Suy niệm lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1
Câu chuyện dẫn giảng:
Geogre Washington, một trong những vị anh hùng của nền độc lập Hoa kỳ, thường được đề cao như người con chí hiếu đối với mẹ. Sau những trận chiến cam go nhất, giữa những công việc nặng nề của một nguyên thủ quốc gia, ông lại tìm cách về nhà để thăm viếng và trò chuyện lâu giờ với bà mẹ già.
Một hôm, ngạc nhiên vì sự gắn bó của con trai đối với mình, bà mẹ đã hỏi: “Tại sao con lại chịu khó mất hàng giờ đồng hồ như vậy để ngồi bên cạnh mẹ?” Vị tổng thống đầu tiên của Nước Mỹ đã trả lời như sau: “Thưa mẹ, ngồi bên cạnh mẹ để lắng nghe mẹ nói đâu phải là một việc mất thì giờ! Bởi vì, chính sự bình thản và lòng từ ái tốt lành của mẹ luôn dạy con còn muốn sống cho xứng đáng hơn!
Kính thưa,
Hôm nay cùng toàn thể Hội Thánh mừng trọng thể Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, quan thầy của Giáo họ chúng ta. Một tước hiệu vô cùng cao trọng và có giá trị đời đối với Đức Maria và đối với chúng ta. Tại sao vậy? Tước hiệu Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa xuất phát từ đâu? Tại sao Một Thiên Chúa lại để cho một người nữ trần gian sinh ra mình? Kinh Thánh đã nói gì? Hội Thánh đã nói gì về tước hiệu này? Và Đức Maria đã để lại mẫu gương gì cho chúng ta trong đời sống đức tin?
Kính thưa,
Chúng ta đang hoan hỉ và vui sướng trong những ngày này vì Con Chúa đã giáng trần. Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy Một Hài Nhi Giê-su đang giang rộng cánh tay như đang chào đón cũng như muốn ôm trọn mọi người chúng ta trong bàn tay đầy nhân ái của Ngài. Bên cạnh Ngài, chúng ta quan sát thấy có Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
Quả thật, kính thưa, Thiên Chúa nhân hậu và khôn ngoan, khi muốn thực hiện công cuộc cứu chuộc thế giới vào thời cuối cùng, Ngài đã sai Con mình tới. Bằng cách nào? Người đã cho Đức Giê-su nhập thể trong lòng Đức Trinh nữ Ma-ri-a bởi phép Chúa Thánh Thần (Lc 1, 26-38). Ngay từ lời thưa Xin vâng của Đức Ma-ri-a trong ngày truyền tin, Đức Giê-su đã nhập thể trong lòng Mẹ Ma-ri-a. Vì thế, Mẹ Ma-ri-a chính là Mẹ Chúa Giê-su. Một tước hiệu vô cùng cao trọng cho Đức Mẹ và cho chúng ta, vì nhờ Mẹ mà từ nay chúng ta không còn sợ đau khổ, sợ cái chết nữa. Ngày xưa vì Adam – Eva không vâng lời Thiên Chúa mà chúng ta phải đau khổ, phải chết muôn đời, thì nay nhờ tiếng xin vâng Đức Maria, Con của Mẹ là Đức Giê-su, Adam mới đến cứu chúng ta và đem lại cho chúng ta được sống dồi dào.
Kính thưa, không những Kinh Thánh khẳng định Đức Maria là Mẹ của Đức Giê-su, Mẹ Thiên Chúa, mà chính giáo huấn của Giáo Hội muốn nhấn mạnh, thông qua Công đồng Ê-phê-xô năm 431, rằng Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa. Tước hiệu ấy trước hết nhằm khẳng định Thần tính của Chúa Giê-su, nhưng đồng thời cũng là một lời tôn vinh Đức Mẹ: một người phụ nữ giữa muôn người mà lại được phúc cưu mang và sinh hạ chính Con Thiên Chúa.
Để xứng đáng với ơn gọi cao quý ấy, Đức Ma-ri-a đã được Thiên Chúa đổ “tràn đầy ân sủng” : Mẹ được ơn Vô nhiễm nguyên tội; Trong suốt cuộc đời, Mẹ không hề mang vết nhơ tội nào: Mẹ là Đấng toàn thánh; Mẹ trọn đời đồng trinh; Mẹ được đưa lên trời cả hồn lẫn xác.
