Thánh đường Martinus Amersfoort Hòa Lan sáng nay trông nhộm nhịp khác hẳn bởi sự hiện diện của người Việt Nam. Bàn tay siết chặt bàn tay, câu chào hỏi, rộn rả tiếng cười phá tan bầu không khí cuối tuần vốn tỉnh lặng của xứ sở hoa Tu Lip.
Xem hình ảnh
Để đúng giờ như chương trình quy định ai nấy nhịp nhàn tay bắt tay, chung lòng chung sức vào công tác đã nhận, mỗi người một việc kẻ chăng biểu ngữ, người lo ráp kiệu, kẻ khác chuẩn bị quầy nước, quần thức ăn v.v… Chỉ trong phút chốc từ trong đến ngoài được ổn định.
Mặt trời vừa đứng bóng đoàn người lũ lược kéo đến như dòng thác gây bao nhiêu ngạc nhiên kèm theo ánh mắt tò mò của người bản xứ, hình lòng Chúa thương xót được trịnh trọng trang trí giữa ngôi giáo đường. Như âm thầm nhắn gởi, nhắc nhở loài người hãy tỉnh thức, hãy trở về, hãy mạnh dạng đứng dậy dù tội lỗi có chất cao như núi, sâu như đáy đại dương cũng sẽ được tha thứ, sẽ nhận được chan chứa bình an miễn là biết chạy đến nép mình vào lòng Chúa thương xót.(NK, 1074). Đồng thời Người cũng hứa ban: “Những linh hồn nào làm sáng danh lòng thương xót Ta ở khắp mọi nơi. Ta sẽ che chở họ suốt đời như một bà mẹ che chở con thơ. Và đến giờ chết của họ, Ta sẽ không cư xử với họ như một quan toà, nhưng như một vị cứu tinh đầy thương xót (NK, 1075)
Khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ 30 Ban tổ chức mời gọi cùng nhau lần chuỗi Kính Lòng Chúa Thương Xót. Mọi người cùng quỳ xuống và hơn sáu trăm người thành tâm khấn nguyện tha thiết bằng lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã truyền dạy cho Thánh nữ Maria Faustina khi Ngài muốn thiết lập ngày Đại lễ này:
“Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô,
Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”
Lời kinh được ngân đi ngân lại mãi như muốn thấm sâu vào tận đáy lòng mỗi người về tột đỉnh của Lòng Thương Xót mà Cha đã ban cho nhân loại, chính là cuộc khổ nạn và cái chết đau thương của chính Con Một Cha trên Thánh Giá để cứu chuộc loài người. Tất cả đều đọc và cùng hướng về Thánh ảnh Lòng Thương Xót Chúa. Hình như mỗi người chúng tôi quên cầu xin cho ước nguyện của riêng mình mà cùng hòa chung vào ý nguyện chung với niềm tín thác của toàn thể cộng đoàn. Mà cũng đúng thôi, cho dù quên xin cho riêng mình nhưng chắc chắn một điều Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã thấu hiểu và đổ tràn hồng phúc trên từng người.
Sau khi đọc kinh lòng Chúa thương xót xong là phần thuyết giảng do Cha Fermand Nguyễn Hữu Công (Bỉ) với chủ đề Lòng Chúa Thương xót và bí tích hòa giải. Phần dẫn giải Cha đã hướng dẫn Cộng Đoàn ý thức về việc cầu nguyện. Trong lúc thuyết giản Cộng Đoàn có thể nhận bí tích hòa giải chuẩn bị tâm hồn tham dự đại lễ do thánh bộ phụng tự ra quyết định chọn Chúa Nhật thứ hai phục sinh là Chúa nhật “Lòng Chúa Xót Thương” Đặc biệt cho ai ngày đó đi xưng tội, dâng lễ rước lễ và cầu nguyện theo ý Giáo Hội sẽ nhận được sự tha thứ hoàn toàn mọi tội lỗi và mọi hình phạt. Đó là ơn Toàn Xá” (Trích nhật ký của Thánh Faustina, 699).
