XÂY DỰNG NƯỚC TRỜI NƠI TRẦN THẾ
Mừng lễ Chúa về trời, người Kitô hữu như mừng chính tương lai của mình. Họ biết rằng, Chúa về trời là hình ảnh báo trước vinh quang của họ. Họ sẽ được ở bên Chúa, sẽ được Chia sẻ chính sự sống của Chúa. Họ tin rằng, nơi Thiên Chúa ngự chính là quê hương của họ, là chốn họ quay về, là cùng đích tối hậu, là phần thưởng lớn lao sau cuộc đời trần thế, mà Chúa dành cho những người tin tưởng và sống theo chân lý của Chúa vạch ra.
Với niềm tin sâu xa, mạnh mẽ và tha thiết ấy, dù ở nơi trần thế, người Kitô hữu luôn luôn hướng về trời. Nhưng hướng về trời không có nghĩa là đứng nhìn lên trời, nhưng là nỗ lực xây dựng trần thế. Chúng ta, những Kitô hữu cần ý thức từng ngày: Hiện tại mình còn ở trên mặt đất. Cuộc lữ hành còn đang ở trước mắt. Chính vì thế, ta ra sức làm việc, tìm nguồn bình an cho thế giới, tìm mưu ích chung cho mọi người.
Người Kitô hữu đi tìm Nước Trời không phải bằng mơ tưởng viễn vông, nhưng bằng nỗ lực hiến dâng mình xây dựng cuộc sống của mình, của mọi người, của thế giới đi lên tốt đẹp. Họ chấp nhận hiến thân như Thầy Chí Thánh của họ là Chúa Kitô, để trở nên lý tưởng sống, lý tưởng yêu, lý tưởng hy vọng, lý tưởng hạnh phúc, lý tưởng bình an… cho thế giới và cho từng con người.
Trong vòng sáu ngày từ 15-20.4.2008, khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm nước Mỹ. Cuộc viếng thăm đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong lòng người dân Mỹ. Vì Sao? Vì cũng như bất cứ nơi nào trên thế giới này, một xã hội tại Mỹ, một Giáo Hội tại Mỹ, dù có văn mình, có giàu mạnh đến đâu, vẫn là một xã hội, một Giáo Hội khao khát vươn lên. Trong sự khao khát của mình, người Mỹ thấy được nơi con người của Đức Thánh Cha một sức sống tinh thần mãnh liệt, một sức sống có Chúa Kitô và Thánh Thần của Người linh hoạt và có sức làm lan tỏa nơi mọi lòng người. Chính sự khao khát và tin tưởng đó, đã khiến cả nước Mỹ đón tiếp Đức Thánh Cha nồng nhiệt đến nỗi không ai ngờ. Và bởi Đức Thánh Cha như là sứ giã của bình an, đại diện Chúa Kitô, lãnh nhận sứ mạng tình yêu của Thiên Chúa để đến với con người, vì thế, sự đón tiếp đó, không phải mang lại cho Đức Thánh Cha điều gì, nhưng ngược lại, sự đón tiếp nồng hậu ấy đã nâng Giáo Hội Mỹ lên, đã làm cho tất cả Giáo Hội vui tươi và phấn khởi…
Là người đứng đầu khối Kitô giáo lớn, Đức Thánh Cha đã không chỉ loan báo đức tin của mình vào Chúa Kitô tại giáo đô Vatican mà thôi, nhưng ngài đã muốn rao giảng về Chúa Kitô bằng sự thông chia với hoàn cảnh của con người, của từng quốc gia, và của cả thế giới. Đức Thánh Cha ý thức rằng, ngày nào ngài còn lãnh đạo Giáo Hội, ngày nào ngài còn là vị đại diện của Chúa Kitô nơi trần gian, ngài sẽ còn hiến dâng chính mình xây dựng trần thế, làm cho trần thế ngày càng giàu ý nghĩa của sự sống, giàu ý nghĩa phục vụ, giàu ý nghĩa của tình yêu, giàu ý nghĩa của công lý và chân lý…
Sống hết mình cho trần thế, để xây dựng thiên đàng của mình nơi trần thế, là chúng ta đang sống giống Chúa Kitô. Chúa Kitô đã không ở trên trời để cứu chuộc con người. Nhưng Chúa đã bỏ trời đến chia sẻ phận người với chúng ta. Chúa đã yêu trần thế, nhập cuộc với trần thế, sống hết mình, chấp nhận chết và đã sống lại…, tất cả là vì trần thế, cho trần thế. Chúa chỉ có thể về trời sau khi đã hoàn tất sứ mạng làm đẹp, làm lợi cho trần thế mà thôi.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã noi gương Chúa Kitô, đã sống và hành động như Chúa Kitô: ngài đã nỗ lực xây dựng trần thế trong trách vụ và khả năng của mình. Không chỉ tại Mỹ, nhưng là khắp mọi nơi trên thế giới, Đức Thánh Cha đã chứng tỏ mình là người của mọi người, sống và làm việc vì ích lợi chung. Ngài hiến mình cho sự sống, sự tồn tại, sự bình an của cả thế giới này…
Tất cả chúng ta cũng đều được mời gọi xây dựng trần thế quanh mình như thế. Trong khi luôn ý thức mình thuộc về Thiên Chúa, thuộc về trời cao, và đến một ngày sẽ thăng thiên cùng Chúa của mình, chúng ta không bao giờ bỏ sót bổn phận hôm nay. Chính bổn phận hiện tại mà chúng ta thực hiện nơi cuộc sống này, sẽ giúp chúng ta làm vinh danh Chúa Kitô, làm sáng lên ơn cứu độ của Chúa, và là hành động tốt để làm chứng nhân cho Chúa Kitô và mời gọi anh chị em của mình nhìn nhận Chúa Kitô là Đấng cứu chuộc duy nhất của trần gian mà mọi người phải tin nhận.
