VATICAN (ZENIT.org). Toàn văn sứ điệp Đức Giáo Hoàng gởi cho tân đại sứ Hy Lạp bên cạnh Tòa Thánh, Stavros Lykidis. Hồng Y Angelo Sodano, Quốc vụ Khanh Vatican đã trao sứ điệp vào ngày thứ hai 7/3, cho tân đại sứ đến trình ủy nhiệm thư.

* * *

Thưa ngài Đại sứ,

1. Tôi hân hạnh đón nhận Ngài trong tư cách Đại Sứ bất thường và toàn quyền cuả nước Cộng Hoà Hy Lạp bên cạnh Tòa Thánh. Tôi cám ơn ngài đã trao cho tôi những lời chào của Ngài Constantinos Stephanopoulos, Tổng thống Cộng Hòa Hy Lạp. Khi vui mừng nhớ lại cuộc thăm viếng Tổng thống đã dành cho tôi tai Vatican và cuộc thăm viếng của tôi tại Hy lạp, nhân dịp cuộc hành hương tông đồ của tôi theo những bước chân thánh Phaolô, tôi cám ơn ngài đại sứ vui lòng tỏ bày với Tổng thống những lời cầu chúc chân thành của tôi, cũng như đối với toàn thể dân hy lạp. Tôi gởi tới Tổng thống những lời cầu chúc chân thành nhất của tôi lúc tổng thống kết thúc sự vụ.. Tôi cũng xin chào Ngài Karlos Papoulias sẽ nhận lãnh trách nhiệm về tương lai xứ sở trong một vài ngày nữa.

2. Tôi không thể nhắc tới xứ sở của ngài mà không nhớ tới thánh tông đồ Phaolô, đấng đã thành lập tại đó những cộng đồng Kitô giáo đầu tiên tại châu Âu, gần 2000 năm nay. Nước Hy lạp ngày nay không quên gia sản đức tin Kitô hữu, là một trong những yếu tố cấu tạo Quốc gia. Còn hơn là một ký ức quá khứ, quốc gia ngài biết rằng gia sản này vẫn là một yếu tố sống động của nền văn hóa và các cơ chế của mình, có khả năng phì nhiêu hóa cách mới mẽ những ước vọng cao thương và cao quí đối với tương lai nhân loại, cách riêng tại châu Âu nơi kitô giáo đă đánh dấu sâu sắc nền văn hóa bằng dấu vết của mình.

Thưa Đại sứ, tôi chắc rằng xứ sở của ngài có thể tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong lòng Liên Hiệp Châu  hầu chiều kích tôn giáo này được công nhận và diễn tả cách may mắn, chiều kích tôn giáo mà Toà Thánh và nước Cộng Hòa Hy Lạp đều gắn bó với nhau.

3. Trong thế giới ngày nay, bị bấp bênh hóa bởi nguy cơ nạn khủng bố và bởi tính thường xuyên của các vụ xung đột liên bỉ và luôn luôn đe doạ, Liên Hiệp châu Âu xuất hiện trên nhiều phương diện như một kiểu mẫu của ý muốn chính trị ủng hộ sư hiệp nhất các dân tộc và vì hòa bình. Toà Thánh chỉ còn biết vui mừng về sự này và kêu mời các dân tộc châu Âu đã dấn thân vào đó biết hành động bằng hết sức mình vì lợi ích cho cuộc đối thoại và sự hoà hiệp giữa các dân tộc, cũng như tăng cường những cơ chế quốc tế có nhiệm vụ bảo đảm những thứ đó.

Như tôi đã thường nhắc tới, một cố gắng như thế chỉ thành công nếu nó kèm theo môt ý muốn công lý trên cấp bậc quốc tế, và vậy là một ý muốn chính trị can đảm làm phát triển có lợi cho những nước kém mở mang nhất, nhất là trên lục địa châu Phi. Những biến cố kịch thảm xảy ra mới đây tại Nam Châu Á đã cho thấy khả năng cộng đồng quốc tế tự động viên cách hiệu quả có lợi cho những dân tộc bị thử thách; cũng vậy, những cuộc tranh tài thế vận hội diễn tiến tại Athènes năm ngoái đã chứng tỏ rõ ràng ý muốn tình huynh đệ ở những con người và có thể chiến thắng sự hận thù và bạo tàn. Như vậy người ta phải có thể tin tưởng hy vọng một sư động viên tương tự và bền vững của các quốc gia như của các cá nhân ủng hộ hoà bình và để phục vụ con người.

4. Thưa Đại Sứ, cho phép tôi chào cách nồng nhiệt, qua trung gian của ngài tới những cộng đồng tín hữu Công Giáo sống tại Hy lạp. Những cộng đồng này phần đông là bé nhỏ và phân tán, nhưng gắn bó với đức tin của mình và muốn chứng tỏ niềm tin ấy cách sông động giữa các anh chị em Chính Thống Giáo của mình. Thưa Đại sứ, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng Chánh phủ ngài dành cho sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo trong xứ sở ngài. Về vấn đề này, điều thích hợp là Giáo Hội Công Giáo, khi theo đuổi một sự đối thoại cởi mở và xây dựng giữa tất cả những người trách nhiệm liên hệ, có thể có qui chế pháp lý còn thiếu cho Giáo Hội và qui chế đó sẽ là dấu chỉ sự nhận biết đầy đủ những quyền lợi của Giáo Hội, cũng như đó là trường hợp trong toàn thể những nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu.

Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo dấn thân trong một sự đối thoại huynh đệ với Giáo hội Chính Thống Giáo và biết rằng các tín hữu của mình đang sống tại Hy lạp không có ý muốn nào khác hơn là sống hằng ngày cho cuộc đối thoại này, và cũng ân cần tham gia đầy đủ vào dời sống kinh tế, chính trị và xã hội của xứ sở, họ đã dấn thận rộng rải trong cuộc sống này. Tôi bảo đảm tất cả cộng đồng Công Giáo và các mục tử của họ về sự nâng đỡ và sự cầu nguyện của Giám mục Roma, người Kế vị Thánh Phêrô. Tôi cũng chân thành chào các mục tử và các tín hữu của Giáo Hội Chính Thống Hy lạp, cách riêng đến Thượng phụ Christodoulos, Tổng Giám mục Athènes, Ngài đã tiếp rước tôi trong tình huynh đệ trong cuộc hành hương của tôi, tôi hoan hỉ về những dây liên kết đã thêu dệt trong dịp này, và tôi bảo đảm với họ lại về ý muốn đối thoại huynh đệ của Giáo Hội Công Giáo.

5. Trong lúc ngài bắt đầu sứ vụ cao thượng của Ngài là sự đại diện gần Tòa Thánh, thưa Đại Sứ, tôi bày tỏ với ngài những lời cầu chúc tốt đẹp nhất của tôi cho sự vụ ấy được thành công mỹ mãn. Xin đại sứ tin chắc đại sứ sẽ luôn luôn gặp nơi những cộng sự viên của tôi sự tiếp đón và sự hiểu biết mà ngài có thể cần tới.

Trên ngài, gia đình ngài và những cộng sự viên của ngài, cũng như trên tất cả cư dân Hy Lạp và những người lãnh đạo của họ, tôi hết lòng cầu xin sự dồi dào những phúc lành của Thiên Chúa.

Tại Bịnh viện Đa khoa Gemelli, ngày 7 tháng Ba 2005

IOANNES PAULUS II