Ngày 09-11-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ 32 Mùa Quanh Năm 10/11 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:47 09/11/2024

BÀI ĐỌC 1  1V 17:10-16

Bài trích sách các Vua quyển thứ nhất.

Ngày ấy, ngôn sứ Ê-li-a đứng dậy đi Xa-rép-ta. Khi đến cổng thành, ông thấy có một bà goá đang lượm củi. Ông gọi bà ấy và nói: “Bà làm ơn đem bình lấy cho tôi chút nước để tôi uống.”

Bà ấy liền đi lấy nước. Ông gọi bà và nói: “Bà làm ơn lấy cho tôi miếng bánh nữa!” Bà trả lời: “Có Đức Chúa, Thiên Chúa hằng sống của ông, tôi thề là tôi không có bánh. Tôi chỉ còn nắm bột trong hũ và chút dầu trong vò. Tôi đang đi lượm vài thanh củi, rồi về nhà nấu nướng cho tôi và con tôi. Chúng tôi sẽ ăn rồi chết.”

Ông Ê-li-a nói với bà: “Bà đừng sợ, cứ về làm như bà vừa nói. Nhưng trước tiên, bà hãy lấy những thứ đó mà làm cho tôi một chiếc bánh nhỏ, và đem ra cho tôi, rồi sau đó bà sẽ làm cho bà và con bà. Vì Đức Chúa, Thiên Chúa của Ít-ra-en phán thế này:

‘Hũ bột sẽ không vơi, vò dầu sẽ chẳng cạn cho đến ngày Đức Chúa đổ mưa xuống trên mặt đất’.”

Bà ấy đi và làm như ông Ê-li-a nói; thế là bà ấy cùng với ông Ê-li-a và con bà có đủ ăn lâu ngày.

Hũ bột đã không vơi, vò dầu đã chẳng cạn, đúng như lời Đức Chúa đã dùng ông Ê-li-a mà phán.

Đó là Lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2  Hr 9:24-28

Bài trích thư gởi tín hữu Híp-ri.

Thưa anh em, Đức Ki-tô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy chỉ là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta. Người vào đó, không phải để dâng chính mình làm của lễ nhiều lần, như vị thượng tế mỗi năm phải đem theo máu của loài khác mà vào cung thánh.

Chẳng vậy, Người đã phải chịu khổ hình nhiều lần, từ khi thế giới được tạo thành. Nhưng nay, vào kỳ kết thúc thời gian, Người đã xuất hiện chỉ một lần, để tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình. Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét. Cũng vậy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Người.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG  

Alleluia, Alleluia!
Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Alleluia

TIN MỪNG  Mc 12:38-44

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, trong lúc giảng dạy, Đức Giê-su nói với đám đông dân chúng rằng: “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn.”

Đức Giê-su ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rô-ma. Đức Giê-su liền gọi các môn đệ lại và nói: “Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân.”

Đó là Lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:34 09/11/2024

17. Con người có thể tặng cho Thiên Chúa quang vinh lớn nhất, đó chính là cầu nguyện.

(Thánh Julian Maunoir)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:38 09/11/2024
89. LÀM NẮP QUAN TÀI

Gỗ để làm guốc của người nọ bị mất cắp nên chửi:

- “Hừm, lấy gỗ làm guốc của ta đi mà làm nắp quan tài”.

Có người hỏi:

- “Gỗ để làm guốc thì sao có thể làm nắp quan tài được?”

Trả lời:

- “Gỗ làm guốc của tôi là một tấm vỏ cây”. (1)

(Thời Hưng tiếu thoại)

Suy tư 89:

Ngày xưa người ta dùng guốc, ngày nay người ta cũng dùng guốc, nhưng guốc thời nay thì đẹp và bắt mắt hơn, nó tăng thêm vẻ kiêu sa của các cô gái và của các bà...

Guốc là một khúc gỗ nhẹ (nhưng không phải gỗ để làm nắp quan tài) nếu ở trong tay người thợ làm guốc thì nó là một đôi guốc xinh xắn dễ thương; nếu nó ở trong tay bà nội trợ thì không đáng một khúc củi đun bếp, nó cũng là một khúc gỗ vô tích sự trong tay người quét rác đường phố.

Con em chúng ta là những khúc gỗ được Thiên Chúa trao cho cha mẹ, để nhờ sự nuôi nấng và dạy dỗ của cha mẹ mà các em trở nên những “đôi guốc” dễ thương biết phục vụ tha nhân và có ích cho mọi người, nhưng chúng ta –cha mẹ- đem khúc gỗ này giao cho người khác và họ đã biến khúc gỗ -trẻ em- thành những khúc củi vô dụng, vô ích cho xã hội và cho Giáo Hội, những người khác này là những bạn bè xấu, những người vô trách nhiệm, những người phủ nhận Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ.v.v...

Thời nay gỗ để làm guốc thì không thể làm nắp quan tài được, nhưng trẻ em thời nay thì có thể làm được rất nhiều chuyện xấu cũng như chuyện tốt, chuyện tốt chuyện xấu này khởi đầu từ cha mẹ, anh chị em trong gia đình mà ra cả...

(1) 板皮料ý nghĩa cũng là “nắp quan tài” và cũng là tấm vỏ cây.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Cho đi sự sống
Lm. Minh Anh
22:44 09/11/2024
CHO ĐI SỰ SỐNG
“Bà này túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân!”.

“Cuộc sống là một quá trình liên tục làm quen với những điều bất ngờ! Nhưng cuộc sống có ý nghĩa nhất vẫn là cuộc sống - trong đó - một quá trình liên tục làm quen với việc ‘cho đi sự sống!’. Bạn có thuộc vào số những con người đó không?” - Anon.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay chỉ ra một vài mẫu người mà triết gia kia đề cập. Đó là những bà goá quảng đại đã cho đi những gì mình có để nuôi thân! Cái để nuôi thân có thể là bánh, cũng có thể là máu; họ là những con người ‘cho đi sự sống!’.

Bài đọc Các Vua kể chuyện một bà goá thời Cựu Ước, Marcô kể chuyện một bà goá thời Tân Ước. Một bà goá thời Êlia, một bà goá thời Giêsu; một bà goá lặng lẽ trong rừng vắng, một bà goá công khai giữa đền thờ; một bà goá tặng trao chiếc bánh cuối cùng, một bà goá cho đi hai phần tư xu sau hết; một bà goá biếu hết cái mình có để ăn rồi chết, một bà goá tặng trọn những gì mình có để nuôi sống. Vậy mà Thiên Chúa không để ai trong hai bà phải chết cả, vì Ngài khiến “Hũ bột không vơi, bình dầu không cạn”. Và nhờ sự quảng đại ‘cho đi sự sống’, sự sống ‘tự nó được kéo dài’. Bấy giờ, “con người sống” và “Thiên Chúa được vinh quang”, “Ca tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi!” - Thánh Vịnh đáp ca.

Hình ảnh hai bà goá dẫn chúng ta đến với một ‘bà goá thứ ba’ - chính Thiên Chúa. Phải, nếu nói đến ‘cho đi sự sống’, thì Thiên Chúa là bà goá đầu tiên; Ngài cho đi sự sống thần linh, “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin Người Con ấy thì được sự sống đời đời!”. Người Con ấy - Đức Giêsu Kitô - Đấng hiến tặng sự sống cho trần gian, “Vì họ, Con xin thánh hiến mình Con!”, “Này là mình Thầy, này là Máu Thầy!”. Như hạt lúa gieo vào đất sinh nhiều bông hạt, Con Thiên Chúa chết đi để trổ sinh sự sống; một Dân Thánh, một Hội Thánh chào đời. Ngài là Thượng Tế hiến mình, đền tội và cứu sống muôn dân, “Đức Kitô hiến tế, xoá tội lỗi của nhiều người” - bài đọc hai.

Một linh mục tuyên uý nói chuyện với một thương binh, “Bạn mất một cánh tay vì một lý do cao cả!”, “Không!”, người lính trả lời với một nụ cười, “Tôi không đánh mất nó, tôi tặng trao nó!”. Cũng theo cách đó, Chúa Giêsu không đánh mất sự sống của Ngài; Ngài ‘cho đi sự sống’ một cách có chủ đích, “Tôi đến cho trần gian được sống, và sống dồi dào!”.

Anh Chị em,

“Bà đã dâng tất cả những gì mình có để nuôi thân”. Đó là những con người đã sống một cuộc sống có ý nghĩa nhất! Hãy chiêm ngắm Chúa Cha, chiêm ngắm Chúa Giêsu! Ngài cho đi tước vị Thiên Chúa, cho Thịt Máu Ngài; cho đi sự sống thần linh để trần gian được sống. Hơn 2,000 năm, Hội Thánh không thiếu những con người tiếp bước Ngài. Lời Chúa mời gọi chúng ta sống một cuộc sống có ý nghĩa nhất, bắt đầu với những người gần gũi nhất trong gia đình, trong cộng đoàn mình. Các cụ ông cụ bà cho đi các việc lành, lời cầu nguyện; bậc trung niên cho đi sức lực, thời gian; người trẻ cho đi trí tuệ, nhiệt huyết. Nhờ đó, mỗi người tạo nên một sự khác biệt để xây dựng Giáo Hội, xây dựng thế giới!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con chỉ biết nhận mà không biết trao. Vì như thế, cuộc sống của con chẳng có ý nghĩa gì vì nó sẽ rất nghèo!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khoảnh khắc Công Giáo thứ hai cho Hoa Kỳ?
Vũ Văn An
14:00 09/11/2024

Trên The Catholic Thing Thứ bảy, ngày 9 tháng 11 năm 2024, John M. Grondelski nhận định rằng vào ngày 5 tháng 11, tiêu đề của tờ New York Times tuyên bố: "Chiến thắng thay đổi nhận thức của quốc gia về chính mình". Kamala Harris đã chạy đua với khẩu hiệu của đảng Dân chủ là "các giá trị của người Mỹ" và nhấn mạnh rằng ý thức về bản thân của người Mỹ phản ảnh chương trình nghị sự ‘thức tỉnh’ [woke] cấp tiến của đảng về phá thai theo yêu cầu thông qua sinh nở, giả vờ đàn ông là phụ nữ và ngược lại, và phân biệt đối xử với người ta trên cơ sở chủng tộc hoặc giới tính.

Vào ngày 5 tháng 11, đảng Dân chủ đã học được rằng: Người Mỹ không làm như vậy.

Người ta sẽ nghĩ rằng việc mất Nhà Trắng vào tay Donald Trump với số phiếu bầu phổ thông, chiếm đa số tại Thượng viện Hoa Kỳ và có thể là Hạ viện sẽ khiến đảng Dân chủ phải đánh giá lại lý do tại sao họ lại mất ngay cả những người mà họ đã giành chiến thắng bốn năm trước. Người ta hy vọng rằng họ có thể kết luận rằng sẽ là điều tốt khi cho phép một số ứng cử viên ủng hộ sự sống chạy đua dưới biểu ngữ của đảng, ngay cả khi nếu không thì họ có thể bị cách ly trong các vòng tròn đảng phái.

Họ sẽ làm vậy sao?

Tôi nghi ngờ điều đó.

Tôi sợ rằng, đằng sau tiêu đề "Chiến thắng thay đổi nhận thức của quốc gia về bản thân" của NYT là sự xa lánh hơn nữa của "giới tinh hoa" khỏi người dân Mỹ. Joe Biden và Kamala Harris liên tục phàn nàn về "chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống" của Mỹ. Kiểm soát biên giới được gọi là "bài ngoại". Từ chối giả vờ đàn ông là phụ nữ và ngược lại là "ghét chuyển giới", thậm chí là "ghê tởm". "Quyền của phụ nữ" có nghĩa là không bảo vệ những bé gái chưa sinh khỏi bị hành quyết thông qua "bí tích" phá thai của họ. Và "lựa chọn" có nghĩa là không chọn trường học và nhãn hiệu và kiểu xe của bạn, mà là giết chết đứa con của bạn.

Như tôi được nghe, giới tinh hoa tin rằng người Mỹ hiện không xứng đáng với sự ủng hộ và hậu thuẫn của họ. Trong suy nghĩ của họ, người Mỹ đang từ bỏ các giá trị của họ - ngoại trừ đối với họ, "của họ" có nghĩa là các giá trị phản bác của giới tinh hoa.

Nhà triết học người Ba Lan đương thời Zbigniew Stawrowski nhấn mạnh rằng sự chia rẽ cơ bản trên thế giới ngày nay không phải là "phương Tây đấu với phần còn lại" mà là "phương Tây với chính nó". Ông nhấn mạnh rằng “phương Tây” bị chia rẽ bởi truyền thống của nó, bắt nguồn từ Hy Lạp, La Mã và Israel, so với sự chiếm đoạt văn hóa “Khai sáng” của truyền thống đó. Theo ông, “Khai sáng” vô thần và thế tục đã đánh cắp các thuật ngữ như “quyền”, “tự do”, “lựa chọn”, “hôn nhân”, “công lý”, v.v. và đảo ngược chúng, khiến chúng có nghĩa hoàn toàn trái ngược với những gì chúng vẫn luôn có.

Giống như loài chim cu, chúng đã chiếm lấy tổ của phương Tây và đẻ trứng vào đó, bán những quả trứng chim cu đó như là con đẻ hợp pháp của phương Tây.

Hãy mong đợi sẽ thấy nhiều điều như vậy hơn nữa – từ “Phe Kháng chiến” – trong bốn năm tới.

Hãy mong đợi sẽ thấy nhiều sự hạ mình hơn nữa từ những người này rằng người Mỹ, bằng cách bỏ phiếu cho Trump, đã khiến bản thân họ trở nên không xứng đáng với sự tôn trọng của giới tinh hoa. Trong tâm trí họ, người Mỹ đã “từ bỏ” “các giá trị” của họ. Trong tâm trí họ, thứ rác rưởi đáng thương, bám chặt thực sự chỉ là như vậy.

Sự đổi mới thực sự: Thánh Gioan Phaolô II tại Quảng trường Chiến thắng, Warsaw, ngày 2 tháng 6 năm 1979 (Ảnh: Poland.pl)


Và phe cánh tả có thể kết luận rằng họ có nhiệm vụ của thiên đường là phải chống lại. Như Kamala Harris đã nói trong lời nhượng bộ cáu kỉnh của mình, "mặc dù tôi nhượng bộ cuộc bầu cử này, nhưng tôi không nhượng bộ cuộc chiến đã thúc đẩy chiến dịch này - cuộc chiến: cuộc chiến vì tự do, vì cơ hội, vì sự công bằng và phẩm giá của tất cả mọi người. Một cuộc chiến vì những lý tưởng cốt lõi của quốc gia chúng ta, những lý tưởng phản ảnh nước Mỹ tốt nhất của chúng ta. Đó là cuộc chiến mà tôi sẽ không bao giờ từ bỏ".

Nói cách khác, giới tinh hoa sẽ tăng gấp đôi "lý tưởng" của họ - ngay cả khi trong tâm trí họ, phần lớn người dân Mỹ không "xứng đáng" với công sức của họ. Rốt cuộc, như chúng ta đã nghe đi nghe lại, những "người có trình độ đại học" không làm những điều xấu như bỏ phiếu cho Trump. Đó là những kẻ nhà quê mù chữ ở vùng đất xa xôi hẻo lánh.

Thánh Gioan Phaolô II đã đúng khi nhấn mạnh rằng văn hóa là thượng nguồn của chính trị và kinh tế: các giá trị mà bạn ủng hộ quyết định những gì bạn làm với quyền lực và tiền bạc. Đó là lý do tại sao các biểu thức chính trị của những thứ như phá thai thực sự phản ảnh các bệnh lý văn hóa.

Người dân Mỹ dường như hiểu theo bản năng điều đó. Chắc chắn là không hoàn toàn: ở bảy trong số mười tiểu bang, đa số đã bỏ phiếu ủng hộ việc giết người trước khi sinh thông qua việc sinh nở. Nhưng trong thâm tâm, họ nhận ra có điều gì đó không ổn.

Và nếu chúng ta, những người Công Giáo, là "muối của đất" như chúng ta được cho là, chúng ta sẽ thổi bùng cảm giác đó bằng cách giải thích lý do tại sao họ cảm thấy không thoải mái về phá thai (ngay cả khi cuối cùng họ bỏ phiếu cho việc đó). Và, nếu chúng ta thực hiện điều này một cách có hệ thống với các nguyên tắc của tư tưởng xã hội Công Giáo - các nguyên tắc như liên đới và bổ trợ, đưa quyền lực xuống dưới người dân - chúng ta có thể (lặp lại Lời cầu nguyện năm 1979 của Thánh Gioan Phaolô tại Warsaw) "làm mới bộ mặt của đất nước, vùng đất này".

Nhưng chúng ta sẽ khôn khéo như chim bồ câu hoặc như vịt ngồi hơn là rắn nếu chúng ta nghĩ rằng sẽ không có cuộc chiến tranh văn hóa nào về những giá trị này. Và những giá trị đó không thể bị gạt sang một bên, vì giờ đây chúng trở thành cuộc tranh luận về bản chất của đất nước này và thậm chí là bản chất của con người. Và đừng để bị lừa dối: cuộc đấu tranh ngày nay là về bản chất của con người.

Khi chúng ta tiến về phía trước với một Tổng thống không phải là người Công Giáo có nhiều khả năng bảo vệ các giá trị mà người Công Giáo trân trọng hơn là "người Công Giáo" giả mạo mà chúng ta đã có trong bốn năm qua, chúng ta không nên ngây thơ. Sẽ có một cuộc chiến gay gắt và dữ dội về "nước Mỹ là gì?"

Vào những năm 1980, Cha Richard John Neuhaus hy vọng rằng, khi Dòng chính Tin lành dần biến mất, nước Mỹ có thể có một "khoảnh khắc Công Giáo", một sự đổi mới toàn quốc về các giá trị mà chúng ta trân trọng. Vì nhiều lý do, điều đó đã không xảy ra vào thời điểm đó. Có thể là Chúa Thánh Thần đang mở ra một cánh cửa sổ để trao cho chúng ta cơ hội thứ hai không?
 
Mở án phong chân phước cho Sơ Clare Crockett
Đặng Tự Do
17:06 09/11/2024


Dòng của Sơ Clare Crockett, một nữ tu trẻ đã qua đời năm 2016 trong một trận động đất ở Ecuador, đã công bố bắt đầu tiến trình phong chân phước cho sơ.

Hội Nữ tu Dòng Mẹ Maria thông báo rằng lễ khai mạc tiến trình phong thánh cho sơ Crockett sẽ diễn ra vào Chúa Nhật, ngày 12 Tháng Giêng năm 2025, tại Nhà thờ chính tòa Alcalá de Henares ở Tây Ban Nha.

Người đề xuất cho sự kiện này sẽ là Sơ Kristen Gardner, cũng là thành viên của Dòng Nữ tu Tôi tớ Nhà Mẹ, người đã viết tiểu sử về Crockett vào năm 2020 với tựa đề “Sơ Clare Crockett: Đơn độc với Chúa Kitô.”

Trong một tuyên bố với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, Gardner giải thích rằng “nguyên nhân bắt đầu ở Alcalá de Henares vì đây là trụ sở của chúng tôi và chúng tôi dễ dàng thực hiện nguyên nhân từ đây hơn. Việc chuyển giao quyền tài phán được yêu cầu bởi giám mục Portoviejo, và ngài vui vẻ chấp thuận và Rôma đã chấp thuận.”

Sơ Crockett cũng là chủ đề của một bộ phim tài liệu bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha có tựa đề “All or Nothing: Sister Clare Crockett”, đã thu hút hơn 4 triệu lượt xem trên YouTube.

Crockett sinh ra tại Derry, Bắc Ái Nhĩ Lan, vào năm 1982. Là một thiếu nữ lôi cuốn và yêu thích sự vui vẻ, cô nhanh chóng thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất truyền hình.

Năm 15 tuổi, cô được thuê làm người dẫn chương trình trên kênh Channel 4 của Anh, và đến năm 17 tuổi, cô đã thu hút được sự chú ý của Nickelodeon.

Tuy nhiên, vào năm 2000, trong kỳ tĩnh tâm Tuần Thánh tại Tây Ban Nha với các Nữ tu Tôi tớ Nhà Mẹ — một cộng đồng được thành lập năm 1982 tập trung vào Bí tích Thánh Thể, linh đạo Đức Mẹ và giới trẻ — cô đã có một cuộc gặp gỡ với Chúa làm thay đổi cuộc đời.

“Tôi không biết giải thích chính xác những gì đã xảy ra như thế nào. Tôi không thấy dàn hợp xướng thiên thần hay một con chim bồ câu trắng từ trên trần nhà bay xuống và đậu trên tôi, nhưng tôi chắc chắn rằng Chúa đã ở trên cây thánh giá, vì tôi,” nữ tu, người đã khấn lần đầu vào năm 2006, cho biết như trên.

Vào ngày 16 tháng 4 năm 2016, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra ở tỉnh Manabí của Ecuador, khiến ít nhất 673 người thiệt mạng, bao gồm cả sơ Crockett.

“Cuộc sống gắn kết và sự tận hiến hoàn toàn của sơ Crockett trong các hoạt động tông đồ khác nhau mà sơ Crockett thực hiện ở Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và Ecuador đã truyền tải thông điệp rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể thỏa mãn trái tim con người khi con người hoàn toàn hiến dâng cho Ngài, mà không từ chối Ngài bất cứ điều gì,” các Nữ tu Dòng Nữ tỳ Nhà Mẹ đã chỉ ra trong tuyên bố của các sơ về án phong chân phước cho Mẹ Bề Trên Crockett.

Sau khi nghe rằng nhiều người đã yêu cầu trong những năm gần đây về việc bắt đầu tiến trình phong chân phước, “Các Nữ tu Tôi tớ Nhà Mẹ, sau khi cầu nguyện và suy ngẫm sâu sắc về những gì chúng tôi nên làm, đã thấy trong mối quan tâm này của các tín hữu một dấu hiệu rõ ràng rằng Chúa đã yêu cầu chúng tôi yêu cầu mở tiến trình phong chân phước cho Sơ Clare Crockett ở cấp giáo phận.”

“Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì bước tiến quan trọng này trong việc nghiên cứu cuộc đời và đức tính của người chị em thân yêu của chúng ta,” tuyên bố kết luận.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Tổng giám mục Galbas làm lãnh đạo mới của Tổng giáo phận Warsaw
Đặng Tự Do
17:07 09/11/2024


Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Adrian Józef Galbas làm tổng giám mục mới của thủ đô Warsaw, Ba Lan, và chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Kazimierz Nycz, người sẽ bước sang tuổi 75 vào tháng Hai.

Việc bổ nhiệm này được tòa sứ thần tòa thánh ở Ba Lan công bố vào hôm thứ Hai.

Đức Tổng Giám Mục Galbas, 56 tuổi, đã phục vụ với tư cách là Tổng Giám mục giáo tỉnh Katowice kể từ tháng 5 năm 2023. Là thành viên của Hội Cha Pallottine, trước đây ngài từng là Giám Mục Phụ Tá của Ełk và lấy bằng Tiến sĩ thần học tâm linh tại Đại học Hồng Y Stefan Wyszyński ở Warsaw vào năm 2012.

Trong Hội đồng Giám mục Ba Lan, Đức Cha Galbas giữ chức chủ tịch Hội đồng Tông đồ giáo dân và là thành viên của hội đồng thường trực của hội đồng.

Sinh ra tại Bytom, Ba Lan, vào năm 1968, ngài khấn trọn với dòng Pallottines vào năm 1993 và được thụ phong linh mục vào năm 1994. Trước khi trở thành giám mục, ngài từng là bề trên tỉnh dòng Truyền tin của dòng Pallottines từ năm 2011 đến năm 2019.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá của Ełk vào tháng 12 năm 2019 và bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục phó của Katowice vào tháng 12 năm 2021. Ngài trở thành tổng giám mục Katowice vào tháng 5 năm 2023.

Tổng giáo phận Warsaw, được thành lập vào năm 1798, là giáo phận chính của Ba Lan và bao gồm thủ đô Warsaw.

Đức Hồng Y Nycz đã lãnh đạo tổng giáo phận kể từ năm 2007.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Chicago làm lãnh đạo Tổng Giáo Phận Milwaukee
Đặng Tự Do
17:08 09/11/2024


Hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Milwaukee Jerome Listecki và bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Chicago Jeffrey Grob làm người kế nhiệm.

Với cuộc bổ nhiệm ngày 4 tháng 11, Đức Cha Grob, 63 tuổi, sẽ trở về tiểu bang Wisconsin nơi ngài sinh ra. Vị giám mục này sinh ra trong một gia đình nông dân chăn nuôi bò sữa tại thị trấn Cross Plains vào năm 1961.

Đức Tổng Giám Mục Listecki, người giữ chức tổng giám mục Milwaukee từ năm 2010, đã nộp đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng vào đúng sinh nhật lần thứ 75 của mình, ngày 12 tháng 3, theo yêu cầu của luật giáo luật.

Tổng giáo phận Milwaukee trải dài trên 10 quận ở đông nam Wisconsin. Lãnh thổ này có khoảng 550.000 người Công Giáo — khoảng 23% dân số — và 184 giáo xứ.

Sau khi lớn lên ở vùng nông thôn Wisconsin, thầy Grob được thụ phong linh mục cho Tổng giáo phận Chicago vào năm 1992. Ngài cũng từng là thẩm phán tại tòa án của tổng giáo phận sau khi nhận bằng cử nhân — và sau đó là bằng tiến sĩ — về giáo luật.

Ngài cũng có bằng cử nhân thần học và bằng tiến sĩ triết học.

Cha Grob từng giữ chức vụ đại diện tư pháp cho Tổng giáo phận Chicago trong hai năm trước khi được bổ nhiệm làm chưởng ấn vào năm 2017.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Grob làm Giám Mục Phụ Tá của Chicago vào tháng 9 năm 2020.


Source:Catholic News Agency
 
Thượng hội đồng về tính đồng nghị: Kho tàng đức tin không thay đổi và không thể thay đổi
Vũ Văn An
19:06 09/11/2024

Giám mục Luis Marín de San Martín là một trong những nhân vật chủ chốt của Thượng hội đồng về tính công đồng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm phó thư ký. | Tín dụng: Lịch sự của Đức Giám Mục Marín)


Almudena Martínez-Bordiú của hãng tin Tây Ban Nha ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, ngày 9 tháng 11 năm 2024, tường trình rằng Giám mục Luis Marín de San Martín là một trong những nhân vật chủ chốt của Thượng hội đồng về tính đồng nghị. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm phó thư ký của biến cố này, việc mà vị giám mục người Tây Ban Nha cho biết ngài đã trải nghiệm như "một việc ban ân sủng" và một lời kêu gọi "hoán cải bản thân".

Với cuộc họp gần đây tại Rome đã kết thúc và tài liệu cuối cùng đã được ban hành, vị giám mục nhấn mạnh trong một cuộc trò chuyện với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, rằng tính đồng nghị "là một chiều kích cấu thành của Giáo hội", do đó, mặc dù thực tế là hội nghị đã kết thúc, "tiến trình vẫn tiếp tục".

Vị giám mục lưu ý rằng chiều kích này “không phải là một thành tựu” hay thứ gì đó đạt được, mà “nó tồn tại và luôn tồn tại”. Ngài khẳng định rằng “Giáo hội ‘là’ đồng nghị” và do đó, trong giai đoạn “thực hiện” này, mục đích là phát triển chiều kích đó, “để rút ra những hậu quả và làm cho nó trở nên cụ thể trong đời sống của Giáo hội”.

Đối với vị tu sĩ Dòng Augustinô, văn kiện cuối cùng “không phải là một cuốn sách hướng dẫn về các biện pháp hay một bộ luật”, mà đúng hơn “nó mở ra những cánh cửa, chỉ ra những con đường để đi và khuyến khích các tiến trình” với “nhiều tốc độ, sự phát triển và biểu thức cụ thể khác nhau, vì có những khác biệt về mặt địa lý và văn hóa”, mặc dù có cùng “kho tàng đức tin: một Chúa, một đức tin, một phép rửa”.

Ngài giải thích: trong bốn năm này, ngài đã cố gắng “lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần để phân định cách trung thành với Chúa và cách sống và làm chứng cho Tin Mừng trong thế giới ngày nay”.

Ngài cũng hình dung đây là cơ hội để đổi mới sâu sắc, “xuất phát từ kinh nghiệm của Chúa Kitô phục sinh” và cũng hướng đến sứ mệnh trong thế giới ngày nay, tiếp nhận sự đa dạng văn hóa và những thách thức khác nhau, “nhưng luôn luôn trong sự hiệp thông”.

Sửa đổi giáo luật theo ‘chìa khóa đồng nghị’

Về đề xuất của văn kiện cuối cùng về việc sửa đổi giáo luật theo “chìa khóa đồng nghị”, Marín tuyên bố rằng “Bộ luật Giáo luật là một công cụ thực tế”. Theo nghĩa này, ngài nhắc lại rằng “kho tàng đức tin không thay đổi, nhưng luật lệ của Giáo Hội Công Giáo đang được đổi mới, để chúng thích ứng tốt hơn và hữu ích hơn trong sứ mệnh cứu độ đã được giao phó cho Giáo hội”.

“Yêu cầu sửa đổi bộ luật năm 1983, có tính đến sự phát triển của giáo hội học hiện tại, để có thể cung cấp các hình thức, cấu trúc và thủ tục theo chìa khóa đồng nghị”, ngài giải thích.

Trong một tuyên bố với ACI Prensa, vị giám mục cho biết “có một ủy ban gồm các luật sư giáo luật đang làm việc” để xem xét các cấu trúc và quy trình hiện có để chúng hữu hiệu hơn.

Trong số các chủ đề được xem xét, ĐC Marín đã đề cập đến “bản chất bắt buộc của các hội đồng mục vụ giáo phận và giáo xứ; phát triển các cách thức hợp tác của giáo dân, do đó tích hợp nhiều thừa tác vụ; mở rộng khả năng của giáo dân thi hành các thừa tác vụ”, hoặc thành lập “các cấu trúc khu vực hoặc lục địa mới, chẳng hạn như các hội đồng giáo hội”, cũng như “xác định cách thức thực hiện tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và đánh giá”.

Tăng cường sự tham gia ‘mà không hoàn tục hóa giáo sĩ hoặc giáo sĩ hóa giáo dân’

Một hệ quả khác của Thượng hội đồng về tính đồng nghị là yêu cầu giáo dân tham gia nhiều hơn vào “các quy trình ra quyết định” và điều này phải được thực hiện thông qua các cấu trúc và thể chế đồng nghị mới.

Đối với vị giám mục, sự tham gia của giáo dân không phải là một sự nhượng bộ “mà là hệ quả của phép rửa”, vì vậy “họ phải đảm nhận mọi trách nhiệm tương ứng với họ, mà không hoàn tục hóa giáo sĩ hoặc giáo sĩ hóa giáo dân”.

Phó thư ký của Thượng hội đồng nhấn mạnh rằng mọi người đã chịu phép rửa “phải cảm thấy được tham gia vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội và tham gia vào quá trình phân định để ra quyết định, tìm kiếm điều tốt đẹp cho Giáo hội”. Một tư cách các đồng trách nhiệm mà theo ngài, có tính dị biệt hóa, vì “mỗi người tham gia theo các thừa tác vụ và chức năng khác nhau của mình”.

Thẩm quyền như việc phụcvụ

Nhắc đến lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài chỉ ra rằng “mô hình không phải là kim tự tháp, cũng không phải hình cầu, mà là khối đa diện”.

“Giám mục và linh mục quản xứ, để đưa ra quyết định, có nhiệm vụ tham vấn và lắng nghe để phân định, sao cho các cơ quan tham gia phải tồn tại và hoạt động. Sau đó, họ sẽ đưa ra các quyết định tương ứng với họ thông qua thừa tác vụ của mình và họ sẽ giải thích các quyết định đã đưa ra”.

ĐC Marín nhấn mạnh nhu cầu làm rõ các quy trình ra quyết định và việc đồng trách nhiệm, vì có những vấn đề “mà quyết định chỉ tương ứng với giám mục hoặc linh mục quản xứ và những vấn đề khác có thể được đưa ra trong những trường hợp khác”.

Tuy nhiên, “cần phải làm rõ các quy trình ra quyết định và đồng trách nhiệm”, vị giám mục nói thêm.

“Thẩm quyền trong Giáo hội phải luôn được hiểu và thực hiện như một việc phục vụ. Tương tự như vậy, điều quan trọng là phải ghi nhớ nguyên tắc bổ trợ; các vấn đề phải được giải quyết ở bình diện gần nhất với những người có liên quan”, phó thư ký của hội đồng giải thích.

‘Không có gì ngăn cản phụ nữ giữ chức vụ trong Giáo triều Rôma’

Về sự tham gia của phụ nữ vào Giáo hội, theo ĐC Marín, tài liệu đề xuất, trên hết, “phụ nữ cần đảm nhận vai trò thích hợp của họ trong Giáo hội, bao gồm cả việc tham gia vào các thừa tác vụ”, lưu ý rằng cho đến gần đây, “thật đáng ngạc nhiên, các thừa tác vụ giáo dân chỉ dành cho nam giới”.

ĐC Marín minh xác rằng điều tương tự cũng áp dụng cho các vị trí có trách nhiệm, “có thể do giáo dân đảm nhiệm, bất kể là nam hay nữ”.

“Trong Giáo triều Rôma, đã có phụ nữ trong ban thư ký của một số thánh bộ và không có gì ngăn cản họ chủ trì những thánh bộ khác trong tương lai, như giáo dân hiện đang làm”.

Vị giám mục cho biết ở một số nơi, “phụ nữ thực hiện nhiều nhiệm vụ mục vụ và hành chính, cũng như quản trị, và việc theo đuổi hướng đi này hơn nữa là điều thích hợp”.

Về đoạn 60 của văn kiện cuối cùng của Thượng hội đồng, ngài cho biết đoạn này “cũng nêu vấn đề về chức phó tế, là một thừa tác vụ thụ phong chứ không phải thừa tác vụ giáo dân. Rõ ràng là có các nữ phó tế trong Giáo hội sơ khai. Nhưng đó có phải là thừa tác vụ thụ phong không? Chức năng của họ là gì? Có giống nhau trong tất cả các Giáo hội địa phương không? Để khám phá sâu hơn vấn đề này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm hai ủy ban. Công việc nghiên cứu vấn đề này vẫn đang tiếp tục”, ngài lưu ý.

Về vấn đề này, ĐC Marín nhấn mạnh rằng “điều quan trọng cần lưu ý là điều này không có nghĩa là tiếp cận chức linh mục và chức giám mục; chỉ có chủ đề về chức phó tế đang được nghiên cứu, đó là một cấp độ của bí tích truyền chức thánh, nhưng như Công đồng [Vatican II] nhắc lại, không hướng đến chức linh mục mà hướng đến thừa tác vụ (các phó tế không phải là linh mục, như các linh mục và giám mục là). Thượng hội đồng yêu cầu phải làm rõ thêm”, ngài nhấn mạnh.

Các cử hành phụng vụ như một biểu thức của tính đồng nghị

Một trong những đoạn văn nhận được nhiều phiếu chống nhất là đoạn số 27 về "nghiên cứu cách biến các lễ nghi phụng vụ thành biểu thức của tính đồng nghị". Đề xuất này nhận được 312 phiếu thuận (87,8%) và 43 phiếu chống (12,1%).

"Do tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụng vụ và tính đồng nghị", ĐC Marín nói tiếp, "nên đề xuất thành lập một nhóm nghiên cứu với nhiệm vụ biến các cử hành phụng vụ thành biểu thức của tính đồng nghị nhiều hơn".

"Theo quan điểm của tôi", ngài nói tiếp, "trên hết, nó đề cập đến ba hướng nghiên cứu sâu hơn: làm thế nào củng cố sự hiệp thông, để những người cử hành là cộng đồng hiệp nhất trong Chúa Kitô phục sinh chứ không phải là tổng hợp của những cá nhân rời rạc, xa lạ và đơn độc; làm thế nào cổ vũ sự tham gia dị biệt hóa, tránh coi mình chỉ là khán giả; làm thế nào tất cả chúng ta tham gia vào sứ mệnh chung, vào công cuộc truyền giáo. Tóm lại, tôi tin rằng chìa khóa nằm ở cách sống và hiện thực hóa tình yêu (caritas), một điều lên bản sắc chúng ta như các Kitô hữu".

‘Vượt qua não trạng quyền lực và phát triển tâm lý phục vụ’

Vị Phó tổng thư ký cũng lưu ý rằng Phiên họp đã yêu cầu “làm rõ về tiêu chuẩn lựa chọn giám mục và cách Giáo hội địa phương nên tham gia vào quá trình lựa chọn”.

Theo hướng này, ngài cho biết rằng “cần phải vượt qua não trạng ‘quyền lực’ và phát triển tâm lý ‘phục vụ’. Không còn nghi ngờ gì nữa, nhóm càng khép kín thì nguy cơ chủ nghĩa tinh hoa càng lớn, đó là lý do tại sao cần có sự tham gia nhiều hơn của dân Chúa”.

Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng có những khó khăn thực tế, đặc biệt là ở các giáo phận lớn, nơi hiểu biết về các ứng cử viên tiềm năng còn hạn chế. “Những khó khăn khác mà chúng ta gặp phải khi tham gia: chỉ những người tin Chúa? Những người thực hành [đức tin]? Mọi người? Cũng như cách tiến hành tham vấn, tránh các chiến dịch bầu cử và áp lực từ các nhóm có tổ chức”.

“Nguyên tắc rất rõ ràng: mở rộng tham vấn và cho phép tham gia nhiều hơn. Nhưng cần phải có một nghiên cứu sâu, tiến hành một cách bình tĩnh. Đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng đã thành lập một nhóm làm việc về chủ đề này. Chúng ta hãy chờ kết luận của nhóm”, ĐC Marín nói thế.

‘Kho tàng đức tin không thay đổi và không thể thay đổi’

Đối với những người “với thiện chí, lo sợ về sự thay đổi trong giáo lý, họ đã thấy rằng điều này không đúng. Kho tàng đức tin không thay đổi và không thể thay đổi. Vấn đề là đi sâu hơn vào nó, hình thành cách diễn đạt và phát triển nó trong thời điểm hiện tại, như Giáo hội đã làm trong suốt lịch sử của mình”, ĐC Marín khẳng định.

“Tiến trình đồng nghị phát sinh từ hành động của Chúa Thánh Thần và nhất thiết đòi hỏi sự hoán cải của trái tim. Nếu không, chúng ta sẽ không hiểu được gì cả. Trên thực tế, sợi chỉ chung liên kết các phần khác nhau của tài liệu là lời mời gọi hoán cải: được Chúa Thánh Thần kêu gọi hoán cải; hoán cải trong các mối quan hệ; hoán cải trong các tiến trình; hoán cải trong sự kết nối; hoán cải vì sứ mệnh. Để làm được điều này, cần phải lấy tình yêu thực sự làm sợi chỉ chung,” ngài kết luận.
 
Liều mình vì tự do – Nhận định của Tiến sĩ George Weigel nhân kỷ niệm 35 năm đập tan Bức Tường Bá Linh
J.B. Đặng Minh An dịch
21:03 09/11/2024

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Taking the Risk of Freedom”, nghĩa là “Liều mình vì tự do”.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Ba mươi lăm năm trước, con trai của một nhà sử học vĩ đại đã góp phần tạo nên lịch sử khi ông đặt ra câu hỏi dẫn đến sự phá hủy hiện vật biểu đạt kỳ cục nhất của Chiến tranh Lạnh.

