ Maria, Thánh Giuse và hài nhi Giesu. Họ vui mừng ca tụng Thiên Chúa, vì đã được là những nhân chứng tiên khởi cho biến cố mầu nhiệm thần thánh trên trần gian.
Sau đó họ trở về đời sống chăn nuôi đàn thú vật ngày thường nay đây mai đó trong âm thầm lặng lẽ.
Bethlehem thời xa xưa là một địa danh nhỏ không mấy được biết tới. Nhưng lại là địa điểm của lịch sử thánh. Vì Chúa Giêsu sinh ra nơi đây. Bethlehem vì thế trở thành địa điểm được biết đến nhiều. Phải, nó trở thành nổi tiếng, trở thành địa điểm hành hương thiêng liêng có đền thờ hang chuồng Chúa Giesu sinh ra.
Hài nhi Giesu, Đấng cứu thế là Con Thiên Chúa, đã chọn khung cảnh đời sống nghèo hèn ở Bethlehem mở mắt chào đời trong hang chuồng xúc vật, giữa đàn xúc vật với các người mục đồng nghèo khó.
Và những nhà thông thái ngành thiên văn, quen gọi là Ba Vua, là những người trí thức có địa vị sang trọng được kính trọng nể vì trong xã hội, cũng đã lặn lội từ phương trời xa xôi Đông Phương, tìm đến Bethlehem, bái chào hài nhi Giesu trong hang chuồng xúc vật nghèn hèn.
Bethlehem theo nguyên ngữ ẩn chứa ý nghĩa: Nhà làm bánh mì! Nơi Bethlehem Chúa Giêsu đã sinh ra, và sau này đi rao giảng nước Thiên Chúa, Ngài đã nói về mình: Thầy là bánh sự sống( Phúc âm Thánh Gioan 6,35,48), và “ Ta là Manna từ trời xuống.(Gioan 6,51).
Bethlehem hình thể địa lý nơi chốn Chúa Giêsu sinh ra. Bethlehem tâm linh thiêng liêng: Bánh sự sống thần linh Chúa Giêsu.
Mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Phúc âm Thánh sử Luca (2,15/20) tường thuật chi tiết quang cảnh thi vị, hoàn cảnh nghèo khó thương tâm hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa sinh ra làm người. Ngoài cha mẹ hài nhi Giêsu. Mẹ Maria và thánh Giuse, còn có các mục đồng canh giữ đàn xúc vật nơi đó đã chứng kiến quang cảnh hài nhi Giêsu sinh ra làm người.
Khi nghe tin Thiên Thần Chúa báo tin Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu thế sinh ra nơi hang chuồng xúc vật, họ liền bảo nhau: Nào chúnng ta cùng đi đến Bethlehem!( Lc 2,15)
Câu nói của họ bây trở thành thời danh, thành lời rủ nhau đến kính viếng thờ lạy hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa nơi hang đá giáng sinh, nơi Thánh đường, cùng trẩy đi hành hương đến Bethlehem, nơi ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm Chúa Giêsu đã sinh ra trên trần gian.
Câu nói này của họ đã trở thành nguồn cảm hứng đề tài cho bản nhạc thánh ca thời danh mừng Chúa giáng sinh: Transeamus usque Bethlehem! Bằng tiếng Latinh ở vùng miền Schlesien bên nước Balan.
Bethlehem ở phía nam nước Do Thái, cách thủ đô Jerusalem nước Do Thái hơn kém 9 cây số. Địa danh Bethlehem được nói đến trong Kinh Thánh từ thời cựu ước có hơn 5000 năm lịch sử. Nơi đây là quê hương của Vua David, tổ tiên của Chúa Giêsu Kitô. Cũng tại nơi đây David được Tiên tri Samuel xức dầu phong làm vua dân Do Thái.Ông đã trở thành niềm hy vọng lớn cho dân Do Thái.
Địa danh này trong qúa khứ đã trải qua nhiều lần bị những sức mạnh quyền thế chính trị quân sự ngoại bang khác nhau thay đổi nhau thống trị. Nguyên thủy Bethlehem là một địa điểm nhỏ với nhiều làng chung quanh liền sát nhau.
Và Bethlehem dần trở thành nổi tiếng, cùng dần to lớn rộng thêm ra về diện tích củng như về dân số cư ngụ cùng kinh tế chính trị nữa, vì là nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã sinh ra trước đây hơn hai ngàn năm.
Nhưng làm sao Chúa Giêsu lại mở mắt chào đời ở Bethlehem, đang khi cha mẹ, mẹ Maria và thánh Giuse, sinh sống ở Nazareth miền Galilea phía Bắc nước Do Thái, và chính Ngài được gọi là người Nazareth, vì đã sinh sống lớn lên ờ Nazareth?
Người đã thúc đẩy, hay nói khác đi, làm nẩy sinh biến cố Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem là hoàng đế Augusto của đế quốc Roma thời lúc đó (*23.09.63 trước Chúa giáng sinh, và † 19.08. sau Chúa giáng sinh ở Nola vùng Neapel). Ông ra chiếu chỉ làm cuộc điều tra dân số bắt dân chúng trong toàn đế quốc phải về quê quán cũ nơi sinh ra khai tên vào sổ bộ khai thuế. Thánh Giuse, trưởng gia đình Chúa Giêsu, thuộc dòng tộc David, quê quán ở Bethlehem. Nên ông phải đưa Maria, người vợ đang mang thai hài nhi Giêsu trong cung lòng đi xuống miền nam đến Bethlehem khai tên mình.
Không ngờ biến cố quyền hành chính trị của hoàng đế Augusto lại xảy diễn ra trùng hợp với biến cố thần thánh tôn giáo. Vào đúng thời điểm Giuse và Maria đến Bethlehem cũng là lúc hài nhi Giêsu trong cung lòng mẹ Maria, theo chu kỳ thiên nhiên do Thiên Chúa ấn định sắp đặt, đến ngày tháng mở mắt chào đời trên trần gian.
Và càng không ngờ hơn nữa, hoàng đế Augusto qua chiếu chỉ làm cuộc điều tra dân số lại trở thành, mà không ai biết, dụng cụ cách thế Thiên Chúa quan phòng dùng đến cho việc giáng sinh của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, ngay đúng tại quê hương lịch sử của tổ tiên dòng dõi vua David, thành Bethlehem.
“Cuộc điều tra dân số trong khắp cả thiên hạ thể hiện một sợi chỉ xuyên suốt lịch sử quá dựa vào sức người: đó là cuộc tìm kiếm quyền lực và sức mạnh thế gian, danh tiếng và vinh quang, đo lường mọi thứ bằng thành công, kết quả, con số và số liệu, một thế giới bị ám ảnh bởi thành tích. Tuy nhiên, cuộc điều tra dân số cũng thể hiện con đường của Chúa Giêsu, Đấng đến tìm kiếm chúng ta qua xác thịt. Ngài không phải là vị thần thành tựu mà là vị thần Nhập thể. Ngài không xóa bỏ sự bất công từ trên cao bằng sự phô trương quyền lực, mà từ bên dưới bằng sự thể hiện tình yêu thương. Ngài không xuất hiện với sức mạnh vô hạn, mà hạ cố giáng trần nơi những giới hạn chật hẹp của cuộc đời chúng ta. Ngài không xa lánh những yếu đuối của chúng ta mà biến chúng thành của riêng Ngài.” ( Đức Thánh Cha Phanxicô).
Chúa Giesu sinh ra mở mắt chào đời ngay tại quê hương lịch sử của tổ tiên David mình. Nhưng gia đình hài nhi Giêsu lại thành người lang thang vô gia cư. Ở Bethlehem, thành nhỏ thời lúc kkiểm tra dân số, có đông người kéo về khai tên, nên các quán trọ đều qúa tải đầy chật chỗ người vào trọ. Không có quán nhà trọ, thế là ông bà phải kéo nhau ra một hang chuồng xúc vật ở ngài cánh đồng trú trọ nhờ giữa đàn xúc vật. Ngay tại nơi nghèo hèn nhất hài nhi Giesu, Đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, đã chào đời. Hang chuồng xúc vật trên cánh đồng Bethlehem thế là trở thành địa điểm của biến cố thần thánh linh thiêng diễn xảy ra.
Cho dẫu cảnh sinh ra qúa thấp hèn, nhưng các Thiên Thần Chúa từ trời cao hiện xuống ca hát loan báo sứ điệp tin mừng mầu nhiệm thần thánh cao cả: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an cho trần gian! Cho các người mục đồng là những con người đơn giản chăm sóc đàn thú vật của họ ngoài cánh đồng.
Các người mục đồng được Thiên Thần loan tin đã rủ nhau: Transeamus usque Bethlehem - Nào cùng ta cùng đi tới Bethlehem!
Họ nghe lời Thiên Thần chỉ bảo, rồi theo sự hướng dẫn của tiếng nói trừ trong trái tim tâm hồn lần tìm đến hang chuồng nơi gia đình hài nhi Giesu trú ngụ. Và họ đã nhìn thấy đúng như lời Thiên Thần chỉ dẫn: mẹ Maria, Thánh Giuse và hài nhi Giesu. Họ vui mừng ca tụng Thiên Chúa, vì đã được là những nhân chứng tiên khởi cho biến cố mầu nhiệm thần thánh trên trần gian.
Sau đó họ trở về đời sống chăn nuôi đàn thú vật ngày thường nay đây mai đó trong âm thầm lặng lẽ.
Bethlehem thời xa xưa là một địa danh nhỏ không mấy được biết tới. Nhưng lại là địa điểm của lịch sử thánh. Vì Chúa Giêsu sinh ra nơi đây. Bethlehem vì thế trở thành địa điểm được biết đến nhiều. Phải, nó trở thành nổi tiếng, trở thành địa điểm hành hương thiêng liêng có đền thờ hang chuồng Chúa Giesu sinh ra.
Hài nhi Giesu, Đấng cứu thế là Con Thiên Chúa, đã chọn khung cảnh đời sống nghèo hèn ở Bethlehem mở mắt chào đời trong hang chuồng xúc vật, giữa đàn xúc vật với các người mục đồng nghèo khó.
Và những nhà thông thái ngành thiên văn, quen gọi là Ba Vua, là những người trí thức có địa vị sang trọng được kính trọng nể vì trong xã hội, cũng đã lặn lội từ phương trời xa xôi Đông Phương, tìm đến Bethlehem, bái chào hài nhi Giesu trong hang chuồng xúc vật nghèn hèn.
Bethlehem theo nguyên ngữ ẩn chứa ý nghĩa: Nhà làm bánh mì! Nơi Bethlehem Chúa Giêsu đã sinh ra, và sau này đi rao giảng nước Thiên Chúa, Ngài đã nói về mình: Thầy là bánh sự sống( Phúc âm Thánh Gioan 6,35,48), và “ Ta là Manna từ trời xuống.(Gioan 6,51).
Bethlehem hình thể địa lý nơi chốn Chúa Giêsu sinh ra. Bethlehem tâm linh thiêng liêng: Bánh sự sống thần linh Chúa Giêsu.
Mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Về Bản Thánh ca Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời
Nguyễn Đức Cung
14:56 23/12/2024
VỀ MỘT BẢN THÁNH CA BẤT HỦ MÙA GIÁNG SINH: BÀI “NỬA ÐÊM MỪNG CHÚA RA ÐỜI”...
Cho đến nay thời điểm xuất hiện của nền tân nhạc Việt Nam vẫn còn chưa được giới nghiên cứu lịch sử âm nhạc xác định một cách rõ rệt. Có người (như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, nhóm Paris By Night) cho rằng nguồn gốc ấy bắt nguồn từ bản vọng cổ nổi tiếng có tên Dạ Cổ Hoài Lang của ông Sáu Lầu viết từ năm 1916, nhưng luận cứ này không vững.
Theo cố nhạc sĩ Lê Thương chủ trương - năm chính thức xuất hiện của phong trào âm nhạc mới là tháng 3-1938 khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên từ Sài Gòn ra hô hào tại đất Bắc qua việc ông được Thống đốc Nam Kỳ thời đó là Rivoal trợ cấp để đi diễn thuyết về âm nhạc cải cách tại Bắc hà. Tuy nhiên vẫn có người như giáo sư nhạc sĩ Tô Vũ thì “tân nhạc viết solfège đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn do một tu sĩ Công Giáo người Việt Nam viết những bài hát ca ngợi Ðức mẹ từ năm 1911”. [1]
Trong thập niên đầu của thế kỷ 20 trước đây, phong trào thánh nhạc Việt Nam ra đời với sự xuất hiện của nhiều bài ca Công Giáo vốn được coi là những tư liệu để chứng minh rằng có thể đây là khởi nguyên của nền âm nhạc Việt Nam chăng? Vào thời điểm đó, một bản thánh ca bất hủ được coi là một sáng tác kiệt xuất mà nhiều giáo xứ trước đây ở Trung, Nam hay Bắc mỗi khi mùa Giáng Sinh về cũng đều chọn làm bài hát chính trong thánh lễ hoặc trong các hoạt cảnh văn nghệ, đó là bài “Nửa Ðêm Mừng Chúa Ra Ðời”, do hai linh mục Phaolồ Ðoàn Quang Ðạt (1877-1956) và Gabriel Long là đồng tác giả. Về cuộc đời của cha Gabriel Long chúng tôi chưa có tư liệu để trình bài về tiểu sử của ngài chỉ biết cha Gabriel Long là một vị nhạc sư có lẽ dạy ở trong Tiểu chủng viện Sài Gòn trong những năm đầu của thế kỷ 20 và Linh mục Phaolồ Ðoàn Quang Ðạt là học trò của ngài.
