(AsiaNews 13/04/2004). Cuốn phim “Cuộc Thương Khó Chúa Kitô” đã thu hút được đông đảo người xem tại Đài Loan và Hồng Kông trong Tuần Thánh 2004. Tại cựu thuộc địa của Anh, đã có ít nhất là 20,000 người xem phim này trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
Theo tờ Christian Times, từ hôm 1/4/2004 nhiều nhà thờ đã đăng ký để xem 50 suất riêng cho cộng đoàn mình. Daniel Ng, một mục sư Tin Lành Kong Fok chi biết trong cộng đoàn ông, mỗi người đi xem phim đã rủ theo ít nhất một người không phải Kitô hữu cùng đi. Trước khi xem phim, nhiều mục sư Tin Lành đã dành ra 15 đến 30 phút để cầu nguyện. Sau khi xem phim, họ tụ tập tại các hội trường để thảo luận.
Tuy nhiên, các cuộc thảo luận cho thấy những dị biệt lớn lao trong cảm nhận của người xem. Mục sư Daniel Ng cho biết nhiều người đã hỏi:
“Tại sao Chúa Giêsu lại phải chịu đau khổ và chết thê thảm như vậy”.
Các cuộc điều tra trong số các tín hữu Tin Lành đã xem phim, do tờ Christian Times công bố cho thấy 31% tiếc rằng “đã phải đi xem một cuốn phim thay đổi các trình thuật Kinh Thánh và tuyên truyền lạc giáo”, 25% cho rằng cuốn phim là đáng xem và 33% cho rằng cuốn phim không nên xem vì mức độ bạo lực trong đó.
Trong khi đó, tại Đài Loan, sơ Ida Porrino, người Ý thuộc dòng Nữ Tử Thánh Phaolô đã phục vụ tại Đài Loan trong 30 năm qua nhận định rằng “phản ứng về cuốn phim này rất tích cực”. Sơ cho biết các mục sư Tin Lành đã công bố một bản hướng dẫn và phía Công Giáo cha David Yen, một nhà phê bình phim thuộc dòng Tên, đã viết một bài tham luận rất xuấc sắc. Bài báo của cha Yen đã được nhiều tờ báo đời đăng tải.
“Hôm nay tôi vừa gặp một linh mục đã xem cuốn phim này 7 lần và nghĩ rằng ngài sẽ xem nữa vì ngài thấy cuốn phim rất có ích. Mọi người được nâng tâm hồn lên ngay cả một số người cho rằng nhiều cảnh quá tàn bạo. Tuy nhiên, số người nghĩ như thế chỉ ít thôi và có cũng cách biệt rất xa. Tại đây cả Công Giáo và Tin Lành thuộc nhiều giáo xứ, trường học và các đại học đã thuê toàn bộ rạp hát. Trường Đại Học Công Giáo Fu Jen cũng đã thuê cả một rạp. Đây là lần đầu tiên nhiều nhà thờ đã cùng đi xem chung với nhau ”.
Theo tờ Christian Times, từ hôm 1/4/2004 nhiều nhà thờ đã đăng ký để xem 50 suất riêng cho cộng đoàn mình. Daniel Ng, một mục sư Tin Lành Kong Fok chi biết trong cộng đoàn ông, mỗi người đi xem phim đã rủ theo ít nhất một người không phải Kitô hữu cùng đi. Trước khi xem phim, nhiều mục sư Tin Lành đã dành ra 15 đến 30 phút để cầu nguyện. Sau khi xem phim, họ tụ tập tại các hội trường để thảo luận.
Tuy nhiên, các cuộc thảo luận cho thấy những dị biệt lớn lao trong cảm nhận của người xem. Mục sư Daniel Ng cho biết nhiều người đã hỏi:
“Tại sao Chúa Giêsu lại phải chịu đau khổ và chết thê thảm như vậy”.
Các cuộc điều tra trong số các tín hữu Tin Lành đã xem phim, do tờ Christian Times công bố cho thấy 31% tiếc rằng “đã phải đi xem một cuốn phim thay đổi các trình thuật Kinh Thánh và tuyên truyền lạc giáo”, 25% cho rằng cuốn phim là đáng xem và 33% cho rằng cuốn phim không nên xem vì mức độ bạo lực trong đó.
Trong khi đó, tại Đài Loan, sơ Ida Porrino, người Ý thuộc dòng Nữ Tử Thánh Phaolô đã phục vụ tại Đài Loan trong 30 năm qua nhận định rằng “phản ứng về cuốn phim này rất tích cực”. Sơ cho biết các mục sư Tin Lành đã công bố một bản hướng dẫn và phía Công Giáo cha David Yen, một nhà phê bình phim thuộc dòng Tên, đã viết một bài tham luận rất xuấc sắc. Bài báo của cha Yen đã được nhiều tờ báo đời đăng tải.
“Hôm nay tôi vừa gặp một linh mục đã xem cuốn phim này 7 lần và nghĩ rằng ngài sẽ xem nữa vì ngài thấy cuốn phim rất có ích. Mọi người được nâng tâm hồn lên ngay cả một số người cho rằng nhiều cảnh quá tàn bạo. Tuy nhiên, số người nghĩ như thế chỉ ít thôi và có cũng cách biệt rất xa. Tại đây cả Công Giáo và Tin Lành thuộc nhiều giáo xứ, trường học và các đại học đã thuê toàn bộ rạp hát. Trường Đại Học Công Giáo Fu Jen cũng đã thuê cả một rạp. Đây là lần đầu tiên nhiều nhà thờ đã cùng đi xem chung với nhau ”.