Xin chia sẻ một vài cảm nghĩ sau khi xem xong cuốn phim “The Passion of the Christ” (PoC) (Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu) của đạo diễn Mel Gibson, hãng phim Warner Bros. Pictures trình bầy.
1.- Nếu so sánh với phim “Cuộc đời Chúa Cứu Thế” trước đây thì phim PoC này độc đáo và hay hơn rất nhiều. Nhưng có lẽ, vì thế mà nó trở nên khó hiểu hơn, khó “đọc” hơn nhất là đối với công chúng, đặc biệt trẻ em và người ít học.
2.- Phim PoC đã theo rất sát những chi tiết tường thuật trong Tin Mừng, cả về thời gian tính, về sự kiện, về lời thoại, về bối cảnh, về nhân vật…Tuy nhiên có khá nhiều chi tiết đạo diễn đã hư cấu bằng cách đưa vào các sự kiện hình ảnh để minh hoạ và làm sáng chủ đích. Vd : a- Cảnh cơn cám dỗ mà Chúa trải qua, với hình ảnh con-quỷ và con rắn lúc Chúa cầu nguyện trong vườn Ghếtsêmani (x.Mt 26,41 : “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ”), cũng liên hệ đến đến con rắn trong Stk 3,1tt; b- Cảnh quay lúc còn sinh thời ở Nazarét, làm nghề thợ mộc, Chúa đóng một cái bàn và cả Đức Maria cũng thắc mắc và ngạc nhiên về tài khéo của con mình, nhưng có lẽ Chúa Giêsu, qua ý đồ của đạo diễn, đã có một hành vi “tiên tri” về cái bàn tiệc ly và cái bàn xét xử ở sân dinh thượng tế; c- Việc Giuđa trở nên điên khùng sau khi bán Chúa; d- Việc quân dữ lật úp Chúa xuống để đóng đinh cho chắc chắn hơn theo chỉ đạo của viên đội trưởng; e- Cảnh Philatô rửa tay, Chúa nhìn và cảm giác khát tột cùng, mơ tưởng một giọt nước từ trời rơi xuống…etc.
3.- Đạo diễn đã sử dụng nhiều xảo thuật tuyệt vời trong điện ảnh như quay cận cảnh (close-up), quay sát mặt đất (Lúc Maria Mađalêna lau máu của Chúa ở sân đền thờ; lúc bà này đang bị kết án ném đá vì phạm tội ngoại tình; lúc Chúa nằm trên thập giá vv…), trong khi đó thì lời thoại thưa thớt, ngoại trừ những tiếng la ó, quát mắng…Có thể nói xem phim này, người ta đã được cảm thụ một thứ ngôn ngữ điện ảnh của thế kỷ 21. Độc đáo và đấy tính chất sáng tạo! Để diễn tả tâm trạng nội tâm của Chúa Giêsu, để biểu lộ cảm xúc của Mẹ Maria, người làm phim đã không biết bao lần quay cận cảnh khuôn mặt Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cũng như của một số nhân vật khác như Giuđa, Phêrô, các thượng tế, quan Philatô…Qua hình ảnh, người xem đã “đọc” rất nhiều điều cả về nghệ thuật lẫn Thần học!
4.- Một điểm hấp dẫn nữa trong phim là cách sử dụng kỹ xảo “liên tưởng”, vd: a- Cảnh Đức Maria đứng ở xa chứng kiến cảnh Chúa vác thập giá ngã lăn xuống đất, đã nhớ lại và liên tưởng đến cảnh trẻ Giêsu chạy chơi trong sân nhà, bị vấp ngã và Mẹ ra vực con dậy ôm vào lòng; Hình ảnh liên tưởng (ôm con vào lòng) cho thấy Đức Mẹ đau xót chừng nào khi thấy Con mình thê thảm mà không thể đến gần!; b- Cảnh Maria Mađalêna (người đàn bà ngoại tình) khi lau những vũng máu của Chúa sau trận đòn kinh khiếp, đã liên tưởng đến việc Chúa đưa tay viết trên cát và đám người kết án vứt đá vì không ai dám kết tội người đàn bà được Chúa bênh vực; c- Khi bị kết án, chế giễu, hành hạ…Chúa thường liên tưởng đến những lúc Ngài nói lời yêu thương tha thứ kẻ thù (bài giảng trên núi, trong bữa tiệc ly, lúc rửa chân cho môn đệ, lúc bẻ bánh…).
