CHÚA VỀ QUÊ LẠI BỊ KHINH CHÊ
Mỗi dịp quý vị về quê thấy thế nào: vui hay buồn? Phúc Âm tuần này kể chuyện Chúa Giêsu về quê không được vui lắm vì bị người nhà khinh chê, bị người quê rẻ rúng. Tại sao lại ra nông nỗi này?
1. Nhìn nhau. Trong đời nhiều khi người ta nhìn nhau bằng cái nhìn dán nhãn, nên không nhìn toàn diện chân thực, mà thường nhìn thiên kiến tiêu cực về người khác. Chúa về quê, dân làng cũng đã nhìn Chúa bằng một cái nhìn dán nhãn. Họ không nhìn ra Đức Giêsu là con Thiên Chúa tối cao, mà họ lại mặc định trong đầu mình suy nghĩ về Đức Giêsu chỉ là con nhà: bố làm thợ mộc, mẹ quanh quẩn xó nhà, anh em là mấy thằng cùng xóm chơi với nhau thôi, chứ có gì ghê gớm đâu.
2. Chê nhau. Nhìn nhau thế nào sẽ dẫn lối thái độ đối xử với nhau như thế. Khi đã dán nhãn cho Chúa là con nhà lao động chân tay ngay trong xóm mình, thì họ đã coi thường, chê bai Chúa đến độ chính Chúa phải thốt lên: Ngôn sứ bị rẻ rúng ở chính quê hương mình, ngay giữa đám bà con thân thuộc trong gia đình mình. Cần để ý điều này: người ta ít khi coi thường người lạ, mà lại hay coi thường người nhà! Đúng là, quen quá hoá nhàm. Đời là thế.
3. Mất nhau. Từ thái độ coi thường nhau, chê nhau sẽ dẫn đến mất nhau. Trong gia đình, vợ chồng mất nhau vì coi thường nhau. Dân làng đã đánh mất cơ hội được chứng kiến, được lãnh nhận những phép lạ Chúa làm. Dân làng đã đánh mất cả hồng phúc có Chúa trong làng mình vì Chúa đã phải rời đi sang các làng khác. Thế giới hôm nay cũng đang đánh mất Chúa khi người ta coi thường những lời dạy của Chúa.
Khi nhìn cây hoa thì chúng ta nhìn ngắm hoa chứ không ai lại đi nhìn ngắm gai. Thế thì, xin cho mỗi chúng ta khi nhìn nhau biết nhìn ngắm những nét đẹp đẽ, quý giá của nhau, và nhất là, biết nhìn ngắm Chúa và ơn phúc Chúa ban trong cuộc đời. Amen.
Mỗi dịp quý vị về quê thấy thế nào: vui hay buồn? Phúc Âm tuần này kể chuyện Chúa Giêsu về quê không được vui lắm vì bị người nhà khinh chê, bị người quê rẻ rúng. Tại sao lại ra nông nỗi này?
1. Nhìn nhau. Trong đời nhiều khi người ta nhìn nhau bằng cái nhìn dán nhãn, nên không nhìn toàn diện chân thực, mà thường nhìn thiên kiến tiêu cực về người khác. Chúa về quê, dân làng cũng đã nhìn Chúa bằng một cái nhìn dán nhãn. Họ không nhìn ra Đức Giêsu là con Thiên Chúa tối cao, mà họ lại mặc định trong đầu mình suy nghĩ về Đức Giêsu chỉ là con nhà: bố làm thợ mộc, mẹ quanh quẩn xó nhà, anh em là mấy thằng cùng xóm chơi với nhau thôi, chứ có gì ghê gớm đâu.
2. Chê nhau. Nhìn nhau thế nào sẽ dẫn lối thái độ đối xử với nhau như thế. Khi đã dán nhãn cho Chúa là con nhà lao động chân tay ngay trong xóm mình, thì họ đã coi thường, chê bai Chúa đến độ chính Chúa phải thốt lên: Ngôn sứ bị rẻ rúng ở chính quê hương mình, ngay giữa đám bà con thân thuộc trong gia đình mình. Cần để ý điều này: người ta ít khi coi thường người lạ, mà lại hay coi thường người nhà! Đúng là, quen quá hoá nhàm. Đời là thế.
3. Mất nhau. Từ thái độ coi thường nhau, chê nhau sẽ dẫn đến mất nhau. Trong gia đình, vợ chồng mất nhau vì coi thường nhau. Dân làng đã đánh mất cơ hội được chứng kiến, được lãnh nhận những phép lạ Chúa làm. Dân làng đã đánh mất cả hồng phúc có Chúa trong làng mình vì Chúa đã phải rời đi sang các làng khác. Thế giới hôm nay cũng đang đánh mất Chúa khi người ta coi thường những lời dạy của Chúa.
Khi nhìn cây hoa thì chúng ta nhìn ngắm hoa chứ không ai lại đi nhìn ngắm gai. Thế thì, xin cho mỗi chúng ta khi nhìn nhau biết nhìn ngắm những nét đẹp đẽ, quý giá của nhau, và nhất là, biết nhìn ngắm Chúa và ơn phúc Chúa ban trong cuộc đời. Amen.