Bạn tôi Daniel Johnson, con trai của tác giả Modern Times và sau đó là phóng viên của tờ Daily Telegraph của Luân Đôn, đã bay đến Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989. Người Đông Đức đang tham gia vào các cuộc biểu tình quần chúng phản đối sự áp bức của họ trong khi những người khác đang chạy trốn khỏi Cộng hòa Dân chủ Đức đầy những mâu thuẫn này qua một biên giới mới mở với Hung Gia Lợi. Sự hỗn loạn đã xảy ra, và chế độ Đông Đức đã tổ chức một cuộc họp báo trên truyền hình để cố gắng đưa tình hình vào một số loại kiểm soát nào đó. Phát ngôn nhân của Đảng Cộng sản, Günter Schabowski, bắt đầu bằng cách thông báo rằng ủy ban trung ương của đảng đã quyết định rằng người Đông Đức có thể đi du lịch hay nếu muốn di cư sang phương Tây cũng được, đó là điều đã bị cấm kể từ khi Bức tường Berlin được xây dựng vào năm 1961.

Các câu hỏi lập tức bay đến từ các phóng viên: Khi nào thì điều này có hiệu lực? Quy định mới này có áp dụng cho Berlin, nơi bị chia cắt bởi Bức tường trong gần ba thập niên không? Schabowski đã lảo đảo vượt ra ngoài những gì ông được cho là phải nói và trả lời, khi nói rằng: Vâng, quy định mới có hiệu lực ngay lập tức, và vâng, nó có vẻ cũng được áp dụng cho Berlin. Thông thạo tiếng Đức, Daniel Johnson sau đó đặt ra câu hỏi đã góp phần thay đổi thế giới: “Herr Schabowski, điều gì sẽ xảy ra với Bức tường Berlin bây giờ?” Schabowski, người chưa được bảo phải nói gì nếu điều này xảy ra, đã do dự trong vài giây rồi đổi chủ đề. Nhưng đối với những người có mặt và những người xem trên TV, “tất cả đã hạ màn”, như Johnson sau đó đã viết. Nếu có sự đi lại và di cư tự do sang phương Tây, thì mục đích của Bức tường là gì? Nó đã hết thời, và trong vài giờ, những người dân Đông Berlin hân hoan, sau khi xem cảnh này trong sự kinh ngạc trên TV, đã dùng búa tạ đập tan biểu tượng tục tĩu và khốn nạn đã chia cắt thành phố của họ từ lâu, và đã khiến hơn một trăm người mất mạng khi liều mình cố gắng vượt qua, chui qua, nhảy qua hoặc đi vòng qua trong nhiều thập niên. Vào sáng sớm hôm sau, những người dân Đông và Tây Berlin đã nhảy múa trong niềm hân hoan trên đỉnh die Mauer hay Bức tường trước Cổng Brandenburg. Những cảnh tượng ngoạn mục trên NBC đêm đó và những ngày tiếp theo đã trở nên khả thi vì nhà sản xuất Maralyn Gelefsky bằng cách nào đó, giữa sự hỗn loạn, đã tìm thấy một chiếc xe nâng để hái trái anh đào mà từ đó các máy quay gắn trên xe có thể ghi lại được niềm hân hoan bên dưới.

Sự tự giải phóng của Đông-Trung Âu đã bắt đầu thực sự vào tháng 6 năm 1989, khi cuộc bầu cử bán tự do của Ba Lan đưa các ứng cử viên Công đoàn Đoàn kết chống cộng sản trở lại tất cả các ghế tranh cử trong quốc hội Ba Lan - và ba tháng sau, bầu thủ tướng mới là Tadeusz Mazowiecki, một nhà hoạt động trí thức Công Giáo lâu năm và đã trở thành lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết. Những quân cờ domino khác trong hệ thống Hiệp ước Warsaw do Liên Xô lãnh đạo bắt đầu sụp đổ, và rồi đến đêm ngày 9–10 tháng 11 năm 1989, khi việc phá vỡ Bức tường của người Đức đã khiến cho cái được gọi là Cách mạng năm 1989 trở nên không thể đảo ngược. Phải mất thêm hai tháng nữa để hoàn thành công việc, nhưng khi Cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc đưa Václav Havel lên làm tổng thống của quốc gia đó vào ngày 29 tháng 12 năm 1989, thì công việc đó đã thực sự kết thúc. Trong hai năm tiếp theo, những tâm hồn dũng cảm ở Lithuania, Ukraine và những nơi khác đã hoàn thành việc phá bỏ chế độ chuyên chế vĩ đại nhất trong lịch sử loài người khi tuyên bố nền độc lập của họ khỏi chế độ áp bức Liên Xô.

Cuộc cách mạng năm 1989 là một trải nghiệm độc nhất trong lịch sử đẫm máu của một thế kỷ mà bạo lực quần chúng là phương tiện điển hình để tạo ra sự thay đổi lớn trong xã hội. Ngoại trừ Rumani, các cuộc cách mạng là bất bạo động, và ngay cả ở Rumani, bạo lực cũng bị hạn chế. Tại sao lại như vậy? Bởi vì một cuộc cách mạng lương tâm đã lan rộng khắp Đông Âu và Trung Âu vào những năm 1980. Những người quyết tâm “sống trong sự thật” thay vì khuất phục hơn nữa trước nền văn hóa cộng sản dối trá đã tạo ra một phong trào phản kháng hiệu quả, bất bạo động, phần lớn được truyền cảm hứng từ chuyến hành hương mục vụ lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến Ba Lan vào tháng 6 năm 1979. Phong trào đó có những vị tử đạo của mình—Chân phước Jerzy Popiełuszko ở Ba Lan, Jan Patočka ở Tiệp Khắc—nhưng sức mạnh của niềm tin cuối cùng đã chứng minh là mạnh hơn dùi cui, vòi rồng và thậm chí cả xe tăng của các chế độ cộng sản khác nhau. Kết cấu tinh thần và đạo đức phong phú của những năm đó được ghi lại một cách xuất sắc trong bộ phim tài liệu do Hiệp sĩ Columbus sản xuất, Giải phóng một lục địa.

Phát biểu tại Liên Hiệp Quốc năm 1995, Đức Gioan Phaolô II đã ghi nhận công lao trong cuộc Cách mạng năm 1989 của những người đã sẵn sàng chấp nhận “liều mình vì tự do”. Đó không phải là sự tự do phóng túng mà ngài đả phá và những người cách mạng bất bạo động đó đã phải sống, mà là sự tự do sống trong sự thật—sự thật về con người, cộng đồng, nguồn gốc và số phận của con người. Có những bài học quan trọng trong đó dành cho chúng ta ngày nay.


Source:First Things
 
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã góp phần phá đổ Bức tường Berlin như thế nào: 35 năm sau
Đặng Tự Do
21:13 09/11/2024
Khi nước Đức kỷ niệm 35 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ vào năm nay, các nhân chứng chủ chốt đang nhấn mạnh vai trò quan trọng của Thánh Gioan Phaolô II trong việc mang lại cuộc cách mạng hòa bình làm thay đổi Âu Châu.

Martin Rothweiler, giám đốc EWTN Đức, phát biểu với CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA: “Tôi hoàn toàn tin rằng nếu không có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sự thống nhất nước Đức sẽ không thể xảy ra”.

Rothweiler có mặt tại Rôma vào đêm lịch sử ngày 9 tháng 11 năm 1989, khi người dân Đông Đức bắt đầu tự do đi qua Bức tường Berlin lần đầu tiên sau gần ba thập niên.

“Có vẻ như không thực,” Rothweiler nhớ lại. “Nhìn mọi người trèo qua bức tường, chứng kiến dòng người đổ về từ Đông sang Tây Berlin — thật không thể tin được. Chúng tôi đã lớn lên với việc chấp nhận sự chia cắt là không thể thay đổi: Khối phía Đông, phương Tây, Hiệp ước Warsaw ở một bên, NATO ở bên kia. Tất cả dường như được cố định trong bê tông — theo nghĩa đen.”

Đức Hồng Y Joachim Meisner quá cố của tổng giáo phận Köln, người đã mất năm 2017 và là bạn thân của Đức Gioan Phaolô II, đã đưa ra lời chứng tương tự trong một cuộc phỏng vấn của EWTN năm 2016: “Nếu không có Đức Gioan Phaolô II, sẽ không có phong trào Đoàn kết ở Ba Lan. Tôi thực sự nghi ngờ liệu chủ nghĩa cộng sản có sụp đổ nếu không có Đức Gioan Phaolô II.”

Ngay cả sau khi trở thành giáo hoàng vào năm 1978, Đức Gioan Phaolô II vẫn tiếp tục ủng hộ các phong trào đối lập đằng sau Bức màn sắt. Sau khi sống sót sau một vụ ám sát năm 1981 — được cho là do các cơ quan an ninh khối Xô Viết dàn dựng — ngài quyết định thánh hiến nước Nga cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Mẹ Maria, thực hiện lời yêu cầu của Đức Mẹ tại Fatima.

Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, người từng là thư ký riêng của Đức Gioan Phaolô II trong nhiều thập niên, đã nhấn mạnh chiều kích tâm linh của những sự kiện lịch sử này. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2016 với EWTN, ngài giải thích: “Từ thời điểm thánh hiến đó, một quá trình bắt đầu và đạt đến đỉnh cao là tự do cho các quốc gia bị chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Marx áp bức. Đức Mẹ đã yêu cầu thánh hiến này và hứa rằng tự do sẽ theo sau.”

“Sau sự kiện này, thế giới đã trở nên khác biệt,” Đức Hồng Y Dziwisz nói thêm. “Không chỉ Bức màn sắt sụp đổ, mà cả chủ nghĩa Marx trên thế giới, vốn đặc biệt bén rễ trong các trường đại học và các nhóm trên toàn thế giới.”

Tác động của vai trò của Đức Gioan Phaolô II đã được thừa nhận ngay cả bởi các nhà lãnh đạo thế tục. Cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl đã nhớ lại một khoảnh khắc quyết định trong chuyến thăm năm 1996 của Đức Giáo Hoàng đến Berlin thống nhất. Khi đi qua Cổng Brandenburg — từng là biểu tượng của sự chia rẽ — Đức Giáo Hoàng quay sang Kohl và nói: “Ngài Thủ tướng, đây là một khoảnh khắc sâu sắc trong cuộc đời tôi. Rằng tôi, một Giáo hoàng đến từ Ba Lan, đứng đây với ngài, Thủ tướng Đức, tại Cổng Brandenburg — và cánh cổng mở, Bức tường đã biến mất, Berlin và Đức đã thống nhất, và Ba Lan đã được tự do.”

Có lẽ lời chứng đáng chú ý nhất đến từ một nguồn không ngờ tới: Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, người thừa nhận rằng nếu không có ảnh hưởng của Đức Gioan Phaolô II, cuộc cách mạng hòa bình năm 1989 có thể đã không bao giờ xảy ra.

Di sản của những sự kiện đó vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay khi Âu Châu lại phải đối mặt với xung đột. Vào ngày 25 tháng 3 năm 2022, ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quyết định tái việc thánh hiến nước Nga cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Maria của Đức Gioan Phaolô II.

“Chúng ta đã đi chệch khỏi con đường hòa bình,” Đức Phanxicô phát biểu trong buổi lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô. “Chúng ta đã quên những bài học từ những thảm kịch của thế kỷ trước và sự hy sinh của hàng triệu người đã ngã xuống trong các cuộc Thế chiến.”

Khi chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Ukraine hai năm sau đó, tấm gương của Đức Gioan Phaolô II nhắc nhở rằng sự thay đổi mang tính chuyển đổi thường đến một cách bất ngờ. Vị giáo hoàng người Ba Lan, được Đức Thánh Cha Phanxicô phong thánh vào năm 2014, đã chứng minh trong suốt cuộc đời mình rằng đức tin và sự phản kháng hòa bình có thể vượt qua những trở ngại dường như không thể lay chuyển — thậm chí là những bức tường chia cắt các quốc gia.

Bức tường Berlin tồn tại từ năm 1961 đến năm 1989 như biểu tượng dễ thấy nhất của sự chia cắt Chiến tranh Lạnh ở Âu Châu. Chế độ cộng sản Đông Đức gọi nó là “Thành lũy bảo vệ chống phát xít”, nhưng đối với hầu hết thế giới, nó đại diện cho Bức màn sắt mà Winston Churchill đã cảnh báo.

Hơn 100 người đã thiệt mạng khi cố gắng vượt biên từ Đông sang Tây Berlin trước khi Bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11 năm 1989.

Rothweiler, người sau này đưa EWTN đến Đức vào năm 2000, thấy ảnh hưởng của Đức Gioan Phaolô II vẫn tiếp tục cho đến ngày nay thông qua phương tiện truyền thông Công Giáo. “Di sản của ngài nhắc nhở chúng ta rằng sức mạnh tinh thần có thể biến đổi thực tế chính trị”, ông nói với CNA Deutsch.

“Sự sụp đổ của Bức tường Berlin không chỉ là vấn đề chính trị — mà còn là sự chiến thắng của phẩm giá con người và đức tin trước sự áp bức.”


Source:Catholic News Agency
 
Chuông Nhà thờ Đức Bà Paris vang lên lần đầu tiên kể từ vụ hỏa hoạn kinh hoàng cách đây 5 năm
Đặng Tự Do
22:18 09/11/2024
Chuông của Nhà thờ Đức Bà Paris đã ngân lên lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2019, khi một đám cháy kinh hoàng bùng phát ở đỉnh tháp và mái của nhà thờ lịch sử này ở Pháp.

Nhà thờ Đức Bà Paris đã vượt qua cột mốc quan trọng này vào khoảng 10:30 sáng 8 Tháng Mười Một, vừa qua, khi chỉ còn một tháng nữa là đến ngày mở cửa trở lại rất được mong đợi vào ngày 8 tháng 12. Nằm trong tháp chuông phía bắc của nhà thờ - nơi đã bị phá hủy một phần bởi đám cháy - Theo AFP, tiếng chuông vang lên từng hồi một, sau đó vang lên đồng loạt.

Mặc dù chính quyền chưa xác định được vụ hỏa hoạn có phải là tai nạn hay không, nhưng cuộc điều tra ban đầu cho thấy nguyên nhân có thể là do điện chập.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngay lập tức tuyên bố ý định sửa chữa nhà thờ trong vòng năm năm và thậm chí còn kêu gọi các đề xuất đương đại thay thế để tái thiết nhà thờ. Trong một thời gian ngắn, các cuộc tranh luận đã nổ ra về việc liệu chính phủ Pháp có chấp thuận việc cập nhật như vậy thay vì bảo tồn bản sắc ban đầu của Nhà thờ Đức Bà hay không.

Tuy nhiên, Quốc hội Pháp đã sớm thông qua một dự luật quy định rằng các nỗ lực tái thiết phải “bảo tồn lợi ích lịch sử, nghệ thuật và kiến trúc” của nhà thờ lịch sử. Macron chính thức tuyên bố một năm sau đó, vào năm 2020, rằng việc tái thiết sẽ tìm cách phục chế giống với cấu trúc ban đầu vì lợi ích hoàn thành dự án trước Thế vận hội Paris 2024.

Nhà thờ Đức Bà Paris được xây dựng từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14. Phần chóp của nhà thờ được hoàn thành lần đầu tiên vào thế kỷ 13 nhưng cuối cùng đã được thay thế vào thế kỷ 19 do bị hư hại.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Tổng Giám Mục Broglio: Nhân phẩm, kinh tế là chìa khóa cho sự ủng hộ của Công Giáo đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump
Đặng Tự Do
22:41 09/11/2024
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB cho rằng mối quan tâm đến phẩm giá con người và nền kinh tế có thể là lý do khiến phần lớn người Công Giáo bỏ phiếu cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Tổng giám mục Timothy Broglio, người cũng là nhà lãnh đạo Tổng giáo phận Quân đội Hoa Kỳ, trong chương trình “The World Over with Raymond Arroyo” của EWTN phát sóng vào thứ năm đã bình luận về cuộc bầu cử lịch sử, trong đó phần lớn người Công Giáo — 56% theo một số cuộc thăm dò ý kiến cử tri — đã bỏ phiếu cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Đức Tổng Giám Mục Broglio nói với Arroyo rằng: “Tôi nghĩ chắc chắn mối quan tâm lớn nhất của chúng ta đối với phẩm giá của con người là một điều có thể tác động đến những cử tri đó”.

“Tôi nghĩ mọi người cũng không chắc chắn về nền kinh tế. Tôi nghĩ đó sẽ là một yếu tố khác. Tôi nghĩ cũng theo nghĩa rất thực tế, người Công Giáo đã thấy những gì chính quyền Tổng thống Trump đầu tiên đã làm để hỗ trợ sự sống của con người. Tôi nghĩ có lẽ đó chắc chắn sẽ là một yếu tố ảnh hưởng nữa”, Đức Cha Broglio nói.

Đức Cha Broglio cũng lưu ý rằng chiến dịch của Phó Tổng thống Kamala Harris “không có chỗ cho bất kỳ quyền tự do lương tâm nào” liên quan đến vấn đề phá thai.

“Ngoài ra, theo nghĩa rất thực tế, Phó Tổng thống Harris đã đưa quyền phá thai gần như trở thành vấn đề trung tâm của chiến dịch,” Broglio nói thêm. “Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ rất có thể làm nản lòng nhiều, rất nhiều người Công Giáo.”

Khi được hỏi về những ưu tiên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ khi chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump lên nắm quyền, Đức Cha Broglio cho biết những ưu tiên này “thực sự không thay đổi”.

Ngài nói: “Tất nhiên, có sự quan tâm đến phẩm giá của con người từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên: đó vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các giám mục”.

Đức Cha Broglio cũng nhấn mạnh “mối quan tâm to lớn” đối với người nghèo và người vô gia cư trong nước.

“Chúng ta là một quốc gia rất may mắn, và chúng ta có rất nhiều, rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên, đôi khi ở các thành phố lớn của chúng ta, chúng ta thấy rất nhiều người vô gia cư. Chúng tôi biết rằng có những người khác gặp khó khăn trong việc kiếm sống vào cuối mỗi tháng. Chúng tôi muốn lưu tâm để theo dõi họ và cố gắng giúp đỡ họ, chắc chắn là thông qua hoạt động bác ái, nhưng cũng có thể là thông qua việc cố gắng tìm ra giải pháp cho các vấn đề gốc rễ khiến mọi người vẫn sống trong cảnh nghèo đói.”

Di cư cũng là một vấn đề quan trọng đối với Đức Tổng Giám Mục Broglio và các giám mục Hoa Kỳ — cả ở biên giới và các vấn đề ở nước ngoài.

“Mối quan tâm thứ ba là cố gắng cải cách chính sách di cư hoặc luật di cư ở quốc gia này để việc di cư có thể diễn ra có trật tự, hợp pháp và một số tình trạng bất ổn mà chúng ta đã trải qua ở biên giới có thể được giải quyết”.

Cùng với mối quan ngại này là “vai trò của Hoa Kỳ trên trường quốc tế”, Đức Tổng Giám Mục cho biết.

“Chúng ta nên giải quyết một số vấn đề buộc mọi người phải cân nhắc rời bỏ quê hương để đi nơi khác. Nếu chúng ta có thể giúp giải quyết một số vấn đề liên quan đến vấn đề đó, thì đó có thể là một cách khác từ bên ngoài để giảm bớt căng thẳng ở biên giới.”

Khi được hỏi về việc Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ lệnh thụ tinh trong ống nghiệm, gọi tắt là IVF, Đức Cha Broglio nhấn mạnh rằng công nghệ sinh sản như vậy trái ngược với giáo lý của Giáo hội.

Đức Tổng Giám Mục Broglio cho biết: “Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục nhắc lại những gì Giáo hội dạy - rằng đứa trẻ chưa chào đời trong bụng mẹ có quyền được sống, có quyền được sinh ra và rằng việc thụ thai phải là kết quả của sự kết hợp tự nhiên giữa vợ và chồng - và do đó IVF thực sự không phải là giải pháp”.