Quả thật, từ nay chúng ta hãy xác tín hơn về tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Và mừng lễ Mẹ Thiên Chúa hôm nay, chúng ta cùng xem Đức Maria đã đem lại cho chúng ta những mẫu gương nào để chúng ta là con Mẹ noi gương bắt chước.
Kính thưa,
Trong hàng ngũ các vị thánh, thánh Gio-an Bốt-cô sáng chói về kinh nghiệm giáo dục giới trẻ, thánh I-Nhã nổi tiếng về kinh nghiệm nhận định ý Chúa. Nhắc đến thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng là nhắc đến con đường thơ ấu thiêng liêng, thánh Phan-xi-cô là con đường của hoà bình, con đường của nghèo khó,… Vâng, mỗi vị thánh nổi bật về một vài khía cạnh, chỉ riêng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a được coi là tấm gương toàn diện cho Hội Thánh và cho từng người chúng ta, vì Mẹ là hình ảnh tuyệt hảo về đức tin và đức ái mà Hội Thánh phải thể hiện.
Cụ thể, thứ nhất, Mẹ là mẫu gương về đời sống đức tin: trong ngày lễ Truyền tin, Mẹ đã khiêm tốn thưa vâng với Thiên Chúa. Mẹ đã hoàn toàn để cho Thiên Chúa làm chủ và hướng dẫn đời mình với trọn niềm phó thác, cậy trông và yêu mến. Trong từng biến cố lớn nhỏ, Mẹ đã luôn chăm chú lắng nghe lời Thiên Chúa và trung thành làm theo ý Thiên Chúa (Lc 1, 38; Mc 3,31-35; Lc 11, 28; GH 56. 61. 63).
Đặc biệt, Mẹ luôn yêu mến và gắn bó với Chúa Giê-su, lòng yêu mến đó đã được thể hiện sâu đậm trong những giờ phút đau khổ ở dưới chân Thánh giá (Lc 1,41-52; Ga 19,25-27)
Thứ đến, Mẹ Ma-ri-a là mẫu gương sống đức ái:
Qua việc đi thăm bà Ê-li-sa-bét và nhất là trong tiệc cưới Ca-na, Mẹ đã để lại một tấm gương bác ái sống động: quan tâm đến từng người một cách tế nhị và mau mắn giúp đỡ (Lc 1,39. 56; Ga 2,1-12).
Kính thưa, ngày xưa dưới chân thánh giá, Chúa Giê-su đã trao Đức Maria cho Gioan “Này là Mẹ con”. Và Gioan đã đưa Mẹ về nhà mình để có Mẹ ở cùng trong mọi ngày sống. Chúng ta cũng vậy, Chúa Giê-su cũng muốn trao Đức Mẹ cho mỗi người chúng ta để từ nay trong mỗi giây phút của cuộc đời, chúng ta luôn có Mẹ chở che và đỡ nâng. Quả thật, Mẹ là máng thông ơn, là người cầu bầu đắc lực, là người quyền thế trước mặt Chúa để chuyển ơn từ Chúa cho chúng ta và đưa những nhu cầu, ước nguyện của chúng ta lên cùng Chúa. Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy yêu mến Mẹ, hãy năng chạy đến với Mẹ qua việc Lần Chuỗi Mân Côi để cùng với Mẹ ca tụng Thiên Chúa. Chúng ta hãy mau tâm sự với Mẹ những niềm vui lẫn những nỗi buồn, như câu chuyện mà tôi vừa kể trên của Tổng Thống WC gần gũi người mẹ già. Hơn nữa, chúng ta hãy biết mau mắn trao phó cho Mẹ mọi nỗi âu lo, những khó khăn và cả những yếu đuối của ta để xin Mẹ nâng đỡ, phù trì.
Kính thưa,
Mừng lễ Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong dịp đầu năm mới Dương lịch, chúng ta được mời gọi hãy nhìn lại những điều thiếu sót trong năm để xin lỗi Mẹ và xin lỗi Chúa, đồng thời, qua Mẹ, chúng ta quyết tâm dâng hết mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm trong năm mới này cho Chúa để Ngài chúc lành cho chúng ta ngõ hầu chúng ta xứng đáng là con yêu dấu của Mẹ Maria và là người em của Anh Cả Giê-su. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Câu chuyện dẫn giảng:
Geogre Washington, một trong những vị anh hùng của nền độc lập Hoa kỳ, thường được đề cao như người con chí hiếu đối với mẹ. Sau những trận chiến cam go nhất, giữa những công việc nặng nề của một nguyên thủ quốc gia, ông lại tìm cách về nhà để thăm viếng và trò chuyện lâu giờ với bà mẹ già.
