Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang bị thử thách về lòng “trung thành tuyệt đối” và “kiên định với chế độ” của cán bộ, đảng viên trước thềm Hội nghị Trung ương 7, khai mạc tháng 05/2018. Hội nghị này sẽ bàn về “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.
Chỉ dấu chưa đo được lòng dạ của đảng viên trong năm giữa nhiệm kỳ của khóa đảng XII (hay còn gọi là năm bản lề) đã được ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng nêu lên tại phiên họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 10/4 (2018). Cuộc họp này được tổ chức để thảo luận về kết quả 5 đoàn của Ban Bí thư kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII và Công tác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại 15 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, gồm 10 tỉnh và 5 cơ quan Trung ương.
Bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) viết:”Báo cáo cho biết, qua kiểm tra tại 10 tỉnh và 5 cơ quan Trung ương gồm Sơn La; Hưng Yên, Ninh Thuận; Tây Ninh, Trà Vinh, Kiên Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thông Tấn xã Việt Nam và Ban cán sự đảng Chính phủ cho thấy: các cấp ủy, tổ chức Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị 05 đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương; kịp thời chỉ đạo các cấp ủy xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.”
Tuy nhiên, ông Trọng lại cho rằng:” Vẫn còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, sự chuyển biến chưa toàn diện, chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Có tình trạng dưới cơ sở học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn hình thức, chưa có nhiều sáng kiến, đổi mới và đang dần đi vào lối mòn, nhất là khi phong trào này đã được thực hiện từ năm 2003 đến nay.” (VOV, 10/04/2018)
CỨ Ì RA ĐẤY
Nên biết Sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, thời ông Trọng làm Tổng Bí thư khoá đảng XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đảng viên vẫn không khá lên được nên ngày 15/5/2016, sau khi tái đắc của Khóa XII ông Trọng lại ra Chỉ thị 05-CT/TW về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Chuyện dài “học Bác” dù đã kéo dài 15 năm (2003-2018) mà cán bộ vẫn trơ ra như đá, chả ai muốn nhúc nhích, chứng nào vẫn tật ấy. Đơn giản vì ai cũng thấy “học Bác” không làm ra tiền nuôi thân trong khi nhiều cấp lãnh đạo tuy to mồm hô hào “học Bác” nhưng lại suy thoái đạo đức và tham nhũng hơn ai hết. Do đó đã có nhiều đơn vị, tổ chức coi việc học tập là việc phải gượng cười mà làm để báo cáo cho được yên thân.
Bằng chứng này đã được Ban kiểm tra báo cáo tại Hội nghị ngày 10/04/2018:”Việc đưa nội dung học tập Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị vào sinh hoạt chi bộ hằng tháng chưa sâu rộng, hiệu quả chưa cao. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chưa đầy đủ. Việc tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết và Chỉ thị còn hình thức, chưa đổi mới, chưa đồng đều ở các cấp, các địa phương, đơn vị; chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện chưa cụ thể.” (TTXVN, 10-04/018)
Như vậy, sau gần hai năm thi hành, Nghị quyết 4/XII ban hành ngày 30-10-2016 nhằm “ tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” vẫn đứng bên lề cuộc sống vì sự thờ ơ của cán bộ, đảng viên.
ÔNG TRỌNG CẢNH BÁO
Đó là lý do tại sao ông Trọng đã chỉ rõ”Sự chuyển biến chưa đồng bộ, toàn diện giữa các cấp, ngành, lĩnh vực, giữa trên và dưới. Việc học tập Nghị quyết, Chỉ thị còn qua loa hình thức, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình còn sơ sài.” (TTXVN/ 10/04/2018)
Chuyện ông Trọng than phiền không mới. Có mới chăng là những biến chứng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên đã biến dạng từ kín đáo sang công khai. Chuyện có nhiều đảng viên bỏ sinh hoạt đảng, bất tuân hay ngấm ngầm làm sai lệnh đảng, phê bình lãnh đạo, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi viết lại “vai trò lịch của đảng” , hay đã xa rời quần chúng, hành dân, quan liêu, tham nhũng thả giàn thì ai ở Việt Nam không biết ?
Thậm chí có cả những “lão thành cách mạng”, đảng viên nổi tiếng hay cựu viên chức lãnh đạo đảng còn công khai đòi đảng phải “đổi mới chính trị” song song với “đổi mới kinh tế” để nhân dân và trí thức có thể tham gia xây dựng đất nước nhưng ông Trọng đã gạt đi vì ông sợ đảng sẽ mất độc quyền cai trị đất nước.
Bằng chứng như ông đã nói tại Hội nghị Trung ương 10, Khóa đảng XI :”Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.”
Nhưng nay, vào giữa nhiệm kỳ 2, chính ông Trọng đã nhiều lần than phiền bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh và chồng chéo. Có cơ quan càng tinh giảm thì càng phình to ra để ăn hại ngân sách nhà nước nên dân không còn tin vào đảng nữa
Trong lĩnh vực suy thoái tư tưởng, nguy cơ đến tồn vong của đảng, ông Trọng thú nhận ngày 10/04/2018:”Nội hàm tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng chính trị chưa được chú ý, mà mới nặng về đạo đức lối sống, xử lý các sai phạm kinh tế. Cái sâu xa là trung thành tuyệt đối với Đảng, kiên định với chế độ. Cần chú ý ngăn chặn những biểu suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cả về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Việc học tập, làm theo Bác chưa có nhiều sáng kiến, đổi mới.”