5.- Về sự xuất hiện của Đức Maria trong phim : Cứ bình thường mà nói thì Mẹ Maria có vẻ hơi “mờ nhạt”…như sự mờ nhạt của đa số các môn đồ. Nhưng có lẽ đây là “thủ pháp” của đạo diễn. Mặc dù Đức Maria có mặt xuyên suốt trong quá trình cuộc khổ nạn này, nhưng một cách âm thầm, sâu kín và dũng cảm. Điều này có thể nhận ra qua ý đồ của đạo diễn : a- Mỗi khi có hình ảnh của Chúa là xuất hiện hình ảnh của Mẹ. Trong khi khuôn mặt của Chúa bê bết máu và đang bị biến dạng, thì khuôn mặt của Mẹ héo hắt, nặng chĩu nhưng đầy dũng cảm. Người ta chờ đợi Đức Mẹ khóc lóc thảm thiết, vật vã, kêu gào, ngất xỉu…nhưng nơi Đức Mẹ, người xem có cảm giác Ngài “lạnh lùng, xơ cứng”. Ngài chỉ bật khóc khi con đã tắt hơi thở cuối cùng! Và chỉ ôm chầm lấy con khi đã tháo xác xuống. Đó cũng là biểu hiện của nỗi đau bên trong và của đức tin cao độ nhất; b- Người xem cũng có cảm giác Chúa quên Mẹ của mình. Chỉ khi sắp hấp hối Ngài mới mở miệng nói “Này Bà…” khi trao phó thánh Gioan cho Mẹ mình. Thực ra, giữa Chúa và Mẹ vẫn duy trì mối giao cảm đặc biệt (nhớ lại cảnh sinh hoạt thợ mộc ở gia đình Nazarét, cảnh Mẹ ôm con trẻ Giêsu vấp ngã lúc chập chững đi…). Nhưng khuôn mặt của Chúa và của Mẹ là hai khuôn mặt đã được máy quay phim “chiếu cố” nhiều nhất, và đó là tất cả những gì cuốn phim muốn nói…
6.- Người ta cũng chờ đợi Chúa Giêsu sẽ nghiêm mặt lên giọng đanh thép mà đối chất hoặc trả lời cho bọn quân dữ…Nhưng ở trong phim này, Chúa hầu như hoàn toàn im lặng, chịu đựng và nét mặt không biểu lộ sự đau đớn của “con người bình thường”. Những câu trả lời của Ngài, nếu có, thì ngắn gọn và đủ hiểu. Có thể nói sự đau khổ của Chúa được lột tả bằng những hình ảnh cực kỳ đau thương nhưng nơi một con người thật là bình thản và vâng phục. Có thể thấy điều này nữa, là khi mà Ngài đang vác thập giá nặng nề, thân thể đầy thương tích, mặt be bét máu, trong một khoảnh khắc dừng chân Ngài đã thều thào trong tiếng la ó : “Các ông thấy đấy, tôi sẽ làm mới lại tất cả mọi sự’” (Có thể liên hệ Kh 21,5). Có lẽ đây là câu nói rất thần học mà người làm phim đã đưa vào miệng Chúa, mà có lẽ ít ai để ý. Nhưng lại là câu nói hết sức quan trọng, xét về mặt Thần học.
SAU ĐÂY XIN CÓ MÔT VÀI GÓP Ý VÀ ĐỀ NGHỊ :
1.- Nếu phim được trình chiếu cho công chúng thì nên có người diễn giải trước và trong lúc xem phim. Vì tuy phim theo sát Kinh thánh nhưng sử dụng nhiều kỹ xảo điện ảnh và trình bầy biến cố sự kiện bằng thứ ngôn ngữ điện ảnh đặc thù. Tốt nhất là chiếu cho từng giới và với số lượng người ít. Sau khi xem nên có thảo luận.
2.- Ngoài nội dung là diễn lại cuộc khổ nạn của Chúa, đạo diễn và các nhà làm phim còn cố ý lồng vào đó những chủ ý Thần học. Vì thế người xem cần được gợi mở một số “bài học điển hình” nơi các nhân vật, (như Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Phêrô, Giuđa, Ông Simon Xyrênê, kẻ trộm lành…) và nơi một số sự kiện quan trọng (sự cám dỗ và giằng co nội tâm, những cực hình thể xác và tinh thần, sự hiệp thông và hiện diện, đau khổ và vâng phục, tình yêu và sự tha thứ, cái chết và sự phục sinh…).
3.- Một điều quan trọng nữa là để xem phim có hiệu quả, người xem phim, ngoài kiến thức về Kinh thánh, Thần học (ít nhất về mặt cơ bản), cũng cần biết ít nhiều về điện ảnh, một nghệ thuật, mà ngôn ngữ của nó rất đặc thù. Bởi phim tôn giáo là phim không nhắm giải trí mà chính là phương thế giúp suy niệm, giúp học Lời chúa, giúp sống đức tin, giúp khám phá thế giới nội tâm qua hình ảnh…Nếu chỉ đạt mục tiêu giải trí, thì không giúp ích cho tâm hồn là bao!...
