Trong Thông điệp Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô: Mùa Chay là thời gian hoán cải và thăng tiến tự do
Trong thông điệp Mùa Chay 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu “hãy dừng lại” để cầu nguyện và nâng đỡ anh chị em đang gặp khó khăn, nhằm thay đổi cuộc sống của chính chúng ta và cuộc sống của cộng đoàn.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
“Khi Thiên Chúa mạc khải chính Ngài, thông điệp của Ngài luôn là một thông điệp về tự do”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong phần mở đầu Thông điệp gửi các tín hữu trong Mùa Chay 2024.
Nhắc lại Cuộc Xuất Hành của dân tộc Do Thái từ Ai Cập, Đức Thánh Cha giải thích rằng hành trình vượt sa mạc của chúng ta có thể là một mùa ân sủng – không phải là một hành trình trừu tượng, nhưng là một con đường cụ thể bao gồm việc nhìn nhận thế giới hiện hữu và lắng nghe tiếng kêu than của anh chị em chúng ta đang bị áp bức!
Chống lại sự thờ ơ toàn cầu hóa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chống lại “sự thờ ơ toàn cầu hóa”.
“Hành trình Mùa Chay của chúng ta sẽ cụ thể nếu chúng ta nhận ra rằng ngay cả ngày nay chúng ta vẫn bị đặt dưới sự cai trị của Pharoah. Một quy luật khiến chúng ta mệt mỏi và thờ ơ. Một mô hình làm tăng trưởng sự chia rẽ giữa chúng ta và cướp đi tương lai của chúng ta.”
Đồng thời, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng chính Thiên Chúa là người chủ động. Ngài nói, rất thường xuyên, trong chúng ta vẫn còn “một niềm khao khát nô lệ không thể giải tỏa được”, một ước muốn bám vào các thần tượng làm chúng ta mù quáng, như dân Israel bị lụn bại trong sa mạc.
Tuy nhiên, Mùa Chay là “mùa ân sủng, là thời gian hoán cải”, sa mạc có thể trở thành “nơi mà sự tự do của chúng ta có thể vươn lên sự trưởng thành trong quyết định cá nhân, quyết không quay lại cảnh nô lệ”, nơi “chúng ta tìm thấy những tiêu chuẩn mới về công lý”; và một cộng đồng mà chúng ta có thể cùng nhau tiến tới trên con đường mới...”
Dừng lại để cầu nguyện và giúp đỡ tha nhân
ĐTC nhấn mạnh thêm rằng hành trình Mùa Chay bao gồm một cuộc tranh đấu. Đó là thời gian hành động, Đức Thánh Cha nói, nhưng cũng là thời gian “tạm dừng” – dừng lại để cầu nguyện và dừng lại “trước những thảm cảnh của các anh chị em bị thương tích”.
“Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân là một tình yêu,” Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục giải thích rằng “chiều kích chiêm niệm” của Mùa Chay có thể giúp chúng ta “thăng tiến những năng lượng mới”, để “nhạy cảm hơn với nhau: thay vì những hiềm khích và những mối đe dọa” nhìn thấy kẻ thù ngay giữa những người bạn đồng hành và những người thân cận...”
'Một tia hy vọng mới'
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc sứ điệp Mùa Chay bằng một ghi chú đầy hy vọng: “Trong chay tịnh Mùa Chay trở thành thời gian hoán cải, một nhân loại đầy âu lo sẽ nhận ra sự bùng nổ của tính sáng tạo cho những tia hy vọng mới”.
ĐTC kêu gọi các tín hữu “sẵn sàng chấp nhận rủi ro, hãy can đảm để nhìn thế giới của chúng ta, không phải trong cơn hấp hối mà là trong quá trình sinh nở; không phải ở sự kết thúc mà ở sự khởi đầu của một chương mới vĩ đại của lịch sử.”
“Đức tin và lòng bác ái,” ngài nói, “hãy nắm lấy niềm hy vọng, như trẻ thơ trong tay. Ta dạy bé bước đi, đồng thời dẫn dắt bé tiến về phía trước.”
