Washington: Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ký kết Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền ngày 10-12-1948 ở New York, Đức Cha Celestino Migliore, người đứng đầu đoàn đại biểu Toà Thánh đến Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố trước Đại Hội đồng: Năm mươi lăm sau khi được phê chuẩn, Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền là một trong “những bản văn quý giá và quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại”.
Trích dẫn tuyên bố của Đức Thánh Cha trước Liên Hiệp Quốc hồi năm 1995, vị ngoại giao Toà Thánh mô tả tuyên bố như là “cột mốc kiện lịch sử xác thực trên con đường tiến triển về luân lý Nhấn mạnh đến ‘Hiến chương’ của các quyền cơ bản và của Liên Hiệp Quốc, Đức Cha Migliore tuyên bố rằng “bằng cách nhận dạng một số quyền cơ bản chung của tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bản Tuyên bố đã đưa ra một quyết định đóng góp vào sự phát triển của Công pháp Quốc tế”. Mặc dù rằng các nguyên tắc cơ bản đã tuyên bố và soạn ra hơn nửa thế kỷ, vị đại diện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói rằng ngày nay nó vẫn còn bị vi phạm hoặc chỉ được tôn trọng một phần. Vì thế Tòa Thánh lặp lại rằng các quyền chính trị và xã hội là “tuyệt đối cần thiết hỗ tương cho sự công bằng xã hội và kinh tế”
Trích dẫn tuyên bố của Đức Thánh Cha trước Liên Hiệp Quốc hồi năm 1995, vị ngoại giao Toà Thánh mô tả tuyên bố như là “cột mốc kiện lịch sử xác thực trên con đường tiến triển về luân lý Nhấn mạnh đến ‘Hiến chương’ của các quyền cơ bản và của Liên Hiệp Quốc, Đức Cha Migliore tuyên bố rằng “bằng cách nhận dạng một số quyền cơ bản chung của tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bản Tuyên bố đã đưa ra một quyết định đóng góp vào sự phát triển của Công pháp Quốc tế”. Mặc dù rằng các nguyên tắc cơ bản đã tuyên bố và soạn ra hơn nửa thế kỷ, vị đại diện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói rằng ngày nay nó vẫn còn bị vi phạm hoặc chỉ được tôn trọng một phần. Vì thế Tòa Thánh lặp lại rằng các quyền chính trị và xã hội là “tuyệt đối cần thiết hỗ tương cho sự công bằng xã hội và kinh tế”