Nếu trong cả một rừng nhạc xuân của Miền Nam trước năm 1975, bản Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Ðình Chương được nhà văn Trần Doãn Nho gọi là bản quốc ca [2] nghĩa là không thể thiếu nó trong tất cả các buổi văn nghệ mừng Xuân, và nếu không hát bài đó thì mất đi nửa cuộc vui thì bài “Nửa Ðêm Mừng Chúa Ra Ðời” của cha Gabriel Long và cha Phaolồ Ðạt là đỉnh cao của nền thánh nhạc Việt Nam mùa Giáng sinh, cũng mang một ý nghĩa từa tựa như vậy mà không thể bất cứ một bản nhạc do nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam nào sáng tác sau này chiếm cứ hay xô ngã được chỗ đứng trọng yếu của nó trong lòng những người say mê nhạc giáng sinh.
Thuở nhỏ sống tại giáo xứ Tam Tòa Ðồng Hới (Quảng Bình) những năm trước khi có hiệp định Genève chia đôi đất nước năm 1954, mỗi dịp lễ Giáng Sinh vào thời tiết rất lạnh, tôi thường theo gia đình đi dự lễ nửa đêm và vẫn được nghe bản thánh nhạc tuyệt vời này...
· 1.- Chân dung vị linh mục nhạc sĩ ở đầu nguồn suối nhạc thánh ca.
Nói rằng hai linh mục Phaolồ Ðạt và Gabriel Long là những nhạc sĩ tiên khởi của nền âm nhạc Việt Nam nói chung và thánh nhạc nói riêng là một lời nói không ngoa chút nào. Chắc chắn sáng kiến sử dụng nhạc lý và ký âm pháp của nền âm nhạcTây phương vốn được dạy trong các trường dòng, chủng viện và dòng tu Việt Nam đã ảnh hưởng không ít đến các nhạc sĩ Việt Nam và dòng nhạc mệnh danh là nhạc tiền chiến. Ðiều này cũng chứng minh rằng trong lãnh vực văn hóa đạo Công Giáo đã đóng góp nhiều công sức của mình vào kho tàng tinh thần quý giá của Dân tộc trong hành trình đức tin.
Theo nhà sử học Lê Ngọc Bích (1937-2009), “Linh mục Phaolô Ðoàn Quang Ðạt sinh năm 1877 tại làng Bình Sơn (Lái Thiêu) ngày nay thuộc xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tuy sinh quán tại Bình Sơn – Lái Thiêu nhưng quê quán tổ phụ gốc từ Thừa Thiên, di dân vào Nam cuối triều Gia Long hoặc đầu triều Minh Mệnh. Dòng họ Ðoàn của cha Phaolô Ðạt theo đạo Công Giáo từ lâu đời và có người làm quan trong triều đình Huế. Có lẽ vào đầu triều Minh Mạng, nhà vua gay gắt với đạo Công Giáo, cho nên nhiều người dòng họ Ðoàn đã theo dòng người Công Giáo chạy vào Nam trốn tránh cơn bắt đạo, tìm cuộc sống tự do để giữ đạo, cuộc sống tự do trong muôn vàn gian khổ có thể bỏ xác ở những vùng chướng khí, ác địa, những vùng gò nỗng cây cối um tùm đầy rắn dữ, cọp beo ma thiêng nước đôc...” [3] Ở Thừa Thiên, tại làng An Truyền cũng gọi làng Chuồn có dòng họ Ðoàn với hai anh em nổi tiếng qua biến cố Giặc Chày Vôi ở Huế thời Tự Ðức với người anh tên Ðoàn Hữu Trưng và em là Ðoàn Hữu Trực cũng gọi Ðoàn Tư Trực. Họ Ðoàn này có gốc ở tỉnh Quảng Bình gọi Chuồn gốc và họ Ðoàn ở làng An Truyền gọi là Chuồn ngọn [4]. Nếu tư liệu của Lê Ngọc Bích cho rằng dòng họ Ðoàn của linh mục Ðoàn Quang Ðạt có người làm quan ở Huế thì biết đâu trong số những vị đó lại có bà con liên hệ với hai anh em Ðoàn Hữu Trưng – Ðoàn Hữu Trực. Và vì biến cố Giặc Chày Vôi mà nhiều người bị án tru di tam tộc trong đó có dòng họ Ðoàn nên họ phải tìm cách trốn vào Miền Nam?
Cũng theo nhà sử học Lê Ngọc Bích, “Người họ Ðoàn chạy vào Miền Nam có thể số đông, cho nên lúc đầu định cư khai khẩn ở vùng Lái Thiêu, sau đó trong thời bắt đạo quá gay gắt thì phân tán ra các vùng phía Ðông phía Tây của đất Nam Kỳ Lục tỉnh. Ðiều này, ta có thể thấy rõ nét: Linh mục Ðoàn Công Quí (Thánh Tử Ðạo) sinh tại Búng (Thuận An, Sông Bé ngày nay), còn người cháu gọi bằng chú là linh mục Ðoàn Công Triệu thì sinh tại Bình Sơn. Còn linh mục Ðoàn Thanh Xuân thì sinh quán tại Lương Hòa (Long An). Qua vài nét về dòng họ Ðoàn như trên, còn cho ta thấy gia tộc của cha Phaolô Ðạt có được nhiều người làm linh mục, là một gia tộc có một nền móng đạo hạnh Công Giáo sâu xa bền vững, có được một vị hiển thánh linh mục Tử Ðạo: Thánh Ðoàn Công Quí.”[5] Giống tốt thì sinh cây tốt cho nên tất cả tinh hoa đạohạnh của các bậc tiền bối đã quy tụ vào tài năng của vị linh mục tác giả bài thánh ca bất hủ “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” mà chúng ta sẽ đề cập đến sau nhưng trước tiên cần biết qua quá trình tu đức, công tác mục vụ và sáng tác thánh nhạc của cha Phaolô Ðạt.
Thuở nhỏ, cậu Phaolô Ðạt đã đáp lại ơn gọi khi được nhận vào Tiểu Chủng Viện Sài Gòn và đã tỏ ra có tư chất thông minh nhất là có năng khiếu về âm nhạc trong những năm theo học các lớp nhỏ. Lúc bấy giờ linh mục Phaolô Nguyễn Văn Qui là cha giáo tại Tiểu chủng viện, một vị giáo sư thông minh và có năng khiếu âm nhạc, đã lưu ý đến kỹ năng âm nhạc của cậu Ðạt nên tận tình hướng dẫn nhạc lý, kỹ thuật hòa âm, cách sử dụng một số nhạc khí căn bản của Tây Phương như Harminium, Piano, Violon v.v... cho cậu. Cha Qui cũng giúp cậu dịch các bài ca vịnh Trái Tim Chúa Giêsu và ca vịnh Ðức Mẹ từ tiếng La Tinh sang Việt ngữ ngắn gọn và phổ nhạc theo nhịp điệu riêng biệt, làm thành hai quyển : một quyển “Ca Vịnh Trái Tim” và một quyển “Ca Vịnh Ðức Mẹ”. Năm 1913, nhà in Tân Ðịnh xuất bản cả hai quyển nói trên, có in cả nốt nhạc. Nhà in Tân Ðịnh vốn có tên Imprimerie de la Mission là cơ quan xuất bản kỳ cựu nhất Việt Nam của Ðịa phận Sài Gòn vốn đã in rất nhiều sách báo về tôn giáo và văn hóa, có cơ sở ấn loát tại nhà thờ Tân Ðịnh đường Hai Bà Trưng, Sài Gòn.
Nghe những bài hát ca vịnh của Thầy Phaolô Ðạt, linh mục Bề Trên Chủng viện Ernest vốn là một người giỏi dương cầm cũng phải khen ngợi : “Một lối nhạc vừa Ðạo đức vừa Dân tộc.” Cha Gabriel Long, một nhạc sư lúc bấy giờ ở Sài Gòn cũng khen rằng: “Nhạc của Phaolô Ðạt thật ngọt ngào say mến, đi sát với tinh thần của mỗi bài hát...” Có lẽ câu nói được thường xuyên nhắc tới “ Hát bằng hai lần cầu nguyện” (của Thánh Augustin) cũng là lời khích lệ mọi người tu sĩ, giáo dân trong cuộc sống tinh thần hằng ngày.
Ngày 23-9-1911, Thầy Phaolô Ðoàn Quang Ðạt được Ðức Giám Mục Lucien Mossard (tên VN là Mão) truyền chức linh mục tại nhà thờ Ðức Bà Chính Tòa Sài Gòn. Sau khi được thụ phong chức thánh, linh mục Phaolô dạy học tại Tiểu chủng viện Sài Gòn trong gần hai thập niên, đem kiến thức truyền thụ lại cho các thế hệ đàn em, nhất là phát triển kỹ năng sáng tác thánh nhạc của mình. [6] Theo tư liệu của Trần Nhật Vy, sau khi chịu chức, linh mục Ðạt làm Thư ký Tòa Tổng giám mục Sài Gòn, rồi linh mục phụ tá nhà thờ Tân Ðịnh từ năm 1920-1933 và về phụ trách nhà thờ Bà Rịa từ 1933-1949.
Năm 1933 làm cha sở giáo xứ Ðất Ðỏ (Bà Rịa, 1933-1949), linh mục Phaolô đã có sáng kiến tổ chức sinh hoạt giáo xứ rất ngoạn mục và có nhiều ý nghĩa sâu xa như tổ chức hoạt cảnh giáng sinh với cuộc rước tượng Chúa Hài Ðồng vòng quanh nhà thờ, hát những bài ca giáng sinh La tinh rồi sau cùng ca đoàn cử lên bài hợp xướng “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” do ngài sáng tác và tập dượt với phần thánh lễ kết thúc. Có tư liệu cho rằng khi làm cha sở Bà Rịa, cha Phaolô Ðạt thường xuyên đích thân tổ chức các buổi học giáo lý vào mỗi chiều Chúa Nhật, giải thích các lễ nghi, ý nghĩa các phép bí tích và kinh đọc hằng ngày. Cha xây dựng thói quen đánh chuông “Truyền tin” – gọi là “Nhật một” mỗi ngày sáng, trưa, tối. Ngài cũng lập thói quen tốt giật chuông “báo tử” đọc kinh cầu cho linh hồn người vừa qua đời trong họ đạo. [7]. Thật ra lối đọc kinh Truyền Tin (Angelus) có từ lâu bên Âu châu nếu ta theo dõi một bức danh họa của Rembrand vẽ hai cặp vợ chồng của một nông dân đang làm việc ngoài đồng đang giữa trưa nghe tiếng chuông nhà thờ đã đứng lên kính cẩn đọc kinh nhớ về Thiên Chúa, thì sáng kiến của cha Phaolô cũng chỉ là tuân thủ theo một tập quán tôn giáo lâu đời ở Việt Nam rất đáng phục hoạt mà thôi.
Ngày 22-11-1933, khi 56 tuổi,cha Ðoàn Quang Ðạt được thuyên chuyển về giáo xứ Bà Rịa với cái đầu bạc trắng và bệnh hen suyễn khá nặng. Cha phải theo chế độ ăn uống kiêng cử nhiệm nhặt để tránh cơn bệnh hành hạ cha suốt ngày đêm. Tuy bệnh tình nhưng cha vẫn không bao giờ bỏ việc dâng Thánh lễ và các công tác mục vụ khác.
Tháng 8 năm 1949, Ðức Cha Ðịa phận Sài Gòn Jean Cassaigne đưa cha về Chủng viện để dưỡng bệnh. Sau đó linh mục Giuse Thiên, cha sở Chí Hòa xin bề trên cho cha Ðạt về nhà hưu dưỡng các linh mục ở Chí Hòa.
Sáng ngày 21 tháng 2 năm 1956, Cha Ðạt dâng thánh lễ sáng, đến trưa cơn suyễn nổi lên quá mạnh khiến ngài không chịu nổi, đã tắt thở lúc 13 giờ trưa, thọ 79 tuổi, sau 45 năm phục vụ Chúa và dâng hiến những công trình tim óc cho nền Thánh nhạc Công Giáo. [8]
2.- Về bản thánh ca giáng sinh bất hủ “Nửa đêm mừng Chúa ra đời”...