Trong thông điệp Mùa Chay 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu “hãy dừng lại” để cầu nguyện và nâng đỡ anh chị em đang gặp khó khăn, nhằm thay đổi cuộc sống của chính chúng ta và cuộc sống của cộng đoàn.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
“Khi Thiên Chúa mạc khải chính Ngài, thông điệp của Ngài luôn là một thông điệp về tự do”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong phần mở đầu Thông điệp gửi các tín hữu trong Mùa Chay 2024.
Nhắc lại Cuộc Xuất Hành của dân tộc Do Thái từ Ai Cập, Đức Thánh Cha giải thích rằng hành trình vượt sa mạc của chúng ta có thể là một mùa ân sủng – không phải là một hành trình trừu tượng, nhưng là một con đường cụ thể bao gồm việc nhìn nhận thế giới hiện hữu và lắng nghe tiếng kêu than của anh chị em chúng ta đang bị áp bức!
Chống lại sự thờ ơ toàn cầu hóa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chống lại “sự thờ ơ toàn cầu hóa”.
“Hành trình Mùa Chay của chúng ta sẽ cụ thể nếu chúng ta nhận ra rằng ngay cả ngày nay chúng ta vẫn bị đặt dưới sự cai trị của Pharoah. Một quy luật khiến chúng ta mệt mỏi và thờ ơ. Một mô hình làm tăng trưởng sự chia rẽ giữa chúng ta và cướp đi tương lai của chúng ta.”
Đồng thời, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng chính Thiên Chúa là người chủ động. Ngài nói, rất thường xuyên, trong chúng ta vẫn còn “một niềm khao khát nô lệ không thể giải tỏa được”, một ước muốn bám vào các thần tượng làm chúng ta mù quáng, như dân Israel bị lụn bại trong sa mạc.
Tuy nhiên, Mùa Chay là “mùa ân sủng, là thời gian hoán cải”, sa mạc có thể trở thành “nơi mà sự tự do của chúng ta có thể vươn lên sự trưởng thành trong quyết định cá nhân, quyết không quay lại cảnh nô lệ”, nơi “chúng ta tìm thấy những tiêu chuẩn mới về công lý”; và một cộng đồng mà chúng ta có thể cùng nhau tiến tới trên con đường mới...”
Dừng lại để cầu nguyện và giúp đỡ tha nhân
ĐTC nhấn mạnh thêm rằng hành trình Mùa Chay bao gồm một cuộc tranh đấu. Đó là thời gian hành động, Đức Thánh Cha nói, nhưng cũng là thời gian “tạm dừng” – dừng lại để cầu nguyện và dừng lại “trước những thảm cảnh của các anh chị em bị thương tích”.
“Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân là một tình yêu,” Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục giải thích rằng “chiều kích chiêm niệm” của Mùa Chay có thể giúp chúng ta “thăng tiến những năng lượng mới”, để “nhạy cảm hơn với nhau: thay vì những hiềm khích và những mối đe dọa” nhìn thấy kẻ thù ngay giữa những người bạn đồng hành và những người thân cận...”
'Một tia hy vọng mới'
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc sứ điệp Mùa Chay bằng một ghi chú đầy hy vọng: “Trong chay tịnh Mùa Chay trở thành thời gian hoán cải, một nhân loại đầy âu lo sẽ nhận ra sự bùng nổ của tính sáng tạo cho những tia hy vọng mới”.
ĐTC kêu gọi các tín hữu “sẵn sàng chấp nhận rủi ro, hãy can đảm để nhìn thế giới của chúng ta, không phải trong cơn hấp hối mà là trong quá trình sinh nở; không phải ở sự kết thúc mà ở sự khởi đầu của một chương mới vĩ đại của lịch sử.”
“Đức tin và lòng bác ái,” ngài nói, “hãy nắm lấy niềm hy vọng, như trẻ thơ trong tay. Ta dạy bé bước đi, đồng thời dẫn dắt bé tiến về phía trước.”