Một hôm, ngạc nhiên vì sự gắn bó của con trai đối với mình, bà mẹ đã hỏi: “Tại sao con lại chịu khó mất hàng giờ đồng hồ như vậy để ngồi bên cạnh mẹ?” Vị tổng thống đầu tiên của Nước Mỹ đã trả lời như sau: “Thưa mẹ, ngồi bên cạnh mẹ để lắng nghe mẹ nói đâu phải là một việc mất thì giờ! Bởi vì, chính sự bình thản và lòng từ ái tốt lành của mẹ luôn dạy con còn muốn sống cho xứng đáng hơn!
Kính thưa,
Hôm nay cùng toàn thể Hội Thánh mừng trọng thể Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, quan thầy của Giáo họ chúng ta. Một tước hiệu vô cùng cao trọng và có giá trị đời đối với Đức Maria và đối với chúng ta. Tại sao vậy? Tước hiệu Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa xuất phát từ đâu? Tại sao Một Thiên Chúa lại để cho một người nữ trần gian sinh ra mình? Kinh Thánh đã nói gì? Hội Thánh đã nói gì về tước hiệu này? Và Đức Maria đã để lại mẫu gương gì cho chúng ta trong đời sống đức tin?
Kính thưa,
Chúng ta đang hoan hỉ và vui sướng trong những ngày này vì Con Chúa đã giáng trần. Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy Một Hài Nhi Giê-su đang giang rộng cánh tay như đang chào đón cũng như muốn ôm trọn mọi người chúng ta trong bàn tay đầy nhân ái của Ngài. Bên cạnh Ngài, chúng ta quan sát thấy có Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
Quả thật, kính thưa, Thiên Chúa nhân hậu và khôn ngoan, khi muốn thực hiện công cuộc cứu chuộc thế giới vào thời cuối cùng, Ngài đã sai Con mình tới. Bằng cách nào? Người đã cho Đức Giê-su nhập thể trong lòng Đức Trinh nữ Ma-ri-a bởi phép Chúa Thánh Thần (Lc 1, 26-38). Ngay từ lời thưa Xin vâng của Đức Ma-ri-a trong ngày truyền tin, Đức Giê-su đã nhập thể trong lòng Mẹ Ma-ri-a. Vì thế, Mẹ Ma-ri-a chính là Mẹ Chúa Giê-su. Một tước hiệu vô cùng cao trọng cho Đức Mẹ và cho chúng ta, vì nhờ Mẹ mà từ nay chúng ta không còn sợ đau khổ, sợ cái chết nữa. Ngày xưa vì Adam – Eva không vâng lời Thiên Chúa mà chúng ta phải đau khổ, phải chết muôn đời, thì nay nhờ tiếng xin vâng Đức Maria, Con của Mẹ là Đức Giê-su, Adam mới đến cứu chúng ta và đem lại cho chúng ta được sống dồi dào.
Kính thưa, không những Kinh Thánh khẳng định Đức Maria là Mẹ của Đức Giê-su, Mẹ Thiên Chúa, mà chính giáo huấn của Giáo Hội muốn nhấn mạnh, thông qua Công đồng Ê-phê-xô năm 431, rằng Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa. Tước hiệu ấy trước hết nhằm khẳng định Thần tính của Chúa Giê-su, nhưng đồng thời cũng là một lời tôn vinh Đức Mẹ: một người phụ nữ giữa muôn người mà lại được phúc cưu mang và sinh hạ chính Con Thiên Chúa.
Để xứng đáng với ơn gọi cao quý ấy, Đức Ma-ri-a đã được Thiên Chúa đổ “tràn đầy ân sủng” : Mẹ được ơn Vô nhiễm nguyên tội; Trong suốt cuộc đời, Mẹ không hề mang vết nhơ tội nào: Mẹ là Đấng toàn thánh; Mẹ trọn đời đồng trinh; Mẹ được đưa lên trời cả hồn lẫn xác.