Đầu năm nay, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề xuất chính phủ trả tiền cho các dịch vụ IVF. Ông cũng đã rút lại lập trường ủng hộ sự sống của mình, hứa sẽ phủ quyết việc bảo vệ trẻ em chưa chào đời trên toàn quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với Arroyo vào tháng 10, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bày tỏ sự cởi mở của mình đối với các miễn trừ tôn giáo đối với lệnh thụ tinh trong ống nghiệm, ông nói rằng: “Với tôi, đó có vẻ là một ý tưởng khá hay”.

Đức Cha Broglio cho biết: “Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục truyền đạt giáo huấn của Giáo Hội với hy vọng rằng chúng tôi sẽ nhận được sự ủng hộ trong chính quyền mới”.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Hồng Y kêu gọi người Công Giáo ở Anh và xứ Wales tham gia Giờ Thánh để phản đối dự luật hỗ trợ tự tử
Đặng Tự Do
22:46 09/11/2024
Người Công Giáo trên khắp nước Anh và xứ Wales được kêu gọi cùng nhau cầu nguyện vào tối ngày 13 tháng 11 sau lời kêu gọi của vị Hồng Y phản đối đề xuất hợp pháp hóa việc hỗ trợ tự tử.

Trong một thông điệp video được công bố vào hôm Thứ Sáu, 08 Tháng Mười Một, Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng giám mục Westminster, đã thông báo rằng trong cuộc họp toàn thể thường lệ vào tháng 11, các giám mục Anh và xứ Wales sẽ tổ chức Giờ Thánh trước Mình Thánh Chúa và khuyến khích người Công Giáo cùng cầu nguyện.

Trong tuyên bố video của mình, Đức Hồng Y Nichols cho biết: “Vào buổi tối thứ Tư ngày 13 tháng 11, giám mục của anh chị em — tất cả các giám mục của Anh và xứ Wales — sẽ quỳ trước Mình Thánh Chúa để cầu nguyện cho đất nước chúng ta.”

“Bây giờ chúng ta cùng nhau cầu nguyện vào ngày đó vì chúng ta đang nhanh chóng tiến đến việc trình bày tại Quốc hội và bỏ phiếu cho một dự luật có thể giới thiệu cái chết được hỗ trợ. Bây giờ chúng ta muốn cầu nguyện về điều này vì đây là một động thái hướng đến việc thực sự làm giảm tầm quan trọng của mỗi người, thực sự nói rằng cuộc sống của tôi không phải là món quà từ Chúa.”

Dự luật mới nhất, hợp pháp hóa việc hỗ trợ cái chết cho những người bệnh giai đoạn cuối, đã được đưa ra tại Hạ viện và sẽ được tranh luận và có khả năng sẽ bỏ phiếu vào ngày 29 tháng 11.

Dự luật này được khởi xướng bởi Kim Leadbeater, thành viên Đảng Lao động tại Quốc hội Spen Valley.

Thủ tướng Anh Keir Starmer đã bày tỏ sự ủng hộ cá nhân đối với việc thay đổi luật hỗ trợ tự tử. Cho đến nay luật hiện hành quy định rằng hành vi hỗ trợ và tiếp tay cho tự tử có thể bị phạt tù lên tới 14 năm.

Khi các thành viên của Quốc hội bỏ phiếu vào ngày 29 tháng 11, đây sẽ là lần đầu tiên họ bỏ phiếu cho một đạo luật tương tự kể từ năm 2015, khi luật hỗ trợ tự tử bị bác bỏ với 330 phiếu thuận và 118 phiếu chống.

Trong tuyên bố của mình, Đức Hồng Y Nichols cho biết: “Chúng tôi tha thiết cầu nguyện rằng chúng tôi sẽ không thực hiện bất kỳ bước đi nào trong luật pháp thúc đẩy cái gọi là 'quyền được chết'. Điều đó rất có thể sẽ trở thành nghĩa vụ phải chết và gây áp lực lên các bác sĩ và nhân viên y tế để giúp tước đi mạng sống thay vì chăm sóc, bảo vệ và chữa lành.”

Cùng với thông điệp của Đức Hồng Y, Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales cũng đã phát hành một cuốn sách nhỏ để người Công Giáo sử dụng trong Giờ Thánh, trong đó có bài suy niệm do Đức Hồng Y viết, tương tự như thông điệp video của ngài.

Bài viết kết thúc bằng lời kêu gọi cầu nguyện cho cộng đồng chăm sóc giảm nhẹ ở Anh và xứ Wales, lập luận rằng xã hội nên đầu tư nguồn lực cho họ thay vì phải dùng đến luật pháp như vậy.

Đức Hồng Y Nichols kết luận: “Đây là một thời điểm quan trọng trong lịch sử của chúng ta. Hãy viết thư cho đại biểu quốc hội của anh chị em để lên tiếng. Nhiều người vẫn chưa quyết định sẽ bỏ phiếu như thế nào. Cầu xin Chúa ban phước cho tất cả chúng ta, ban phước cho đất nước chúng ta và ban phước cho những người lập ra luật pháp của chúng ta với lòng dũng cảm để đón nhận và duy trì một nền văn hóa của sự sống.”


Source:Catholic News Agency
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ mừng bổn mạng Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm 2024 tại Melbourne
Trần Văn Minh
21:12 09/11/2024
Melbourne, vào lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy 9/11/2024. Nhờ ơn Thánh Vinh Sơn Liêm bổn mạng cộng đoàn cầu bầu cùng Chúa. Và Chúa đã thương ban cho một ngày thời tiết thật tốt lành, và sau mấy ngày chuẩn bị gấp rút. Thánh lễ mừng bổn mạng thật trọng thể đã được tổ chức thật long trọng trong niềm hân hoan của cộng đoàn.

Rộn ràng nhất là Liên Ca Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, các anh chị em đã hy sinh thời gian tập hát suốt mấy tháng qua, mỗi tuần một lần của mấy chục anh chị em ca viên chứng tỏ tình yêu mến cộng đoàn, và nhất là yêu mến Thánh Vinh Sơn Liêm bổn mạng cộng đoàn trong suốt 44 năm qua.

Đài Thánh Vinh Sơn Liêm được các chị cắm bông thay các bình hoa mới và lại còn chịu khó tưới hoa cho tươi, vì mùa Hè ở Úc đã về.

Mở đầu lễ kính bổn mạng tại Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Năm 2024, Trước khi dâng lễ đồng tế trọng thể để mừng lễ bổn mạng của Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm năm thứ 44. Ban mục vụ đã thể hiện câu uống nước nhớ nguồn của cộng đoàn, ba vị trong Ban Mục vụ, đại diện cho cộng đoàn, với ba cây hương đã tiến về tượng đài Thánh Vinh Sơn Liêm để cung kính dâng hương như lòng biết ơn của cả cộng đoàn.

Xem hình

Lễ bổn mạng Thánh Vinh Sơn Liêm Năm thứ 44. Trước thánh lễ, Linh mục Phạm Văn Ái SJ tuyên úy chủ tế đã ngỏ lời cùng cộng đoàn. Thánh lễ mừng kính Thánh Vinh Sơn Liêm hôm nay, mà cộng đoàn tổ chức thật long trọng, có nhiều điều đáng long trọng và tự hào, vì Đức Thánh Cha Phanxico đã chọn Linh mục Gioakim Nguyễn Xuân Thinh, một người xuất thân từ cộng đoàn trong sứ vụ mới là Đức Cha phụ tá của Tổng Giáo Phận Melbourne.

Trong bài chia sẻ, Linh mục Phạm Minh Ước SJ đã nói về các thánh, nhất là các thánh tử đạo, các Ngài đã minh chứng cho đức tin của các Ngài vào Đức Giêsu Kito. Theo Chúa với ước mơ của mọi người là được nên thánh. Chúng ta không phải chỉ đến đón nhận hào quang nơi Núi Tabo, mà còn phải đi theo Chúa, chịu tủi nhục thương đau nơi Đồi Can Vê nữa. Ý nghĩa của cuộc sống dẫn dắt mọi người tìm hiểu về thánh nhân được Thiên Chúa tuyển chọn dù làm bất cứ công việc gì để quên mình mà phục vụ theo Thánh ý của Thiên Chúa.

Cuối lễ, ông Nguyễn Quốc Dũng, đại diện Ban mục vụ cộng đoàn đã lên cảm ơn hai cha tuyên úy. Các giáo khu, ban ngành đoàn thể, liên ca đoàn, đã cộng tác chung tay tổ chức cho ngày mừng lễ bổn mạng được tốt đẹp. Cũng trong dịp này ông cũng hân hoan thông báo, ơn gọi đã được Chúa thương chọn những người con ưu tú trong cộng đoàn, nhờ đó cộng đoàn hiện có 8 linh mục đang phục vụ tại Tổng Giáo Phận Melbourne và cả tại ngoại quốc. Hôm nay, đúng vào lễ mừng bổn mạng, chúng ta được tin Linh mục Nguyễn Xuân Thinh đã được Đức Thánh Cha Phanxico trao sứ vụ Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne.

Năm nay, do vấn đề xây dựng. Cộng đoàn không tổ chức lễ hội như những năm trước. Do đó, sau thánh lễ mừng bổn mạng, mọi người vui vẻ mừng nhau và ra về trong niềm hân hoan và tin vui của ngày lễ bổn mạng.

 
Văn Hóa
Chuyện Bác Chuyện Em: Thằng Mõ-Bà Góa
Nguyễn Trung Tây
05:27 09/11/2024
Nguyễn Trung Tây
Chuyện Bác Chuyện Em: Thằng Mõ-Bà Góa

https://www.youtube.com/watch?v=n2qD2D02wMU&list=PLSjHbDjLeqUO33WuFDKe-HdISw2bzrRm1&index=6

Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.

Gặp em, quan Bác nhăn nhăn mặt như khỉ ăn phải mắm tôm,

— Kinh Thánh có nhiều đoạn đến là khó hiểu. Gặp tớ chậm lụt, đi lễ nghe đọc bài Phúc Âm mà cứ ù ù cạc cạc y như vịt nghe sấm. Tỷ như cái đoạn nói về cái bà góa với 2 đồng xu tiền đó (Mark 12:41-44, Luke 21:1-4). Cũng thấy đến là lạ, tự nhiên bà ấy quẳng vào hòm tiền cúng có hai đồng xu chả mua được cốc nước vối quán bà Cả Nha, thế mà Chúa mở miệng khen bà ấy không tiếc nhời.

Em táo tợn, uống mật gấu, cự nự,

— Quan bác ăn nói chữ nghĩa đến là táo tợn. Dâng cúng thì lại nói là quẳng vào. Sáng đã làm một điếu thuốc lào chửa mà ăn nói vớ vẩn đến thế?

Bác chép miệng,

— Rồi, sáng dậy một cái là tung chăn mền nhào xuống rít liền một hơi thuốc Cái Sắn từ trong Nam gửi ra. Lúc nãy buồn chân đi ngang qua quán nước của bà Cả, lại ghé vào bắn thêm mấy phát nữa, nhưng thấy miệng nó vẫn cứ nhàn nhạt sao đấy.

Em nhìn bác,

— Trời rét tợn mà quan bác cứ áo sống phong phanh như thằng mõ thế kia, hỏi sao mà miệng không nhàn nhạt. Không khéo quan bác lại ốm rồi. Có cần cạo gió hay không? Ghé vào quán bà Cả Nha mượn cái đồng tiền xu Khải Định để em cạo cho…

Bác mắng em mấy mắng,

— Ông rõ là cám lợn dở hơi, cứ vớ vẩn như thằng mõ. Đang nói chuyện này thì lại vẹo sang chuyện khác.

Em cười cầu hòa,

— Em mới nói đùa chơi có mấy câu mà quan bác đã lại cau có gắt gỏng mắm tôm rồi. Thì thôi, yên, bác đang nói về cái vụ bà góa…

Bác quay lại chuyện cũ,

— Đúng rồi, đang nói dở cái chuyện bà góa...

Em góp ý,

— Cái bà góa ở trong Kinh Thánh thì cũng không giống như bà góa ở làng mình đâu. Cái bà Cả Nha ở trong làng dù có là gái góa, nhưng vẫn có quán nước đầu làng để cho quan viên trăm họ ghé vào mua cốc nước vối bắn vài nỏ thuốc lào. Chứ cái bà góa ở trong Kinh Thánh có mà được như thế. Đã là gái góa ở nước Do Thái thuả xưa thì chỉ còn có nước cầm cái mõ mà đi rao khắp làng…

Bác nhăn mặt,

— Sao lại nói người ta nặng nhời như thế…

Em thanh minh,

— Gượm hẵng quan bác. Em đã nói xong đâu mà quan bác đã mắng em sa sả như thế. Thì bác cứ nom đi, ở cái làng mình, nguyên cả huyện rồi kéo theo mấy tổng, người có danh có phận vẫn là cụ bá Tiên nhà có mấy mẫu ruộng thượng đẳng điền. Chứ ai như cái nhà anh Thìn, một miếng đất, em xin lỗi, chó ỉa cũng không có mà cắm sào, cho nên trong làng người ta mới coi khinh, bắt làm thằng mõ.

Bác gật đầu,

— Thì chuyện, chẳng thế mà vua chúa thời xưa, khi phong thưởng cho công thần, họ cũng cứ thưởng toàn là đạc điền ruộng nương.

Em ra vẻ hiểu biết,

— Ấy, cái người ở bên Do Thái cũng thế. Ai mà không có cơ ngơi điền thổ là cầm chắc cái phận thằng mõ trong thôn, tha hồ mà bị người làng coi thường ăn hiếp. Mà cái người Do Thái họ cũng lạ lắm. Đất đai là chỉ truyền từ đời cha sang đời con trai, rồi là sang đời cháu trai, chắt, chít, cũng tinh là con trai. Cho nên gặp ngay cái nhà nào mà ông bố chết sớm để lại có một cái giống, mà lỡ cái giống đó vắn số, là cái bà góa đó đi đời nhà ma. Vừa mất chồng, vừa mất con, lại vừa mất ruộng. Ruộng mà mất rồi thì tự nhiên hóa ra cùng đinh khố chuối như thằng mõ ở trong làng ta mà thôi.

Bác tròn mắt,

— Kinh nhỉ!

Em gật đầu,

— Ấy, cho nên quan bác mới thấy cái bà góa thành Nain hồi đó thiệt tình là mệt. Đã mất chồng, giờ lại mất thằng con trai, mà lại là cái thằng con trai duy nhất. Rõ là khổ! Cho nên người trong thành mới đi theo đông như kiến để mà khóc thương cho cái phận mất ruộng hóa ra thằng mõ của bà ấy đấy (Luke 7:11-17).

— À, thì ra là thế.

Em như hứng chí,

— Mà em nói cho quan bác nghe. Nói tới cái chữ thằng mõ-bà góa ai mà chẳng hiểu người đó là người cùng rốt trong thôn. Thế mà Chúa còn nhấn mạnh thêm một cái chữ nghèo trước chữ bà góa (Luke 21:3, Mark 12:43). Vậy thì quan bác đủ hiểu là cái bà góa này nghèo gấp đôi, nghèo hơn những bà góa thường, nghèo hết nước nói. Ấy thế mà người ta vẫn dám dâng tặng hết tất tật số tiền bé con con. Đàn bà dễ có mấy tay!

Bác hiểu chuyện,

— Hèn chi Chúa cất tiếng khen không tiếc nhời.

Em kết luận,

— Ấy, giờ là đã ba năm rõ mười rồi nhé. Mà này, em nhớ hồi xưa khi còn nhỏ bu em cứ hay kể là làng ta thời mới xây nhà thờ, cha xứ sai ông trùm lên tới tận kinh đô thỉnh ông thợ bạc về đúc một cái chuông bằng đồng. Nhiều người trong làng kéo tới dâng tặng cho Chúa bạc vàng để đúc chuông lắm, có cả cái bà góa trong làng cũng ghé vào dâng hai đồng trinh. Bu em nói hai đồng trinh thời đó thì cũng chẳng bõ dính răng, may ra thì mua được cây kẹo bé bằng cái mắt muỗi. Bởi thế, ông trùm chép miệng khánh vàng còn chưa ăn nổi ai, tiện tay quẳng bỏ. Có thế thôi mà đúc mãi nhưng chuông vẫn không thành. Chuông gõ mà tiếng nghe nó cứ chõm chọe như tiếng phèng la. Mãi sau người ta mới chợt nhớ, quay lại chỗ hòm tiền tìm kiếm hai đồng xu. May phúc cho ông trùm là hai đồng trinh còn nằm tênh hênh ở ngay góc cột. Lúc đó việc đúc chuông mới thành đấy, chuông gõ nghe tiếng boong boong đi xa tới tận mấy tổng lận.

Suy Niệm
Dù có nghèo hèn, tâm thành dâng lên vẫn hóa ra hương thơm bay lên thiên nhan.
Chúa cúi xuống nhìn, đổ xuống trần gian bạc vàng ân sủng.
 
VietCatholic TV
Công lý cho Ukraine: Tướng Nga đại gian ác thảm tử. Đường cùng, Kyiv dùng hạt nhân. Nga dọa Moldova
VietCatholic Media
02:41 09/11/2024


1. Thiếu tướng Nga bị loại khỏi vòng chiến ở Ukraine

Lữ đoàn súng trường cơ giới biệt lập số 5 tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng là một đơn vị nổi tiếng hay khét tiếng của Nga vì các binh sĩ của Lữ Đoàn này oai đến mức đã dám bắt giam một người Mỹ là bạn thân của trùm mafia Vladimir Putin, và tra khảo cho đến khi người Mỹ này tắt thở.

Vladimir Putin đã rất ngỡ ngàng khi hay tin người Mỹ Russell Bentley, quê ở Texas, làm việc cho Điện Cẩm Linh, đã bị 5 binh sĩ của Lữ Đoàn này thay phiên nhau đánh đập cho đến khi mất mạng vào ngày 8 Tháng Tư, vừa qua. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin nào về số phận của 5 binh sĩ Nga to gan.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Nga hôm Thứ Sáu, 08 Tháng Mười Một, đã đồng loạt đưa tin rằng Thiếu tướng Pavel Klimenko, Tư Lệnh Lữ Đoàn đã bị loại khỏi vòng chiến.

Klimenko, 47 tuổi, đã được một số blogger quân sự Nga thông báo đã chết, bao gồm Vazhnye Istorii (Những câu chuyện quan trọng), một nền tảng báo chí điều tra của Nga, cho biết các chị em gái của Klimenko đã xác nhận cái chết của ông trên mạng xã hội.

Theo kênh truyền thông do Hoa Kỳ tài trợ Radio Free Europe, Klimenko đã qua đời vào hôm Thứ Năm, 07 Tháng Mười Một. Một trong những người chị gái của ông cũng xác nhận cái chết với ASTRA, một kênh Telegram độc lập đưa tin về chiến tranh Nga-Ukraine.

Klimenko, người gốc Stavropol, Nga, đã phục vụ tại Crimea trước cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022 - ông được thăng hàm thiếu tướng vào tháng 5 năm nay.

Klimenko được cho là một trong những chỉ huy đã thành lập cái mà ASTRA trước đây gọi là “trại tập trung” trên một mỏ Petrovskaya bị bỏ hoang ở Donetsk, miền đông Ukraine.

Bentley được cho là đã bị tra tấn và cuối cùng bị giết tại trại tập trung này. Theo cuộc điều tra của ASTRA, một số lính Nga cố tình bị thương để rời khỏi quân ngũ và đòi tiền bồi thường. Trại tập trung này là nơi những người lính Nga như thế bị tra tấn để từ bỏ tiền lương và tiền bồi thường thương tích, và bị buộc quay lại chiến trường.

Bentley, 64 tuổi, đã tử vong do bị tra tấn bằng dòng điện, một người bạn của vợ Bentley, Lyudmila Bentley, cho biết vào tháng 9.