Lạy Chúa Kitô, Chúa yêu thương trần thế chúng con. Chúa đã sống trọn phận người nơi trần thế này cùng với chúng con như chúng con là người. Chúa đã hiểu rõ nỗi đau đớn, hay niềm hạnh phúc của loài người. Chúa cũng thấu biết nỗi bi thương và sự cao cả của kiếp người chúng con. Vì chúng con, vì thế giới này, Chúa chấp nhận hiến dâng chính mình để chúng con sống dồi dào, sống chan chứa nghĩa yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa, mai này, khi chúng con đi qua cuộc đời này, xin đón nhận chúng con vào chốn trời cao, nơi Chúa đang ngự bên hữu Chúa Cha. Ước gì sau một đời chúng con đã nên giống Chúa trong mọi lao tác xây dựng trần thế, thì xin cho chúng con được yên nghĩ bên Chúa muôn đời. Chúng con ước mong được vào nghỉ yên trong nhà Chúa, nơi bình yên vĩnh cửu hằng ngự trị. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Mừng lễ Chúa về trời, người Kitô hữu như mừng chính tương lai của mình. Họ biết rằng, Chúa về trời là hình ảnh báo trước vinh quang của họ. Họ sẽ được ở bên Chúa, sẽ được Chia sẻ chính sự sống của Chúa. Họ tin rằng, nơi Thiên Chúa ngự chính là quê hương của họ, là chốn họ quay về, là cùng đích tối hậu, là phần thưởng lớn lao sau cuộc đời trần thế, mà Chúa dành cho những người tin tưởng và sống theo chân lý của Chúa vạch ra.
Với niềm tin sâu xa, mạnh mẽ và tha thiết ấy, dù ở nơi trần thế, người Kitô hữu luôn luôn hướng về trời. Nhưng hướng về trời không có nghĩa là đứng nhìn lên trời, nhưng là nỗ lực xây dựng trần thế. Chúng ta, những Kitô hữu cần ý thức từng ngày: Hiện tại mình còn ở trên mặt đất. Cuộc lữ hành còn đang ở trước mắt. Chính vì thế, ta ra sức làm việc, tìm nguồn bình an cho thế giới, tìm mưu ích chung cho mọi người.
Người Kitô hữu đi tìm Nước Trời không phải bằng mơ tưởng viễn vông, nhưng bằng nỗ lực hiến dâng mình xây dựng cuộc sống của mình, của mọi người, của thế giới đi lên tốt đẹp. Họ chấp nhận hiến thân như Thầy Chí Thánh của họ là Chúa Kitô, để trở nên lý tưởng sống, lý tưởng yêu, lý tưởng hy vọng, lý tưởng hạnh phúc, lý tưởng bình an… cho thế giới và cho từng con người.
Trong vòng sáu ngày từ 15-20.4.2008, khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm nước Mỹ. Cuộc viếng thăm đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong lòng người dân Mỹ. Vì Sao? Vì cũng như bất cứ nơi nào trên thế giới này, một xã hội tại Mỹ, một Giáo Hội tại Mỹ, dù có văn mình, có giàu mạnh đến đâu, vẫn là một xã hội, một Giáo Hội khao khát vươn lên. Trong sự khao khát của mình, người Mỹ thấy được nơi con người của Đức Thánh Cha một sức sống tinh thần mãnh liệt, một sức sống có Chúa Kitô và Thánh Thần của Người linh hoạt và có sức làm lan tỏa nơi mọi lòng người. Chính sự khao khát và tin tưởng đó, đã khiến cả nước Mỹ đón tiếp Đức Thánh Cha nồng nhiệt đến nỗi không ai ngờ. Và bởi Đức Thánh Cha như là sứ giã của bình an, đại diện Chúa Kitô, lãnh nhận sứ mạng tình yêu của Thiên Chúa để đến với con người, vì thế, sự đón tiếp đó, không phải mang lại cho Đức Thánh Cha điều gì, nhưng ngược lại, sự đón tiếp nồng hậu ấy đã nâng Giáo Hội Mỹ lên, đã làm cho tất cả Giáo Hội vui tươi và phấn khởi…
Là người đứng đầu khối Kitô giáo lớn, Đức Thánh Cha đã không chỉ loan báo đức tin của mình vào Chúa Kitô tại giáo đô Vatican mà thôi, nhưng ngài đã muốn rao giảng về Chúa Kitô bằng sự thông chia với hoàn cảnh của con người, của từng quốc gia, và của cả thế giới. Đức Thánh Cha ý thức rằng, ngày nào ngài còn lãnh đạo Giáo Hội, ngày nào ngài còn là vị đại diện của Chúa Kitô nơi trần gian, ngài sẽ còn hiến dâng chính mình xây dựng trần thế, làm cho trần thế ngày càng giàu ý nghĩa của sự sống, giàu ý nghĩa phục vụ, giàu ý nghĩa của tình yêu, giàu ý nghĩa của công lý và chân lý…
Sống hết mình cho trần thế, để xây dựng thiên đàng của mình nơi trần thế, là chúng ta đang sống giống Chúa Kitô. Chúa Kitô đã không ở trên trời để cứu chuộc con người. Nhưng Chúa đã bỏ trời đến chia sẻ phận người với chúng ta. Chúa đã yêu trần thế, nhập cuộc với trần thế, sống hết mình, chấp nhận chết và đã sống lại…, tất cả là vì trần thế, cho trần thế. Chúa chỉ có thể về trời sau khi đã hoàn tất sứ mạng làm đẹp, làm lợi cho trần thế mà thôi.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã noi gương Chúa Kitô, đã sống và hành động như Chúa Kitô: ngài đã nỗ lực xây dựng trần thế trong trách vụ và khả năng của mình. Không chỉ tại Mỹ, nhưng là khắp mọi nơi trên thế giới, Đức Thánh Cha đã chứng tỏ mình là người của mọi người, sống và làm việc vì ích lợi chung. Ngài hiến mình cho sự sống, sự tồn tại, sự bình an của cả thế giới này…
Tất cả chúng ta cũng đều được mời gọi xây dựng trần thế quanh mình như thế. Trong khi luôn ý thức mình thuộc về Thiên Chúa, thuộc về trời cao, và đến một ngày sẽ thăng thiên cùng Chúa của mình, chúng ta không bao giờ bỏ sót bổn phận hôm nay. Chính bổn phận hiện tại mà chúng ta thực hiện nơi cuộc sống này, sẽ giúp chúng ta làm vinh danh Chúa Kitô, làm sáng lên ơn cứu độ của Chúa, và là hành động tốt để làm chứng nhân cho Chúa Kitô và mời gọi anh chị em của mình nhìn nhận Chúa Kitô là Đấng cứu chuộc duy nhất của trần gian mà mọi người phải tin nhận.
Lạy Chúa Kitô, Chúa yêu thương trần thế chúng con. Chúa đã sống trọn phận người nơi trần thế này cùng với chúng con như chúng con là người. Chúa đã hiểu rõ nỗi đau đớn, hay niềm hạnh phúc của loài người. Chúa cũng thấu biết nỗi bi thương và sự cao cả của kiếp người chúng con. Vì chúng con, vì thế giới này, Chúa chấp nhận hiến dâng chính mình để chúng con sống dồi dào, sống chan chứa nghĩa yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa, mai này, khi chúng con đi qua cuộc đời này, xin đón nhận chúng con vào chốn trời cao, nơi Chúa đang ngự bên hữu Chúa Cha. Ước gì sau một đời chúng con đã nên giống Chúa trong mọi lao tác xây dựng trần thế, thì xin cho chúng con được yên nghĩ bên Chúa muôn đời. Chúng con ước mong được vào nghỉ yên trong nhà Chúa, nơi bình yên vĩnh cửu hằng ngự trị. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG