CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN
Một cặp mắt mới
G 38,1.8-11; 2 Cr 5,14-17; Mc 4,35-40
Với Chúa Nhật này, phụng vụ Lời Chúa giới thiệu với chúng ta chủ đề: “Đức tin cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khác về thế giới và đời sống con người.” Thật vậy, chúng ta có thể nhìn thế giới và con người theo cái nhìn của khoa học, xã hội, văn hóa, chính trị hay kinh tế v.v... nghĩa là nhìn từ viễn tượng tự nhiên của con người, đó là những góc nhìn rất tốt giúp hiểu biết ý nghĩa cuộc sống, nhưng chưa đủ, cần phải được bổ túc bằng cái nhìn đức tin, vì nó mở ra cho chúng ta những chân trời cao hơn, mới mẻ hơn và sâu sắc hơn.
Trong bài đọc I, Gióp là người phải chịu đựng những đau khổ và sóng gió trong cuộc đời ông. Khi đối diện với một hoàn cảnh cơ cực như thế, Thiên Chúa mở mắt cho ông thấy rằng: ông không thể hiểu hết mọi sự, không thể điều khiển mọi sự. Nhưng Chúa ở với ông và thế giới này là ở trong Chúa. Cũng như Gióp, nhiều lúc chúng ta không hiểu hết mọi sự trong cuộc sống, nhất là những lúc phải chịu những đau khổ, nhưng Thiên Chúa tuyên bố rằng: Ta ở đây với con. Ta là sức mạnh đằng sau những bí nhiệm tự nhiên và sáng tạo. Những lúc đó, đức tin giúp chúng ta nhận ra bàn tay quan phòng của Thiên Chúa ở bên trong, đằng sau những biến cố, những hoàn cảnh của vũ trụ này.
Trong bài đọc II, thánh Phaolô nói với các tín hữu ở Côrintô rằng: cuộc sáng tạo mới không phải là sản phẩm của một quá trình biến đổi tự nhiên nơi chúng ta, nhưng chính là nhờ đức tin vào Đức Giêsu Kitô. Bởi vì, nhờ sự chết và sự sống lại của Người, chúng ta được biến đổi thành một thụ tạo mới. Nhờ đức tin vào Chúa Kitô, chúng ta không còn nhìn thế giới này, những biến cố trong đời sống và con người theo cách thức tự nhiên mà chúng ta quen nhìn, nhưng chúng ta nhìn mọi sự với cặp mắt đức tin, đó là một viễn tượng mới mẻ và khác biệt.
Vậy đâu là cái viễn tượng mới mà chúng ta nhìn thế giới và đời sống? Trong bài Tin Mừng, thánh Máccô trình thuật cho chúng ta về một câu chuyện của các Tông Đồ và Chúa Giêsu gặp cảnh bão tố trên biển. Tổng số người ở trên thuyền có lẽ là mười ba người. Họ lên thuyền để sang bên kia bờ. Trong khi vượt biển, một cơn gió lớn ấp tới làm cho thuyền sắp chìm. Trước hoàn cảnh như thế, ai có thể giữ bình tĩnh được? Ai có thể giữ thinh lặng được? Ai cũng muốn tự cứu mình. Đó là bản năng tự nhiên. Nên họ chạy đến kêu cứu Chúa Giêsu, nhưng lúc đó Chúa Giêsu đang ngủ!
Chúng ta cũng nên nhớ rằng vào thời điểm đó các Tông Đồ chưa hiểu biết một cách đầy đủ Chúa Giêsu là ai. Căn tính đích thực của Chúa Giêsu được mạc khải cách tiệm tiến cho họ. Và chỉ sau khi Chúa phục sinh, các ông được đầy ơn Chúa Thánh Thần, họ mới nhận ra Người là Thiên Chúa. Còn lúc này, họ chỉ biết Người là một vị thầy, một ngôn sứ, hay một người đặc biệt. Dầu rất ngưỡng mộ Chúa Giêsu, nhưng họ không thể hiểu tại sao xem ra Chúa “an nhiên tự tại” trước nguy hiểm như thế, trong khi tất cả các ông thì kinh hồn bạt vía. Nên họ đánh thức Chúa dậy: Tại sao Chúa cứ ngủ mãi vậy? Tại sao Chúa không lo lắng gì cả trong khi chúng con sắp chìm cả rồi? Tại sao Chúa không ra tay làm gì để cứu chúng con? Chúa hãy làm gì đó mau đi!
Lúc đó, Chúa Giêsu thức dậy và hỏi họ: “Tại sao các con sợ hãi?” Sao đức tin của các con yếu thế? Rồi Người truyền cho sóng biển phải yên lặng và gió phải biến đi. Từ đó, các Tông Đồ hết sức ngạc nghiên và tự hỏi mình rằng: “Người này là ai mà cả gió biển cũng phải vâng lệnh Người?”
Chúa Giêsu thách thức họ về niềm tin. Theo Người phải có một đức tin mãnh liệt. Trước hết, đức tin nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn ở với chúng ta. Cả khi bạn ở giữa sóng gió cuộc đời, đức tin đó sẽ ban cho bạn sự an ủi, nâng đỡ và sức mạnh để bạn vượt qua những khó khăn thử thách. Bạn không cảm thấy cô đơn. Bởi Chúa Giêsu ở với bạn.
Ở mức độ khác, đức tin là sự bảm đảm giúp chúng ta nhận biết rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa thật, Người là Thiên Chúa, nên Người nắm giữ quyền năng Thiên Chúa trên sức mạnh thiên nhiên và cả vận mệnh con người. Quả thế, quyền năng của Chúa Giêsu trên sóng biển mạc khải Người là Chúa của vũ trụ. Điều này làm chúng ta nhớ lại quyền năng Thiên Chúa trên sự hỗn mang của nước khi “khởi đầu sáng tạo” (St 1,2), khi Thiên Chúa phân chia nước biển cho dân Người vượt qua cảnh nô lệ tới sự tự do (Xh 14-15). Hình ảnh Chúa Giêsu ngủ và chổi dậy báo trước hình ảnh Chúa Giêsu chổi dậy từ giấc ngủ của cái chết, là biến cố minh chứng quyền năng chiến thắng của Người trên sự dữ, đó là niềm hy vọng cho các môn đệ mọi thời.
Như thế, tin vào Chúa Giêsu không miễn trừ cho chúng ta khỏi những khó khăn và thử thách của cuộc đời, cũng không dẫn chúng ta đi vào một hành trình cuộc sống bình yên phẳng lặng không hề gặp sóng gió. Nhưng đức tin mang lại cho chúng ta sức mạnh để vượt qua những sống gió, thử thách của cuộc đời và dù phải gặp thử thách, tôi vẫn nhìn thấy Chúa Giêsu cùng đồng hành với tôi trên hành trình đó. Đây là điều làm nên sự khác biệt của đời sống. Đức tin đó cho bạn một cái nhìn mới, giúp bạn tiếp tục thực hiện hành trình của mình mà không sợ hãi trước sóng gió cuộc đời, bởi vì chính Chúa là chốn nương thân. Chính Chúa là nơi ẩn náu an toàn. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Một cặp mắt mới
G 38,1.8-11; 2 Cr 5,14-17; Mc 4,35-40
Với Chúa Nhật này, phụng vụ Lời Chúa giới thiệu với chúng ta chủ đề: “Đức tin cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khác về thế giới và đời sống con người.” Thật vậy, chúng ta có thể nhìn thế giới và con người theo cái nhìn của khoa học, xã hội, văn hóa, chính trị hay kinh tế v.v... nghĩa là nhìn từ viễn tượng tự nhiên của con người, đó là những góc nhìn rất tốt giúp hiểu biết ý nghĩa cuộc sống, nhưng chưa đủ, cần phải được bổ túc bằng cái nhìn đức tin, vì nó mở ra cho chúng ta những chân trời cao hơn, mới mẻ hơn và sâu sắc hơn.
Trong bài đọc I, Gióp là người phải chịu đựng những đau khổ và sóng gió trong cuộc đời ông. Khi đối diện với một hoàn cảnh cơ cực như thế, Thiên Chúa mở mắt cho ông thấy rằng: ông không thể hiểu hết mọi sự, không thể điều khiển mọi sự. Nhưng Chúa ở với ông và thế giới này là ở trong Chúa. Cũng như Gióp, nhiều lúc chúng ta không hiểu hết mọi sự trong cuộc sống, nhất là những lúc phải chịu những đau khổ, nhưng Thiên Chúa tuyên bố rằng: Ta ở đây với con. Ta là sức mạnh đằng sau những bí nhiệm tự nhiên và sáng tạo. Những lúc đó, đức tin giúp chúng ta nhận ra bàn tay quan phòng của Thiên Chúa ở bên trong, đằng sau những biến cố, những hoàn cảnh của vũ trụ này.
Trong bài đọc II, thánh Phaolô nói với các tín hữu ở Côrintô rằng: cuộc sáng tạo mới không phải là sản phẩm của một quá trình biến đổi tự nhiên nơi chúng ta, nhưng chính là nhờ đức tin vào Đức Giêsu Kitô. Bởi vì, nhờ sự chết và sự sống lại của Người, chúng ta được biến đổi thành một thụ tạo mới. Nhờ đức tin vào Chúa Kitô, chúng ta không còn nhìn thế giới này, những biến cố trong đời sống và con người theo cách thức tự nhiên mà chúng ta quen nhìn, nhưng chúng ta nhìn mọi sự với cặp mắt đức tin, đó là một viễn tượng mới mẻ và khác biệt.