Một cuộc điều tra của Ủy ban điều tra Nga về hoàn cảnh cái chết của ông đã phát hiện ra rằng ông bị các thành viên của Lữ đoàn 5 tra tấn và giết chết tại trại tập trung Petrovskaya. Thành ra, có thể việc giết Bentley không phải là việc làm riêng lẻ của các binh sĩ Nga mà có sự chỉ đạo của Thiếu tướng Pavel Klimenko, Tư Lệnh Lữ Đoàn.

Ủy ban điều tra Nga cáo buộc Vitaly Vansyatsky, Vladislav Agaltsev, Vladimir Bazhin và Andrei Iordanov, các thành viên của Lữ Đoàn, đã tra tấn và giết chết Bentley theo nhóm do vô ý, một hành động được cho là vượt quá thẩm quyền của họ, Rg.Ru đưa tin vào tháng 9.

Người ta cáo buộc rằng Vansyatsky và Agaltsev đã cho nổ tung hài cốt của Bentley trong một chiếc xe VAZ 2115 bằng một khối thuốc nổ TNT, và Bazhin, một quân nhân khác trong đơn vị quân đội, được cho là đã di chuyển hài cốt của ông đến một địa điểm khác

Bentley đã viết blog và ghi lại vlog về cuộc chiến cho kênh YouTube của mình. Ông đã gia nhập lực lượng Nga vào năm 2014, như Newsweek đã đưa tin trước đó. “Cao bồi Donbas”, như Bentley tự gọi mình, là một người trồng cây ở Austin, Texas, trước khi gia nhập quân đội Nga. Sau đó, ông kết hôn với một phụ nữ Nga và nhập quốc tịch Nga.

Bentley chia sẻ với Newsweek vào năm 2022: “Nếu tôi kể lại tất cả những lần tôi cận kề cái chết trong gang tấc, trước hết, chúng ta sẽ ở đây suốt đêm, và thứ hai, bạn thậm chí sẽ không tin tôi”.

“Tôi có thể nói với bạn rằng tôi là người may mắn nhất mà tôi từng biết. Tôi tin vào các thiên thần hộ mệnh vì tôi đã may mắn như thế nào khi ở đây”, anh ta nói thêm.

Vazhnye Istorii đưa tin rằng cái chết của Klimenko nâng tổng số thương vong của Nga lên 13 Tướng Nga, mặc dù chính quyền Nga chỉ xác nhận tám vị Tướng bị quân Ukraine giết chết.

Cho đến nay, các phương tiện truyền thông Nga chỉ có thể khẳng định Thiếu tướng Pavel Klimenko, Tư Lệnh Lữ Đoàn súng trường cơ giới biệt lập số 5 đã chết vào hôm Thứ Năm, 07 Tháng Mười Một. Cái chết của ông ta chắc chắn không phải là kết quả của một cuộc tấn công HIMARS, hay máy bay điều khiển từ xa vì không có cuộc tấn công nào như thế được báo cáo. Ông ta có thể chết vì biệt kích Ukraine lấy mạng ông ta trả thù cho trại tập trung. Đó là giả thuyết được phía Ukraine ủng hộ. Giả thuyết thứ hai được các blogger quân sự Nga ủng hộ là chính trùm mafia Vladimir Putin ra lệnh giết ông ta để trả thù cho Bentley. Trong bối cảnh cuộc chiến đi dần vào bế tắc, thương vong quá cao, khả năng rất cao là tên bạo chúa giết một vị tướng để dằn mặt các tướng khác.

[Newsweek: Russian Major General Killed in Ukraine]

2. Zelenskiy nói rằng ông không biết chi tiết về kế hoạch chấm dứt chiến tranh Ukraine của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Trong cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Âu Châu ở Budapest vào ngày 7 tháng 11, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết ông không biết bất kỳ chi tiết cụ thể nào liên quan đến kế hoạch chấm dứt nhanh chóng cuộc chiến tranh Ukraine của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Tổng thống lưu ý trong hội nghị rằng ông tin Tổng thống Donald Trump muốn chấm dứt chiến tranh với Nga một cách nhanh chóng, nhưng ông chưa thảo luận một kế hoạch nào với ông ấy. “Nếu chỉ nhanh chóng, điều đó có nghĩa là Ukraine sẽ chịu tổn thất. Tôi vẫn chưa hiểu điều này có thể diễn ra theo cách nào khác. Có lẽ chúng tôi không biết điều gì đó, không nhìn thấy”, ông nói.

Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa sẽ chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine nếu đắc cử, và vào tháng 9 ông đã nói rằng ông sẽ đàm phán một thỏa thuận “có lợi cho cả hai bên”. Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng cho biết ông vẫn chưa nói chuyện với Putin, nhưng “Tôi nghĩ chúng tôi sẽ nói chuyện”.

Chiến thắng trong cuộc bầu cử của Ông Donald Trump tuần này đã làm gia tăng sự bất ổn xung quanh các nỗ lực chiến tranh của Ukraine vào thời điểm quan trọng, khi lực lượng Nga đạt được thành quả nhanh nhất trong nhiều tháng và quân đội Bắc Hàn đang đồn trú tại khu vực Kursk của Nga.

Tổng thống Zelenskiy là một trong những người đầu tiên chúc mừng tổng thống đắc cử.

Hoa Kỳ là đồng minh quan trọng nhất của Ukraine trong cuộc xung đột, và Zelenskiy đã đặc biệt ca ngợi thành công bầu cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong các tuyên bố của mình. Vào tối ngày 6 tháng 11, ông đã nói chuyện với Tổng thống đắc cử Donald Trump qua điện thoại và mô tả cuộc trò chuyện là “tuyệt vời”.

“Tất nhiên, chúng ta vẫn chưa thể biết hành động của ông ấy sẽ như thế nào. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng nước Mỹ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn”, Zelenskiy nói thêm.

Nhiều quan sát viên cho rằng chiến thắng của cựu Tổng thống Trump có thể có lợi hơn cho Ukraine thay vì Kamala Harris chiến thắng. Lý do là vì trong vai trò Tổng thống, bà Harris có thể sẽ rất cam go trong việc thuyết phục Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua các khoản viện trợ như đã xảy ra dưới thời của Tổng thống Joe Biden. Chính quyền của Tổng thống Trump sẽ là một chính quyền rất mạnh vì cả Thượng viện và Hạ Viện Hoa Kỳ đều đã rơi vào tay Đảng Cộng Hòa. Tổng thống Trump có lẽ cũng không muốn thấy rằng ông vừa mới lên thì Ukraine đã mất vào tay Nga. Cho nên, có nhiều khả năng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine. Hơn thế nữa, số tiền viện trợ trên thực tế không chảy sang Ukraine, nó vẫn ở trong nước Mỹ, nơi các nhà máy sản xuất vũ khí cho Ukraine. Cắt viện trợ, hàng loạt nhà máy đóng cửa không phải là cách để cải thiện kinh tế.

[Kyiv Independent: Zelensky says he is unaware of details of Trump plan to end Ukraine war]

3. Với việc cựu Tổng thống Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, liệu Ukraine có thể lựa chọn biện pháp răn đe hạt nhân không?

Với nguy cơ sống còn rằng Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump có thể ngừng hỗ trợ cho Ukraine, Kyiv đã cân nhắc đến phương án răn đe hạt nhân.

Viễn cảnh về một kịch bản như vậy đã được nêu ra vài tuần trước đó khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào tháng 10 cho biết ông đã nói với Ông Trump trong một cuộc họp vào tháng 9 tại Thành phố New York rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO hoặc phát triển vũ khí hạt nhân.

Zelenskiy tuyên bố rằng cựu Tổng thống Trump đã lắng nghe ông và nói rằng “đó là một lập luận công bằng”.

Sau đó, Tổng thống Zelenskiy đã rút lại tuyên bố đó, nói rằng Ukraine không theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, tuyên bố của Zelenskiy đã làm dấy lên suy đoán liệu chương trình vũ khí hạt nhân của Ukraine có thực tế hay không xét về mặt công nghệ và chính trị.

Các chuyên gia cho biết Ukraine có khả năng sản xuất ít nhất một vũ khí hạt nhân thô sơ trong vòng vài năm, mặc dù điều này đòi hỏi đầu tư đáng kể.

“Tôi đoán là Ukraine sẽ có vũ khí hạt nhân. Điều đó sẽ ổn thôi”, John Sipher, một thành viên đã nghỉ hưu của Cục Tình báo Cao cấp thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ, đã nói đùa trong bài đăng ngày 6 tháng 11 trên X, khi bình luận về chiến thắng của Ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 5 tháng 11.

Sipher, hiện là thành viên của nhóm nghiên cứu Atlantic Council, đã đề cập đến mối lo ngại rằng việc Ông Trump trở lại nắm quyền có thể đưa Hoa Kỳ đi theo con đường biệt lập, khiến các đồng minh phương Tây, bao gồm các thành viên NATO và Ukraine, cân nhắc đến nhu cầu tự vệ mà không có sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ.

Ukraine thừa hưởng kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, mặc dù các đầu đạn đã được sản xuất tại phần lãnh thổ Nga của quốc gia hiện đã giải thể này. Kyiv đã giao nộp chúng theo Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 để đổi lấy sự bảo đảm an ninh từ Hoa Kỳ, Anh và Nga.

Về mặt chính trị, Kyiv sẽ phải đối mặt với những khó khăn to lớn nếu quyết định sản xuất vũ khí hạt nhân như một biện pháp răn đe. Nó có thể gây ra phản ứng dữ dội từ các đồng minh phương Tây mà Quân đội Ukraine rất cần đến vũ khí thông thường để chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Nga, hiện đã bước sang năm thứ ba.

Sascha Bruchmann, một nhà phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Luân Đôn, nói với tờ Kyiv Independent rằng: “Một chương trình vũ khí hạt nhân sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ với các đối tác phương Tây của Ukraine”.

“Tôi không thấy bất kỳ chính phủ Hoa Kỳ nào ủng hộ tham vọng hạt nhân của Ukraine. Do đó, Ukraine sẽ đánh cược rất nhiều sự ủng hộ về mặt chính trị và quân sự. Chi phí chính trị, kinh tế và quân sự là quá cao.”

Trong một cuộc họp kín có sự tham dự của tờ Kyiv Independent, các quan chức cao cấp của Ukraine cho biết những tác động chính trị của động thái như vậy sẽ quá tốn kém.

[Ukrainska Pravda: With Trump back in White House, can Ukraine opt for nuclear deterrence?]

4. Nhóm của Tổng thống Biden chuẩn bị gấp rút viện trợ cho Ukraine vào phút chót

Chính quyền Tổng thống Biden đang có kế hoạch nhanh chóng giải ngân số tiền còn lại trong số hơn 6 tỷ đô la viện trợ an ninh cho Ukraine trước Ngày nhậm chức, trong bối cảnh nhóm sắp mãn nhiệm đang chuẩn bị chấm dứt dòng vũ khí chảy vào Ukraine khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.

Kế hoạch, được mô tả bởi hai viên chức chính quyền được giấu tên để thảo luận về các vấn đề nội bộ, là lựa chọn duy nhất mà Tòa Bạch Ốc có để tiếp tục gửi thiết bị đến Ukraine nhằm chống lại các cuộc tấn công liên tục của Nga. Nhưng vấn đề là rất lớn. Thông thường phải mất nhiều tháng để đạn dược và thiết bị đến Ukraine sau khi một gói viện trợ được công bố, vì vậy bất kỳ thứ gì được gởi đi trong những tuần tới có thể sẽ không đến nơi hoàn toàn cho đến tận khi chính quyền Tổng thống Trump lên nắm quyền, và vị tổng tư lệnh tiếp theo có thể dừng các chuyến hàng trước khi chúng được đưa đến Ukraine.

Một trở ngại lớn trong việc đẩy nhanh viện trợ đó ra khỏi cửa là Hoa Kỳ chỉ có thể gửi thiết bị đã có trên kệ của mình. Trong khi số tiền được phân bổ sẽ hoàn trả cho Ngũ Giác Đài cho thiết bị đó, thì nó phụ thuộc vào việc đạn pháo và vũ khí mới có thể được sản xuất hoặc ký hợp đồng để thay thế chúng nhanh như thế nào.

“Chúng tôi đã gửi bất kỳ thứ gì mà ngành công nghiệp có thể sản xuất mỗi tháng, nhưng vấn đề là bạn chỉ có thể gửi những thứ này khi chúng được sản xuất,” Mark Cancian, cựu quan chức ngân sách của Bộ Quốc phòng hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết. “Chính quyền có thể sử dụng kho dự trữ và gửi thiết bị nhanh hơn, nhưng không rõ Ngũ Giác Đài có muốn làm như vậy không vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của chính họ.”

Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder, cho biết Ngũ Giác Đài sẽ vẫn “tiếp tục cung cấp hỗ trợ được ủy quyền để hỗ trợ Ukraine”. “Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm hỗ trợ trong những tuần tới”.

Số tiền còn lại từ gói viện trợ Ukraine trị giá 61 tỷ đô la của tháng 4 được chia thành hai khoản. Có 4,3 tỷ đô la để rút các kho dự trữ hiện có và 2,1 tỷ đô la để tài trợ cho việc ký hợp đồng vũ khí với các công ty quốc phòng Hoa Kỳ.

Trong chuyến thăm Washington của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào tháng 9, Tổng thống Biden đã chỉ đạo Ngũ Giác Đài phân bổ phần viện trợ quân sự còn lại đã được Quốc hội phân bổ cho Ukraine trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc. Điều đó bao gồm các kế hoạch phân bổ số tiền còn lại của Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, số tiền mà chính phủ có thể sử dụng để đưa vũ khí vào sản xuất cho Ukraine thay vì mua chúng trên kệ, vào cuối năm 2024.

Một vấn đề lớn là việc Tổng thống Biden từ chối cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Hoa Kỳ tài trợ để tấn công sâu vào bên trong nước Nga. Vấn đề này đã gây tranh cãi trong nhiều tháng khi Kyiv đã cầu xin đèn xanh, nhưng vô ích. Các quan chức Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài đã nói rằng việc sử dụng hỏa tiễn tầm xa bên trong nước Nga sẽ không dẫn đến bất kỳ lợi thế quyết định nào trên chiến trường và tiêu tốn vũ khí mà người Ukraine nên sử dụng để chống lại lực lượng Nga đang tiến vào bên trong Ukraine.

Vẫn có sự ủng hộ đáng kể của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện đối với việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, và Thượng nghị sĩ Roger Wicker, người có khả năng trở thành chủ tịch tiếp theo của Ủy ban Quân vụ Thượng viện, đã gửi một lá thư cho Tổng thống Biden vào tháng trước, kêu gọi ông đẩy nhanh việc vận chuyển thiết bị cho Ukraine và đẩy nhanh hoạt động sản xuất của Mỹ trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc để nhanh chóng hỗ trợ Ukraine cho cuộc chiến phía trước.

Lời chỉ trích của Ông Trump về việc ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Ukraine cũng khiến các đồng minh cuối cùng đã tịch thu khoảng 48 tỷ đô la tiền lãi từ các tài sản bị đóng băng của Nga để cho Ukraine vay tiền tái thiết và mua vũ khí. Chính quyền Tổng thống Biden đã cam kết cho Kyiv vay khoảng 20 tỷ đô la từ quỹ đó, nhưng số phận của lời cam kết đó, giống như nhiều thứ khác, hiện vẫn chưa rõ ràng.

Những người đại diện cho Ông Trump đã đi khắp Âu Châu và các đại sứ quán ở Washington trong nhiều tháng để thảo luận về các kế hoạch được trình lên ứng cử viên này nhằm cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Tuy nhiên, các đồng minh, giống như người Ukraine, biết rằng sẽ không có kế hoạch nào được hoàn thiện cho đến khi Ông Trump đưa ra quyết định, và những dự đoán về chính sách mà ông ưa thích cũng chỉ là phỏng đoán.

Trong nhiều tháng, Ông Trump đã nói rằng ông sẽ đàm phán chấm dứt chiến tranh trước khi trở lại Phòng Bầu dục, và hàng tỷ đô la viện trợ quân sự còn lại có thể sẽ được sử dụng làm đòn bẩy đối với cả Kyiv và Mạc Tư Khoa.

[Politico: Biden team prepares to rush last-minute aid to Ukraine]

5. Belarus đàn áp trước cuộc bầu cử tháng Giêng, hơn 100 người bị bắt giữ

Trung tâm nhân quyền Viasna đưa tin vào ngày 6 tháng 11 rằng chính quyền Belarus đã tiến hành một làn sóng bắt giữ trước cuộc bầu cử vào tháng Giêng.

Nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko, người nắm quyền từ năm 1994, đang sử dụng các biện pháp đàn áp để tạo nền tảng cho nhiệm kỳ thứ bảy của mình.

Theo Viasna, hơn 100 người đã bị bắt giữ trong tuần qua. Nhiều người trong số những người bị bắt có liên quan đến các cuộc trò chuyện trực tuyến trong khu phố, mà chính quyền gần đây đã dán nhãn là “cực đoan” và bị cáo buộc là một phần của âm mưu.

Những cuộc trò chuyện địa phương này, từng được sử dụng để điều phối các cuộc biểu tình năm 2020 chống lại cáo buộc gian lận bầu cử, giờ đây bị coi là mối đe dọa.

Các nhà tù quá tải và nhiều người bị giam giữ, bao gồm cả tù nhân chính trị, phải đối mặt với điều kiện khắc nghiệt.

Số lượng các bản án phản quốc cũng đang tăng nhanh chóng. Viasna cho biết tám mươi tám người đã nhận bản án về tội phản quốc, gấp đôi so với chín năm trước.

Lãnh đạo phe đối lập lưu vong Sviatlana Tsikhanouskaya lên án cuộc đàn áp, kêu gọi phương Tây phản ứng và kêu gọi người dân Belarus bỏ phiếu chống lại tất cả các ứng cử viên.

Belarus chưa từng có cuộc bầu cử tự do hay công bằng nào kể từ năm 1994. Cuộc bầu cử tổng thống trước đó, mà Lukashenko tuyên bố đã giành chiến thắng áp đảo với 80% số phiếu bầu, đã gây ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc và sau đó là cuộc đàn áp bất đồng chính kiến của chế độ.

Trong quá trình dập tắt phe đối lập, chế độ của Lukashenko đã xóa bỏ các phương tiện truyền thông độc lập, đóng cửa hơn 1.700 tổ chức dân sự phi lợi nhuận, cấm tất cả các đảng phái chính trị ngoại trừ bốn đảng trung thành với chế độ và bỏ tù hơn 1.300 tù nhân chính trị.

[Kyiv Independent: Updated: Belarus cracks down ahead of January election, over 100 people detained]

6. Reuters đưa tin viện trợ của Đức cho Ukraine năm 2025 vẫn an toàn mặc dù liên minh sụp đổ

Reuters đưa tin, trích dẫn nguồn tin giấu tên từ ủy ban ngân sách, rằng Đức sẽ có thể cung cấp phần lớn số tiền 4 tỷ euro, hay 4,3 tỷ đô la, đã hứa cho Ukraine, ngay cả khi ngân sách năm 2025 không được phê duyệt kịp thời do liên minh sụp đổ.

Liên minh cầm quyền ba đảng của Đức đã sụp đổ vào ngày 6 tháng 11 sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố sa thải Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner.

Động thái như vậy có thể sẽ đẩy đất nước vào cuộc bầu cử đột xuất trong thời gian tới, vì Đảng Dân chủ Xã hội, gọi tắt là SDP của Scholz khó có thể có đủ số phiếu để thông qua ngân sách năm tới.

Bốn nguồn tin cho biết với Reuters rằng nguồn quỹ dành cho Ukraine chủ yếu là khoản phân bổ đã cam kết và có thể được phân bổ theo chế độ quản lý ngân sách tạm thời nếu ngân sách không được thông qua.

Sự chậm trễ trong ngân sách có thể có nghĩa là không có chi tiêu cho các dự án mới, mặc dù một số khoản chi, chẳng hạn như tăng viện trợ cho Ukraine, vẫn có thể được thông qua.

Vào tháng 2, quốc hội Đức đã phê duyệt ngân sách của nước này cho năm nay, bao gồm 7,6 tỷ euro, hay 8,2 tỷ đô la, viện trợ quân sự cho Kyiv. Theo dự thảo ngân sách năm 2025, khoản viện trợ đã bị cắt giảm một nửa, Reuters đưa tin.

Các nguồn tin chính phủ cho biết với Reuters rằng Scholz được cho là muốn tăng gói hỗ trợ cho Ukraine lên 15 tỷ euro, hay 16,1 tỷ đô la, và tài trợ cho gói này bằng cách đình chỉ biện pháp hạn chế nợ, một luật hạn chế việc vay mượn.

Scholz biện minh một phần cho việc sa thải Lindner bằng cách nói rằng ông đã yêu cầu bộ trưởng nới lỏng các quy tắc chi tiêu để cho phép tăng viện trợ cho Ukraine, nhưng Lindner đã từ chối.

Ban đầu bị chỉ trích vì chậm trễ trong việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine sau khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, Berlin đã trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn thứ hai sau Hoa Kỳ.

[Kyiv Independent: German aid for Ukraine in 2025 safe despite coalition collapse, Reuters reports]

7. Zelenskiy cho biết binh lính Bắc Hàn chịu tổn thất nặng nề

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố rằng binh lính Bắc Hàn chiến đấu cùng lực lượng Nga ở Tỉnh Kursk, đã phải chịu tổn thất những tổn thất nặng nề.

Tổng thống Zelenskiy cho biết như trên tại một cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Âu Châu

Ông nói: “Hiện tại, 11.000 lính Bắc Hàn có mặt trên lãnh thổ Nga gần biên giới Ukraine, cụ thể là ở Kursk. Một số trong những đội quân này đã tham gia vào các hoạt động chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine và đã có thương vong.”

Tổng thống lưu ý rằng một số quốc gia đã phản ứng mạnh mẽ trước diễn biến này, một số khác thì im lặng, trong khi một số khác thì không phản ứng gì cả.

“Chúng tôi hiện đang đưa ra cảnh báo và tin rằng nếu áp lực chính trị và vũ khí tương ứng không được áp dụng đối với Nga, bước tiếp theo có thể là điều động lực lượng Bắc Hàn lớn hơn nhiều. Putin luôn quan sát phản ứng của thế giới. Theo quan điểm của tôi, phản ứng cho đến nay vẫn chưa đủ.”

Quân Bắc Hàn phần lớn không có kinh nghiệm chiến đấu. Họ trải qua phần lớn thời gian trong quân ngũ trên các cánh đồng nông nghiệp, và hoàn toàn xa lạ với chiến tranh hiện đại. Quân Nga được tin là cố ý đẩy họ lên tuyến trên để làm bia đỡ đạn.

[Ukrainska Pravda: Zelenskyy: North Korean soldiers sustained first losses]

8. Những lý do tiềm tàng khiến Ukraine tìm kiếm khả năng răn đe hạt nhân

Bản ghi nhớ Budapest đã bị chỉ trích trong những năm gần đây vì Nga đã công khai vi phạm khi xâm lược Ukraine, và Hoa Kỳ và Anh đã không bảo đảm an ninh cho Ukraine. Tuy nhiên, họ đã cung cấp một lượng lớn vũ khí cho Kyiv, chủ yếu là sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào đầu năm 2022.

Các nhà phân tích cho biết lời kêu gọi Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân là hậu quả trực tiếp của chiến tranh và các mối đe dọa hạt nhân từ Nga.

“Rõ ràng là trước đây vũ khí hạt nhân được sử dụng như một công cụ răn đe, nhưng giờ đây nó lại là một công cụ tấn công”.

“Nga đã chiếm khoảng 100.000 km2 lãnh thổ Ukraine và đang đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine nếu những vùng lãnh thổ này bị tước đoạt khỏi họ. Một khả năng đối với Ukraine là phản răn đe — bằng cách tự mình sở hữu vũ khí hạt nhân.”

Jenny Mathers, giảng viên về chính trị quốc tế tại Đại học Aberystwyth của Anh, cho biết Zelenskiy “đã diễn đạt rất rõ lý do tại sao rất nhiều quốc gia tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Bà nói với tờ Kyiv Independent rằng: “Chúng được coi là người bảo đảm an ninh tối thượng trước cuộc tấn công trực tiếp từ các quốc gia hùng mạnh hơn mặc dù thực tế là vũ khí hạt nhân hầu như không có tác dụng trên chiến trường và không ngăn cản các quốc gia sở hữu chúng khỏi thất bại quân sự dưới tay các đối thủ không có vũ khí hạt nhân”.

Jyri Lavikainen, một chuyên gia về răn đe hạt nhân tại Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan, cũng tin rằng Ukraine “có lý khi lập luận rằng họ cần răn đe hạt nhân để bảo đảm an ninh lâu dài của mình”.

Ông nói với tờ Kyiv Independent rằng: “Quyết định tấn công Ukraine và sử dụng vũ lực hạt nhân của Nga ngay từ ngày đầu tiên của cuộc xâm lược đã bộc lộ những nguy cơ khi bị bỏ lại bên ngoài phạm vi bảo vệ hạt nhân”.

“Răn đe hạt nhân là cần thiết để chống lại sự ép buộc hạt nhân. Tuy nhiên, cơ hội tốt nhất để Ukraine đạt được lợi ích của răn đe hạt nhân là được gia nhập NATO càng sớm càng tốt.”

[Ukrainska Pravda: Ukraine's potential reasons for seeking nuclear deterrence]

9. Macron gửi lời tới Âu Châu: Chúng ta cần trở thành “động vật ăn tạp” sau chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo Emmanuel Macron, Âu Châu không thể là “động vật ăn cỏ” của thế giới nữa sau khi Ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Thay vào đó, Âu Châu cần trở thành “động vật ăn tạp”.

Bình luận của tổng thống Pháp được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, làm dấy lên lo ngại rằng tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ có thể hạ thấp sự tham gia của Washington vào NATO, buộc các nước Âu Châu phải tăng chi tiêu quốc phòng.

Macron được biết đến là người ủng hộ mạnh mẽ nhất Âu Châu cho việc khối này trở nên độc lập hơn trước các đối thủ thương mại như Trung Quốc và Hoa Kỳ về mọi mặt, từ quốc phòng, an ninh đến công nghệ tiên tiến.

“Với tôi, điều đó thật đơn giản. Thế giới được tạo nên từ động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Nếu chúng ta quyết định vẫn là động vật ăn cỏ, thì động vật ăn thịt sẽ chiến thắng và chúng ta sẽ là thị trường cho chúng”, ông nói với các nhà lãnh đạo Âu Châu trong một cuộc họp ở Budapest.

Quyền lãnh đạo của Macron trên chính trường Liên minh Âu Châu đã bị ảnh hưởng sau cuộc bầu cử đột xuất mà ông kêu gọi vào đầu năm nay, và trong những ngày gần đây, ông đã cố gắng định vị lại mình là cầu nối của khối này với Hoa Kỳ. Ông là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên chúc mừng Tổng thống đắc cử Donald Trump vào thứ Tư.

“Tôi nghĩ, ít nhất, chúng ta nên chọn trở thành loài ăn tạp. Tôi không muốn hung hăng, chỉ muốn chúng ta biết cách tự vệ trong mọi vấn đề này.”

Một nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu tại Budapest cho biết cuộc bầu cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể mang lại cho nhà lãnh đạo Pháp một “lý do tồn tại” mới với tư cách là người cổ vũ chính cho một Liên minh Âu Châu táo bạo hơn, độc lập hơn, cụ thể là khi nói đến thương mại và an ninh. Nhà ngoại giao này, giống như những người khác được trích dẫn trong câu chuyện, đã được giấu tên để nói chuyện một cách thẳng thắn.

Trong khi nhà lãnh đạo Pháp không nêu tên các quốc gia, Âu Châu phải đối mặt với các cuộc chiến thương mại tiềm tàng trên hai mặt trận, với Hoa Kỳ và với Trung Quốc. Ủy ban Âu Châu đã áp thuế đối với xe điện Trung Quốc và phải đối mặt với rắc rối tiềm tàng với Washington nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump thực hiện các mối đe dọa áp thuế đối với hàng hóa Liên Hiệp Âu Châu.

“Chúng ta ở Âu Châu nghĩ rằng chúng ta nên giao phó địa chính trị của mình cho Hoa Kỳ, rằng chúng ta nên giao phó nợ tăng trưởng của mình cho các khách hàng Trung Quốc, rằng chúng ta nên giao phó sự đổi mới công nghệ của mình cho các công ty siêu quy mô của Mỹ. Đó không phải là ý tưởng hay nhất.”

Đến dự cuộc họp vào thứ năm, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu và các quan chức cao cấp, bao gồm Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen, đã nhấn mạnh rằng Âu Châu cần phải chịu trách nhiệm về an ninh và quốc phòng, cũng như hỗ trợ Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga.

Phát biểu với một nhóm nhỏ phóng viên tại Budapest, Ngoại trưởng Hung Gia Lợi Péter Szijjártó cho biết kết quả cuộc bầu cử Hoa Kỳ đã thay đổi “nguyên trạng” ở Ukraine.

“Âu Châu phải suy ngẫm. Nếu bạn hỏi tôi câu hỏi lý thuyết liệu Âu Châu có thể thay thế Hoa Kỳ trong vấn đề đó hay không thì tôi sẽ nói rõ ràng là không”, ông nói. “Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tạo ra một thực tế hoàn toàn mới, không chỉ ở Âu Châu mà còn trên toàn thế giới”.

Hai nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu cho biết các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu khác cũng muốn gửi thông điệp tiếp tục ủng hộ Kyiv trong cuộc họp do Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán chủ trì, nơi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng có mặt.

Nhưng không phải ai cũng hưởng ứng lời kêu gọi đoàn kết của Macron.

“Ông ấy nói về sự thống nhất nhưng thực chất đó là sự thống nhất của nước Pháp”, một trong hai nhà ngoại giao được đề cập ở trên, người không mấy ấn tượng với bài phát biểu của Macron, cho biết.

“Nếu điều đó có nghĩa là kéo cầu lên và đóng chặt rìu, thì không, cảm ơn. Chúng tôi muốn giữ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương cởi mở”, ông nói.

[Politico: Macron to Europe: We need to become ‘omnivores’ after Trump’s victory]

10. Nga triệu tập đại sứ Moldova vì thái độ ‘thù địch’ với các quan sát viên bầu cử Nga

Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại sứ Moldova Lilian Darius vào ngày 6 tháng 11 để phản đối hành động bị cáo buộc là “thù địch và phân biệt đối xử” của Chisinau đối với các quan sát viên bầu cử Nga, một cáo buộc mà Moldova đã bác bỏ.

Tổng thống ủng hộ Liên Hiệp Âu Châu Maia Sandu đã giành chiến thắng vào ngày 3 tháng 11 với tỷ lệ khoảng 55,3% so với 44,7%, bất chấp những gì bà gọi là sự can thiệp bầu cử “chưa từng có” được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn.

Đảng Xã hội thân Nga, ủng hộ đối thủ của Sandu, Alexandr Stoianoglo, cũng tuyên bố vào ngày 5 tháng 11 rằng họ không coi Sandu là người được bầu hợp pháp và sẽ không công nhận bà là tổng thống.

Hai ngày sau vòng bầu cử thứ hai, Stoinoglo mới thừa nhận thất bại, nói rằng kết quả bầu cử tổng thống “cho thấy chúng tôi đã thua, mặc dù ở Moldova, chúng tôi đã thắng”.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng trước vòng bỏ phiếu đầu tiên và cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp về việc gia nhập Liên minh Âu Châu diễn ra vào ngày 20 tháng 10, chính quyền Moldova đã “vô lý” từ chối cấp phép cho năm quan sát viên quốc tế từ Nga.

Bộ này tuyên bố rằng trước vòng bầu cử tổng thống thứ hai vào ngày 3 tháng 11, ba thành viên người Nga của phái đoàn Văn phòng các thể chế dân chủ và nhân quyền đã bị từ chối nhập cảnh vào Moldova tại phi trường Chisinau mặc dù đã được Ủy ban bầu cử trung ương Moldova công nhận.

Bộ này không tiết lộ những quan sát viên quốc tế đến từ Nga là những ai.

Bộ Ngoại giao Moldova đã bác bỏ cáo buộc của Nga, nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử tổng thống đã đáp ứng “mọi tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế”, theo báo cáo sơ bộ của các phái đoàn quan sát bầu cử quốc tế.

“…chúng tôi bác bỏ những lời chỉ trích vô căn cứ do đại diện chính quyền Nga đưa ra nhằm mục đích thao túng dư luận”, tuyên bố viết.

“Những nỗ lực vụng về nhằm gây nghi ngờ về tính hợp pháp của cuộc bầu cử chẳng qua chỉ là sự tiếp diễn của hành động can thiệp ác ý vào công việc nội bộ của chúng tôi.”

Các nhà chức trách Moldova, các nhà quan sát độc lập và các quan chức từ Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ đã chỉ ra một chiến dịch gây ảnh hưởng xấu liên quan đến các mạng lưới tội phạm và các nhóm chính trị có liên hệ với Nga. Các nhà lập pháp Moldova tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa đã chi hàng triệu đô la để ủng hộ Stoianoglo.

Sandu từ lâu đã khẳng định rằng đối thủ thực sự của chính phủ bà và con đường hội nhập Âu Châu của Moldova là Điện Cẩm Linh, nơi đã tiến hành một cuộc chiến tranh hỗn hợp nhằm đẩy Chisinau trở lại quỹ đạo của Mạc Tư Khoa trong những gì Sandu mô tả là “một vụ gian lận có quy mô chưa từng có”.

[Kyiv Independent: Russia summons Moldova's ambassador over 'hostile' attitude to Russian election observers]
 
Ukraine bắn rớt trực thăng Nga Ka-52. Trò màu mè của Putin với TT Trump. 5 bài học từ cuộc bầu cử Mỹ
VietCatholic Media
16:24 09/11/2024


1. Nga mất thêm một trực thăng chiến đấu Ka-52 ‘Alligator’

Một chiếc trực thăng tấn công của Nga đã bị mất và phi công đã tử nạn, khi chi phí mua trang thiết bị của Mạc Tư Khoa kể từ khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine vẫn tiếp tục tăng cao.

“Nguồn tin Nga liên quan đến hàng không quân sự Nga báo cáo về vụ mất Ka-52. Cả hai phi công lái máy bay đã tử nạn”, tài khoản X ủng hộ Ukraine Special Kherson Cat đăng, bên cạnh hình ảnh trực thăng Kamov Ka-52 “Alligator”.

Bài viết trích dẫn kênh Telegram của blogger hàng không người Nga Fighter Bomber, người cho rằng một phi công đã chết, một phi công khác mặc dù bị rớt từ trên cao xuống vẫn còn sống. Thông điệp của blogger quân sự Nga này có nội dung: “Trái đất và bầu trời cho các phi công... Chúc sớm bình phục. Chúng ta sẽ sống mãi!”

Tài khoản ủng hộ Ukraine Stugna cũng chia sẻ điều này, người đã sử dụng một thuật ngữ miệt thị đối với quân đội Nga trong bài đăng có nội dung: “Tin tốt: có vẻ như trực thăng Ka-52 của Ruscists bị trừ điểm - phương tiện truyền thông Nga. Các phi công của chiếc máy bay cũng đã bị loại khỏi vòng chiến.”

Tài khoản tình báo nguồn mở X OSINWarfare cũng đưa tin về vụ máy bay bị bắn rơi rằng: “Một thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng, trong khi người còn lại bị thương”.

Theo Air Force Technology, Ka-52 là trực thăng có khả năng cơ động cao, có thể tấn công nhân sự và phá hủy các mục tiêu mặt đất cũng như xe tăng, mục tiêu tốc độ thấp và trên không. Nó cũng được sử dụng để giám sát và chỉ huy trên không.

Bộ Quốc phòng Ukraine báo cáo vụ mất trực thăng gần đây nhất của Nga xảy ra vào ngày 11 tháng 10, nâng tổng số máy bay bị mất của Mạc Tư Khoa kể từ khi chiến tranh bắt đầu lên 329.

Tính đến thứ sáu, trang web giám sát Oryx, sử dụng video và hình ảnh tĩnh làm bằng chứng, cho biết Nga đã mất tổng cộng 146 trực thăng trong cuộc chiến. Trong số đó, 61 chiếc là Ka-52 theo thống kê của họ, mà họ cho rằng có khả năng là một con số ước tính thấp hơn thực tế.

Theo phân tích số liệu của Oryx do hãng tin độc lập Agentstvo của Nga thực hiện, tổn thất thiết bị của Nga đã tăng mạnh kể từ mùa hè, với 434 thiết bị bị mất vào tháng 8 và 695 thiết bị vào tháng 10.

Nguồn tin này cho biết các thiết bị bị phá hủy, hư hại, bỏ lại hoặc bị lực lượng Ukraine thu giữ bao gồm 253 xe chiến đấu bộ binh, 103 xe tăng, 41 xe thiết giáp chở quân, bốn máy bay (hai máy bay tấn công Su-25 và hai chiến đấu cơ Su-34) và một trực thăng Mi-28.

[Newsweek: Russia Loses Another Ka-52 'Alligator' Combat Helicopter]

2. Guardian: Sự thất vọng gia tăng ở Ukraine vì Anh cung cấp hỏa tiễn chậm trễ

Theo các quan chức Ukraine, mối quan hệ giữa Anh và Ukraine đã xấu đi kể từ khi Đảng Lao động lên nắm quyền vào tháng 7, tờ Guardian đưa tin ngày 8 tháng 11.

Kyiv bày tỏ sự thất vọng trước sự miễn cưỡng của Thủ tướng Keir Starmer trong việc cung cấp thêm hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow, một quan chức cao cấp tuyên bố, “Việc ông ta đến đây với tư cách là khách du lịch là vô nghĩa” trừ khi Starmer cam kết hỗ trợ quân sự nhiều hơn.

Hỏa tiễn Storm Shadow có tầm bắn lên tới 250 km, hay 150 dặm, và đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga ở Crimea, một vùng lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine đã bị Nga sáp nhập bất hợp pháp.

Các quan chức Ukraine cũng lưu ý rằng Starmer đã hoãn một số chuyến thăm đã lên kế hoạch, điều này khiến họ thêm thất vọng.

Một số nhà lãnh đạo Ukraine lo ngại về những thay đổi tiềm tàng trong sự ủng hộ của Hoa Kỳ sau chiến thắng bầu cử gần đây của Ông Donald Trump, khi quân đội Nga tiến vào miền Đông Ukraine và Điện Cẩm Linh tăng cường các cuộc bắn phá bằng hỏa tiễn.

Trong khi Starmer bảo đảm với Tổng thống Zelenskiy về sự ủng hộ “vững chắc” của Anh tại Budapest vào ngày 7 tháng 11, không có tiến triển cụ thể nào về nguồn cung cấp hỏa tiễn được thực hiện.

Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Budapest khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Âu Châu lần thứ năm.

Việc Starmer bổ nhiệm cựu cố vấn an ninh quốc gia Jonathan Powell càng làm dấy lên thêm lo ngại ở Kyiv, một số người suy đoán rằng điều này có thể báo hiệu áp lực gia tăng buộc Ukraine phải đàm phán với Nga.

[Kyiv Independent: Guardian: Frustration grows in Ukraine over delayed UK missile supplies]

3. Điện Cẩm Linh cho biết Putin có thể hội đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump trước lễ nhậm chức

Điện Cẩm Linh cho biết cuộc trao đổi giữa Vladimir Putin và Ông Donald Trump có thể diễn ra trước lễ nhậm chức của tổng thống đắc cử Hoa Kỳ.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho rằng có thể có sự tiếp xúc trước ngày 20 Tháng Giêng năm 2025, khi ông Trump nhậm chức.

