CHỨC QUYỀN VÌ AI?
Chức quyền luôn là niềm khao khát của nhiều người. Câu hỏi quan trọng được đặt ra là chức quyền để làm gì? Để phục vụ bản thân hay tha nhân, để cho mình được vinh dự hay để làm vinh danh Chúa?
1. VÌ MÌNH. Ngày xưa các cụ Việt Nam có câu đề cao danh dự: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Ngày nay nhiều người vẫn thích được “ăn trên ngồi trốc.” Trong đời sống chính trị thì chuyện giành ghế chức quyền danh lợi lại càng khốc liệt hơn. Không chỉ ngoài xã hội, mà ngay cả các tông đồ cũng ước muốn chức quyền nên Giacôbê và Gioan đã xin được vinh dự ngồi bên hữu bên tả Chúa Giêsu. Có chức quyền là có danh vọng quyền lợi, có kẻ hầu người hạ. Thế nên, người ta tìm mọi cách chạy ghế, giành ghế, giữ ghế. Đây là lối sống vì mình, đề cao mình, lo cho bản thân mình.
2. VÌ NGƯỜI. Khi các tông đồ đang muốn giành ghế ngồi cho mình thì Chúa lại xoay đổi vị thế của ghế khi công bố: “Ai muốn làm lớn thì phải làm người phục vụ, ai muốn làm đầu thì phải làm đầy tớ mọi người, vì Chúa đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống cứu chuộc muôn người.” Chúa xoay đổi lối sống vì mình thành lối sống vì người. Tại sao vậy? Vì Chúa là tình yêu. Tình yêu thực sự thì luôn quên mình đi để chăm lo cho người khác như trái tim yêu thương ngày đêm miệt mài bơm máu đi phục vụ nuôi sống tất cả các bộ phận khác của thân thể.
Thực tế thì từ gia đình đến xã hội và Giáo Hội đều cần có chức quyền. Chính Chúa cũng là Đấng quyền năng, đầy vinh quang. Vấn đề là dùng chức quyền để làm gì: vì mình hay vì người? Đức Giêsu là Thiên Chúa mà lại hiến mạng sống cứu chuộc muôn người. Thế nên, đạo Công Giáo không tôn thờ Chúa đang ngồi ghế uy nghi, mà tôn thờ Chúa chịu chết trên thánh giá vì yêu thương để cứu chuộc muôn loài. Amen.
Chức quyền luôn là niềm khao khát của nhiều người. Câu hỏi quan trọng được đặt ra là chức quyền để làm gì? Để phục vụ bản thân hay tha nhân, để cho mình được vinh dự hay để làm vinh danh Chúa?
1. VÌ MÌNH. Ngày xưa các cụ Việt Nam có câu đề cao danh dự: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Ngày nay nhiều người vẫn thích được “ăn trên ngồi trốc.” Trong đời sống chính trị thì chuyện giành ghế chức quyền danh lợi lại càng khốc liệt hơn. Không chỉ ngoài xã hội, mà ngay cả các tông đồ cũng ước muốn chức quyền nên Giacôbê và Gioan đã xin được vinh dự ngồi bên hữu bên tả Chúa Giêsu. Có chức quyền là có danh vọng quyền lợi, có kẻ hầu người hạ. Thế nên, người ta tìm mọi cách chạy ghế, giành ghế, giữ ghế. Đây là lối sống vì mình, đề cao mình, lo cho bản thân mình.
2. VÌ NGƯỜI. Khi các tông đồ đang muốn giành ghế ngồi cho mình thì Chúa lại xoay đổi vị thế của ghế khi công bố: “Ai muốn làm lớn thì phải làm người phục vụ, ai muốn làm đầu thì phải làm đầy tớ mọi người, vì Chúa đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống cứu chuộc muôn người.” Chúa xoay đổi lối sống vì mình thành lối sống vì người. Tại sao vậy? Vì Chúa là tình yêu. Tình yêu thực sự thì luôn quên mình đi để chăm lo cho người khác như trái tim yêu thương ngày đêm miệt mài bơm máu đi phục vụ nuôi sống tất cả các bộ phận khác của thân thể.
Thực tế thì từ gia đình đến xã hội và Giáo Hội đều cần có chức quyền. Chính Chúa cũng là Đấng quyền năng, đầy vinh quang. Vấn đề là dùng chức quyền để làm gì: vì mình hay vì người? Đức Giêsu là Thiên Chúa mà lại hiến mạng sống cứu chuộc muôn người. Thế nên, đạo Công Giáo không tôn thờ Chúa đang ngồi ghế uy nghi, mà tôn thờ Chúa chịu chết trên thánh giá vì yêu thương để cứu chuộc muôn loài. Amen.