Lm Nguyễn Trung Tây: Tuyên Ngôn Hồng Ân – Luke 4:18-19
Thần học chủ đạo của Tin Mừng không phải thần học luận phạt, nhưng tình yêu vô điều kiện của một Thiên Chúa quá yêu thương thế gian (John 3:16). Bởi thế, Ngôi Lời nhập thể để Ngài cứu chuộc thế gian, chứ không phải để lên án. Chính Đức Giêsu đã khẳng định trong Tin Mừng nhiều lần nét thần học chủ đạo này. Ngài khẳng định, “Ta đến không để kêu gọi người công chính, nhưng người tội lỗi” (Matt 9:13). Trong hội đường Nazareth, Ngài đã từng công bố Tuyên ngôn Hồng Ân, “Thần Khí Chúa ngự trên tôi. Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo hèn. Người sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha thứ, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Luke 4:18-19).
Đức Giêsu là Bạn của người nghèo hèn, những người bị xã hội bỏ rơi hoặc nhìn với ánh mắt khinh bỉ. Nhìn dưới lăng kiếng khác, Ngôi Lời đã đến trong thế gian để công bố Tuyên ngôn Hồng Ân của Thiên Chúa tới tất cả mọi người trên trái đất, đặc biệt những người nghèo về tinh thần hoặc thể chất, hoặc cả hai.
Hơn ba năm liền, Ngài hiệp hành cùng với tất cả những người nghèo trong xã hội. Bất luận chủng tộc, giới tính, địa vị của họ trong xã hội, Đức Giêsu đã đi tìm, gặp gỡ lắng nghe, đối thoại và bênh vực tất cả những người nghèo. Từ những người tật nguyền, phong hủi, quỷ ám, thu thuế, gái giang hồ, dân ngoại Roma, Canaan hay Samaria, Đức Giêsu đều sẵn sàng dừng một bước chân mục vụ để đối thoại và trả lại cho họ tiếng nói cũng như nhân phẩm.
Bởi thế, độc giả Tin Mừng sẽ không ngạc nhiên khi nhận ra Đức Giêsu sẵn sàng bỏ lại 99 con chiên công chính ở lại sau lưng, chỉ để đi tìm 1 con chiên nghèo, lạc trong hoang địa. Dụ ngôn con chiên lạc chính là một hình ảnh cụ thể diễn tả ngắn gọn thần học chủ đạo của Tin Mừng hay Tuyên ngôn Hồng Ân Luke 4:18-19.
Bởi Đức Giêsu là một Đức Giêsu của người nghèo, Giáo hội cũng phải là Giáo hội của người nghèo trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Lời Nguyện: Lạy Ngài, xin cho con thấy!
Thần học chủ đạo của Tin Mừng không phải thần học luận phạt, nhưng tình yêu vô điều kiện của một Thiên Chúa quá yêu thương thế gian (John 3:16). Bởi thế, Ngôi Lời nhập thể để Ngài cứu chuộc thế gian, chứ không phải để lên án. Chính Đức Giêsu đã khẳng định trong Tin Mừng nhiều lần nét thần học chủ đạo này. Ngài khẳng định, “Ta đến không để kêu gọi người công chính, nhưng người tội lỗi” (Matt 9:13). Trong hội đường Nazareth, Ngài đã từng công bố Tuyên ngôn Hồng Ân, “Thần Khí Chúa ngự trên tôi. Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo hèn. Người sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha thứ, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Luke 4:18-19).
Đức Giêsu là Bạn của người nghèo hèn, những người bị xã hội bỏ rơi hoặc nhìn với ánh mắt khinh bỉ. Nhìn dưới lăng kiếng khác, Ngôi Lời đã đến trong thế gian để công bố Tuyên ngôn Hồng Ân của Thiên Chúa tới tất cả mọi người trên trái đất, đặc biệt những người nghèo về tinh thần hoặc thể chất, hoặc cả hai.
Hơn ba năm liền, Ngài hiệp hành cùng với tất cả những người nghèo trong xã hội. Bất luận chủng tộc, giới tính, địa vị của họ trong xã hội, Đức Giêsu đã đi tìm, gặp gỡ lắng nghe, đối thoại và bênh vực tất cả những người nghèo. Từ những người tật nguyền, phong hủi, quỷ ám, thu thuế, gái giang hồ, dân ngoại Roma, Canaan hay Samaria, Đức Giêsu đều sẵn sàng dừng một bước chân mục vụ để đối thoại và trả lại cho họ tiếng nói cũng như nhân phẩm.
Bởi thế, độc giả Tin Mừng sẽ không ngạc nhiên khi nhận ra Đức Giêsu sẵn sàng bỏ lại 99 con chiên công chính ở lại sau lưng, chỉ để đi tìm 1 con chiên nghèo, lạc trong hoang địa. Dụ ngôn con chiên lạc chính là một hình ảnh cụ thể diễn tả ngắn gọn thần học chủ đạo của Tin Mừng hay Tuyên ngôn Hồng Ân Luke 4:18-19.
Bởi Đức Giêsu là một Đức Giêsu của người nghèo, Giáo hội cũng phải là Giáo hội của người nghèo trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Lời Nguyện: Lạy Ngài, xin cho con thấy!