“Việc Putin trao đổi với Tổng thống đắc cử Donald Trump trước lễ nhậm chức không bị loại trừ”, Peskov cho biết, theo hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti.

Hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga “chưa bao giờ từ chối nói chuyện với bất kỳ ai” và “nói chuyện luôn tốt hơn là cô lập nhau”.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh các quan chức Nga có vẻ thận trọng chào đón việc cựu Tổng thống Trump tái đắc cử, khi Peskov phát biểu hôm thứ Tư rằng ông không biết khi nào Putin sẽ chính thức chúc mừng Tổng thống đắc cử Donald Trump, vì ông đang lãnh đạo một “quốc gia thù địch”.

Theo hãng truyền thông độc lập Verstka của Nga, Putin chỉ chúc mừng Tổng thống đắc cử Donald Trump một cách không chính thức thông qua những người quen biết.

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev là một trong những người đầu tiên trong nhóm của Putin bình luận trên Telegram rằng một nhiệm kỳ tổng thống của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ “có ích” cho Nga vì ông này không muốn chi trả viện trợ cho Ukraine.

Tuy nhiên, Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nói thêm rằng mặc dù Tổng thống đắc cử Donald Trump “bướng bỉnh... nhưng hệ thống lại mạnh hơn”.

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nhiều lần nói rằng ông có thể chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine chỉ trong một ngày, cho thấy mối quan hệ của ông với cả Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy có thể dẫn đến một thỏa thuận.

Brian Taylor, giáo sư khoa học chính trị tại Trường Công dân và Quan hệ công chúng Maxwell thuộc Đại học Syracuse, nói với Newsweek rằng: “Putin sẽ vui mừng nhưng vẫn cảnh giác về chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump”.

“Putin biết rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump chưa bao giờ nói một lời nào không hay về ông ấy và muốn đạt được thỏa thuận với ông ấy, bao gồm cả về vấn đề Ukraine,” ông nói, “nhưng Putin cũng sẽ cảnh giác vì Tổng thống đắc cử Donald Trump là người khó đoán và quan hệ Mỹ-Nga không được cải thiện trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Tổng thống Donald Trump.”

[Newsweek: Putin Could Hold Talks With Donald Trump Before Inauguration: Kremlin]

4. Putin giải thích lý do tại sao ông ta không gọi điện cho Tổng thống đắc cử Donald Trump

Trùm mafia Vladimir Putin đã ám chỉ rằng ông không gọi điện cho Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump vì ông đang đợi Ông Trump đưa ra động thái này trước.

Putin cho biết như trên tại Câu lạc bộ thảo luận Valdai

Putin được hỏi ông sẽ làm gì nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump gọi điện cho ông và nói: “Vladimir, chúng ta hãy gặp nhau”.

Putin trả lời: “Tôi không nghĩ là không phù hợp khi tôi gọi điện cho ông ấy, nhưng tôi không làm vậy vì các nhà lãnh đạo phương Tây thường gọi cho tôi gần như hàng tuần, rồi đột nhiên dừng lại. Vâng, nếu họ không muốn, thì cũng không sao cả…

Nếu bất kỳ ai trong số họ muốn tái lập liên lạc, tôi luôn nói: Chúng tôi không phản đối điều đó. Xin hãy làm ơn, chúng tôi sẵn sàng nối lại liên lạc và tham gia thảo luận.

Vào ngày 5 tháng 11, cựu Tổng thống Trump được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 và nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã gọi điện chúc mừng chiến thắng của ông. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là một trong những người đầu tiên gọi điện.

Tuy nhiên, phát ngôn nhân của Nga Dmitry Peskov cho biết Putin vẫn chưa có kế hoạch chúc mừng Tổng thống đắc cử Donald Trump về chiến thắng trong cuộc bầu cử, lưu ý rằng nhìn chung, Hoa Kỳ bị coi là một “quốc gia không thân thiện” đang tham gia vào cuộc xung đột với Nga.

Trùm mafia Vladimir Putin rất coi trọng mặt mũi và thường có các cử chỉ biểu tượng cho thấy mình là nhân vật quan trọng. Tòa Thánh ghi nhận Vladimir Putin có 3 cuộc triều yết Đức Giáo Hoàng và cả 3 lần ông ta đều cố ý đến trễ.

Theo các báo cáo, Putin đã có cuộc gặp thứ ba với Đức Thánh Cha vào ngày 4 tháng 7 — và đã đến muộn lần thứ ba liên tiếp, lần này là 45 phút. Trong cuộc triều yết đầu tiên vào tháng 11 năm 2013, Putin đã xuất hiện cùng với cha mình và đến muộn 50 phút. Lần thứ hai, vào tháng 6 năm 2025, ông ta đến muộn hơn một giờ và lần cuối cùng vào ngày 4 Tháng Bẩy, 2019, ông ta đến trễ 45 phút.

[Ukrainska Pravda: Putin explains why he hasn't called Trump]

5. Kuleba: 5 bài học cho người Ukraine từ chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump chứng minh rằng sự kiên trì, tầm nhìn, sự thống nhất và cam kết chiến lược là chìa khóa - những bài học mà Ukraine phải ghi nhớ khi tiến hành cuộc chiến vì tương lai của chính mình.

Đầu tiên, sau thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, Ông Donald Trump đã bị coi là một thất bại chính trị. Nhưng ông không bỏ cuộc — ông đã đứng dậy, tái tranh cử và giành chiến thắng bốn năm sau đó.

Bài học: Đừng bao giờ, đừng bao giờ bỏ cuộc, ngay cả khi mọi người xung quanh bạn nói rằng mục tiêu của bạn đã thất bại và chống lại bạn, và ngay cả khi bạn bắt đầu nghi ngờ rằng mình sẽ không bao giờ thành công. Chiến thắng chủ yếu là kết quả của nỗ lực của chính bạn, không phải của bất kỳ ai khác.

Thứ hai, trong khi những người chịu khuất phục trước bong bóng thông tin dễ chịu, vững tin rằng tỷ lệ ủng hộ Kamala Harris đang tăng và bà sẽ giành chiến thắng, Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn tập trung vào mục tiêu của mình — và ông đã chiến thắng.

Bài học: Chúng ta phải luôn dành thời gian để bước ra khỏi “bong bóng thông tin” của chính mình và nhìn nhận mặt khác của thực tế, đặc biệt là trong thời chiến. Nếu không, sau này chúng ta có thể tự hỏi tại sao mọi thứ lại không diễn ra như mong đợi.

Thứ ba, có những dự đoán rằng cuộc bầu cử này sẽ chia rẽ Hoa Kỳ. Nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump không thắng, ông có thể sẽ không công nhận kết quả, tạo ra nguy cơ chia rẽ nghiêm trọng có thể làm suy yếu Hoa Kỳ gây bất lợi cho Ukraine. Nhưng Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thắng một cách quyết đoán và sự chia rẽ đã được ngăn chặn.

Bài học: Chúng ta không thể đùa giỡn với chủ đề gây tranh cãi về sự chia rẽ xã hội ở Ukraine. Đừng đẩy đất nước chúng ta đến bờ vực. Tránh lan truyền bình luận gây chia rẽ. Sự thống nhất của Ukraine là nền tảng sức mạnh của chúng ta và do đó là tương lai của chúng ta.

Thứ tư, Âu Châu lo sợ chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump và hiện đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Nhưng điều này cuối cùng sẽ có lợi cho Âu Châu, vì họ sẽ phải tự kiểm soát số phận của mình — một số phận hiện đang được định đoạt ở Ukraine.

Bài học: Chúng ta phải tăng cường nỗ lực huy động sự ủng hộ cho Ukraine trong Liên minh Âu Châu ở mọi cấp độ và mỗi người chúng ta đều có thể đóng góp cho mục tiêu này.

Thứ năm, vào năm 2016, nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu với nỗi lo sợ rằng ông sẽ từ bỏ Ukraine. Trong thời gian tại nhiệm, ông đã đưa ra những tuyên bố khiến người Ukraine thất vọng và gặp Putin. Nhưng ông cũng bán cho Ukraine những vũ khí Mỹ đầu tiên và phản đối dự án Nord Stream 2 của Putin.

Bài học: Điều này không xảy ra vì tình yêu dành cho Ukraine, cũng không phải tự nhiên mà có — mà là kết quả của quá trình làm việc phức tạp, nhiều lớp. Chúng ta cũng sẽ cần phải làm việc với “Tổng thống đắc cử Donald Trump 2.0”, nhưng theo cách khác với bốn năm qua.

Nhiều quan sát viên cho rằng chiến thắng của cựu Tổng thống Trump có thể có lợi hơn cho Ukraine thay vì Kamala Harris chiến thắng. Lý do là vì trong vai trò Tổng thống, bà Harris có thể sẽ rất cam go trong việc thuyết phục Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua các khoản viện trợ như đã xảy ra dưới thời của Tổng thống Joe Biden. Chính quyền của Tổng thống Trump sẽ là một chính quyền rất mạnh vì cả Thượng viện và Hạ Viện Hoa Kỳ đều đã rơi vào tay Đảng Cộng Hòa. Tổng thống Trump có lẽ cũng không muốn thấy rằng ông vừa mới lên thì Ukraine đã mất vào tay Nga. Cho nên, có nhiều khả năng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine. Hơn thế nữa, số tiền viện trợ trên thực tế không chảy sang Ukraine, nó vẫn ở trong nước Mỹ, nơi các nhà máy sản xuất vũ khí cho Ukraine. Cắt viện trợ, hàng loạt nhà máy đóng cửa không phải là cách để cải thiện kinh tế.

[Kyiv Independent: Kuleba: 5 lessons for Ukrainians from Trump’s victory]

6. Kế hoạch Ukraine của Tổng thống Donald Trump đối mặt với thử thách quan trọng

Với việc Ông Donald Trump sẽ trở lại Tòa Bạch Ốc vào đầu năm sau, vẫn chưa rõ tổng thống đắc cử sẽ thực hiện lời hứa chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong một ngày như thế nào, cũng như Điện Cẩm Linh sẽ phản ứng ra sao.

Một trở ngại ban đầu cho bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào sẽ là sự hiện diện liên tục của Ukraine ở khu vực Kursk của Nga, nơi nước này đã có những bước tiến đáng kể sau khi tiến hành một chiến dịch bất ngờ xuyên biên giới vào tháng 8 năm 2024.

Việc giành lại vùng lãnh thổ do Kyiv kiểm soát từ đó đã được coi là ưu tiên hàng đầu của Putin, ngay cả khi thời hạn ban đầu vào tháng 10 để giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn vẫn chưa đạt được.

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nhiều lần nói rằng ông sẽ chấm dứt hơn hai năm rưỡi chiến tranh ở Ukraine “trong vòng 24 giờ” nếu ông được tái đắc cử vào Tòa Bạch Ốc, nhưng ông không tiết lộ cách ông hy vọng sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh trên bộ lớn nhất ở Âu Châu kể từ Thế chiến thứ II.

“Tôi có một kế hoạch rất chính xác về cách ngăn chặn cuộc xâm lược Ukraine của Nga,” tổng thống đắc cử cho biết vào tháng 9. “Tôi không thể đưa cho bạn những kế hoạch đó vì nếu tôi đưa cho bạn những kế hoạch đó, tôi sẽ không thể sử dụng chúng.”

Nhưng Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn chưa tự mình quyết định về một phương án hành động, bao gồm cả cách để khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và nhà lãnh đạo Nga Putin đàm phán, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Tư, trích dẫn nguồn tin từ các đồng minh của vị tổng thống sắp nhậm chức thứ 47.

Một cựu trợ lý Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống đắc cử Donald Trump nói với tờ Wall Street Journal rằng: “Bất kỳ ai - bất kể cao cấp đến đâu trong nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump - tuyên bố có quan điểm khác hoặc có cái nhìn chi tiết hơn về các kế hoạch của ông Trump đối với Ukraine thì đơn giản là không biết mình đang nói gì”.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trả lời Reuters vào tháng 6 rằng Mạc Tư Khoa “không biết chúng ta đang nói đến loại kế hoạch nào, hoặc những gì được nêu trong đó”, ám chỉ đến cách chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump trong tương lai sẽ chấm dứt chiến tranh.

Peskov cho biết vào thứ Tư rằng Putin “sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng”.

“Nhưng hôm nay, chính quyền Hoa Kỳ lại giữ lập trường trái ngược. Chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra vào tháng Giêng”, Peskov nói với các phóng viên.

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã ca ngợi “mối quan hệ rất tốt” của ông với tổng thống Nga, đồng thời khẳng định ông có mối quan hệ tốt với nhà lãnh đạo Ukraine Zelenskiy.

Nhưng Kyiv và nhiều người ủng hộ Ukraine đang rất lo lắng trước kết quả của cuộc bầu cử, lo sợ rằng sự trở lại nắm quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể ảnh hưởng đến lực lượng Ukraine tại thời điểm cuộc chiến đang diễn ra khi họ đang dần mất đi lợi thế vào tay Nga ở miền đông. Kyiv phụ thuộc rất nhiều vào những người ủng hộ mình về nguồn cung cấp quân sự.

“Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn nói rằng ông ấy có thể giải quyết vấn đề trong một ngày,” cựu quan chức NATO Edward Hunter Christie cho biết. “Không ai tin rằng điều đó là có thể—đó chỉ là lời nói suông,” ông nói với Newsweek. Nhưng có một nỗi lo sợ rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin khiến Ukraine và các đồng minh khác của nước này “gặp khó khăn lớn,” ông nói thêm.

Một phần trong “kế hoạch hòa bình” của Tổng thống đắc cử Donald Trump ngoài việc thúc đẩy lệnh ngừng bắn, các cố vấn của ông đã “đồng loạt khuyến nghị đóng băng chiến tranh” điều này sẽ ngăn chặn mọi xung đột dọc theo các mặt trận hiện tại và có tác động đáng kể đến cả Nga và Ukraine.

Bằng cách đóng băng xung đột, Nga sẽ được phép giữ lại lãnh thổ mà nước này hiện đang chiếm giữ, khoảng 20 phần trăm Ukraine, và Ukraine sẽ phải từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO, một thành phần quan trọng trong “kế hoạch chiến thắng” của Zelenskiy.

Nhưng theo logic đó, Ukraine sẽ giữ lại một phần Kursk bằng cách đóng băng xung đột dọc theo ranh giới hiện tại, nơi nước này đã chiếm được khoảng 500 dặm vào tháng 8 trong một cuộc tấn công bất ngờ và đã giao tranh với Nga về lãnh thổ này kể từ đó.

Nga đã điều động 50.000 quân tới khu vực này vào đầu tháng 10 và gần đây đã điều động từ 8.000 đến 12.000 quân lính Bắc Hàn tới tiền tuyến.

Không rõ liệu Zelenskiy và Putin có đồng ý với điều này hay không, vì việc nhượng bộ đất đai dường như sẽ làm suy yếu lý do cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.

Việc ngăn chặn xung đột ở tiền tuyến cũng nằm trong một phần khác trong kế hoạch hòa bình của Tổng thống đắc cử Donald Trump, bao gồm việc tạo ra một khu vực phi quân sự rộng 800 dặm mà cả hai nước phải đồng ý, nhưng một thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết quân đội Mỹ sẽ không giám sát.

Về khu phi quân sự, thành viên nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết, “Chúng tôi có thể đào tạo và đưa ra các hỗ trợ khác nhưng nòng súng sẽ là của Âu Châu. Chúng tôi không gửi đàn ông và phụ nữ Mỹ đến để duy trì hòa bình ở Ukraine. Và chúng tôi không trả tiền cho việc đó. Hãy để người Ba Lan, Đức, Anh và Pháp làm điều đó.”

Yuri Urbanovich, phó giáo sư danh dự tại khoa chung của Đại học Virginia, gọi Kursk là “con bài mặc cả” khi phát biểu với UVA Today, và cho biết, “Với sự xâm nhập của Ukraine vào lãnh thổ Nga, Ukraine có thể sử dụng các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm như một con bài mặc cả để đổi lấy lãnh thổ—'Chúng tôi sẽ trả lại Kursk và các bạn nên trả lại Crimea và Donetsk cho chúng tôi.'“

Nếu Kyiv thực sự có ý định sử dụng Kursk như một con bài mặc cả, điều đó rõ ràng sẽ làm suy yếu ít nhất một phần kế hoạch hòa bình được cho là của Tổng thống đắc cử Donald Trump, khi cả hai bên đều từng tuyên bố trong quá khứ rằng nhượng bộ lãnh thổ sẽ không được chấp nhận trong các cuộc đàm phán.

Nga tuyên bố sẽ không tham gia đàm phán hòa bình cho đến khi Ukraine rút quân khỏi lãnh thổ hiện do Mạc Tư Khoa kiểm soát, bao gồm Crimea và khu vực Donbas bao gồm Donetsk và Luhansk, cũng như các vùng đất rộng lớn ở đông nam Ukraine.

Nga đã kiểm soát Crimea trong một thập niên, nhưng không thực hiện quyền kiểm soát hoàn toàn đối với bất kỳ khu vực nào mà họ sáp nhập ở lục địa Ukraine. Yêu sách của Mạc Tư Khoa đối với các vùng lãnh thổ này không được quốc tế công nhận rộng rãi.

Putin cũng nói rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga cần phải chấm dứt, và Ukraine sẽ phải từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO trước khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra. Các yêu cầu đã bị Ukraine, Hoa Kỳ và NATO bác bỏ, và không rõ làm thế nào một điều kiện như vậy có thể được áp dụng đối với các đồng minh khác của Ukraine, ngay cả khi Tổng thống đắc cử Donald Trump giảm bớt các lệnh trừng phạt.

Kyiv kiên quyết rằng họ cần phải gia nhập NATO càng sớm càng tốt. Liên minh này đã nói rằng Ukraine sẽ gia nhập, nhưng điều này khó có thể xảy ra trước khi chiến tranh kết thúc.

[Newsweek: Donald Trump's Ukraine Plan Faces Key Test]

7. Chính quyền Belarus tiến hành các cuộc đột kích trên toàn quận trước cuộc bầu cử tổng thống

Tổ chức Nhân quyền Viasna đưa tin, lực lượng thực thi pháp luật Belarus đã tiến hành các cuộc truy quét lớn trên toàn quốc bắt đầu từ ngày 31 tháng 10, và cho biết các vụ bắt giữ và khám xét này là một phần của “chiến dịch đe dọa trước bầu cử”.

Viasna đưa tin rằng cơ quan an ninh KGB của Belarus đã bắt giữ hàng chục cá nhân tại thủ đô Minsk, tại các trung tâm tỉnh Homiel và Mahiliou, cũng như các thành phố khu vực trên khắp cả nước với lý do điều tra một “âm mưu giành chính quyền” bị cáo buộc.

“Những người bảo vệ nhân quyền biết rằng các vụ bắt giữ đang diễn ra trên khắp Belarus. Chúng trông giống như một hành động đe dọa được lên kế hoạch trước cuộc bầu cử”, Viasna cho biết trên kênh Telegram chính thức của mình.

Theo bộ phận di tản của BYSOL, một sáng kiến lưu vong giúp đỡ những người Belarus bị đàn áp, cho đến nay đã có ít nhất 80 cá nhân trở thành mục tiêu trong các cuộc đột kích.

“ Theo dữ liệu của chúng tôi, trung tâm cách ly trên phố Okrestina (Phố, Minsk) đang quá tải. Có 16 người trong các phòng giam cho 3-4 người,” một đại diện của BYSOL nói với hãng tin độc lập Zerkalo.

Một số người bị bắt giữ đầu tiên vẫn bị giam giữ, trong khi những người khác được thả sau khi được tuyên bố là nhân chứng trong các vụ án. Bộ luật hình sự quy định mức án tù tối thiểu là tám năm đối với những người bị kết tội âm mưu chiếm đoạt quyền lực.