Quả thật, từ nay chúng ta hãy xác tín hơn về tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Và mừng lễ Mẹ Thiên Chúa hôm nay, chúng ta cùng xem Đức Maria đã đem lại cho chúng ta những mẫu gương nào để chúng ta là con Mẹ noi gương bắt chước.
Kính thưa,
Trong hàng ngũ các vị thánh, thánh Gio-an Bốt-cô sáng chói về kinh nghiệm giáo dục giới trẻ, thánh I-Nhã nổi tiếng về kinh nghiệm nhận định ý Chúa. Nhắc đến thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng là nhắc đến con đường thơ ấu thiêng liêng, thánh Phan-xi-cô là con đường của hoà bình, con đường của nghèo khó,… Vâng, mỗi vị thánh nổi bật về một vài khía cạnh, chỉ riêng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a được coi là tấm gương toàn diện cho Hội Thánh và cho từng người chúng ta, vì Mẹ là hình ảnh tuyệt hảo về đức tin và đức ái mà Hội Thánh phải thể hiện.
Cụ thể, thứ nhất, Mẹ là mẫu gương về đời sống đức tin: trong ngày lễ Truyền tin, Mẹ đã khiêm tốn thưa vâng với Thiên Chúa. Mẹ đã hoàn toàn để cho Thiên Chúa làm chủ và hướng dẫn đời mình với trọn niềm phó thác, cậy trông và yêu mến. Trong từng biến cố lớn nhỏ, Mẹ đã luôn chăm chú lắng nghe lời Thiên Chúa và trung thành làm theo ý Thiên Chúa (Lc 1, 38; Mc 3,31-35; Lc 11, 28; GH 56. 61. 63).
Đặc biệt, Mẹ luôn yêu mến và gắn bó với Chúa Giê-su, lòng yêu mến đó đã được thể hiện sâu đậm trong những giờ phút đau khổ ở dưới chân Thánh giá (Lc 1,41-52; Ga 19,25-27)
Thứ đến, Mẹ Ma-ri-a là mẫu gương sống đức ái:
Qua việc đi thăm bà Ê-li-sa-bét và nhất là trong tiệc cưới Ca-na, Mẹ đã để lại một tấm gương bác ái sống động: quan tâm đến từng người một cách tế nhị và mau mắn giúp đỡ (Lc 1,39. 56; Ga 2,1-12).
Kính thưa, ngày xưa dưới chân thánh giá, Chúa Giê-su đã trao Đức Maria cho Gioan “Này là Mẹ con”. Và Gioan đã đưa Mẹ về nhà mình để có Mẹ ở cùng trong mọi ngày sống. Chúng ta cũng vậy, Chúa Giê-su cũng muốn trao Đức Mẹ cho mỗi người chúng ta để từ nay trong mỗi giây phút của cuộc đời, chúng ta luôn có Mẹ chở che và đỡ nâng. Quả thật, Mẹ là máng thông ơn, là người cầu bầu đắc lực, là người quyền thế trước mặt Chúa để chuyển ơn từ Chúa cho chúng ta và đưa những nhu cầu, ước nguyện của chúng ta lên cùng Chúa. Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy yêu mến Mẹ, hãy năng chạy đến với Mẹ qua việc Lần Chuỗi Mân Côi để cùng với Mẹ ca tụng Thiên Chúa. Chúng ta hãy mau tâm sự với Mẹ những niềm vui lẫn những nỗi buồn, như câu chuyện mà tôi vừa kể trên của Tổng Thống WC gần gũi người mẹ già. Hơn nữa, chúng ta hãy biết mau mắn trao phó cho Mẹ mọi nỗi âu lo, những khó khăn và cả những yếu đuối của ta để xin Mẹ nâng đỡ, phù trì.
Kính thưa,
Mừng lễ Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong dịp đầu năm mới Dương lịch, chúng ta được mời gọi hãy nhìn lại những điều thiếu sót trong năm để xin lỗi Mẹ và xin lỗi Chúa, đồng thời, qua Mẹ, chúng ta quyết tâm dâng hết mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm trong năm mới này cho Chúa để Ngài chúc lành cho chúng ta ngõ hầu chúng ta xứng đáng là con yêu dấu của Mẹ Maria và là người em của Anh Cả Giê-su. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương