Hình ảnh lời xin vâng của Đức Mẹ Maria
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người trong cung lòng trinh nữ Maria vào ngày lễ Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ Maria, ngày 25. Tháng Ba.
Về phương diện sinh lý tự nhiên, ngày này đánh dấu mốc thời gian Giêsu Con Thiên Chúa bắt đầu thành hình phát triển là người trong cung lòng người mẹ chín tháng cho đến ngày 25. Tháng Mười Hai mở mắt chào đời.
Về phương diện đạo đức với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, còn đậm nét dấu vết tâm tình đời sống chan chứa lòng tin cậy mến của Maria qua lời: „Tôi là tôi tớ Chúa, xin vâng như lời Sứ Thần truyền!“ ( Phúc âm Thánh Luca 1,38).
Vậy lời „ Tôi là tôi tớ Chúa, xin vâng như lời Sứ Thần truyền!„ của Maria nói với Sứ Thần Gabriel ẩn chứa hình ảnh sứ điệp gì?
Xưa nay hằng có nhiều suy tư về ý nghĩa lời này của Maria như lòng khiêm nhượng, sự khôn ngoan vâng theo ý Thiên Chúa, lòng đạo đức kính sợ sâu thẳm của Maria với Thiên Chúa.
Lời „xin vâng „ của Maria nói với Sứ Thần Gabriel diễn tả tâm tình lòng tin ngược hẳn với lời thắc mắc hoài nghi của Thầy cả Zacaria nói với Thiên Thần Gabriel hiện đến báo tin vui cho ông sẽ có con trai: „ Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy?“ Vì tôi đã gìa, và nhà tôi cũng đã lớn tuổi.“ ( Phúc âm Thánh Luca 1, 18).
Maria tin vào lời Thiên Thần Chúa báo tin và không đặt ra điều kiện dấu chỉ báo hiệu nào.
Còn thầy cả Zacaria muốn tin. Nhưng còn thắc mắc hoài nghi. Vì Ông dựa vào suy nghĩ sinh lý tự nhiên làm sao có thể xảy ra có con được nữa nơi vợ chồng chúng tôi đã luống tuổi gìa rồi. Ông muốn có dấu chỉ báo hiệu.
Lời xưng nhận mình là „tôi tớ xin vâng“ của Maria không chỉ nói lên tâm tình đạo đức, nhưng còn diễn tả sự ưng thuận bằng lòng với ý của Thiên Chúa muốn thực hiện nơi mình.
Lời xin vâng ưng thuận của Maria diễn tả cao điểm về cung cách sống lòng tôn giáo cùng quan trọng trước Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa.
Lời xin vâng của Maria diễn tả hai khía cạnh cao cả của một tâm hồn đời sống:
- một bên là sự tiêu cực chấp nhận, và một bên là sự tích cực sẵn sàng,
- một phía là sự trống rỗng sâu thẳm, và một phía là sự tròn đầy cao cả nhất. ( Heinz Schuermann, Das Lukasevengeluim, 1. Teil, 1,1-9,50, Sonderausgbe Herder 1984, trang 58).
Lời xin vâng của Đức Mẹ Maria nói với Thiên Thần Gabriel trong biến cố truyền tin vẽ lên những hình ảnh đổi mới nơi đời sống Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ Con Thiên Chúa.
„Khi nói xin vâng được coi như một giao ước mới, tôi nhớ lại việc Đức Mẹ vội vã lên đường đi thăm viếng Bà Isave ( Lc 1,39-45). Đi thăm để chia sẻ, để phục vụ, để nâng đỡ khích lệ bà Isave. Theo Đức Mẹ, thì mình được Chúa thương là để mình biết thương người khác…
Thiết tưởng đó là giao ước mới về bác ái liên đới phát sinh từ lời xin vâng.
Khi nói xin vâng được coi như một bài ca mới, tôi nhớ lại tâm tình Đức Mẹ trong kinh Tạ ơn “ Linh hồn tôi tung hô Chúa“ ( Lc 1,46-55). Tâm tình Đức Mẹ là nói lời chân thành của người con bé nhỏ, đầy khiêm tốn, ngỡ ngàng biết ơn và phó thác đối với Chúa.
Thiết tưởng đó là một bài ca mới về khiêm tốn khởi đi từ lời xin vâng.
Khi nói lời xin vâng được coi là một con đường mới, tôi nhớ lại biến cố Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu tại hang đá Belem( Lc2,1-7)…Đức Mẹ đã lặng lẽ đi vào con đường khó nghèo. Con đường đó đã khởi đi từ hang đá Belem và kéo dài từng ngày, từng tháng, từng năm suốt cả cuộc đời Đức Mẹ…
Thiết tưởng đó là một con đường mới về sự nghèo khó được vạch ra từ lời xin vâng. Con đường mới đó, bài ca mới đó, giao ước mới đó đều nói lên Đức Mẹ là con người mới. Mới về nhiều phương diện, nhưng nhất là về phương diện Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Mẹ, để đổi mới con người của mẹ. ( Lc 1,35).
…Do đó Đức Mẹ là con người mới, là tác phẩm tuyệt vời của Chúa Thánh Linh. Với đặc điểm là Đức Mẹ có một trái tim giống trái tim Chúa Giêsu, trong sạch, hiền lành, khiêm nhường, cháy rực lửa tình yêu thương xót.“ ( Đức cha GB. Bùi Tuần, Xin vâng, 01.04.2002).
Trong đời sống làm người, xưa nay con người cũng luôn nói lời xin vâng với Thiên Chúa và với nhau.
Hai người nam nữ ưng thuận nhận nhau làm vợ chồng. Và như thế nói lời xin vâng với nhau: cùng nhau chia sẻ xây dựng con đường đời sống, cùng nhau đón nhận niềm vui hạnh phúc cũng như cùng chịu đựng thử thách, đau khổ xảy đến trong cuộc đời, cùng nhau củng cố lòng tin niềm hy vọng cho nhau, cho con cái trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Từ lời xin vâng với nhau nhận nhau làm vợ chồng họ trở thành con người mới với nhiệm vụ mới trên con đường đời sống mới cho con cháu gia đình.
Người chọn nếp sống đời tu hành tận hiến trong các Hội Dòng, trong Hội Thánh Chúa ở trần gian cũng nói lời xin vâng. Từ đó bắt đầu bậc đời sống mới với nhiệm vụ mới. Và trong dòng thời gian họ luôn phải nói lời xin vâng để ôn nhớ lại ơn Gọi và bắt đầu mới lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người trong cung lòng trinh nữ Maria vào ngày lễ Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ Maria, ngày 25. Tháng Ba.
Về phương diện sinh lý tự nhiên, ngày này đánh dấu mốc thời gian Giêsu Con Thiên Chúa bắt đầu thành hình phát triển là người trong cung lòng người mẹ chín tháng cho đến ngày 25. Tháng Mười Hai mở mắt chào đời.
Về phương diện đạo đức với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, còn đậm nét dấu vết tâm tình đời sống chan chứa lòng tin cậy mến của Maria qua lời: „Tôi là tôi tớ Chúa, xin vâng như lời Sứ Thần truyền!“ ( Phúc âm Thánh Luca 1,38).
Vậy lời „ Tôi là tôi tớ Chúa, xin vâng như lời Sứ Thần truyền!„ của Maria nói với Sứ Thần Gabriel ẩn chứa hình ảnh sứ điệp gì?
Xưa nay hằng có nhiều suy tư về ý nghĩa lời này của Maria như lòng khiêm nhượng, sự khôn ngoan vâng theo ý Thiên Chúa, lòng đạo đức kính sợ sâu thẳm của Maria với Thiên Chúa.
Lời „xin vâng „ của Maria nói với Sứ Thần Gabriel diễn tả tâm tình lòng tin ngược hẳn với lời thắc mắc hoài nghi của Thầy cả Zacaria nói với Thiên Thần Gabriel hiện đến báo tin vui cho ông sẽ có con trai: „ Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy?“ Vì tôi đã gìa, và nhà tôi cũng đã lớn tuổi.“ ( Phúc âm Thánh Luca 1, 18).
Maria tin vào lời Thiên Thần Chúa báo tin và không đặt ra điều kiện dấu chỉ báo hiệu nào.
Còn thầy cả Zacaria muốn tin. Nhưng còn thắc mắc hoài nghi. Vì Ông dựa vào suy nghĩ sinh lý tự nhiên làm sao có thể xảy ra có con được nữa nơi vợ chồng chúng tôi đã luống tuổi gìa rồi. Ông muốn có dấu chỉ báo hiệu.
Lời xưng nhận mình là „tôi tớ xin vâng“ của Maria không chỉ nói lên tâm tình đạo đức, nhưng còn diễn tả sự ưng thuận bằng lòng với ý của Thiên Chúa muốn thực hiện nơi mình.
Lời xin vâng ưng thuận của Maria diễn tả cao điểm về cung cách sống lòng tôn giáo cùng quan trọng trước Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa.
Lời xin vâng của Maria diễn tả hai khía cạnh cao cả của một tâm hồn đời sống:
- một bên là sự tiêu cực chấp nhận, và một bên là sự tích cực sẵn sàng,
- một phía là sự trống rỗng sâu thẳm, và một phía là sự tròn đầy cao cả nhất. ( Heinz Schuermann, Das Lukasevengeluim, 1. Teil, 1,1-9,50, Sonderausgbe Herder 1984, trang 58).
Lời xin vâng của Đức Mẹ Maria nói với Thiên Thần Gabriel trong biến cố truyền tin vẽ lên những hình ảnh đổi mới nơi đời sống Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ Con Thiên Chúa.
„Khi nói xin vâng được coi như một giao ước mới, tôi nhớ lại việc Đức Mẹ vội vã lên đường đi thăm viếng Bà Isave ( Lc 1,39-45). Đi thăm để chia sẻ, để phục vụ, để nâng đỡ khích lệ bà Isave. Theo Đức Mẹ, thì mình được Chúa thương là để mình biết thương người khác…
Thiết tưởng đó là giao ước mới về bác ái liên đới phát sinh từ lời xin vâng.
Khi nói xin vâng được coi như một bài ca mới, tôi nhớ lại tâm tình Đức Mẹ trong kinh Tạ ơn “ Linh hồn tôi tung hô Chúa“ ( Lc 1,46-55). Tâm tình Đức Mẹ là nói lời chân thành của người con bé nhỏ, đầy khiêm tốn, ngỡ ngàng biết ơn và phó thác đối với Chúa.
Thiết tưởng đó là một bài ca mới về khiêm tốn khởi đi từ lời xin vâng.
Khi nói lời xin vâng được coi là một con đường mới, tôi nhớ lại biến cố Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu tại hang đá Belem( Lc2,1-7)…Đức Mẹ đã lặng lẽ đi vào con đường khó nghèo. Con đường đó đã khởi đi từ hang đá Belem và kéo dài từng ngày, từng tháng, từng năm suốt cả cuộc đời Đức Mẹ…
Thiết tưởng đó là một con đường mới về sự nghèo khó được vạch ra từ lời xin vâng. Con đường mới đó, bài ca mới đó, giao ước mới đó đều nói lên Đức Mẹ là con người mới. Mới về nhiều phương diện, nhưng nhất là về phương diện Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Mẹ, để đổi mới con người của mẹ. ( Lc 1,35).
…Do đó Đức Mẹ là con người mới, là tác phẩm tuyệt vời của Chúa Thánh Linh. Với đặc điểm là Đức Mẹ có một trái tim giống trái tim Chúa Giêsu, trong sạch, hiền lành, khiêm nhường, cháy rực lửa tình yêu thương xót.“ ( Đức cha GB. Bùi Tuần, Xin vâng, 01.04.2002).
Trong đời sống làm người, xưa nay con người cũng luôn nói lời xin vâng với Thiên Chúa và với nhau.
Hai người nam nữ ưng thuận nhận nhau làm vợ chồng. Và như thế nói lời xin vâng với nhau: cùng nhau chia sẻ xây dựng con đường đời sống, cùng nhau đón nhận niềm vui hạnh phúc cũng như cùng chịu đựng thử thách, đau khổ xảy đến trong cuộc đời, cùng nhau củng cố lòng tin niềm hy vọng cho nhau, cho con cái trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Từ lời xin vâng với nhau nhận nhau làm vợ chồng họ trở thành con người mới với nhiệm vụ mới trên con đường đời sống mới cho con cháu gia đình.
Người chọn nếp sống đời tu hành tận hiến trong các Hội Dòng, trong Hội Thánh Chúa ở trần gian cũng nói lời xin vâng. Từ đó bắt đầu bậc đời sống mới với nhiệm vụ mới. Và trong dòng thời gian họ luôn phải nói lời xin vâng để ôn nhớ lại ơn Gọi và bắt đầu mới lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long