Sau khi giải lao, bước vào phần chính cũng là phần quang trọng của ngày hôm nay, vì hoàn cảnh khó khăn, điều kiện không cho phép nên Cộng Đoàn cung nghinh di ảnh lòng Chúa thương xót chung quanh trong nhà thờ một cách trang nghiêm và lòng đầy sốt mến.
“Đi về nhà Chúa tim con reo hoan lạc Chúa ơi……“
Cũng là lúc đoàn đồng tế tiến lên cung Thánh. Mở đầu Thánh lễ Cha quản nhiệm Giuse Trần Đức Hưng chủ tế có lời chào đến tất cả Cộng Đoàn dân Chúa cách riêng Gia Đình Lòng Chúa thương xót đã quy tụ về đây mừng kính Đại lễ lòng Chúa thương xót.
Vào ngày 30-04-2000, tại Rôma Đức Gioan Phaolô II đã tôn phong nữ tu Faustina lên bậc hiển thánh và chính thức thiết lập ngày lễ kính Lòng Chúa Xót Thương vào Chúa Nhật II Phục Sinh trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Kể từ đó việc sùng kính Lòng Chúa Xót Thương ngày một phát triển sâu rộng trên khắp thế giới.
Phụng vụ lời Chúa Cha Giuse Nguyễn Thanh Tuấn Chia sẻ qua lời chúc lành của Chúa phục sinh "Bình an cho anh em." Chính Chúa Giêsu đã lập đi lập lại ba lần trong bài Phúc Âm hôm nay. Đây không phải là một lời chào, cũng không phải là lời cầu chúc đơn sơ, nhưng mà một ơn phát sinh hoa trái chiến thắng vì yêu và là hoa trái của sự tha thứ. Thật vậy bình an thật sự và sâu thẳm được đến từ kinh nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa.
Sau lời nguyện hiệp lễ Cha Giuse Lê Văn Thắng đã được Cha quản nhiệm Giáo xứ Nữ Vương các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Hòa Lan ủy nhiệm làm linh hướng Gia Đình lòng Chúa thương xót tại Hòa Lan có đôi lời cảm ơn, đồng thời giới thiệu chúng tôi những người đến từ Đức Quốc.
Tiếp đến Cha Gioan Nguyễn Văn Thông đọc đôi lời nhắn nhủ Cha Giuse Trần Đình Long SSS đến Gia Đình lòng Chúa thương xót như sau:
Cùng với những việc đạo đức tốt lành mà Chúa muốn chúng ta thực hiện, để tỏ lòng tôn kính lòng Chúa thương xót như ngài đã nhắn nhủ qua chị thánh Faustina, điều quan trọng nhất mà Chúa muốn, là chúng ta phải luôn hoán cải và thăng tiến đời sống tâm linh của mình. Việc đó phải được thể hiện cách cụ thể trong đời sống yêu thương phục vụ hàng ngày.
Nếu ta chỉ dừng lại ở những "việc đạo đức" qua việc kinh kệ rổn rang, giang tay cầu khẩn rõ to, rồi tranh giành ảnh hưởng, kèn cựa lẫn nhau trong "việc đạo đức", mà không có "lòng đạo đức" thực sự, thì ta sẽ đánh mất giá trị thiêng liêng của những việc sùng kính, và làm cho đạo công giáo dễ bị hiểu lầm là một mớ những nghi thức phù phép vô bổ. Ta cũng sẽ trở thành người "lạm dụng" lòng Chúa thương xót khi chỉ mưu danh cầu lợi, khi chỉ dừng lại ở việc "xin xỏ" hết ơn này đến ơn khác, hoặc tìm những "dấu lạ" để thỏa mãn tính hiếu kỳ. Nếu ta sốt sắng làm "việc đạo đức" để gọi là tôn kính Lòng Chúa thương xót, mà cuộc sống của mình chưa được biến đổi, chưa biết xót thương anh chị em mình, như thế làm sao ta trông mong được Chúa xót thương? Làm sao ta cho rằng mình đã hiểu được sứ điệp Lòng Chúa thương xót? và làm sao loan truyền lòng Chúa thương xót bằng chính đời sống của mình được?
Con người ngày nay cần những chứng nhân sống động của lòng Chúa thương xót hơn là những người chỉ đi hô hào về Lòng Chúa thương xót, phải thế không?
“Chúng ta hãy để cho lòng thương xót của Thiên Chúa đổi mới chúng ta, hãy để cho Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, hãy để cho cả sức mạnh tình yêu của Ngài biến đổi cuộc sống chúng ta; và chúng ta hãy trở thành những dụng cụ của lòng thương xót này, những kênh chuyển qua đó Thiên Chúa có thể tưới ướt mảnh đất, giữ gìn toàn thể công trình tạo dựng, và làm cho công lý hòa bình được trổ hoa.”
Thánh lễ kết thúc bằng phút suy tư, chiêm niệm, bởi chỉ vì yêu mà Chúa tôi phải chịu bao nhiêu cực hình, chịu giam hãm trong tấm bánh nhỏ nhoi.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nhân loại chúng con đang phải lãnh lấy hậu quả tai hại lớn lao do chính tội lỗi chúng con gây nên, xin hãy dùng sức mạnh ân sủng cứu độ của Chúa mà giải thoát chúng con khỏi mọi tội lỗi, mỗi khi chúng con đến lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa.
Chúa ơi! nơi hy tế Thập giá, Chúa đã hiến Thân Mình vì tội lỗi chúng con, xin hãy nhận lời chúng con cầu nguyện mà làm cho ngày càng có nhiều người biết tìm về kín múc tình yêu thứ tha và nguồn sống bất diệt mà Chúa tặng ban nơi Bí tích rất thánh này.
Sau cùng mọi người sấp mình đón nhận phét lành Thánh Thể.
Sau Thánh lễ chúng tôi quây quần bên nhau kẻ nói, người cười, vang dội một góc trời, đồng thời mọi người đón nhận phần ăn do Anh Chị Em trong Gia Đình lòng Chúa thương xót đã chuẩn bị sẳn thật chu đáo.
Có cuộc họp mặt nào mà không chia ly, chúng tôi chia tay nhau trong luyến tiếc hẹn ngày tái ngộ.
Xem hình ảnh
Để đúng giờ như chương trình quy định ai nấy nhịp nhàn tay bắt tay, chung lòng chung sức vào công tác đã nhận, mỗi người một việc kẻ chăng biểu ngữ, người lo ráp kiệu, kẻ khác chuẩn bị quầy nước, quần thức ăn v.v… Chỉ trong phút chốc từ trong đến ngoài được ổn định.
Mặt trời vừa đứng bóng đoàn người lũ lược kéo đến như dòng thác gây bao nhiêu ngạc nhiên kèm theo ánh mắt tò mò của người bản xứ, hình lòng Chúa thương xót được trịnh trọng trang trí giữa ngôi giáo đường. Như âm thầm nhắn gởi, nhắc nhở loài người hãy tỉnh thức, hãy trở về, hãy mạnh dạng đứng dậy dù tội lỗi có chất cao như núi, sâu như đáy đại dương cũng sẽ được tha thứ, sẽ nhận được chan chứa bình an miễn là biết chạy đến nép mình vào lòng Chúa thương xót.(NK, 1074). Đồng thời Người cũng hứa ban: “Những linh hồn nào làm sáng danh lòng thương xót Ta ở khắp mọi nơi. Ta sẽ che chở họ suốt đời như một bà mẹ che chở con thơ. Và đến giờ chết của họ, Ta sẽ không cư xử với họ như một quan toà, nhưng như một vị cứu tinh đầy thương xót (NK, 1075)
Khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ 30 Ban tổ chức mời gọi cùng nhau lần chuỗi Kính Lòng Chúa Thương Xót. Mọi người cùng quỳ xuống và hơn sáu trăm người thành tâm khấn nguyện tha thiết bằng lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã truyền dạy cho Thánh nữ Maria Faustina khi Ngài muốn thiết lập ngày Đại lễ này:
“Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô,
Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”
Lời kinh được ngân đi ngân lại mãi như muốn thấm sâu vào tận đáy lòng mỗi người về tột đỉnh của Lòng Thương Xót mà Cha đã ban cho nhân loại, chính là cuộc khổ nạn và cái chết đau thương của chính Con Một Cha trên Thánh Giá để cứu chuộc loài người. Tất cả đều đọc và cùng hướng về Thánh ảnh Lòng Thương Xót Chúa. Hình như mỗi người chúng tôi quên cầu xin cho ước nguyện của riêng mình mà cùng hòa chung vào ý nguyện chung với niềm tín thác của toàn thể cộng đoàn. Mà cũng đúng thôi, cho dù quên xin cho riêng mình nhưng chắc chắn một điều Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã thấu hiểu và đổ tràn hồng phúc trên từng người.
Sau khi đọc kinh lòng Chúa thương xót xong là phần thuyết giảng do Cha Fermand Nguyễn Hữu Công (Bỉ) với chủ đề Lòng Chúa Thương xót và bí tích hòa giải. Phần dẫn giải Cha đã hướng dẫn Cộng Đoàn ý thức về việc cầu nguyện. Trong lúc thuyết giản Cộng Đoàn có thể nhận bí tích hòa giải chuẩn bị tâm hồn tham dự đại lễ do thánh bộ phụng tự ra quyết định chọn Chúa Nhật thứ hai phục sinh là Chúa nhật “Lòng Chúa Xót Thương” Đặc biệt cho ai ngày đó đi xưng tội, dâng lễ rước lễ và cầu nguyện theo ý Giáo Hội sẽ nhận được sự tha thứ hoàn toàn mọi tội lỗi và mọi hình phạt. Đó là ơn Toàn Xá” (Trích nhật ký của Thánh Faustina, 699).
Sau khi giải lao, bước vào phần chính cũng là phần quang trọng của ngày hôm nay, vì hoàn cảnh khó khăn, điều kiện không cho phép nên Cộng Đoàn cung nghinh di ảnh lòng Chúa thương xót chung quanh trong nhà thờ một cách trang nghiêm và lòng đầy sốt mến.
“Đi về nhà Chúa tim con reo hoan lạc Chúa ơi……“
Cũng là lúc đoàn đồng tế tiến lên cung Thánh. Mở đầu Thánh lễ Cha quản nhiệm Giuse Trần Đức Hưng chủ tế có lời chào đến tất cả Cộng Đoàn dân Chúa cách riêng Gia Đình Lòng Chúa thương xót đã quy tụ về đây mừng kính Đại lễ lòng Chúa thương xót.
Vào ngày 30-04-2000, tại Rôma Đức Gioan Phaolô II đã tôn phong nữ tu Faustina lên bậc hiển thánh và chính thức thiết lập ngày lễ kính Lòng Chúa Xót Thương vào Chúa Nhật II Phục Sinh trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Kể từ đó việc sùng kính Lòng Chúa Xót Thương ngày một phát triển sâu rộng trên khắp thế giới.
Phụng vụ lời Chúa Cha Giuse Nguyễn Thanh Tuấn Chia sẻ qua lời chúc lành của Chúa phục sinh "Bình an cho anh em." Chính Chúa Giêsu đã lập đi lập lại ba lần trong bài Phúc Âm hôm nay. Đây không phải là một lời chào, cũng không phải là lời cầu chúc đơn sơ, nhưng mà một ơn phát sinh hoa trái chiến thắng vì yêu và là hoa trái của sự tha thứ. Thật vậy bình an thật sự và sâu thẳm được đến từ kinh nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa.
Sau lời nguyện hiệp lễ Cha Giuse Lê Văn Thắng đã được Cha quản nhiệm Giáo xứ Nữ Vương các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Hòa Lan ủy nhiệm làm linh hướng Gia Đình lòng Chúa thương xót tại Hòa Lan có đôi lời cảm ơn, đồng thời giới thiệu chúng tôi những người đến từ Đức Quốc.
Tiếp đến Cha Gioan Nguyễn Văn Thông đọc đôi lời nhắn nhủ Cha Giuse Trần Đình Long SSS đến Gia Đình lòng Chúa thương xót như sau:
Cùng với những việc đạo đức tốt lành mà Chúa muốn chúng ta thực hiện, để tỏ lòng tôn kính lòng Chúa thương xót như ngài đã nhắn nhủ qua chị thánh Faustina, điều quan trọng nhất mà Chúa muốn, là chúng ta phải luôn hoán cải và thăng tiến đời sống tâm linh của mình. Việc đó phải được thể hiện cách cụ thể trong đời sống yêu thương phục vụ hàng ngày.
Nếu ta chỉ dừng lại ở những "việc đạo đức" qua việc kinh kệ rổn rang, giang tay cầu khẩn rõ to, rồi tranh giành ảnh hưởng, kèn cựa lẫn nhau trong "việc đạo đức", mà không có "lòng đạo đức" thực sự, thì ta sẽ đánh mất giá trị thiêng liêng của những việc sùng kính, và làm cho đạo công giáo dễ bị hiểu lầm là một mớ những nghi thức phù phép vô bổ. Ta cũng sẽ trở thành người "lạm dụng" lòng Chúa thương xót khi chỉ mưu danh cầu lợi, khi chỉ dừng lại ở việc "xin xỏ" hết ơn này đến ơn khác, hoặc tìm những "dấu lạ" để thỏa mãn tính hiếu kỳ. Nếu ta sốt sắng làm "việc đạo đức" để gọi là tôn kính Lòng Chúa thương xót, mà cuộc sống của mình chưa được biến đổi, chưa biết xót thương anh chị em mình, như thế làm sao ta trông mong được Chúa xót thương? Làm sao ta cho rằng mình đã hiểu được sứ điệp Lòng Chúa thương xót? và làm sao loan truyền lòng Chúa thương xót bằng chính đời sống của mình được?
Con người ngày nay cần những chứng nhân sống động của lòng Chúa thương xót hơn là những người chỉ đi hô hào về Lòng Chúa thương xót, phải thế không?
“Chúng ta hãy để cho lòng thương xót của Thiên Chúa đổi mới chúng ta, hãy để cho Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, hãy để cho cả sức mạnh tình yêu của Ngài biến đổi cuộc sống chúng ta; và chúng ta hãy trở thành những dụng cụ của lòng thương xót này, những kênh chuyển qua đó Thiên Chúa có thể tưới ướt mảnh đất, giữ gìn toàn thể công trình tạo dựng, và làm cho công lý hòa bình được trổ hoa.”
Thánh lễ kết thúc bằng phút suy tư, chiêm niệm, bởi chỉ vì yêu mà Chúa tôi phải chịu bao nhiêu cực hình, chịu giam hãm trong tấm bánh nhỏ nhoi.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nhân loại chúng con đang phải lãnh lấy hậu quả tai hại lớn lao do chính tội lỗi chúng con gây nên, xin hãy dùng sức mạnh ân sủng cứu độ của Chúa mà giải thoát chúng con khỏi mọi tội lỗi, mỗi khi chúng con đến lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa.
Chúa ơi! nơi hy tế Thập giá, Chúa đã hiến Thân Mình vì tội lỗi chúng con, xin hãy nhận lời chúng con cầu nguyện mà làm cho ngày càng có nhiều người biết tìm về kín múc tình yêu thứ tha và nguồn sống bất diệt mà Chúa tặng ban nơi Bí tích rất thánh này.
Sau cùng mọi người sấp mình đón nhận phét lành Thánh Thể.
Sau Thánh lễ chúng tôi quây quần bên nhau kẻ nói, người cười, vang dội một góc trời, đồng thời mọi người đón nhận phần ăn do Anh Chị Em trong Gia Đình lòng Chúa thương xót đã chuẩn bị sẳn thật chu đáo.
Có cuộc họp mặt nào mà không chia ly, chúng tôi chia tay nhau trong luyến tiếc hẹn ngày tái ngộ.