Giáo xứ Trung Mỹ Tây, thứ Ba Tuần Thánh 6-4-2004
1.- Nếu so sánh với phim “Cuộc đời Chúa Cứu Thế” trước đây thì phim PoC này độc đáo và hay hơn rất nhiều. Nhưng có lẽ, vì thế mà nó trở nên khó hiểu hơn, khó “đọc” hơn nhất là đối với công chúng, đặc biệt trẻ em và người ít học.
2.- Phim PoC đã theo rất sát những chi tiết tường thuật trong Tin Mừng, cả về thời gian tính, về sự kiện, về lời thoại, về bối cảnh, về nhân vật…Tuy nhiên có khá nhiều chi tiết đạo diễn đã hư cấu bằng cách đưa vào các sự kiện hình ảnh để minh hoạ và làm sáng chủ đích. Vd : a- Cảnh cơn cám dỗ mà Chúa trải qua, với hình ảnh con-quỷ và con rắn lúc Chúa cầu nguyện trong vườn Ghếtsêmani (x.Mt 26,41 : “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ”), cũng liên hệ đến đến con rắn trong Stk 3,1tt; b- Cảnh quay lúc còn sinh thời ở Nazarét, làm nghề thợ mộc, Chúa đóng một cái bàn và cả Đức Maria cũng thắc mắc và ngạc nhiên về tài khéo của con mình, nhưng có lẽ Chúa Giêsu, qua ý đồ của đạo diễn, đã có một hành vi “tiên tri” về cái bàn tiệc ly và cái bàn xét xử ở sân dinh thượng tế; c- Việc Giuđa trở nên điên khùng sau khi bán Chúa; d- Việc quân dữ lật úp Chúa xuống để đóng đinh cho chắc chắn hơn theo chỉ đạo của viên đội trưởng; e- Cảnh Philatô rửa tay, Chúa nhìn và cảm giác khát tột cùng, mơ tưởng một giọt nước từ trời rơi xuống…etc.
3.- Đạo diễn đã sử dụng nhiều xảo thuật tuyệt vời trong điện ảnh như quay cận cảnh (close-up), quay sát mặt đất (Lúc Maria Mađalêna lau máu của Chúa ở sân đền thờ; lúc bà này đang bị kết án ném đá vì phạm tội ngoại tình; lúc Chúa nằm trên thập giá vv…), trong khi đó thì lời thoại thưa thớt, ngoại trừ những tiếng la ó, quát mắng…Có thể nói xem phim này, người ta đã được cảm thụ một thứ ngôn ngữ điện ảnh của thế kỷ 21. Độc đáo và đấy tính chất sáng tạo! Để diễn tả tâm trạng nội tâm của Chúa Giêsu, để biểu lộ cảm xúc của Mẹ Maria, người làm phim đã không biết bao lần quay cận cảnh khuôn mặt Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cũng như của một số nhân vật khác như Giuđa, Phêrô, các thượng tế, quan Philatô…Qua hình ảnh, người xem đã “đọc” rất nhiều điều cả về nghệ thuật lẫn Thần học!
4.- Một điểm hấp dẫn nữa trong phim là cách sử dụng kỹ xảo “liên tưởng”, vd: a- Cảnh Đức Maria đứng ở xa chứng kiến cảnh Chúa vác thập giá ngã lăn xuống đất, đã nhớ lại và liên tưởng đến cảnh trẻ Giêsu chạy chơi trong sân nhà, bị vấp ngã và Mẹ ra vực con dậy ôm vào lòng; Hình ảnh liên tưởng (ôm con vào lòng) cho thấy Đức Mẹ đau xót chừng nào khi thấy Con mình thê thảm mà không thể đến gần!; b- Cảnh Maria Mađalêna (người đàn bà ngoại tình) khi lau những vũng máu của Chúa sau trận đòn kinh khiếp, đã liên tưởng đến việc Chúa đưa tay viết trên cát và đám người kết án vứt đá vì không ai dám kết tội người đàn bà được Chúa bênh vực; c- Khi bị kết án, chế giễu, hành hạ…Chúa thường liên tưởng đến những lúc Ngài nói lời yêu thương tha thứ kẻ thù (bài giảng trên núi, trong bữa tiệc ly, lúc rửa chân cho môn đệ, lúc bẻ bánh…).
5.- Về sự xuất hiện của Đức Maria trong phim : Cứ bình thường mà nói thì Mẹ Maria có vẻ hơi “mờ nhạt”…như sự mờ nhạt của đa số các môn đồ. Nhưng có lẽ đây là “thủ pháp” của đạo diễn. Mặc dù Đức Maria có mặt xuyên suốt trong quá trình cuộc khổ nạn này, nhưng một cách âm thầm, sâu kín và dũng cảm. Điều này có thể nhận ra qua ý đồ của đạo diễn : a- Mỗi khi có hình ảnh của Chúa là xuất hiện hình ảnh của Mẹ. Trong khi khuôn mặt của Chúa bê bết máu và đang bị biến dạng, thì khuôn mặt của Mẹ héo hắt, nặng chĩu nhưng đầy dũng cảm. Người ta chờ đợi Đức Mẹ khóc lóc thảm thiết, vật vã, kêu gào, ngất xỉu…nhưng nơi Đức Mẹ, người xem có cảm giác Ngài “lạnh lùng, xơ cứng”. Ngài chỉ bật khóc khi con đã tắt hơi thở cuối cùng! Và chỉ ôm chầm lấy con khi đã tháo xác xuống. Đó cũng là biểu hiện của nỗi đau bên trong và của đức tin cao độ nhất; b- Người xem cũng có cảm giác Chúa quên Mẹ của mình. Chỉ khi sắp hấp hối Ngài mới mở miệng nói “Này Bà…” khi trao phó thánh Gioan cho Mẹ mình. Thực ra, giữa Chúa và Mẹ vẫn duy trì mối giao cảm đặc biệt (nhớ lại cảnh sinh hoạt thợ mộc ở gia đình Nazarét, cảnh Mẹ ôm con trẻ Giêsu vấp ngã lúc chập chững đi…). Nhưng khuôn mặt của Chúa và của Mẹ là hai khuôn mặt đã được máy quay phim “chiếu cố” nhiều nhất, và đó là tất cả những gì cuốn phim muốn nói…
6.- Người ta cũng chờ đợi Chúa Giêsu sẽ nghiêm mặt lên giọng đanh thép mà đối chất hoặc trả lời cho bọn quân dữ…Nhưng ở trong phim này, Chúa hầu như hoàn toàn im lặng, chịu đựng và nét mặt không biểu lộ sự đau đớn của “con người bình thường”. Những câu trả lời của Ngài, nếu có, thì ngắn gọn và đủ hiểu. Có thể nói sự đau khổ của Chúa được lột tả bằng những hình ảnh cực kỳ đau thương nhưng nơi một con người thật là bình thản và vâng phục. Có thể thấy điều này nữa, là khi mà Ngài đang vác thập giá nặng nề, thân thể đầy thương tích, mặt be bét máu, trong một khoảnh khắc dừng chân Ngài đã thều thào trong tiếng la ó : “Các ông thấy đấy, tôi sẽ làm mới lại tất cả mọi sự’” (Có thể liên hệ Kh 21,5). Có lẽ đây là câu nói rất thần học mà người làm phim đã đưa vào miệng Chúa, mà có lẽ ít ai để ý. Nhưng lại là câu nói hết sức quan trọng, xét về mặt Thần học.
SAU ĐÂY XIN CÓ MÔT VÀI GÓP Ý VÀ ĐỀ NGHỊ :
1.- Nếu phim được trình chiếu cho công chúng thì nên có người diễn giải trước và trong lúc xem phim. Vì tuy phim theo sát Kinh thánh nhưng sử dụng nhiều kỹ xảo điện ảnh và trình bầy biến cố sự kiện bằng thứ ngôn ngữ điện ảnh đặc thù. Tốt nhất là chiếu cho từng giới và với số lượng người ít. Sau khi xem nên có thảo luận.
2.- Ngoài nội dung là diễn lại cuộc khổ nạn của Chúa, đạo diễn và các nhà làm phim còn cố ý lồng vào đó những chủ ý Thần học. Vì thế người xem cần được gợi mở một số “bài học điển hình” nơi các nhân vật, (như Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Phêrô, Giuđa, Ông Simon Xyrênê, kẻ trộm lành…) và nơi một số sự kiện quan trọng (sự cám dỗ và giằng co nội tâm, những cực hình thể xác và tinh thần, sự hiệp thông và hiện diện, đau khổ và vâng phục, tình yêu và sự tha thứ, cái chết và sự phục sinh…).
3.- Một điều quan trọng nữa là để xem phim có hiệu quả, người xem phim, ngoài kiến thức về Kinh thánh, Thần học (ít nhất về mặt cơ bản), cũng cần biết ít nhiều về điện ảnh, một nghệ thuật, mà ngôn ngữ của nó rất đặc thù. Bởi phim tôn giáo là phim không nhắm giải trí mà chính là phương thế giúp suy niệm, giúp học Lời chúa, giúp sống đức tin, giúp khám phá thế giới nội tâm qua hình ảnh…Nếu chỉ đạt mục tiêu giải trí, thì không giúp ích cho tâm hồn là bao!...
Giáo xứ Trung Mỹ Tây, thứ Ba Tuần Thánh 6-4-2004