Linh mục Phaolô Ðoàn Quang Ðạt có một nếp sống rất khắc khổ, đạo đức, bị hen suyễn thường xuyên. Vốn là người đa tài thuộc nhiều lãnh vực như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, linh mục Ðạt được coi là tác giả thiết kế nhà thờ Biên Hòa hiện nay. [9] Những sáng tác của cha Phaolô Ðạt để lại tuy ít nhưng đều là những bài hát có chất lượng cao, kỹ thuật phong phú, điêu luyện có lẽ đã được sáng tác trong thời gian làm giáo sư Tiểu chủng viện Sài gòn giai đoạn 1911-1933. Ðó là 3 bài thánh ca:
- Nửa đêm mừng Chúa ra đời,
- Kinh nguyện Chúa Thánh Thần,
- Tôi kính lạy Chúa Giêsu.
Các bài thánh ca này hòa âm ba phần, tiết tấu dịu dàng, êm ái, không cầu kỳ, đúng tinh thần thánh nhạc. Các bài ca ngợi Chúa Giêsu và ca ngợi Ðức Mẹ được khắp nơi trong các nhà thờ giáo phận Sài Gòn hát lên trong thánh lễ.
Theo ông Nguyễn Văn Quí, “sở dĩ linh mục Ðoàn Quang Ðạt viết nhạc là vì những tác phẩm ca hát trong nhà thờ trước đây đều là nhạc nước ngoài và bằng tiếng La tinh, số đông giáo dân hát khôngm được. Chính vì vậy, ông Ðạt liền nghĩ ra cách dịch lại những bài hát này cho giáo dân hát. Nhưng những bài hát nhạ ngoại bằng tiếng Việt này vẫn khó hát. Cuối cùng, ông nghĩ viết hẳn những bài hát bằng tiếng Việt ký âm theo nhạc lý phương Tây. Còn linh mục Nguyễn Hữu Tấn – giám đốc Ðại chủng viện Sài Gòn – cho biết những bài hát của linh mục Ðạt rất khác với nhạc Tây, mà giống với vọng cổ của miền Nam hơn. Còn linh mục Ðỗ Xuân Quế, đặc trách về thánh nhạc của giáo phận Sài Gòn, cũng thừa nhận linh mục Ðạt “rất giỏi nhạc” và bài hát “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” của ông đến nay vẫn còn dùng”.
Linh mục Quế còn cho biết ông được nghe kể linh mục Ðạt đã nghiên cứu từng bước chân trâu bò đi trên đường để viết phần nhạc trong bài “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” và bài ca này ông đã nghe từ những năm 1930 khi còn ở miền Bắc... Thế nhưng cha Ðạt viết những bài hát ấy từ lúc nào? Theo tài liệu hiện có thì ít nhất ông đã viết những bài hát bằng tiếng Việt từ trước năm 1913. Trong tập nhạc “Ca ngợi rất thánh trái tim Đức Chúa Giêsu” in tại nhà in Imprimerie de la Mission (nhà in trong nhà thờ Tân Ðịnh) số 289 rue Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng) năm 1942 có ghi lời bạt của linh mục Phaolô Qui vào ngày 1-5-1913. Linh mục Qui mất vào năm 1914. Một tài liệu khác là cuốn kinh Mục lục Sài Gòn in năm 1899 có chép toàn bộ phần lời của bài ca “Nửa đêm mừng Chúa ra đời”, nhưng không có phần nhạc...” [8] Như vậy bài thánh ca bất hủ Nửa đêm mừng Chúa ra đời chính là bản tân nhạc đầu tiên của Việt Nam, xuất hiện ít nhất cũng từ năm 1899, do một linh mục sáng tác để ca tụng Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và ở cùng chúng ta (Emmanuel).
Cũng theo Lê Ngọc Bích, “Anh Lê Ðình Bảng, nhà thơ, nhà nghiên cứu thi ca, âm nhạc Công Giáo Việt Nam có ý kiến rằng: “(...) Theo nhận định của những nhà nghiên cứu về nhạc sử thì ngay từ năm 1910 ở Nam Bộ đã có những linh mục, thầy giảng, nữ tu và bổn đạo người Việt hát hoặc điều khiển được những bài hát 2, 3 bè khá thành thạo. Có người đã sử dụng nhuần nhuyễn các loại nhạc cụ như harmonium, piano, violon (...) Chúng tôi dựa vào một chứng từ cụ thể của nhà in Tân Ðịnh (Imprimerie de la Mission) năm 1942. Đó là 2 tập sách hát mang tên “Ca ngợi Rất thánh Trái tim Ðức Chúa Giêsu” và “Ca ngợi Ðức Bà Maria”. Có thể xác định thời điểm xuất hiện và tác giả của những bài thánh ca VN đầu tiên ấy qua phần giới thiệu do “linh mục bổn quốc” Phaolô Qui (1855-1914) cha sở họ đạo Cầu Bông viết ngày 1-5-1913 cho cả 2 tập sách này: “... Nguyên những bài ca trong sách này đã rút ra bởi những kinh (Latinh) Hội thánh quen đọc (...). Những ca ngợi ấy là của cha Tôma Ðoan, cha ở Huế và cha Phaolô Ðạt.” “Nổi tiếng nhất trong đó có bài “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” của cha Phaolô Ðoàn Quang Ðạt (1877-1956). Ðã có dư luận cho rằng bài này là bản thánh ca mang dáng dấp hợp xướng đầu tiên trong lịch sử Thánh nhạc Thánh ca Việt Nam? Chúng tôi chưa dám đoan quyết như thế, bởi chưa có đủ chứng cứ cụ thể. Chỉ trộm nghĩ, có lẽ cảm hứng từ những ca khúc về Giáng sinh như “Il est né le Divin Enfant”, “Les Anges dans nos campagnes”, “Puer natus est”, “Gloria in excelcis Deo”và đặc biệt xuất phát từ tâm tình vồn vã, sốt sắng và nhạy cảm của một người con Chúa ở quê hương miệt vườn xứ Búng, tác giả Ðoàn Quang Ðạt (...)”. “Bên cạnh giá trị về giai điệu và cung bậc mang âm hưởng dân tộc, còn phải kể tới giá trị về lời ca là toàn văn của bài kinh vãn cùng tên trong Sách kinh Mục lục của địa phận Sài Gòn, một pho bách khoa toàn thư đậm đặc thứ ngôn ngữ giàu hình tượng rất riêng của những người con Chúa ở phương Nam.” [10]
Trong đêm Thánh ca Giáng sinh tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn tối 12-12-2010, ca đoàn giáo xứ Thị Nghè đã trình bày bản thánh ca “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” cùng với dàn nhạc dân tộc của các nghệ sĩ Nhạc viện Thành phố với sự điều khiển của linh mục Sỹ Tùng. Bản thánh ca này với giai điệu du dương, cung bậc dịu dàng mang âm hưởng dân tộc và lời hát tuy cổ xưa nhưng được sử dụng đúng chỗ, đúng cách đã mang đến cho tác phẩm giá trị vượt cả không gian xen lẫn thời gian cũng đáng được thưởng thức và chiêm nghiệm lại nguyên tác như sau:
Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Bức khăn sạch vấn để nơi hang lừa.
Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Chút cỏ rơm bơ thờ.
Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Mượn ấm bò lừa quỳ thở dâng hơi, quỳ thở dâng hơi.
Kiểng tinh soi sáng thâu đêm. (Soi thâu đêm) Kiểng tinh soi sáng thâu đêm.(Soi thâu đêm).
Chói lói giữa trời, nhỏ xuống Bê-Linh.
Thiên thần chín đấng chầu quanh, thiên thần chính đấng chầu quanh.
Tấu nhạc rập ràng, đờn hát, đờn hát xướng ca.
Vậy có ca rằng, rằng ca Thiên Chúa, rằng ca Thiên Chúa.
Ớ loài người ấy phúc lành bình an cho người vì cửa Thiên Ðàng rộng mở, Tang tình tình tang Thiên Ðàng rộng mở.
Tang tình tình tang Thiên Ðàng rộng mở.
Chúa cả ra ơn, ơn cả chữa đời.
Rằng: Hỡi chúng dân (Kìa trong hang đá nọ), tới xem điềm lạ.
Kìa trong hang đá, nọ trước lều tranh.
Rằng tính tình tang, Thánh Tiểu Hài sinh.
Thật ngôi linh tính tang tình là tình Thiên Chúa.
Nằm trong !máng cỏ bó bức khăn đơn.
Rằng: Bớ chúng ngươi! tới xem điềm lạ !
(Bay xem thì biết), Kìa trong hang đá, nọ trước lều tranh rằng tinh tình tinh Thánh Tiểu Hài sinh.
Thật ngôi linh tính thất tinh là tình Thiên Chúa.
Thiên thần vô số. Nhạc thổi rân. Thiên thần vô số. Nhạc thổi tung hô.”
Với một số danh từ cổ được sử dụng nơi đây như kiểng tinh (sao sáng, rất sáng), bơ thờ có nghĩa đơn sơ, hèn mọn, tình tang âm hưởng của những làn điệu dân ca, ớ, bớ là những tán thán từ đậm nét dân tộc cùng với những luồng nhạc khi mạnh mẽ như sóng gió để biểu lộ sự vui mừng, lúc chậm rãi kêu mời như tơ vàng óng ánh, bản thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời với ba phần hòa âm nhịp nhàng,gắn bó, quyện khúc, nâng đỡ, tung hứng trong những tiết điệu say sưa, hấp dẫn bộc lộ cả cung lòng mến yêu diệu vợi như không thể nào nói lên hết được tâm tình của một người tín hữu mà nhà thơ Hàn Mặc Tử từng thống thiết say mơ:
Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp
Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập
Cả Hàn giang, cả màu sắc thinh không
Lút trí khôn và ám ảnh hương lòng
Cho sốt sắng, cho đê mê nguyền ước...
Khi tôi viết bài này thì cũng được biết bà Ngọc-Diệu vốn là một ca đoàn trưởng nhiều kinh nghiệm từng đóng góp lời ca tiếng hát của mình suốt gần 60 năm từ những ngày còn ở xứ đạo Tam Tòa, Ðồng Hới, Quảng Bình năm 1949-1950 cho đến giáo xứ Tam Tòa, Ðà Nẵng năm 1954 và sau năm 1975 đến nay còn tiếp tục giúp cho các ca đoàn của Giáo xứ Tân Hòa, Ða-Minh, Tổng Giáo Phận Sài Gòn hiện cũng đang đóng góp phần kỹ thuật cho các ca viên hát lại bản thánh ca bất hủ này tại giáo xứ Đa-Minh (Ba Chuông, Sài Gòn). Ðây là một nét trổi bật trong nghệ thuật thánh về nguồn thông qua suối nhạc mà công sức của hai linh mục Gabriel Long và Phao lô Ðạt cần được hậu thế ghi nhớ.
Ước mong hằng năm vào dịp lễ Giáng sinh, bài thánh ca “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” dù khó hát, khó tập vì đòi hỏi nhiều kỹ thuật và cố gắng của ca viên, sẽ được các ca đoàn trong mọi giáo xứ trên khắp miền đất nước Việt Nam cùng các cộng đoàn hải ngoại hát lên để nhớ về một bản thánh ca tuyệt tác của nền thánh nhạcViệt Nam tiên phong đi vào vườn hoa nghệ thuật của Dân Tộc, mở đường cho nền tân nhạc Việt Nam tiến lên, đồng thời cũng là để dâng lên Chúa Hài Nhi một tác phẩm xứng đáng là đại diện của nền thánh nhạc Việt nam có khả năng chen vai thích cánh với các bài ca bất hủ như Silent Night của Âu châu và Bắc Mỹ, Il est né le Divin Enfant của Pháp, bài Adeste Fideles của văn chương La tinh, bản Hội nhạc Thiên quốc của Thánh Alphonso, bài Feliz Navidad của các giáo hội Trung và Nam Mỹ...
CHÚ THÍCH:
1.- Trần Nhật Vy, Tân nhạc Việt Nam từ năm 1911?, Tuổi Trẻ Xuân Canh Thìn, 2000, trang 30.
2.- Trần Doãn Nho, Nhạc Xuân, Tạp chí Thế Kỷ 21, số Xuân năm 2005.
3.- Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Công Giáo Việt Nam, Thế kỷ XVIII-XIX- XX, tài liệu lưu hành nội bộ, 2006, trang 501.
4.- Danh nhân Bình Trị Thiên, quyển 1, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1986, trg 128-129, dẫn theo Li Tana, Xứ Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế
- Xã hội Việt Nam, Nxb Trẻ, 1999, trang 34.
5.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 502.
6.- Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 502.
7.- Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 503
8.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 505.
9.-Trần Nhật Vy, bài đã dẫn.
10.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 504.
https://www.youtube.com/watch?v=ZCXiRpR
Cho đến nay thời điểm xuất hiện của nền tân nhạc Việt Nam vẫn còn chưa được giới nghiên cứu lịch sử âm nhạc xác định một cách rõ rệt. Có người (như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, nhóm Paris By Night) cho rằng nguồn gốc ấy bắt nguồn từ bản vọng cổ nổi tiếng có tên Dạ Cổ Hoài Lang của ông Sáu Lầu viết từ năm 1916, nhưng luận cứ này không vững.
Theo cố nhạc sĩ Lê Thương chủ trương - năm chính thức xuất hiện của phong trào âm nhạc mới là tháng 3-1938 khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên từ Sài Gòn ra hô hào tại đất Bắc qua việc ông được Thống đốc Nam Kỳ thời đó là Rivoal trợ cấp để đi diễn thuyết về âm nhạc cải cách tại Bắc hà. Tuy nhiên vẫn có người như giáo sư nhạc sĩ Tô Vũ thì “tân nhạc viết solfège đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn do một tu sĩ Công Giáo người Việt Nam viết những bài hát ca ngợi Ðức mẹ từ năm 1911”. [1]
Trong thập niên đầu của thế kỷ 20 trước đây, phong trào thánh nhạc Việt Nam ra đời với sự xuất hiện của nhiều bài ca Công Giáo vốn được coi là những tư liệu để chứng minh rằng có thể đây là khởi nguyên của nền âm nhạc Việt Nam chăng? Vào thời điểm đó, một bản thánh ca bất hủ được coi là một sáng tác kiệt xuất mà nhiều giáo xứ trước đây ở Trung, Nam hay Bắc mỗi khi mùa Giáng Sinh về cũng đều chọn làm bài hát chính trong thánh lễ hoặc trong các hoạt cảnh văn nghệ, đó là bài “Nửa Ðêm Mừng Chúa Ra Ðời”, do hai linh mục Phaolồ Ðoàn Quang Ðạt (1877-1956) và Gabriel Long là đồng tác giả. Về cuộc đời của cha Gabriel Long chúng tôi chưa có tư liệu để trình bài về tiểu sử của ngài chỉ biết cha Gabriel Long là một vị nhạc sư có lẽ dạy ở trong Tiểu chủng viện Sài Gòn trong những năm đầu của thế kỷ 20 và Linh mục Phaolồ Ðoàn Quang Ðạt là học trò của ngài.
Nếu trong cả một rừng nhạc xuân của Miền Nam trước năm 1975, bản Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Ðình Chương được nhà văn Trần Doãn Nho gọi là bản quốc ca [2] nghĩa là không thể thiếu nó trong tất cả các buổi văn nghệ mừng Xuân, và nếu không hát bài đó thì mất đi nửa cuộc vui thì bài “Nửa Ðêm Mừng Chúa Ra Ðời” của cha Gabriel Long và cha Phaolồ Ðạt là đỉnh cao của nền thánh nhạc Việt Nam mùa Giáng sinh, cũng mang một ý nghĩa từa tựa như vậy mà không thể bất cứ một bản nhạc do nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam nào sáng tác sau này chiếm cứ hay xô ngã được chỗ đứng trọng yếu của nó trong lòng những người say mê nhạc giáng sinh.
Thuở nhỏ sống tại giáo xứ Tam Tòa Ðồng Hới (Quảng Bình) những năm trước khi có hiệp định Genève chia đôi đất nước năm 1954, mỗi dịp lễ Giáng Sinh vào thời tiết rất lạnh, tôi thường theo gia đình đi dự lễ nửa đêm và vẫn được nghe bản thánh nhạc tuyệt vời này...
· 1.- Chân dung vị linh mục nhạc sĩ ở đầu nguồn suối nhạc thánh ca.
Nói rằng hai linh mục Phaolồ Ðạt và Gabriel Long là những nhạc sĩ tiên khởi của nền âm nhạc Việt Nam nói chung và thánh nhạc nói riêng là một lời nói không ngoa chút nào. Chắc chắn sáng kiến sử dụng nhạc lý và ký âm pháp của nền âm nhạcTây phương vốn được dạy trong các trường dòng, chủng viện và dòng tu Việt Nam đã ảnh hưởng không ít đến các nhạc sĩ Việt Nam và dòng nhạc mệnh danh là nhạc tiền chiến. Ðiều này cũng chứng minh rằng trong lãnh vực văn hóa đạo Công Giáo đã đóng góp nhiều công sức của mình vào kho tàng tinh thần quý giá của Dân tộc trong hành trình đức tin.
Theo nhà sử học Lê Ngọc Bích (1937-2009), “Linh mục Phaolô Ðoàn Quang Ðạt sinh năm 1877 tại làng Bình Sơn (Lái Thiêu) ngày nay thuộc xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tuy sinh quán tại Bình Sơn – Lái Thiêu nhưng quê quán tổ phụ gốc từ Thừa Thiên, di dân vào Nam cuối triều Gia Long hoặc đầu triều Minh Mệnh. Dòng họ Ðoàn của cha Phaolô Ðạt theo đạo Công Giáo từ lâu đời và có người làm quan trong triều đình Huế. Có lẽ vào đầu triều Minh Mạng, nhà vua gay gắt với đạo Công Giáo, cho nên nhiều người dòng họ Ðoàn đã theo dòng người Công Giáo chạy vào Nam trốn tránh cơn bắt đạo, tìm cuộc sống tự do để giữ đạo, cuộc sống tự do trong muôn vàn gian khổ có thể bỏ xác ở những vùng chướng khí, ác địa, những vùng gò nỗng cây cối um tùm đầy rắn dữ, cọp beo ma thiêng nước đôc...” [3] Ở Thừa Thiên, tại làng An Truyền cũng gọi làng Chuồn có dòng họ Ðoàn với hai anh em nổi tiếng qua biến cố Giặc Chày Vôi ở Huế thời Tự Ðức với người anh tên Ðoàn Hữu Trưng và em là Ðoàn Hữu Trực cũng gọi Ðoàn Tư Trực. Họ Ðoàn này có gốc ở tỉnh Quảng Bình gọi Chuồn gốc và họ Ðoàn ở làng An Truyền gọi là Chuồn ngọn [4]. Nếu tư liệu của Lê Ngọc Bích cho rằng dòng họ Ðoàn của linh mục Ðoàn Quang Ðạt có người làm quan ở Huế thì biết đâu trong số những vị đó lại có bà con liên hệ với hai anh em Ðoàn Hữu Trưng – Ðoàn Hữu Trực. Và vì biến cố Giặc Chày Vôi mà nhiều người bị án tru di tam tộc trong đó có dòng họ Ðoàn nên họ phải tìm cách trốn vào Miền Nam?
Cũng theo nhà sử học Lê Ngọc Bích, “Người họ Ðoàn chạy vào Miền Nam có thể số đông, cho nên lúc đầu định cư khai khẩn ở vùng Lái Thiêu, sau đó trong thời bắt đạo quá gay gắt thì phân tán ra các vùng phía Ðông phía Tây của đất Nam Kỳ Lục tỉnh. Ðiều này, ta có thể thấy rõ nét: Linh mục Ðoàn Công Quí (Thánh Tử Ðạo) sinh tại Búng (Thuận An, Sông Bé ngày nay), còn người cháu gọi bằng chú là linh mục Ðoàn Công Triệu thì sinh tại Bình Sơn. Còn linh mục Ðoàn Thanh Xuân thì sinh quán tại Lương Hòa (Long An). Qua vài nét về dòng họ Ðoàn như trên, còn cho ta thấy gia tộc của cha Phaolô Ðạt có được nhiều người làm linh mục, là một gia tộc có một nền móng đạo hạnh Công Giáo sâu xa bền vững, có được một vị hiển thánh linh mục Tử Ðạo: Thánh Ðoàn Công Quí.”[5] Giống tốt thì sinh cây tốt cho nên tất cả tinh hoa đạohạnh của các bậc tiền bối đã quy tụ vào tài năng của vị linh mục tác giả bài thánh ca bất hủ “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” mà chúng ta sẽ đề cập đến sau nhưng trước tiên cần biết qua quá trình tu đức, công tác mục vụ và sáng tác thánh nhạc của cha Phaolô Ðạt.
Thuở nhỏ, cậu Phaolô Ðạt đã đáp lại ơn gọi khi được nhận vào Tiểu Chủng Viện Sài Gòn và đã tỏ ra có tư chất thông minh nhất là có năng khiếu về âm nhạc trong những năm theo học các lớp nhỏ. Lúc bấy giờ linh mục Phaolô Nguyễn Văn Qui là cha giáo tại Tiểu chủng viện, một vị giáo sư thông minh và có năng khiếu âm nhạc, đã lưu ý đến kỹ năng âm nhạc của cậu Ðạt nên tận tình hướng dẫn nhạc lý, kỹ thuật hòa âm, cách sử dụng một số nhạc khí căn bản của Tây Phương như Harminium, Piano, Violon v.v... cho cậu. Cha Qui cũng giúp cậu dịch các bài ca vịnh Trái Tim Chúa Giêsu và ca vịnh Ðức Mẹ từ tiếng La Tinh sang Việt ngữ ngắn gọn và phổ nhạc theo nhịp điệu riêng biệt, làm thành hai quyển : một quyển “Ca Vịnh Trái Tim” và một quyển “Ca Vịnh Ðức Mẹ”. Năm 1913, nhà in Tân Ðịnh xuất bản cả hai quyển nói trên, có in cả nốt nhạc. Nhà in Tân Ðịnh vốn có tên Imprimerie de la Mission là cơ quan xuất bản kỳ cựu nhất Việt Nam của Ðịa phận Sài Gòn vốn đã in rất nhiều sách báo về tôn giáo và văn hóa, có cơ sở ấn loát tại nhà thờ Tân Ðịnh đường Hai Bà Trưng, Sài Gòn.
Nghe những bài hát ca vịnh của Thầy Phaolô Ðạt, linh mục Bề Trên Chủng viện Ernest vốn là một người giỏi dương cầm cũng phải khen ngợi : “Một lối nhạc vừa Ðạo đức vừa Dân tộc.” Cha Gabriel Long, một nhạc sư lúc bấy giờ ở Sài Gòn cũng khen rằng: “Nhạc của Phaolô Ðạt thật ngọt ngào say mến, đi sát với tinh thần của mỗi bài hát...” Có lẽ câu nói được thường xuyên nhắc tới “ Hát bằng hai lần cầu nguyện” (của Thánh Augustin) cũng là lời khích lệ mọi người tu sĩ, giáo dân trong cuộc sống tinh thần hằng ngày.
Ngày 23-9-1911, Thầy Phaolô Ðoàn Quang Ðạt được Ðức Giám Mục Lucien Mossard (tên VN là Mão) truyền chức linh mục tại nhà thờ Ðức Bà Chính Tòa Sài Gòn. Sau khi được thụ phong chức thánh, linh mục Phaolô dạy học tại Tiểu chủng viện Sài Gòn trong gần hai thập niên, đem kiến thức truyền thụ lại cho các thế hệ đàn em, nhất là phát triển kỹ năng sáng tác thánh nhạc của mình. [6] Theo tư liệu của Trần Nhật Vy, sau khi chịu chức, linh mục Ðạt làm Thư ký Tòa Tổng giám mục Sài Gòn, rồi linh mục phụ tá nhà thờ Tân Ðịnh từ năm 1920-1933 và về phụ trách nhà thờ Bà Rịa từ 1933-1949.
Năm 1933 làm cha sở giáo xứ Ðất Ðỏ (Bà Rịa, 1933-1949), linh mục Phaolô đã có sáng kiến tổ chức sinh hoạt giáo xứ rất ngoạn mục và có nhiều ý nghĩa sâu xa như tổ chức hoạt cảnh giáng sinh với cuộc rước tượng Chúa Hài Ðồng vòng quanh nhà thờ, hát những bài ca giáng sinh La tinh rồi sau cùng ca đoàn cử lên bài hợp xướng “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” do ngài sáng tác và tập dượt với phần thánh lễ kết thúc. Có tư liệu cho rằng khi làm cha sở Bà Rịa, cha Phaolô Ðạt thường xuyên đích thân tổ chức các buổi học giáo lý vào mỗi chiều Chúa Nhật, giải thích các lễ nghi, ý nghĩa các phép bí tích và kinh đọc hằng ngày. Cha xây dựng thói quen đánh chuông “Truyền tin” – gọi là “Nhật một” mỗi ngày sáng, trưa, tối. Ngài cũng lập thói quen tốt giật chuông “báo tử” đọc kinh cầu cho linh hồn người vừa qua đời trong họ đạo. [7]. Thật ra lối đọc kinh Truyền Tin (Angelus) có từ lâu bên Âu châu nếu ta theo dõi một bức danh họa của Rembrand vẽ hai cặp vợ chồng của một nông dân đang làm việc ngoài đồng đang giữa trưa nghe tiếng chuông nhà thờ đã đứng lên kính cẩn đọc kinh nhớ về Thiên Chúa, thì sáng kiến của cha Phaolô cũng chỉ là tuân thủ theo một tập quán tôn giáo lâu đời ở Việt Nam rất đáng phục hoạt mà thôi.
Ngày 22-11-1933, khi 56 tuổi,cha Ðoàn Quang Ðạt được thuyên chuyển về giáo xứ Bà Rịa với cái đầu bạc trắng và bệnh hen suyễn khá nặng. Cha phải theo chế độ ăn uống kiêng cử nhiệm nhặt để tránh cơn bệnh hành hạ cha suốt ngày đêm. Tuy bệnh tình nhưng cha vẫn không bao giờ bỏ việc dâng Thánh lễ và các công tác mục vụ khác.
Tháng 8 năm 1949, Ðức Cha Ðịa phận Sài Gòn Jean Cassaigne đưa cha về Chủng viện để dưỡng bệnh. Sau đó linh mục Giuse Thiên, cha sở Chí Hòa xin bề trên cho cha Ðạt về nhà hưu dưỡng các linh mục ở Chí Hòa.
Sáng ngày 21 tháng 2 năm 1956, Cha Ðạt dâng thánh lễ sáng, đến trưa cơn suyễn nổi lên quá mạnh khiến ngài không chịu nổi, đã tắt thở lúc 13 giờ trưa, thọ 79 tuổi, sau 45 năm phục vụ Chúa và dâng hiến những công trình tim óc cho nền Thánh nhạc Công Giáo. [8]
2.- Về bản thánh ca giáng sinh bất hủ “Nửa đêm mừng Chúa ra đời”...
Linh mục Phaolô Ðoàn Quang Ðạt có một nếp sống rất khắc khổ, đạo đức, bị hen suyễn thường xuyên. Vốn là người đa tài thuộc nhiều lãnh vực như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, linh mục Ðạt được coi là tác giả thiết kế nhà thờ Biên Hòa hiện nay. [9] Những sáng tác của cha Phaolô Ðạt để lại tuy ít nhưng đều là những bài hát có chất lượng cao, kỹ thuật phong phú, điêu luyện có lẽ đã được sáng tác trong thời gian làm giáo sư Tiểu chủng viện Sài gòn giai đoạn 1911-1933. Ðó là 3 bài thánh ca:
- Nửa đêm mừng Chúa ra đời,
- Kinh nguyện Chúa Thánh Thần,
- Tôi kính lạy Chúa Giêsu.
Các bài thánh ca này hòa âm ba phần, tiết tấu dịu dàng, êm ái, không cầu kỳ, đúng tinh thần thánh nhạc. Các bài ca ngợi Chúa Giêsu và ca ngợi Ðức Mẹ được khắp nơi trong các nhà thờ giáo phận Sài Gòn hát lên trong thánh lễ.
Theo ông Nguyễn Văn Quí, “sở dĩ linh mục Ðoàn Quang Ðạt viết nhạc là vì những tác phẩm ca hát trong nhà thờ trước đây đều là nhạc nước ngoài và bằng tiếng La tinh, số đông giáo dân hát khôngm được. Chính vì vậy, ông Ðạt liền nghĩ ra cách dịch lại những bài hát này cho giáo dân hát. Nhưng những bài hát nhạ ngoại bằng tiếng Việt này vẫn khó hát. Cuối cùng, ông nghĩ viết hẳn những bài hát bằng tiếng Việt ký âm theo nhạc lý phương Tây. Còn linh mục Nguyễn Hữu Tấn – giám đốc Ðại chủng viện Sài Gòn – cho biết những bài hát của linh mục Ðạt rất khác với nhạc Tây, mà giống với vọng cổ của miền Nam hơn. Còn linh mục Ðỗ Xuân Quế, đặc trách về thánh nhạc của giáo phận Sài Gòn, cũng thừa nhận linh mục Ðạt “rất giỏi nhạc” và bài hát “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” của ông đến nay vẫn còn dùng”.
Linh mục Quế còn cho biết ông được nghe kể linh mục Ðạt đã nghiên cứu từng bước chân trâu bò đi trên đường để viết phần nhạc trong bài “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” và bài ca này ông đã nghe từ những năm 1930 khi còn ở miền Bắc... Thế nhưng cha Ðạt viết những bài hát ấy từ lúc nào? Theo tài liệu hiện có thì ít nhất ông đã viết những bài hát bằng tiếng Việt từ trước năm 1913. Trong tập nhạc “Ca ngợi rất thánh trái tim Đức Chúa Giêsu” in tại nhà in Imprimerie de la Mission (nhà in trong nhà thờ Tân Ðịnh) số 289 rue Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng) năm 1942 có ghi lời bạt của linh mục Phaolô Qui vào ngày 1-5-1913. Linh mục Qui mất vào năm 1914. Một tài liệu khác là cuốn kinh Mục lục Sài Gòn in năm 1899 có chép toàn bộ phần lời của bài ca “Nửa đêm mừng Chúa ra đời”, nhưng không có phần nhạc...” [8] Như vậy bài thánh ca bất hủ Nửa đêm mừng Chúa ra đời chính là bản tân nhạc đầu tiên của Việt Nam, xuất hiện ít nhất cũng từ năm 1899, do một linh mục sáng tác để ca tụng Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và ở cùng chúng ta (Emmanuel).
Cũng theo Lê Ngọc Bích, “Anh Lê Ðình Bảng, nhà thơ, nhà nghiên cứu thi ca, âm nhạc Công Giáo Việt Nam có ý kiến rằng: “(...) Theo nhận định của những nhà nghiên cứu về nhạc sử thì ngay từ năm 1910 ở Nam Bộ đã có những linh mục, thầy giảng, nữ tu và bổn đạo người Việt hát hoặc điều khiển được những bài hát 2, 3 bè khá thành thạo. Có người đã sử dụng nhuần nhuyễn các loại nhạc cụ như harmonium, piano, violon (...) Chúng tôi dựa vào một chứng từ cụ thể của nhà in Tân Ðịnh (Imprimerie de la Mission) năm 1942. Đó là 2 tập sách hát mang tên “Ca ngợi Rất thánh Trái tim Ðức Chúa Giêsu” và “Ca ngợi Ðức Bà Maria”. Có thể xác định thời điểm xuất hiện và tác giả của những bài thánh ca VN đầu tiên ấy qua phần giới thiệu do “linh mục bổn quốc” Phaolô Qui (1855-1914) cha sở họ đạo Cầu Bông viết ngày 1-5-1913 cho cả 2 tập sách này: “... Nguyên những bài ca trong sách này đã rút ra bởi những kinh (Latinh) Hội thánh quen đọc (...). Những ca ngợi ấy là của cha Tôma Ðoan, cha ở Huế và cha Phaolô Ðạt.” “Nổi tiếng nhất trong đó có bài “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” của cha Phaolô Ðoàn Quang Ðạt (1877-1956). Ðã có dư luận cho rằng bài này là bản thánh ca mang dáng dấp hợp xướng đầu tiên trong lịch sử Thánh nhạc Thánh ca Việt Nam? Chúng tôi chưa dám đoan quyết như thế, bởi chưa có đủ chứng cứ cụ thể. Chỉ trộm nghĩ, có lẽ cảm hứng từ những ca khúc về Giáng sinh như “Il est né le Divin Enfant”, “Les Anges dans nos campagnes”, “Puer natus est”, “Gloria in excelcis Deo”và đặc biệt xuất phát từ tâm tình vồn vã, sốt sắng và nhạy cảm của một người con Chúa ở quê hương miệt vườn xứ Búng, tác giả Ðoàn Quang Ðạt (...)”. “Bên cạnh giá trị về giai điệu và cung bậc mang âm hưởng dân tộc, còn phải kể tới giá trị về lời ca là toàn văn của bài kinh vãn cùng tên trong Sách kinh Mục lục của địa phận Sài Gòn, một pho bách khoa toàn thư đậm đặc thứ ngôn ngữ giàu hình tượng rất riêng của những người con Chúa ở phương Nam.” [10]
Trong đêm Thánh ca Giáng sinh tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn tối 12-12-2010, ca đoàn giáo xứ Thị Nghè đã trình bày bản thánh ca “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” cùng với dàn nhạc dân tộc của các nghệ sĩ Nhạc viện Thành phố với sự điều khiển của linh mục Sỹ Tùng. Bản thánh ca này với giai điệu du dương, cung bậc dịu dàng mang âm hưởng dân tộc và lời hát tuy cổ xưa nhưng được sử dụng đúng chỗ, đúng cách đã mang đến cho tác phẩm giá trị vượt cả không gian xen lẫn thời gian cũng đáng được thưởng thức và chiêm nghiệm lại nguyên tác như sau:
Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Bức khăn sạch vấn để nơi hang lừa.
Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Chút cỏ rơm bơ thờ.
Cỏ rơm trải lót bơ thờ. Mượn ấm bò lừa quỳ thở dâng hơi, quỳ thở dâng hơi.
Kiểng tinh soi sáng thâu đêm. (Soi thâu đêm) Kiểng tinh soi sáng thâu đêm.(Soi thâu đêm).
Chói lói giữa trời, nhỏ xuống Bê-Linh.
Thiên thần chín đấng chầu quanh, thiên thần chính đấng chầu quanh.
Tấu nhạc rập ràng, đờn hát, đờn hát xướng ca.
Vậy có ca rằng, rằng ca Thiên Chúa, rằng ca Thiên Chúa.
Ớ loài người ấy phúc lành bình an cho người vì cửa Thiên Ðàng rộng mở, Tang tình tình tang Thiên Ðàng rộng mở.
Tang tình tình tang Thiên Ðàng rộng mở.
Chúa cả ra ơn, ơn cả chữa đời.
Rằng: Hỡi chúng dân (Kìa trong hang đá nọ), tới xem điềm lạ.
Kìa trong hang đá, nọ trước lều tranh.
Rằng tính tình tang, Thánh Tiểu Hài sinh.
Thật ngôi linh tính tang tình là tình Thiên Chúa.
Nằm trong !máng cỏ bó bức khăn đơn.
Rằng: Bớ chúng ngươi! tới xem điềm lạ !
(Bay xem thì biết), Kìa trong hang đá, nọ trước lều tranh rằng tinh tình tinh Thánh Tiểu Hài sinh.
Thật ngôi linh tính thất tinh là tình Thiên Chúa.
Thiên thần vô số. Nhạc thổi rân. Thiên thần vô số. Nhạc thổi tung hô.”
Với một số danh từ cổ được sử dụng nơi đây như kiểng tinh (sao sáng, rất sáng), bơ thờ có nghĩa đơn sơ, hèn mọn, tình tang âm hưởng của những làn điệu dân ca, ớ, bớ là những tán thán từ đậm nét dân tộc cùng với những luồng nhạc khi mạnh mẽ như sóng gió để biểu lộ sự vui mừng, lúc chậm rãi kêu mời như tơ vàng óng ánh, bản thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời với ba phần hòa âm nhịp nhàng,gắn bó, quyện khúc, nâng đỡ, tung hứng trong những tiết điệu say sưa, hấp dẫn bộc lộ cả cung lòng mến yêu diệu vợi như không thể nào nói lên hết được tâm tình của một người tín hữu mà nhà thơ Hàn Mặc Tử từng thống thiết say mơ:
Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp
Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập
Cả Hàn giang, cả màu sắc thinh không
Lút trí khôn và ám ảnh hương lòng
Cho sốt sắng, cho đê mê nguyền ước...
Khi tôi viết bài này thì cũng được biết bà Ngọc-Diệu vốn là một ca đoàn trưởng nhiều kinh nghiệm từng đóng góp lời ca tiếng hát của mình suốt gần 60 năm từ những ngày còn ở xứ đạo Tam Tòa, Ðồng Hới, Quảng Bình năm 1949-1950 cho đến giáo xứ Tam Tòa, Ðà Nẵng năm 1954 và sau năm 1975 đến nay còn tiếp tục giúp cho các ca đoàn của Giáo xứ Tân Hòa, Ða-Minh, Tổng Giáo Phận Sài Gòn hiện cũng đang đóng góp phần kỹ thuật cho các ca viên hát lại bản thánh ca bất hủ này tại giáo xứ Đa-Minh (Ba Chuông, Sài Gòn). Ðây là một nét trổi bật trong nghệ thuật thánh về nguồn thông qua suối nhạc mà công sức của hai linh mục Gabriel Long và Phao lô Ðạt cần được hậu thế ghi nhớ.
Ước mong hằng năm vào dịp lễ Giáng sinh, bài thánh ca “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” dù khó hát, khó tập vì đòi hỏi nhiều kỹ thuật và cố gắng của ca viên, sẽ được các ca đoàn trong mọi giáo xứ trên khắp miền đất nước Việt Nam cùng các cộng đoàn hải ngoại hát lên để nhớ về một bản thánh ca tuyệt tác của nền thánh nhạcViệt Nam tiên phong đi vào vườn hoa nghệ thuật của Dân Tộc, mở đường cho nền tân nhạc Việt Nam tiến lên, đồng thời cũng là để dâng lên Chúa Hài Nhi một tác phẩm xứng đáng là đại diện của nền thánh nhạc Việt nam có khả năng chen vai thích cánh với các bài ca bất hủ như Silent Night của Âu châu và Bắc Mỹ, Il est né le Divin Enfant của Pháp, bài Adeste Fideles của văn chương La tinh, bản Hội nhạc Thiên quốc của Thánh Alphonso, bài Feliz Navidad của các giáo hội Trung và Nam Mỹ...
CHÚ THÍCH:
1.- Trần Nhật Vy, Tân nhạc Việt Nam từ năm 1911?, Tuổi Trẻ Xuân Canh Thìn, 2000, trang 30.
2.- Trần Doãn Nho, Nhạc Xuân, Tạp chí Thế Kỷ 21, số Xuân năm 2005.
3.- Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Công Giáo Việt Nam, Thế kỷ XVIII-XIX- XX, tài liệu lưu hành nội bộ, 2006, trang 501.
4.- Danh nhân Bình Trị Thiên, quyển 1, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1986, trg 128-129, dẫn theo Li Tana, Xứ Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế
- Xã hội Việt Nam, Nxb Trẻ, 1999, trang 34.
5.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 502.
6.- Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 502.
7.- Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 503
8.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 505.
9.-Trần Nhật Vy, bài đã dẫn.
10.-Lê Ngọc Bích, Sđd, trang 504.
https://www.youtube.com/watch?v=ZCXiRpR
VietCatholic TV
Tin Vui: Trùm CIA đến Kyiv, có tin TT Trump tiếp tục viện trợ. Kursk: Bắc Hàn trúng đạn chùm tan tác
VietCatholic Media
03:29 23/12/2024
1. Zelenskiy gặp giám đốc CIA tại Kyiv
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã gặp Giám đốc CIA William Burns tại Ukraine, đánh dấu sự thừa nhận công khai hiếm hoi về các cuộc thảo luận của họ trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Hoa Kỳ là đồng minh chủ chốt của Ukraine, cung cấp viện trợ tài chính và quân sự đáng kể kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu cách đây gần ba năm. Washington cũng được cho là đã liên tục chia sẻ thông tin tình báo quân sự để củng cố quốc phòng của Ukraine.
“Bill Burns đã đến thăm Ukraine trong chuyến đi cuối cùng của ông với tư cách là Giám đốc CIA. Trong suốt cuộc chiến này, chúng tôi đã có nhiều cuộc họp và tôi vô cùng biết ơn sự hỗ trợ của ông ấy”, Zelenskiy viết trên X, chia sẻ một bức ảnh ông và Burns bắt tay nhau trước quốc huy Ukraine.
Zelenskiy lưu ý rằng ông và Burns đã gặp nhau nhiều lần trong suốt cuộc chiến, nhưng những cuộc gặp gỡ như vậy thường được giữ bí mật. “Chúng tôi không tiết lộ bí mật, nhưng chúng tôi vẫn giữ liên lạc. Chúng tôi có thể sẽ gặp lại nhau, và chúng tôi chắc chắn sẽ thấy cuộc chiến này kết thúc như thế nào với một nền hòa bình thực sự và lâu dài—một nền hòa bình mà chúng tôi đang cùng nhau hướng tới”, Zelenskiy nói.
Burns chuẩn bị từ chức giám đốc CIA khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump chuẩn bị bổ nhiệm người kế nhiệm.
Cuộc gặp công khai cuối cùng được xác nhận giữa Zelenskiy và Burns diễn ra vào giữa năm 2023 khi các quan chức Hoa Kỳ tiết lộ vào tháng 7 rằng Burns gần đây đã có chuyến thăm bí mật tới Ukraine.
Mặc dù Zelenskiy không nêu rõ ngày chính xác của cuộc gặp cuối cùng, nhưng ông nhấn mạnh tầm quan trọng của nó khi Burns chuẩn bị rời khỏi vị trí của mình chỉ một tháng trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết sẽ chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng, làm dấy lên lo ngại rằng Kyiv có thể phải đối mặt với áp lực chấp nhận các điều khoản hòa bình có lợi cho Mạc Tư Khoa.
[Kyiv Independent: Zelensky meets with CIA director in Kyiv]
2. Ukraine phải quyết định giữa ‘tiếp tục chiến đấu hoặc tìm cách đàm phán ngừng bắn’, Blinken nói
Trong một cuộc phỏng vấn sâu rộng với MSNBC vào ngày 19 tháng 12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã nói về triển vọng ngừng bắn tiềm tàng ở Ukraine, cũng như sự ủng hộ dành cho quốc gia đang gặp khó khăn này trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tháng Giêng.
“Tôi muốn bảo đảm rằng chúng ta trao cho chính quyền mới và người Ukraine một bàn tay mạnh nhất có thể để bước vào năm 2025,” Blinken nói trong một cuộc phỏng vấn trên MSNBC Morning Joe. “Người Ukraine phải đưa ra những quyết định cơ bản về việc tiếp tục chiến đấu hay tìm cách đàm phán và cố gắng đưa điều này đến một lệnh ngừng bắn. Câu hỏi cơ bản là liệu Nga có sẵn sàng làm điều đó và làm điều đó một cách thiện chí hay không.”
“Nếu tiến triển đến mức đó, chúng tôi muốn bảo đảm rằng người Ukraine và chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump có lợi thế nhất để đạt được thỏa thuận mạnh nhất có thể. Và điều đó có nghĩa là cố gắng củng cố vị thế của Ukraine trên chiến trường”, Blinken nói thêm.
Bình luận của viên chức sắp mãn nhiệm được đưa ra khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết đưa Hoa Kỳ “thoát khỏi” cuộc chiến của Nga và đàm phán một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng. Các quan chức Ukraine đã thúc giục tổng thống đắc cử duy trì sự ủng hộ và áp dụng đường lối “hòa bình thông qua sức mạnh” trong các giao dịch với Nga
Tờ Wall Street Journal đưa tin vào ngày 12 tháng 12, trích dẫn các nguồn tin chính thức không được tiết lộ, rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump muốn quân đội Âu Châu giám sát lệnh ngừng bắn tiềm năng ở Ukraine. Tổng thống đắc cử Donald Trump được cho là đã đưa ra những bình luận này trong cuộc họp ngày 7 tháng 12 với Zelenskiy và Tổng thống Pháp Macron tại Paris.
“Nếu điều này đi đến một nơi có lệnh ngừng bắn, và đó là lệnh ngừng bắn có các điều khoản công bằng và lâu dài, thì đó sẽ là một điều tốt. Nhưng để nó bền vững, phải có một số loại bảo đảm rằng Nga sẽ không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, tái trang bị và tái tấn công,” Blinken nói thêm trong cuộc phỏng vấn.
Trong chuyến thăm Brussels để gặp gỡ các nhà lãnh đạo Âu Châu vào ngày 19 tháng 12, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã bác bỏ ý tưởng đóng băng xung đột mà không có sự bảo đảm an ninh hiệu quả, đồng thời nói thêm rằng làm như vậy sẽ “mua thêm thời gian” để Nga tập hợp lại trước một cuộc tấn công khác.
Vào ngày 18 tháng 12, Zelenskiy cho biết ông đang “thảo luận các ý tưởng với các nhà lãnh đạo Âu Châu” về khả năng điều động lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu tới quốc gia đang gặp khó khăn này.
Vào ngày 13 tháng 12, Andriy Yermak, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống, cho biết Kyiv không sẵn sàng đàm phán với Nga vì thiếu sự ủng hộ cần thiết của phương Tây để tham gia từ vị thế mạnh mẽ.
[Kyiv Independent: Ukraine must decide between 'carrying on the fight or looking to negotiate ceasefire,' Blinken says]
3. Pháo binh Ukraine nã đạn chùm vào quân đội Bắc Hàn bị lộ
Quân đoàn 11 của Bắc Hàn cuối cùng đã hành quân vào cuối tuần trước, hai tháng sau khi đợt đầu tiên trong số 12.000 quân Bắc Hàn được điều động đến Tỉnh Kursk ở phía tây nước Nga.
Tấn công từ nhiều hướng trên địa hình trống trải, các nhóm lớn bộ binh Bắc Hàn đã tấn công vào khu vực do quân Ukraine tạm chiếm ở tỉnh Kursk từ tháng 8.
Một cuộc tấn công xung quanh làng Plekhove, ở rìa phía đông của phần nhô ra, cuối cùng đã thành công—với cái giá rất đắt đối với Bắc Hàn—sau khi ban đầu vấp phải mìn và máy bay điều khiển từ xa của Ukraine. Tuy nhiên, một cuộc tấn công khác nhắm vào các vị trí do Lữ đoàn cơ giới hạng nặng số 17 của Ukraine nắm giữ ở phía đối diện dường như đã thất bại.
Người Ukraine có thể phải cảm ơn một vũ khí gây tranh cãi vì chiến thắng vào cuối tuần của họ ở khu vực đó của mặt trận Kursk.
Các video quay bằng máy bay điều khiển từ xa về cuộc tấn công của Bắc Hàn dường như mô tả các loại đạn chùm do Hoa Kỳ sản xuất—có thể là đạn pháo thông thường cải tiến đa năng—bật ra trên chiến trường đầy tuyết và rải các đầu đạn con có kích thước bằng quả lựu đạn gây chết người.
Quân đoàn 11 được cho là đã mất hàng trăm binh lính trong các cuộc tấn công vào cuối tuần. Những quả đạn chùm đó là lý do chính.
Mặc dù có hiệu quả như vậy, nhưng những quả đạn này đã đến muộn trong cuộc chiến. Hoa Kỳ đã không bắt đầu cung cấp đạn DPICM dư thừa cho Ukraine cho đến mùa hè năm 2023—hơn một năm sau khi Nga xâm lược Ukraine.
Vào thời điểm đó, đây là một quyết định gây tranh cãi. Những quả đạn nặng 100 pound thường để lại các loại đạn con chưa nổ có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho quân đội và dân thường của phe ta. Tỷ lệ đạn hỏng cao, đôi khi vượt quá 3%, đã buộc Quân đội Hoa Kỳ phải bắt đầu thay thế các loại đạn DPICM cũ bằng các loại đạn mới hơn.
Với lợi thế lớn về quân số và trang thiết bị của Nga, Ukraine vui vẻ chấp nhận những rủi ro liên quan đến việc sử dụng nhiều DPICM cũ.
Theo dữ liệu của Quân đội Hoa Kỳ được Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia tại Luân Đôn trích dẫn, có thể cần 14 quả đạn pháo 155 ly tiêu chuẩn để tiêu diệt một binh lính địch—và chỉ cần hai viên đạn DPICM, mỗi viên rải 88 quả đạn con. Các viên đạn DPICM chết chóc hơn không chỉ tiêu diệt địch nhanh hơn mà còn cho phép các khẩu đội pháo binh của phe ta bắn ít đạn hơn với cùng hiệu quả.
Hiệu quả sau có thể lớn hơn hiệu quả trước. “Động lực quan trọng nhất” thúc đẩy nhu cầu về DPICM của Ukraine “là tác động về mặt hoạt động đối với kho đạn pháo và tuổi thọ nòng pháo của Ukraine”, các nhà phân tích Jack Watling và Justin Bronk của RUSI đã viết.
“Với mỗi nòng có tuổi thọ khoảng 1.800 viên đạn, việc cung cấp DPICM cho Ukraine sẽ có nghĩa là họ phải bắn ít đạn hơn cho một hiệu ứng chiến trường nhất định, cho phép họ duy trì cuộc chiến lâu hơn đáng kể”, Watling và Bronk nói thêm.
Hậu quả lâu dài của việc Ukraine chậm trễ trong việc tiếp nhận đạn DPICM đã được chứng minh rõ ràng ở Kursk, một năm rưỡi sau khi những quả đạn chùm đầu tiên được chuyển đến dọc theo tuyến đầu.
Pháo binh yếu thế của Ukraine vẫn đang hoạt động. Và họ đang bắn những quả đạn giết chết đối phương—cả Nga và Bắc Hàn—với tỷ lệ cứ hai viên đạn một người lính.
[Forbes: Ukrainian Artillery Rained Cluster Shells On Exposed North Korean Troops]
4. Tổng thống đắc cử Donald Trump có kế hoạch tiếp tục viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraine sau khi nhậm chức, Financial Times đưa tin
Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Ông Donald Trump có kế hoạch tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, tờ Financial Times đưa tin vào ngày 20 tháng 12, trích dẫn nguồn tin giấu tên.
Ba quan chức nắm rõ nội dung thảo luận tiết lộ rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump có ý định tiếp tục cung cấp thiết bị quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraine sau khi nhậm chức.
Nhóm chính sách đối ngoại của Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng thông báo với các quan chức Âu Châu rằng ông có kế hoạch thúc đẩy các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP của họ. Các quốc gia thành viên NATO hiện đang theo đuổi mục tiêu phân bổ 2% GDP của họ cho chi tiêu quốc phòng.
Các quan chức Anh lưu ý rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump coi việc cung cấp vũ khí sau lệnh ngừng bắn là phù hợp với triết lý “hòa bình thông qua sức mạnh” của ông.
Tuy nhiên, ông vẫn phản đối việc Ukraine gia nhập NATO và ủng hộ giải quyết ngay lập tức cuộc xung đột.
Điều này trái ngược với lời lẽ trong chiến dịch tranh cử trước đó của ông, khi ông đề xuất cắt viện trợ cho Ukraine và thúc đẩy đàm phán hòa bình.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về cách thức ông dự định thực hiện điều đó.
[Kyiv Independent: Trump plans to continue US military aid to Ukraine after inauguration, FT reports]
5. Lần đầu tiên, Ukraine tấn công các vị trí của Nga chỉ bằng người máy và máy bay điều khiển từ xa
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Bẩy, 21 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, tuyên bố vào ngày 20 tháng 12 rằng lực lượng Ukraine đã tấn công thành công các vị trí của Nga chỉ bằng người máy và máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất thay vì bộ binh.
Ông cho biết “hàng chục đơn vị thiết bị robot” được hỗ trợ bởi máy bay điều khiển từ xa giám sát đã được sử dụng trong cuộc tấn công gần làng Lyptsi, phía bắc Kharkiv.
Các đơn vị thiết bị robot, gọi tắt là UGV, được trang bị súng máy và máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất cảm tử.
Bình luận về các báo cáo, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW cho biết vụ tấn công đã làm nổi bật sự khác biệt trong thái độ đối với quân đội tiền tuyến của Mạc Tư Khoa và Kyiv.
ISW cho biết: “Các quan chức Ukraine đã nhiều lần nhấn mạnh những nỗ lực của Ukraine trong việc sử dụng các cải tiến công nghệ và khả năng tấn công bất đối xứng để bù đắp cho những hạn chế về nhân lực của Ukraine, trái ngược với sự sẵn sàng chấp nhận tỷ lệ thương vong của Nga để giành được lợi ích lãnh thổ nhỏ”.
Thứ trưởng Quốc phòng Anh Luke Pollard cho biết vào ngày 19 tháng 12 rằng tổn thất quân sự của Nga trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine đã vượt quá 750.000 binh sĩ và dự kiến sẽ vượt quá 1 triệu quân Nga trong vòng sáu tháng.
Ước tính mới nhất của Vương quốc Anh phù hợp với số liệu từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine, tính đến ngày 19 tháng 12, có 768.220 quân lính thiệt mạng kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Các số liệu không nêu rõ số người tử trận hoặc bị thương, mặc dù sự đồng thuận chung là bao gồm cả người chết, bị thương, mất tích và bị bắt.
Pollard phát biểu với các nghị sĩ Anh vào ngày 19 tháng 12 rằng: “Rất có khả năng là họ đã phải chịu thương vong đáng kể trong khi chỉ đạt được những thành quả chiến thuật hạn chế”.
Nga đã giành được nhiều thắng lợi ở miền Đông Ukraine và Tỉnh Kursk trong những tháng gần đây nhưng phải trả giá bằng thương vong nặng nề.
Tổn thất của Nga đạt mức cao kỷ lục vào tháng 11 và tháng 12, với mức cao nhất trong ngày là 2.030 quân mất vào tháng 11, đánh dấu mức tổn thất hàng ngày cao nhất kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022. Tổn thất của Nga vượt quá 45.000 quân và thiết bị trị giá 3 tỷ đô la vào tháng 11.
Các nhà phát triển công nghệ quân sự đã tạo ra một loại UGV mới có khả năng mang thuốc nổ và chạy dưới gầm xe thiết giáp.
UGV, có tên là Ratel S hoặc Honey Badger, được phát triển như một phần trong sáng kiến Brave1 của chính phủ.
Sáng kiến này được đưa ra vào tháng 4 nhằm đầu tư vào các sáng kiến công nghệ quốc phòng có thể được quân đội Ukraine sử dụng, cũng như đóng vai trò là nền tảng kết nối các bên liên quan trong ngành.
“ Ý tưởng chính là robot (Ratel S) được sử dụng như một đầu đạn di động mang theo mìn chống tăng hoặc các thiết bị nổ khác”, Kovalchuk cho biết, đồng thời nói thêm rằng nó có thể chạy trong 40–50 phút ở tốc độ trung bình hoặc trong hai giờ ở tốc độ chậm hơn.
[Kyiv Independent: For first time, Ukraine attacks Russian positions using solely ground, FPV drones]
6. Đồng minh NATO cung cấp gần 300 triệu đô la cho hệ thống phòng không của Ukraine
Ukraine sắp nhận được sự hỗ trợ lớn cho khả năng phòng không từ một trong những đồng minh trung thành của mình, sau một loạt các cuộc tấn công trên không lớn của Nga.
Hôm thứ năm, Bộ Quốc phòng Đan Mạch thông báo rằng một gói viện trợ trị giá tổng cộng 2,1 tỷ Krone Đan Mạch, hay 293 triệu đô la, đã được phân bổ cho Ukraine.
Gói này bao gồm các khoản tiền để “tăng cường khả năng phòng không của Ukraine”. Bộ này cho biết khoản tiền tài trợ cũng sẽ được cung cấp cho “hoạt động của năng lực F-16 của Ukraine”.
Cùng với Thụy Điển, Đan Mạch cũng sẽ cung cấp cho Ukraine một số lượng không xác định xe chiến đấu bộ binh CV90 - xe tăng bọc thép thu nhỏ hiện đang hoạt động ở Ukraine - và điều động thêm nhân sự để hỗ trợ NATO và Liên minh Âu Châu trong các nhiệm vụ hỗ trợ Ukraine.
Khi được liên hệ để biết thêm thông tin về gói hàng, Bộ Quốc phòng Đan Mạch trả lời Newsweek rằng họ không thể bình luận về hệ thống phòng không của Ukraine vì lý do an ninh hoạt động.
“Một trong những nhu cầu cấp thiết nhất của Ukraine hiện nay là có thể tự vệ trước các cuộc không kích của Nga”, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen cho biết hôm thứ Năm. “Đó là lý do tại sao chúng tôi ưu tiên hỗ trợ nhiều hơn cho phòng không”. Mặc dù các đồng minh phương Tây đã nâng cấp đáng kể hệ thống phòng không của Ukraine, nhưng quốc gia này vẫn phải chịu đựng một loạt các cuộc tấn công trên không của Nga nhắm vào các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng của mình.
Thứ sáu tuần trước, Volodymyr Zelenskiy cho biết 93 hỏa tiễn và 200 máy bay điều khiển từ xa đã được phóng vào Ukraine, trong vụ việc mà tổng thống gọi là “một trong những cuộc tấn công lớn nhất của Nga vào ngành năng lượng của chúng ta” kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Zelenskiy cho biết 81 trong số các hỏa tiễn đã bị đánh chặn, nhưng các công ty điện lực bao gồm DTEK và Ukrenergo đã báo cáo thiệt hại đáng kể tại các cơ sở của họ. Tiếp theo là một cuộc tấn công vào Kyiv vào sáng thứ sáu, gây ra hỏa hoạn bùng phát trên khắp thủ đô, khiến các trường học, cơ sở y tế và các tòa nhà dân cư không có điện.
Theo Bộ Quốc phòng, Đan Mạch đã trở thành đồng minh quan trọng của Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, dành hơn 7 tỷ đô la tiền quỹ cho quốc gia này cho đến năm 2028.
Ngoài sự hỗ trợ có trong gói mới nhất, Đan Mạch cũng là nước đóng góp chính cho phi đội chiến đấu cơ F-16 của Ukraine, cùng với Hòa Lan. Vào ngày 7 tháng 12, Zelenskiy thông báo rằng lô máy bay F-16 thứ hai của Đan Mạch đã đến Ukraine và cảm ơn đất nước này vì sự hỗ trợ liên tục của họ.
“Máy bay từ lô đầu tiên do người Đan Mạch cung cấp đã bắn hạ hỏa tiễn của Nga và cứu người dân, cơ sở hạ tầng của chúng ta,” tổng thống cho biết. “Bây giờ lá chắn không quân của chúng ta được tăng cường thêm. Nếu tất cả các đối tác đều quyết tâm như vậy, chúng ta đã có thể khiến cho khủng bố của Nga trở nên bất khả thi.”
Bộ trưởng Quốc phòng Troels Lund Poulsen cho biết hôm thứ năm: “Đan Mạch đã đóng vai trò đặc biệt trong việc xây dựng thông qua việc tài trợ chiến đấu cơ F-16 và đào tạo nhân sự”.
Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen, vào thứ năm: “Nga sẽ không dừng lại trước bất cứ điều gì trong cuộc chiến tranh phi pháp của họ. Điều này nhấn mạnh các cuộc tấn công của Nga vào hệ thống năng lượng của Ukraine, nhằm mục đích bóp nghẹt người dân Ukraine trong những tháng mùa đông lạnh giá. Thật vô nhân đạo. Điều này chỉ khiến cho việc Âu Châu và Đan Mạch tiếp tục hỗ trợ Ukraine trở nên quan trọng hơn nữa—đặc biệt là đối với hệ thống phòng không của Ukraine. Chúng ta phải đưa Ukraine vào vị thế tốt nhất có thể.”
Trong khi Ukraine yêu cầu các đồng minh phương Tây giúp củng cố hệ thống phòng không, Putin đã đe dọa sẽ tiến hành các cuộc tấn công thậm chí còn dữ dội hơn vào các thành phố lớn của nước này.
Trong một hội nghị vào thứ năm, Putin đã đề xuất tiến hành một “thí nghiệm công nghệ” để kiểm tra khả năng của hỏa tiễn Oreshnik của Nga. Ông đã mời những người ủng hộ Ukraine “tập trung toàn bộ lực lượng phòng không và hỏa tiễn” của họ ở Kyiv để xem liệu họ có thể đánh chặn được hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh hay không.
Putin cũng khuyến khích Hoa Kỳ điều động hệ thống hỏa tiễn chống đạn đạo THAAD ở Ukraine như một cuộc tập trận tương tự để đánh giá sức mạnh hỏa tiễn của Nga.
[Newsweek: NATO Ally Gives Nearly $300M to Ukraine's Air Defenses]
7. Putin từ chối đưa ra thời hạn giải phóng Kursk
Putin đã từ chối cung cấp mốc thời gian cụ thể về thời điểm lực lượng Ukraine có thể bị trục xuất khỏi khu vực Kursk của Nga trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm, 19 Tháng Mười Hai, khi trả lời câu hỏi của một người dân yêu cầu làm rõ tình hình ở khu vực biên giới.
Putin trả lời rằng: “Tôi không thể và thậm chí không muốn nêu ngày cụ thể khi nào họ sẽ bị đánh bại. Hiện đang có một trận chiến, những trận chiến nghiêm trọng như vậy. Chúng tôi chắc chắn sẽ đánh bại họ. Xin lỗi, tôi không thể nêu ngày cụ thể. Tôi nghĩ là có kế hoạch, và chúng sẽ được báo cáo với tôi.”
Ông biện minh cho việc giữ lại thời hạn bằng cách cho rằng việc tiết lộ thông tin như vậy có thể gây nguy hiểm cho an ninh hoạt động. “Đối phương sẽ biết về ngày này và cố gắng phá vỡ các kế hoạch”, Putin nói thêm, nhấn mạnh bản chất đang diễn ra của cuộc xung đột trong khu vực.
Quyết định không công khai đặt ra thời hạn trục xuất quân đội Ukraine khỏi Kursk của Putin có ý nghĩa quan trọng vì nó có thể là tín hiệu cho thấy ông đang thay đổi chiến thuật và các ưu tiên của ông cho cuộc chiến đã thay đổi. Mặc dù Nga đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong khu vực trong những tháng gần đây, nhưng phải trả giá bằng tổn thất nghiêm trọng về thủy thủ đoàn và thiết bị, và do đó, Mạc Tư Khoa có thể đang đánh giá lại tình hình.
Trong thông báo của mình, Putin cũng lưu ý rằng nếu ông đưa ra một ngày cụ thể, quân đội sẽ “vội vã đáp ứng bằng mọi giá, mà không cân nhắc đến tổn thất”, như hãng tin Nga Meduza đưa tin. Ông cũng nói rằng “một hoặc hai ngày” sẽ không tạo ra sự khác biệt trong kế hoạch lớn nhằm đẩy quân đội Ukraine ra khỏi lãnh thổ, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy họ ra hoàn toàn, sau đó đánh giá thiệt hại.
Trùm mafia Vladimir Putin cho biết thêm rằng ông sẽ tăng quân đội và lực lượng an ninh của nước này lên 1,5 triệu người, có thể là một nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt quân đội ngày càng gia tăng của Mạc Tư Khoa.
Trước đó, Putin đã đặt ra thời hạn chót để trục xuất quân đội Ukraine khỏi Kursk là ngày 1 tháng 10, không lâu sau cuộc tấn công của Kyiv vào tháng 8, nhưng thời hạn đó đã bị vượt quá và quân đội vẫn ở lại trong lãnh thổ này.
Tin tức của ông về Kursk được đưa ra sau khi Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Quân đội, tuyên bố rằng Nga đã hoàn thành mọi nhiệm vụ mà ban lãnh đạo đất nước giao cho quân đội vào năm 2024 vào thứ Tư. Tuyên bố này khiến nhiều người tin rằng việc trục xuất quân đội Ukraine khỏi khu vực này không phải là ưu tiên của Mạc Tư Khoa.
Thông điệp trước đây của Putin về việc “thanh trừng” quân đội Ukraine tại Kursk và “đánh bật” hoặc “đánh bật đối phương khỏi lãnh thổ của chúng ta” cũng ít xuất hiện hơn trong thời gian gần đây, có thể báo hiệu rằng quan điểm của ông về khu vực này là ưu tiên đã thay đổi.
Quân đội Nga đã tiến vào khu vực này và giành lại 40 phần trăm lãnh thổ trước đây do quân đội Ukraine chiếm giữ, bao gồm các thị trấn Orlovka, Maryevka và Staraya Sorochina. Quân đội Bắc Hàn, bị gọi nhập ngũ đến tiền tuyến để chiến đấu cùng Nga, cũng đã tiến vào Kursk, phía tây bắc và đông bắc thị trấn Malaya Loknya của Nga và phía đông Kurilovka.
[Politico: Putin Refuses to Give Deadline on Liberating Kursk]
8. Cuộc tấn công của Nga vào trung tâm điều trị ung thư ở Kherson là ‘hành động tàn ác ghê tởm đối với dân thường’, Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu trong bài phát biểu buổi tối rằng cuộc tấn công của Nga vào một trung tâm ung thư ở thành phố Kherson vào đêm ngày 21 tháng 12 “là một hành động tàn ác ghê tởm đối với dân thường”.
Quân đội Nga đã tấn công một trung tâm ung thư bằng hai quả bom dẫn đường, Cục Quản lý Quân sự Khu vực Kherson đưa tin.
Trong bài phát biểu buổi tối, Zelenskiy cho biết không có thương vong nào do cuộc tấn công vào cơ sở y tế khi bệnh nhân và nhân viên y tế tìm nơi trú ẩn.
Trung tâm ung thư, hoạt động với công suất hạn chế kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, là nơi đặt máy gia tốc tuyến tính duy nhất cung cấp phương pháp điều trị xạ trị trong thành phố.
Zelenskiy nói thêm: “Người Nga không thể không biết rằng đây là một cơ sở y tế cụ thể và có giá trị to lớn đối với người dân Kherson”.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu quân sự của Nga – bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn, ngày càng nhiều hơn bằng các loại do Ukraine sản xuất, đặc biệt nhắm vào các căn cứ quân sự và cơ sở hạ tầng quân sự của Nga được sử dụng trong cuộc khủng bố này chống lại người dân của chúng tôi. Phòng thủ của chúng tôi hoàn toàn chính đáng.”
Trong suốt cuộc xâm lược toàn diện, Nga liên tục tấn công vào các cơ sở y tế, đặc biệt là ở các tỉnh phía đông của Ukraine. Bộ Y tế Ukraine báo cáo vào ngày 22 tháng 7 rằng tổng cộng 1.642 cơ sở y tế đã bị hư hại và 214 cơ sở khác đã bị phá hủy hoàn toàn kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022 — mặc dù con số cập nhật có thể cao hơn đáng kể.
Vào tháng 7, Nga đã tấn công bệnh viện nhi Okhmatdyt ở Kyiv - trung tâm y tế nhi lớn nhất Ukraine - khiến 2 người thiệt mạng và ít nhất 32 người khác bị thương, bao gồm cả trẻ em.
Gần đây hơn, một cuộc tấn công bằng bom lượn của Nga vào Zaporizhzhia vào ngày 8 tháng 11 đã gây hư hại cho một bệnh viện ung thư khác.
Nằm dọc theo tuyến đầu của Ukraine, Tỉnh Kherson là mục tiêu tấn công thường xuyên của Nga.
Zelenskiy đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh phương Tây cung cấp thêm hệ thống phòng không để bảo vệ tốt hơn các cơ sở hạ tầng quan trọng trên khắp đất nước. Trong chuyến thăm Brussels vào ngày 18 tháng 12, Zelenskiy đã kêu gọi cung cấp thêm 19 hệ thống phòng không, theo một nhà báo của Kyiv Independent đã tham dự cuộc họp báo.
[Kyiv Independent: Russian attack on cancer treatment center in Kherson 'heinous act of cruelty against civilians,' Zelensky says]
9. Ukraine, Hoa Kỳ đồng ý về ngày phái viên hòa bình Kellogg đến thăm Kyiv, quan chức cho biết
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine Heorhii Tykhyi cho biết trong cuộc họp báo ngày 20 tháng 12, Ukraine và Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về ngày thăm Kyiv của Keith Kellogg, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử làm đặc phái viên hòa bình cho Ukraine.
Tykhyi không tiết lộ ngày cụ thể của chuyến thăm vì lý do an ninh. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 19 tháng 12 rằng Kellogg sẽ đến thăm Ukraine trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tháng Giêng.
Theo Tykhyi, Kyiv dự định sử dụng chuyến thăm này để truyền đạt “thông tin quan trọng từ phía Ukraine” cần được xem xét khi chính quyền Hoa Kỳ sắp tới xây dựng chiến lược đạt được hòa bình công bằng.
Ông cho biết các sắp xếp sơ bộ đã được thực hiện và Kyiv đang chuẩn bị đón tiếp đại diện nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Kellogg, 80 tuổi, trước đây từng giữ chức thư ký điều hành và chánh văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump và là cố vấn hàng đầu cho Phó Tổng thống Mike Pence khi đó.
Chuyến thăm sắp tới của ông nhấn mạnh vai trò quan trọng mà Hoa Kỳ có thể sẽ đóng góp trong việc định hình tương lai của các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga.
Reuters đưa tin rằng Kellogg và Frederick H. Fleitz, một cố vấn cao cấp khác của Tổng thống đắc cử Donald Trump, đã đề xuất một kế hoạch hòa bình bao gồm đóng băng tiền tuyến, ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine trừ khi nước này đồng ý đàm phán và gác lại nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thề sẽ chấm dứt cuộc chiến của Nga tại Ukraine, tuyên bố ông có thể làm trung gian cho một thỏa thuận “có lợi cho cả hai bên”.
Tuy nhiên, những bình luận của ông, bao gồm lời khen ngợi dành cho Putin và sự hoài nghi về việc Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, đã làm dấy lên lo ngại ở Kyiv về khả năng thay đổi chính sách của Hoa Kỳ.
[Kyiv Independent: Ukraine, US agree on date of peace envoy Kellogg's visit to Kyiv, official says]
10. Putin nói với Tổng thống đắc cử Donald Trump: Có thể gọi cho tôi
Putin hôm thứ Năm cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump để tìm kiếm sự thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán tiềm năng nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine gần ba năm sau khi ra lệnh xâm lược toàn diện quốc gia láng giềng của Mạc Tư Khoa.
Phát biểu tại cuộc gặp gỡ thường niên với các nhà báo tại Mạc Tư Khoa kéo dài hơn bốn giờ, Putin tuyên bố ông đã không nói chuyện với Tổng thống đắc cử Donald Trump trong hơn bốn năm nhưng ông “sẵn sàng” thảo luận về cuộc chiến với nhà lãnh đạo mới của Hoa Kỳ “bất cứ lúc nào”.
“Nếu có cuộc gặp với tổng thống mới đắc cử, ngài Tổng thống đắc cử Donald Trump, tôi chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều điều để nói”, ông nói.
Bình luận của ông được đưa ra khi Ukraine phải đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn ở tuyến đầu và chuẩn bị cho sự trở lại nắm quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump, người trước đó đã tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột trong một ngày. Tuy nhiên, Kyiv không tin vào sự cởi mở được cho là của Putin đối với sự thỏa hiệp vì ông đã thúc đẩy một cuộc xung đột kéo dài hàng thập niên với Ukraine, trong đó Nga đã tàn phá các thành phố và người dân trên khắp đất nước.
Trong khi đó, các thủ đô Âu Châu đang thảo luận về các khía cạnh của một thỏa thuận hòa bình có thể có và các bảo đảm an ninh dài hạn cho Kyiv, với cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy với nhà lãnh đạo NATO Mark Rutte và một số nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu để thảo luận về các thỏa thuận trong tương lai tại Brussels vào thứ Tư.
Putin, người tỏ ra lạc quan về những thành quả quân sự của Nga tại Ukraine trong cuộc họp báo kéo dài của mình, cho biết Mạc Tư Khoa “luôn nói rằng chúng tôi sẵn sàng thỏa hiệp và đàm phán”, nhưng “phía bên kia cũng cần phải sẵn sàng”.
Nhà lãnh đạo lâu năm của Nga cho biết Mạc Tư Khoa không muốn một thỏa thuận ngừng bắn dài hạn mà muốn một “nền hòa bình lâu dài được bảo đảm bằng các cam kết dành cho Liên bang Nga và công dân nước này”.
Putin cũng tuyên bố, mà không đưa ra bằng chứng, rằng nhà lãnh đạo thân Nga của Hung Gia Lợi Viktor Orbán đã đề xuất đồng ý ngừng bắn trong cuộc xung đột vào dịp Giáng Sinh và trao đổi tù nhân — một ý tưởng mà ông cho biết Ukraine đã từ chối.
Cùng lúc đó, Putin khẳng định nền kinh tế Nga “ổn định” trong khi thừa nhận rằng giá cả tăng là một “tín hiệu đáng báo động”. Trong những tháng gần đây, đồng rúp đã giảm mạnh do giá dầu thấp và lệnh trừng phạt của phương Tây, trong khi ngân hàng trung ương Mạc Tư Khoa đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng.
Bất chấp điều đó, Putin khẳng định ông đã “làm mọi thứ” để bảo đảm chủ quyền liên tục của Nga trong suốt 24 năm ông nắm quyền lãnh đạo đất nước.
“Tôi không chỉ bảo vệ nước Nga”, ông nói. Kể từ khi lên nắm quyền, “tôi nghĩ chúng ta đã trở lại từ bờ vực thẳm”.
Putin cũng đề cập đến nhiều vấn đề trong nước, bao gồm thế chấp, lừa đảo qua điện thoại và những thách thức về nhân khẩu học của Nga trong cuộc trò chuyện qua điện thoại.
[Politico: Putin to Donald Trump: Call me maybe]
11. Zelenskiy chấp thuận hơn 30 cuộc bổ nhiệm đại sứ mới
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã công bố việc phê chuẩn hơn 30 quyết định bổ nhiệm đại sứ Ukraine ở nước ngoài trong bài phát biểu buổi tối ngày 20 tháng 12.
Việc bổ nhiệm này diễn ra sau một cuộc cải tổ đáng kể trong khuôn khổ ngoại giao và chính phủ của Ukraine vào đầu năm nay.
“Tôi đã phê duyệt hơn 30 quyết định, bao gồm quyết định cử Nariman Dzhelyal tới Thổ Nhĩ Kỳ, Alyona Getmanchuk làm đại diện của Ukraine tại NATO và Andrii Melnyk làm đại diện của Ukraine tại Liên Hiệp Quốc,” Zelenskiy cho biết.
Ông cho biết thêm rằng các sắc lệnh chính thức sẽ sớm được ban hành theo đúng thủ tục ngoại giao.
Các bổ nhiệm quan trọng bao gồm:
Nariman Dzhelyal: Phó chủ tịch Mejlis của người Tatar Crimea và là cựu tù nhân chính trị vừa được Nga thả khỏi nơi giam giữ vào tháng 6 năm 2024.
Alyona Getmanchuk: Nhà phân tích chính sách đối ngoại của Ukraine, Giám đốc Trung tâm Âu Châu Mới và là thành viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương.
Andrii Melnyk: Cựu Đại sứ Ukraine tại Đức, hiện đang là Đại sứ Ukraine tại Brazil.
Ngày 5 tháng 9, Quốc hội Ukraine đã xác nhận Andrii Sybiha là Ngoại trưởng mới sau khi Dmytro Kuleba từ chức, đánh dấu sự thay đổi trong nhóm ngoại giao của Kyiv trong bối cảnh những thách thức liên tục do chiến tranh gây ra.
[Kyiv Independent: Zelensky approves over 30 new ambassador appointments]