Nói như thế nhưng ông Trọng, một Tiến sỹ chuyên gia ngành Xây dựng đảng, phải hiểu khi cán bộ, đảng viên đã tự ý “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” là họ đâu còn tha thiết “gắn bó với đảng” hay muốn “máu thịt gì với chế độ” nữa. Có chăng là phải “bằng mặt” để có cơm mà ăn chứ mấy ai còn “bằng lòng”, phải không ?
Hơn nữa cái khuyết tật “nói một đàng làm một nẻo” của lãnh đạo vẫn đang diễn biến phức tạp, vì không ai dại gì muốn làm anh hùng để cho kẻ khác kiếm ăn đầy túi. Vì vậy, dù chủ trương “tự phê bình và phê bình” đã có từ khi có đảng hơn 80 năm trước mà có đem lại nghiêm minh và trong sạch trong đảng đâu.
Đấy là lý do tại sao không ai muốn đem đầu ra cho người ta báng như báo cáo kiểm tra của Ban Bí thư viết:” Vai trò nêu gương của một số cán bộ, đảng viên, người đứng đầu chưa tốt; vẫn còn những biểu hiện thiếu gương mẫu trong công tác và sinh hoạt. Việc thực hiện tự phê bình và phê bình ở một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên chưa nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm.”
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn chậm, hiệu quả thấp, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh gây lãng phí nguồn lực; công tác cải cách hành chính còn hạn chế; việc kê khai, công khai tài sản, thu nhập, kiểm soát, xác minh kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm thực hiện, còn hình thức.” (TTXVN)
Nhưng với những biểu hiện lo ngại mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng “trung thành tuyệt đối” với Đảng và “kiên định với Chế độ” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, tình hình nội bộ Việt Nam đã chuyển sang một hướng mới khó lường.
Vậy liệu ông Trọng có ý sử dụng lòng “trung thành tuyệt đối” và “kiên định với chế độ” là điều kiện để thanh lọc hàng ngũ tại Hội nghị Trung ương 7, vào tháng tới (05/2018) hay ông muốn tung ra quân bài này để thách đố những ai đang khuyến cáo ông đừng nên bắt chước Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình để trở thành nhà Lãnh đạo vô thời hạn ở Việt Nam ? -/-
Phạm Trần
(04/018)
Chỉ dấu chưa đo được lòng dạ của đảng viên trong năm giữa nhiệm kỳ của khóa đảng XII (hay còn gọi là năm bản lề) đã được ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng nêu lên tại phiên họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 10/4 (2018). Cuộc họp này được tổ chức để thảo luận về kết quả 5 đoàn của Ban Bí thư kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII và Công tác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại 15 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, gồm 10 tỉnh và 5 cơ quan Trung ương.
Bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) viết:”Báo cáo cho biết, qua kiểm tra tại 10 tỉnh và 5 cơ quan Trung ương gồm Sơn La; Hưng Yên, Ninh Thuận; Tây Ninh, Trà Vinh, Kiên Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thông Tấn xã Việt Nam và Ban cán sự đảng Chính phủ cho thấy: các cấp ủy, tổ chức Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị 05 đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương; kịp thời chỉ đạo các cấp ủy xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.”
Tuy nhiên, ông Trọng lại cho rằng:” Vẫn còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, sự chuyển biến chưa toàn diện, chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Có tình trạng dưới cơ sở học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn hình thức, chưa có nhiều sáng kiến, đổi mới và đang dần đi vào lối mòn, nhất là khi phong trào này đã được thực hiện từ năm 2003 đến nay.” (VOV, 10/04/2018)
CỨ Ì RA ĐẤY
Nên biết Sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, thời ông Trọng làm Tổng Bí thư khoá đảng XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đảng viên vẫn không khá lên được nên ngày 15/5/2016, sau khi tái đắc của Khóa XII ông Trọng lại ra Chỉ thị 05-CT/TW về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Chuyện dài “học Bác” dù đã kéo dài 15 năm (2003-2018) mà cán bộ vẫn trơ ra như đá, chả ai muốn nhúc nhích, chứng nào vẫn tật ấy. Đơn giản vì ai cũng thấy “học Bác” không làm ra tiền nuôi thân trong khi nhiều cấp lãnh đạo tuy to mồm hô hào “học Bác” nhưng lại suy thoái đạo đức và tham nhũng hơn ai hết. Do đó đã có nhiều đơn vị, tổ chức coi việc học tập là việc phải gượng cười mà làm để báo cáo cho được yên thân.