Lực lượng thực thi pháp luật thường nhắm vào những người trước đây bị giam giữ vì các cáo buộc hành chính có động cơ chính trị. Theo Viasna, con số này vượt quá 36.000 trường hợp.

Các trường hợp giam giữ tàn bạo, sử dụng vũ lực vô cớ cũng đã được báo cáo.

[Kyiv Independent: Ahead of the upcoming election, Belarusian law enforcers conduct sweeping raids, human rights group Viasna reports.]

8. Cựu Bộ trưởng Tài chính Đức cho biết ông muốn trao cho Ukraine hỏa tiễn Taurus thay vì tiền

Christian Lindner, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Đức, gọi tắt là FDP và cựu bộ trưởng tài chính, đã cáo buộc Thủ tướng Olaf Scholz ngăn cản sự hỗ trợ hiệu quả hơn cho Ukraine sau sự sụp đổ của liên minh cầm quyền.

Lindner tuyên bố vào hôm Thứ Năm, 07 Tháng Mười Một, tại Berlin rằng FDP “không bao giờ do dự” khi nói đến việc hỗ trợ Ukraine.

Tuy nhiên, Scholz yêu cầu chuyển 3 tỷ euro cho Ukraine. Lindner chỉ ra tình hình tài chính đầy thách thức của Đức và thay vào đó đề xuất cung cấp cho Ukraine thứ mà họ cần nhất để phòng thủ hiệu quả chống lại Nga – cụ thể là hỏa tiễn hành trình Taurus. Thủ tướng Scholz đã kiên quyết bác bỏ đề xuất này và sau đó thông báo cho Lindner về việc sa thải ông.

Lindner nói: “Khi nói đến Ukraine – một chủ đề được thảo luận công khai – chúng tôi đã đấu tranh dữ dội với nhau. Đối với Đảng Dân chủ Tự do, sự ủng hộ dành cho Ukraine chưa bao giờ bị nghi ngờ. Những người khác luôn do dự. Đảng Dân chủ Tự do – chưa bao giờ như vậy.

Hôm qua, thủ tướng liên bang đương nhiệm đã đề xuất phân bổ thêm 3 tỷ euro cho Ukraine. Nhưng 3 tỷ euro sẽ không tạo ra sự khác biệt khi xét đến các nguồn lực hiện có. Tôi đã bày tỏ điều này thay mặt cho Đảng Dân chủ Tự do trong ủy ban liên minh: nếu chúng ta muốn có sự ủng hộ mạnh mẽ hơn cho Ukraine, thì không cần thêm 3 tỷ euro nữa mà là hỏa tiễn hành trình Taurus mà họ đã và đang cầu xin..

Đức nên quyết định trang bị cho Ukraine các hệ thống vũ khí mà người Ukraine cần để bảo vệ tự do của họ, đặc biệt là hệ thống vũ khí Taurus. Không có sự sẵn lòng cho việc này.”

Lindner kêu gọi Scholz cung cấp sự rõ ràng chính trị ngay lập tức. “Đất nước chúng ta cần một chính phủ không chỉ nắm giữ chức vụ mà còn có thể hành động. Quyết định đúng đắn cho đất nước chúng ta sẽ là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ngay lập tức và các cuộc bầu cử mới. Ở một quốc gia dân chủ, không ai nên sợ cử tri”, cựu bộ trưởng tài chính tuyên bố tại trụ sở FDP ở Berlin.

Lindner yêu cầu Phủ Thủ tướng Liên bang không được biến thành “trụ sở chiến dịch tranh cử”. “Các cuộc bầu cử mới nhanh chóng sau thất bại của chính phủ Scholz không chỉ quan trọng đối với nền dân chủ. Đất nước chúng ta không thể lãng phí thời gian”, ông nói.

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Đức bắt đầu vào ngày 6 tháng 11, khi Thủ tướng Olaf Scholz quyết định sa thải Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner và công bố kế hoạch tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ của ông vào Tháng Giêng năm 2025.

Sau khi Lindner bị sa thải và các bộ trưởng trong Đảng Dân chủ Tự do của ông rời đi, nội các của Scholz đã mất đi đa số ghế trong quốc hội.

Scholz bày tỏ hy vọng rằng chính phủ thiểu số của ông có thể tiếp tục hoạt động và thông qua các dự luật quan trọng với sự hỗ trợ từ CDU/CSU, một liên minh chính trị dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo và Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo.

[Ukrainska Pravda: Former German Finance Minister says he wanted to give Ukraine Taurus missiles instead of money – media]

9. Nhà độc tài Lukashenko cho phép sáu ứng cử viên tượng trưng ‘thách thức’ ông trong cuộc bỏ phiếu

Belarus kết thúc ghi danh bầu cử tổng thống năm 2025, cho phép sáu ứng cử viên tượng trưng “thách thức” nhà độc tài Alexander Lukashenko trong cuộc bỏ phiếu. Sáu ứng cử viên này được người Belarus gọi là những nhà đối lập “cuội”. Thực chất, họ là tay sai của nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko.

Ủy ban Bầu cử Trung ương Belarus, gọi tắt là CEC đã hoàn tất việc ghi danh những người được phép tham gia cuộc bầu cử tổng thống sắp tới dự kiến diễn ra vào ngày 26 Tháng Giêng năm 2025.

Ủy ban do chế độ kiểm soát đã cho phép sáu ứng cử viên thân thiện bắt đầu thu thập chữ ký để chạy đua với nhà độc tài Alexander Lukashenko của đất nước này.

Lukashenko đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ bảy liên tiếp tại vị sau hơn bốn năm đàn áp tàn bạo đối với xã hội dân sự, xóa sổ 1.700 tổ chức phi lợi nhuận, cấm tất cả trừ bốn đảng trung thành và bỏ tù những đối thủ chính trị chính của Lukashenko cùng với khoảng 1.300 người, hiện được coi là tù nhân chính trị.

CEC đã ghi danh nhóm đề cử của Anna Kanapatskaya, một ứng cử viên tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020, Siarhei Bobrykau, chủ tịch Liên đoàn Cán bộ Belarus và Siarhei Syrankou, lãnh đạo Đảng Cộng sản Belarus.

Các sáng kiến đã ghi danh trước đó là của Lukashenko và ba người trung thành khác: Aleh Haidukevich, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do ủng hộ Lukashenko; Alexander Hizhnyak, lãnh đạo Đảng Cộng hòa; và cựu phát ngôn viên của Bộ Nội vụ, Olga Chemodanova.

Lukashenko cho biết ông coi việc đề cử những người ủng hộ ông là do mong muốn “bảo vệ” ông.

“Tôi chắc chắn họ chỉ muốn bảo vệ tôi ở đây, để giữ tôi an toàn, không hơn, không kém. Vâng, tôi muốn như vậy”, Lukashenko nói với một kênh truyền hình nhà nước.

Nhà phân tích chính trị của RFE/RL Valer Karbalevich đã viết rằng “việc đề cử một số ứng cử viên, ngoài Lukashenko, được thiết kế để tạo ra ảo tưởng rằng chiến dịch hiện tại không khác gì những chiến dịch trước đó”.

Belarus chưa từng có cuộc bầu cử tự do hay công bằng nào kể từ khi Lukashenko lên nắm quyền vào năm 1994. Trong các cuộc biểu tình quần chúng năm 2020, chế độ Belarus đã dựa rất nhiều vào sự hỗ trợ của Nga để dập tắt tình trạng bất ổn trong nước.

Trong khi đó, các nhà quan sát bầu cử độc lập cho biết họ sẽ cố gắng theo dõi việc tiến hành “cuộc bầu cử” từ xa. Ủy ban Helsinki của Belarus và Trung tâm Nhân quyền Viasna đã thành lập chiến dịch “Những nhà hoạt động vì Nhân quyền cho Bầu cử Tự do” để theo dõi các cuộc bầu cử thông qua các nguồn công khai khi không thể quan sát độc lập tại chỗ.

“Việc tiến hành một chiến dịch bầu cử tự do và công khai là điều không thể trong tình hình khủng bố chính trị”, chiến dịch cho biết trong báo cáo bầu cử đầu tiên.

Luật sư của chiến dịch, Sviatlana Halauniova, cho biết: “Có vẻ như vai trò duy nhất của các ứng cử viên đã ghi danh còn lại là chính thức chứng minh sự hiện diện của một ứng cử viên thay thế trong cuộc bầu cử năm 2025, nhưng không làm lu mờ ứng cử viên chính hoặc thậm chí tạo ra ảo tưởng về sự cạnh tranh”.

Các nhóm sáng kiến đã ghi danh có thời gian đến ngày 6 tháng 12 để thu thập hơn 100.000 chữ ký cho các ứng cử viên của họ tham gia cuộc đua.

Quá trình thu thập chữ ký sẽ diễn ra vào thời điểm mà sự đàn áp vẫn ám ảnh những người đã ký tên cho các ứng cử viên thay thế vào năm 2020, hãng tin Belsat do Ba Lan hậu thuẫn đưa tin. Nhân viên tại các cơ quan chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp quân sự và nhà máy đã bị sa thải vì ủng hộ những người đối lập với Lukashenko.

“Đôi khi đó là một quá trình vô hình đến mức không thể đánh giá được”, Pavel Sapelka của Viasna nói với Belsat. “Chúng tôi biết về hiện tượng này, nhưng chúng tôi không thể ước tính quy mô của nó”, ông nói.

Lãnh đạo phe đối lập lưu vong Sviatlana Tsikhanouskaya, người tuyên bố đã đánh bại Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đã lên án cuộc bầu cử là “bắt chước” và “phi bầu cử”. Văn phòng của bà kêu gọi những người ủng hộ phản đối cuộc bầu cử gian lận bằng cách bỏ phiếu chống lại tất cả.

Những tiếng nói khác trong phe đối lập lưu vong đã kêu gọi tẩy chay hoàn toàn hoặc bỏ phiếu hợp nhất cho một trong những ứng cử viên đối lập cuội để làm mất uy tín của Lukashenko. Tuy nhiên, nếu không có số phiếu bầu công bằng, hiệu quả của cả hai chiến lược sẽ khó chứng minh, nhà phân tích chính trị Artsiom Shraibman cho biết.

[Kyiv Independent: Belarus Weekly: Dictator Lukashenko allows six token candidates to 'challenge' him at the ballot]

10. Bác sĩ nhi khoa sinh ra ở Lviv sống tại Nga có thể phải đối mặt với án tù 6 năm sau khi chỉ trích chiến tranh

Chính quyền Nga đang đề nghị mức án sáu năm tù đối với bác sĩ Nadezhda Buyanova, một bác sĩ nhi khoa đến từ Lviv, Ukraine, bị cáo buộc chỉ trích hành động của Nga tại Ukraine trong một cuộc trao đổi với bệnh nhân đến khám.

Vụ án bắt đầu khi Anastasia Akinshina, vợ cũ của một người lính mất tích ở Ukraine, cáo buộc Buyanova gọi Nga là kẻ xâm lược và coi chồng cũ của cô là mục tiêu hợp pháp.

Buyanova, người phủ nhận những cáo buộc này, ban đầu được thả với một số hạn chế nhưng sau đó bị giam giữ trước khi xét xử vì cáo buộc không tuân thủ.

Bà bị buộc tội phát tán “thông tin giả” về quân đội Nga.

“Tôi không phải là chính trị gia…Tôi chỉ là một bác sĩ,” Buyanova nói trước tòa, khẳng định mình vô tội.

Cuộc đàn áp bất đồng chính kiến của Putin kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine đã khiến hàng ngàn công dân của ông bị bắt giữ và nhiều người bị bỏ tù.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, vào năm 2023, ít nhất 21.000 người đã trở thành mục tiêu của luật đàn áp các nhà hoạt động phản chiến của Nga.

[Kyiv Independent: Lviv-born pediatrician living in Russia may face 6-year prison sentence after criticizing war]
 
Nữ diễn viên nổi tiếng, xinh đẹp, bỏ mọi sự, trở thành nữ tu; qua đời vì động đất; làm nhiều phép lạ
VietCatholic Media
17:05 09/11/2024


1. Mở án phong chân phước cho Sơ Clare Crockett

Dòng của Sơ Clare Crockett, một nữ tu trẻ đã qua đời năm 2016 trong một trận động đất ở Ecuador, đã công bố bắt đầu tiến trình phong chân phước cho sơ.

Hội Nữ tu Dòng Mẹ Maria thông báo rằng lễ khai mạc tiến trình phong thánh cho sơ Crockett sẽ diễn ra vào Chúa Nhật, ngày 12 Tháng Giêng năm 2025, tại Nhà thờ chính tòa Alcalá de Henares ở Tây Ban Nha.

Người đề xuất cho sự kiện này sẽ là Sơ Kristen Gardner, cũng là thành viên của Dòng Nữ tu Tôi tớ Nhà Mẹ, người đã viết tiểu sử về Crockett vào năm 2020 với tựa đề “Sơ Clare Crockett: Đơn độc với Chúa Kitô.”

Trong một tuyên bố với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, Gardner giải thích rằng “nguyên nhân bắt đầu ở Alcalá de Henares vì đây là trụ sở của chúng tôi và chúng tôi dễ dàng thực hiện nguyên nhân từ đây hơn. Việc chuyển giao quyền tài phán được yêu cầu bởi giám mục Portoviejo, và ngài vui vẻ chấp thuận và Rôma đã chấp thuận.”

Sơ Crockett cũng là chủ đề của một bộ phim tài liệu bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha có tựa đề “All or Nothing: Sister Clare Crockett”, đã thu hút hơn 4 triệu lượt xem trên YouTube.

Crockett sinh ra tại Derry, Bắc Ái Nhĩ Lan, vào năm 1982. Là một thiếu nữ lôi cuốn và yêu thích sự vui vẻ, cô nhanh chóng thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất truyền hình.

Năm 15 tuổi, cô được thuê làm người dẫn chương trình trên kênh Channel 4 của Anh, và đến năm 17 tuổi, cô đã thu hút được sự chú ý của Nickelodeon.

Tuy nhiên, vào năm 2000, trong kỳ tĩnh tâm Tuần Thánh tại Tây Ban Nha với các Nữ tu Tôi tớ Nhà Mẹ — một cộng đồng được thành lập năm 1982 tập trung vào Bí tích Thánh Thể, linh đạo Đức Mẹ và giới trẻ — cô đã có một cuộc gặp gỡ với Chúa làm thay đổi cuộc đời.

“Tôi không biết giải thích chính xác những gì đã xảy ra như thế nào. Tôi không thấy dàn hợp xướng thiên thần hay một con chim bồ câu trắng từ trên trần nhà bay xuống và đậu trên tôi, nhưng tôi chắc chắn rằng Chúa đã ở trên cây thánh giá, vì tôi,” nữ tu, người đã khấn lần đầu vào năm 2006, cho biết như trên.

Vào ngày 16 tháng 4 năm 2016, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra ở tỉnh Manabí của Ecuador, khiến ít nhất 673 người thiệt mạng, bao gồm cả sơ Crockett.

“Cuộc sống gắn kết và sự tận hiến hoàn toàn của sơ Crockett trong các hoạt động tông đồ khác nhau mà sơ Crockett thực hiện ở Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và Ecuador đã truyền tải thông điệp rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể thỏa mãn trái tim con người khi con người hoàn toàn hiến dâng cho Ngài, mà không từ chối Ngài bất cứ điều gì,” các Nữ tu Dòng Nữ tỳ Nhà Mẹ đã chỉ ra trong tuyên bố của các sơ về án phong chân phước cho Mẹ Bề Trên Crockett.

Sau khi nghe rằng nhiều người đã yêu cầu trong những năm gần đây về việc bắt đầu tiến trình phong chân phước, “Các Nữ tu Tôi tớ Nhà Mẹ, sau khi cầu nguyện và suy ngẫm sâu sắc về những gì chúng tôi nên làm, đã thấy trong mối quan tâm này của các tín hữu một dấu hiệu rõ ràng rằng Chúa đã yêu cầu chúng tôi yêu cầu mở tiến trình phong chân phước cho Sơ Clare Crockett ở cấp giáo phận.”

“Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì bước tiến quan trọng này trong việc nghiên cứu cuộc đời và đức tính của người chị em thân yêu của chúng ta,” tuyên bố kết luận.


Source:Catholic News Agency

2. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Tổng giám mục Galbas làm lãnh đạo mới của Tổng giáo phận Warsaw

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Adrian Józef Galbas làm tổng giám mục mới của thủ đô Warsaw, Ba Lan, và chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Kazimierz Nycz, người sẽ bước sang tuổi 75 vào tháng Hai.

Việc bổ nhiệm này được tòa sứ thần tòa thánh ở Ba Lan công bố vào hôm thứ Hai.

Đức Tổng Giám Mục Galbas, 56 tuổi, đã phục vụ với tư cách là Tổng Giám mục giáo tỉnh Katowice kể từ tháng 5 năm 2023. Là thành viên của Hội Cha Pallottine, trước đây ngài từng là Giám Mục Phụ Tá của Ełk và lấy bằng Tiến sĩ thần học tâm linh tại Đại học Hồng Y Stefan Wyszyński ở Warsaw vào năm 2012.

Trong Hội đồng Giám mục Ba Lan, Đức Cha Galbas giữ chức chủ tịch Hội đồng Tông đồ giáo dân và là thành viên của hội đồng thường trực của hội đồng.

Sinh ra tại Bytom, Ba Lan, vào năm 1968, ngài khấn trọn với dòng Pallottines vào năm 1993 và được thụ phong linh mục vào năm 1994. Trước khi trở thành giám mục, ngài từng là bề trên tỉnh dòng Truyền tin của dòng Pallottines từ năm 2011 đến năm 2019.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá của Ełk vào tháng 12 năm 2019 và bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục phó của Katowice vào tháng 12 năm 2021. Ngài trở thành tổng giám mục Katowice vào tháng 5 năm 2023.

Tổng giáo phận Warsaw, được thành lập vào năm 1798, là giáo phận chính của Ba Lan và bao gồm thủ đô Warsaw.

Đức Hồng Y Nycz đã lãnh đạo tổng giáo phận kể từ năm 2007.


Source:Catholic News Agency

3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Chicago làm lãnh đạo Tổng Giáo Phận Milwaukee

Hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Milwaukee Jerome Listecki và bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Chicago Jeffrey Grob làm người kế nhiệm.

Với cuộc bổ nhiệm ngày 4 tháng 11, Đức Cha Grob, 63 tuổi, sẽ trở về tiểu bang Wisconsin nơi ngài sinh ra. Vị giám mục này sinh ra trong một gia đình nông dân chăn nuôi bò sữa tại thị trấn Cross Plains vào năm 1961.

Đức Tổng Giám Mục Listecki, người giữ chức tổng giám mục Milwaukee từ năm 2010, đã nộp đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng vào đúng sinh nhật lần thứ 75 của mình, ngày 12 tháng 3, theo yêu cầu của luật giáo luật.

Tổng giáo phận Milwaukee trải dài trên 10 quận ở đông nam Wisconsin. Lãnh thổ này có khoảng 550.000 người Công Giáo — khoảng 23% dân số — và 184 giáo xứ.

Sau khi lớn lên ở vùng nông thôn Wisconsin, thầy Grob được thụ phong linh mục cho Tổng giáo phận Chicago vào năm 1992. Ngài cũng từng là thẩm phán tại tòa án của tổng giáo phận sau khi nhận bằng cử nhân — và sau đó là bằng tiến sĩ — về giáo luật.

Ngài cũng có bằng cử nhân thần học và bằng tiến sĩ triết học.

Cha Grob từng giữ chức vụ đại diện tư pháp cho Tổng giáo phận Chicago trong hai năm trước khi được bổ nhiệm làm chưởng ấn vào năm 2017.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Grob làm Giám Mục Phụ Tá của Chicago vào tháng 9 năm 2020.


Source:Catholic News Agency