Vậy đâu là cái viễn tượng mới mà chúng ta nhìn thế giới và đời sống? Trong bài Tin Mừng, thánh Máccô trình thuật cho chúng ta về một câu chuyện của các Tông Đồ và Chúa Giêsu gặp cảnh bão tố trên biển. Tổng số người ở trên thuyền có lẽ là mười ba người. Họ lên thuyền để sang bên kia bờ. Trong khi vượt biển, một cơn gió lớn ấp tới làm cho thuyền sắp chìm. Trước hoàn cảnh như thế, ai có thể giữ bình tĩnh được? Ai có thể giữ thinh lặng được? Ai cũng muốn tự cứu mình. Đó là bản năng tự nhiên. Nên họ chạy đến kêu cứu Chúa Giêsu, nhưng lúc đó Chúa Giêsu đang ngủ!
Chúng ta cũng nên nhớ rằng vào thời điểm đó các Tông Đồ chưa hiểu biết một cách đầy đủ Chúa Giêsu là ai. Căn tính đích thực của Chúa Giêsu được mạc khải cách tiệm tiến cho họ. Và chỉ sau khi Chúa phục sinh, các ông được đầy ơn Chúa Thánh Thần, họ mới nhận ra Người là Thiên Chúa. Còn lúc này, họ chỉ biết Người là một vị thầy, một ngôn sứ, hay một người đặc biệt. Dầu rất ngưỡng mộ Chúa Giêsu, nhưng họ không thể hiểu tại sao xem ra Chúa “an nhiên tự tại” trước nguy hiểm như thế, trong khi tất cả các ông thì kinh hồn bạt vía. Nên họ đánh thức Chúa dậy: Tại sao Chúa cứ ngủ mãi vậy? Tại sao Chúa không lo lắng gì cả trong khi chúng con sắp chìm cả rồi? Tại sao Chúa không ra tay làm gì để cứu chúng con? Chúa hãy làm gì đó mau đi!
Lúc đó, Chúa Giêsu thức dậy và hỏi họ: “Tại sao các con sợ hãi?” Sao đức tin của các con yếu thế? Rồi Người truyền cho sóng biển phải yên lặng và gió phải biến đi. Từ đó, các Tông Đồ hết sức ngạc nghiên và tự hỏi mình rằng: “Người này là ai mà cả gió biển cũng phải vâng lệnh Người?”
Chúa Giêsu thách thức họ về niềm tin. Theo Người phải có một đức tin mãnh liệt. Trước hết, đức tin nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn ở với chúng ta. Cả khi bạn ở giữa sóng gió cuộc đời, đức tin đó sẽ ban cho bạn sự an ủi, nâng đỡ và sức mạnh để bạn vượt qua những khó khăn thử thách. Bạn không cảm thấy cô đơn. Bởi Chúa Giêsu ở với bạn.
Ở mức độ khác, đức tin là sự bảm đảm giúp chúng ta nhận biết rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa thật, Người là Thiên Chúa, nên Người nắm giữ quyền năng Thiên Chúa trên sức mạnh thiên nhiên và cả vận mệnh con người. Quả thế, quyền năng của Chúa Giêsu trên sóng biển mạc khải Người là Chúa của vũ trụ. Điều này làm chúng ta nhớ lại quyền năng Thiên Chúa trên sự hỗn mang của nước khi “khởi đầu sáng tạo” (St 1,2), khi Thiên Chúa phân chia nước biển cho dân Người vượt qua cảnh nô lệ tới sự tự do (Xh 14-15). Hình ảnh Chúa Giêsu ngủ và chổi dậy báo trước hình ảnh Chúa Giêsu chổi dậy từ giấc ngủ của cái chết, là biến cố minh chứng quyền năng chiến thắng của Người trên sự dữ, đó là niềm hy vọng cho các môn đệ mọi thời.
Như thế, tin vào Chúa Giêsu không miễn trừ cho chúng ta khỏi những khó khăn và thử thách của cuộc đời, cũng không dẫn chúng ta đi vào một hành trình cuộc sống bình yên phẳng lặng không hề gặp sóng gió. Nhưng đức tin mang lại cho chúng ta sức mạnh để vượt qua những sống gió, thử thách của cuộc đời và dù phải gặp thử thách, tôi vẫn nhìn thấy Chúa Giêsu cùng đồng hành với tôi trên hành trình đó. Đây là điều làm nên sự khác biệt của đời sống. Đức tin đó cho bạn một cái nhìn mới, giúp bạn tiếp tục thực hiện hành trình của mình mà không sợ hãi trước sóng gió cuộc đời, bởi vì chính Chúa là chốn nương thân. Chính Chúa là nơi ẩn náu an toàn. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/