Bằng chứng này đã được Ban kiểm tra báo cáo tại Hội nghị ngày 10/04/2018:”Việc đưa nội dung học tập Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị vào sinh hoạt chi bộ hằng tháng chưa sâu rộng, hiệu quả chưa cao. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chưa đầy đủ. Việc tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết và Chỉ thị còn hình thức, chưa đổi mới, chưa đồng đều ở các cấp, các địa phương, đơn vị; chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện chưa cụ thể.” (TTXVN, 10-04/018)
Như vậy, sau gần hai năm thi hành, Nghị quyết 4/XII ban hành ngày 30-10-2016 nhằm “ tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” vẫn đứng bên lề cuộc sống vì sự thờ ơ của cán bộ, đảng viên.
ÔNG TRỌNG CẢNH BÁO
Đó là lý do tại sao ông Trọng đã chỉ rõ”Sự chuyển biến chưa đồng bộ, toàn diện giữa các cấp, ngành, lĩnh vực, giữa trên và dưới. Việc học tập Nghị quyết, Chỉ thị còn qua loa hình thức, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình còn sơ sài.” (TTXVN/ 10/04/2018)
Chuyện ông Trọng than phiền không mới. Có mới chăng là những biến chứng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên đã biến dạng từ kín đáo sang công khai. Chuyện có nhiều đảng viên bỏ sinh hoạt đảng, bất tuân hay ngấm ngầm làm sai lệnh đảng, phê bình lãnh đạo, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi viết lại “vai trò lịch của đảng” , hay đã xa rời quần chúng, hành dân, quan liêu, tham nhũng thả giàn thì ai ở Việt Nam không biết ?
Thậm chí có cả những “lão thành cách mạng”, đảng viên nổi tiếng hay cựu viên chức lãnh đạo đảng còn công khai đòi đảng phải “đổi mới chính trị” song song với “đổi mới kinh tế” để nhân dân và trí thức có thể tham gia xây dựng đất nước nhưng ông Trọng đã gạt đi vì ông sợ đảng sẽ mất độc quyền cai trị đất nước.
Bằng chứng như ông đã nói tại Hội nghị Trung ương 10, Khóa đảng XI :”Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.”
Nhưng nay, vào giữa nhiệm kỳ 2, chính ông Trọng đã nhiều lần than phiền bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh và chồng chéo. Có cơ quan càng tinh giảm thì càng phình to ra để ăn hại ngân sách nhà nước nên dân không còn tin vào đảng nữa
Trong lĩnh vực suy thoái tư tưởng, nguy cơ đến tồn vong của đảng, ông Trọng thú nhận ngày 10/04/2018:”Nội hàm tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng chính trị chưa được chú ý, mà mới nặng về đạo đức lối sống, xử lý các sai phạm kinh tế. Cái sâu xa là trung thành tuyệt đối với Đảng, kiên định với chế độ. Cần chú ý ngăn chặn những biểu suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cả về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Việc học tập, làm theo Bác chưa có nhiều sáng kiến, đổi mới.”
Nói như thế nhưng ông Trọng, một Tiến sỹ chuyên gia ngành Xây dựng đảng, phải hiểu khi cán bộ, đảng viên đã tự ý “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” là họ đâu còn tha thiết “gắn bó với đảng” hay muốn “máu thịt gì với chế độ” nữa. Có chăng là phải “bằng mặt” để có cơm mà ăn chứ mấy ai còn “bằng lòng”, phải không ?
Hơn nữa cái khuyết tật “nói một đàng làm một nẻo” của lãnh đạo vẫn đang diễn biến phức tạp, vì không ai dại gì muốn làm anh hùng để cho kẻ khác kiếm ăn đầy túi. Vì vậy, dù chủ trương “tự phê bình và phê bình” đã có từ khi có đảng hơn 80 năm trước mà có đem lại nghiêm minh và trong sạch trong đảng đâu.
Đấy là lý do tại sao không ai muốn đem đầu ra cho người ta báng như báo cáo kiểm tra của Ban Bí thư viết:” Vai trò nêu gương của một số cán bộ, đảng viên, người đứng đầu chưa tốt; vẫn còn những biểu hiện thiếu gương mẫu trong công tác và sinh hoạt. Việc thực hiện tự phê bình và phê bình ở một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên chưa nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm.”
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn chậm, hiệu quả thấp, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh gây lãng phí nguồn lực; công tác cải cách hành chính còn hạn chế; việc kê khai, công khai tài sản, thu nhập, kiểm soát, xác minh kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm thực hiện, còn hình thức.” (TTXVN)
Nhưng với những biểu hiện lo ngại mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng “trung thành tuyệt đối” với Đảng và “kiên định với Chế độ” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, tình hình nội bộ Việt Nam đã chuyển sang một hướng mới khó lường.
Vậy liệu ông Trọng có ý sử dụng lòng “trung thành tuyệt đối” và “kiên định với chế độ” là điều kiện để thanh lọc hàng ngũ tại Hội nghị Trung ương 7, vào tháng tới (05/2018) hay ông muốn tung ra quân bài này để thách đố những ai đang khuyến cáo ông đừng nên bắt chước Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình để trở thành nhà Lãnh đạo vô thời hạn ở Việt Nam ? -/-
Phạm Trần
(04/018)