VATICAN (ZENIT.org).- Cách đây 10 năm, ngày 25/3/ 1995, trong ngày lễ trọng Truyền Tin, đức giáo hoàng Gioan Phaolô II ký thông điệp của ngài “Tin Mừng Sự Sống” (L'Evangile de la Vie,The Gospel of Life) nói về giá trị và đặc tính bất khả xâm phạm của sự sống con người.

Trong thông điệp này, đức giáo hoàng chẩn đoán một trận chiến "bi kịch" giữa 2 nền văn hóa sự sống và văn hóa sự chết.

"Tin Mừng Sự Sống, ngài viết là trung tâm sứ điệp của Chúa Giêsu. Được tiếp nhận trong Giáo Hôi hằng ngày với tình yêu, thông điệp này phải được loan báo cho con người của mọi thời đại và mọi văn hóa với một sự trung thành can đảm, như một tin mừng”.

Và nếu đức giáo hoàng không nói đến sự "phá thai", "sự làm chết êm dịu", "án tử", nhưng ngài nói "vâng với sự sống", mời ban sự sống "cho hài nhi sắp sinh", cho "những người nghèo", cho kẻ chết "đói", cho những kẻ "bị án tử".

Ngài đối mặt cách riêng mầu nhiệm sự đau khổ và điều ngài gọi là "thảm kịch" làm chết êm dịu. Đức Giáo Hoàng giải thích con người, cơ bản là muốn bằng mọi cách lẫn tránh vấn đề đau khổ, mà ngày nay xuất hiện như "một thất bại không cam chịu nổi": Sự chết trở thành "một sự giải phóng được yêu sách khi từ nay sự sống được xem như không có ý nghĩa bởi vì chìm đắm trong đau đớn".

Trên thực tế, đức giáo hoàng viết, chúng ta đối mặt với "một trong những triệu chứng hãi hùng nhất của nền văn hóa sự chết", trong một xã hội mà hạnh phúc được đánh giá theo tâm lý của sự hiệu nghiệm, theo đó một cuộc sống khuyết tật không vãn hồi được thì không còn giá trị nữa".

Trong thông điệp Evangelium Vitae (Tin Mừng sự Sống), đức giáo hoàng viết :"Qua từ làm chết êm diệu theo đúng nghĩa, người ta phải hiểu một hành động hay một thiếu sót mà theo bản tính và trong những ý định của nó đem lại sự chết, với mục đích loại trừ tất cả sự đau đớn".

Đức giáo hoàng nhấn mạnh sự khác biệt giữa sự làm chết êm dịu và "sự kiên trì chữa bịnh".

Khi sự chết được công bố như là sắp đến và không thể tránh " người ta có thể "theo lương tâm", ngưng những sự chữa trị chỉ có thể mang lại sự kéo dài "tạm bợ và khó nhọc" cho sự sống, nhưng không chấm dứt những "việc săn sóc bình thường" chính đáng cho người bịnh, trong những trường hợp như thế.

Đức giáo hoàng khẳng định, sự làm chết êm dịu là một "sự xúc phạm nặng" về Luật Thiên Chúa vì đó là sự giết người "có ý" và " không thể chấp nhận về mặt luân lý.

Dầu không phải vì lý do "từ chối vị kỷ" chăm sóc sự sống của kẻ đau khổ, sự làm chết êm dịu phải đuợc xem như sự đạo đức giả"

"Lòng trắc ẩn thật sự" trên thực tế bắt buộc phải "liên đới" với sự đau đớn kẻ khác và "không hủy diệt người không thể chịu đựng sự đau khổ.



Cử chỉ làm chết êm dịu càng nên đồi bại hơn nếu được thực thi bởi những người như các phần tử gia đình -là những người đáng lý ra phải giúp đỡ người bịnh với lòng nhẫn nại và yêu thương, hay là bởi những kẻ -như các thầy thuốc - mà nghề nghiệp đặc biệt là phải chăm sóc người bịnh dầu trong những giai đoạn cuối cùng cực nhọc của cuộc đời.

Đức giáo hoàng nhấn mạnh, đó cũng là "một sự giết người", khi sự làm chết êm dịu được thực hiện trên một người "không xin" và "không bao giờ đồng ý".

Việc rất "tùy tiện" và bất công" là khi các thầy thuốc hay những nhà lập pháp cho mình có quyền "quyết định ai phải sống và ai phải chết".

Đức Thánh Cha lên án như vậy là kẻ "yếu nhất" lại nằm trong tay "người mạnh hơn", và trong xã hội người ta mất cảm giác về sự "công lý".

Đức Thánh Cha kết luận nhưng con đường tình yêu và thương hại đích thực thì khác xa, đó là con đường mà nhân loại đòi hỏi, và là con đường mà đức tin vào Chúa Kitô Cứu Thế, chết và sống lại, chiếu sáng bằng "một ánh sáng mới".

Sự đau đớn nào có thể đưa tới tuyệt vọng, trên thực tế, là một lời kêu gọi phải có một "nhóm bạn bè", kêu gọi "đến tình liên đới", đến sự giúp đỡ trong cơn thử thách.

Đức Giáo Hoàng khẳng định niềm tin chắc chắn về "sự bất tử" tương lai và niềm hy vọng về "sự sống lại đã hứa", trên thực tế chiếu một ánh sáng mới trên mầu nhiệm sự đau khổ và sự chết, và linh hứng cho người tín hữu một "sức mạnh phi thường" hầu phó thác cho kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa.