Tôi Tìm Kiếm Cái Gì Vậy?
Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 18 TNB
Câu chuyện người ta kể về Hoàng đế Charles Quint của Đế quốc Đức ngày xưa. Đây là một giai thoại rất đẹp về hoàng đế:
Sau nhiều năm tận tụy hy sinh phục vụ Hoàng đế, một vị trung thần của ông ngã bệnh và đang chiến đấu với tử thần. Để tỏ lòng biết ơn và cảm mến đối với con người đã suốt đời trung thành với mình, Hoàng đế Charles Quint đã đích thân đến ngay bên giường bệnh của ông. Cầm tay vị trung thần, Hoàng đế nói:
- Khanh đã hết phục vụ trẫm, nay trẫm xin được dịp đền đáp, khanh hãy cho trẫm biết khanh mong ước điều gì, trẫm sẽ thỏa mãn yêu cầu của khanh.
Trong hơi thở đứt đoạn, vị trung thần liền tâu:
- Thần ước ao nhận được từ tay bệ hạ một ân huệ.
Đôi mắt Hoàng đế như sáng lên, ông hỏi nhanh:
- Khanh cứ nói, ân huệ gì trẫm cũng ban cho khanh.
Kẻ hấp hối nói một cách chua xót:
- Xin bệ hạ hãy ban cho hạ thần một ngày sống nữa, chỉ một ngày thôi.
Nghe xong lời của vị trung thần, Hoàng đế Charles chỉ biết lắc đầu chán nản:
- Trẫm đã được xem là quân vương quyền thế nhất trên thế gian này, nhưng điều khanh xin hoàn toàn ở ngoài tầm tay của trẫm, chỉ Thiên Chúa mới có thể ban và bảo đảm hồng ân sự sống mà thôi.
Trong tiếng thở dài, vị trung thần mới thốt lên như một lời nhắn nhủ cho chính hoàng đế:
- Thật là vô ích cho tôi, vì tôi đã điên rồ đến độ không biết dành nhiều thời gian hơn để phục vụ Chúa, mà lại hoang phí thời giờ trong việc phục vụ các vua chúa trần gian”.
1. Phải chăng tôi đang mải mê tìm kiếm lương thực mau hư nát?
Câu chuyện trên như một lời khuyến cáo về lối sống chỉ biết tìm kiếm, phục vụ, chọn lựa những thứ mau qua mà quên mất tìm kiếm Thiên Chúa, là chủ của sự sống. Thật vậy, dường như ai sống trên đời cũng lâm vào cảnh đi tìm cái vật chất, cái của cải, cái lương thực để thoả mãn cho nhu cầu xác thịt. Họ tìm mọi cách để có của, để có tiền, để có cái ăn, cái mặc, cái nhu yếu phẩm để khoả lấp cho những khát vọng được coi là xứng hợp cho thân xác của mình. Họ đã không thể chấp nhận khi đối diện với cơn đói, cơn khát về thể lý. Họ vội vàng tìm kiếm hoặc than thân trách phận vì phải rơi vào tình cảnh hẩm hiu này. Không chỉ ngày nay, mà ngay cả hơn chúng ta cả mấy ngàn năm, dân Israen cũng đã than trách Chúa cũng như ông Mô-sê khi họ đối diện với cơn đói và cơn khát nơi sa mạc. Nơi bài đọc I cho chúng ta hiểu rõ về điều đó: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây.”(Xh 16,3). Nhiều người cho rằng con cái Israel có lý do để than phiền, vì nếu phải “chết đói” trong sa mạc thì ở lại Ai-cập để được “chết no” còn sướng hơn. Nhưng sự thực là con cái Israel đã không phải chết đói, vì nếu Thiên Chúa đã có kế hoạch đưa dân ra khỏi Ai-cập để vào Đất Hứa, làm sao Ngài có thể để dân chết đói dọc đường được. Nơi bài đọc Tin mừng, dân Do thái cũng đã mong mỏi để tìm kiếm Đức Giê-su vì nhờ Ngài mà họ được no nê. Họ tìm kiếm Đức Giê-su chỉ vì miếng ăn thực tại và họ còn mong muốn tôn phong Ngài lên làm người cai trị để họ được hưởng nhờ theo nghĩa vật chất. Đức Giê-su đã biết rõ mọi sự: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê.” (Ga 6, 26). Về điều này, phải chăng như thánh Phaolô đã từng khiển trách không nhẹ nhàng chút nào trong thư gửi cộng đoàn Phi-lip-phê rằng “chung cuộc đời họ là hư vong, chúa tể của họ là cái bụng, và họ đặt vinh danh của họ trong những điều ô nhục; họ chỉ ưa chuộng những cái trên cõi đời này.” (Pl3, 19). Vì thế, nơi bài đọc II, thánh nhân cũng đã căn dặn: “vậy đây là điều tôi nói với anh em, và có Chúa chứng giám, tôi khuyên anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa, vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ.” (Ep 4, 17).
Như vậy, đọc lại lịch sử dân Israen và dân Do thái để đọc lại lịch sử cuộc đời mỗi người chúng ta. Chúng ta cũng đã từng sống theo lối sống xác thịt và tìm mọi cách để lấp đầy nhu cầu của nó bằng mọi giá, đôi khi không sợ tội, không ngại để giá trị của nhân phẩm bị chà đạp, lối sống văn hoá – tôn giáo nhường bước cho lối sống hưởng thụ và sự chết. Tuy nhiên, chúng ta không thể sống mà không có lương thực. Vì thân xác muốn tồn tại thì phải có cái ăn để nuôi sống. Vì ‘không có thực làm sao vực được đạo’, một thân xác yếu ớt và đói khổ làm sao chúng ta có thể đọc kinh, cầu nguyện? Vì thế, không thể mà không tìm kiếm, không lo cho thân xác của mình được. Vì như câu tục ngữ cũng nhắc nhở “có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Phải ra công làm việc chứ! Tuy nhiên, con người không chỉ có phần xác, nhưng còn có phần linh hồn. Như Công đồng Vatican II trình bày: “Con người là một chủ vị duy nhất gồm có thể xác và linh hồn” (Gaudium et spes, số 14; GLHTCG số 364). Do đó, chúng ta lo cho thân xác là quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn hết và giá trị cao cả là phải lo cho phần linh hồn. Chính Đức Giê-su đã cho chúng ta biết rõ phải làm gì để lo cho phần linh hồn của chúng ta?
2. Tìm kiếm lương thực đời đời nơi Đức Giê-su.
Trước sự khao khát và mong mỏi đi tìm kiếm cái ăn của dân Do thái, Đức Giê-su đã dạy cho họ nói riêng và cho mỗi chúng ta nói chung cái chân lý này: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận.” (Ga 6, 27) Như vậy, Đức Giê-su muốn nói rằng không phải lo tìm kiếm của cải vật chất, tìm kiếm cái ăn mau hư nát, nhưng điều cốt yếu và ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm lương thực thường tồn, là sự sống đời đời, là Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Nhưng tìm ở đâu? Xin thưa là tìm ở chính nơi Đức Giê-su, nơi Ngôi Lời Nhập Thể, nơi vị Thiên Chúa hữu hình ở cùng nhân loại. Nơi Đức Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa, con người sẽ tìm được sự sống cho mình. Vì chính Đức Giê-su Ki-tô sẽ ban Bánh Hằng Sống, là Mình và Máu của Ngài cho con người để có sống đời đời. Ngài đã tuyên bố điều này: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6,35). Quả thật, thân xác cần thức ăn thế nào, thì linh hồn chúng ta lại càng cần đến Mình Máu Thánh Đức Giê-su Ki-tô như thế. Bí tích Thánh Thể là của nuôi linh hồn con người, là nguồn ân phúc dẫn đưa con người đạt được hạnh phúc Nước Trời. Như vậy, từ nay tất cả cơn đói: đói tình yêu, đói yêu thương, đói chân lý, đói hy vọng, đói lời động viên, đói những liên đới, đói niềm tin, đói sự sống đời đời, đói Thiên Chúa,... chỉ thật sự được khoả lấp khi con người biết chạy đến với Đức Giê-su Ki-tô. Từ đây, con người sẽ có được lương thực trường tồn, là sự sống vĩnh cửu khi biết bám rễ sâu vào Đức Giê-su ngang qua việc đón nhận Mình Máu Ngài. Thật vậy, đúng như lời Kinh Thánh đã khẳng định: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. (Mt 4,4 ). Chính vì thế, của cải vật chất và thức ăn tự nhiên không thể là thứ đem lại sự sống cho con người, nhưng chính Mình Máu Đức Giê-su là nguồn sống đích thực nuôi dưỡng con người không chỉ nơi lữ hành trần gian mà là hành trang dẫn về Thiên đàng, nơi hưởng vui vẻ đời đời cùng Thiên Chúa Ba Ngôi và toàn thể các thánh.
Do đó, mỗi chúng ta được mời gọi: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33). Đây mới là điều quan trọng và thiết yếu cho sự sống linh hồn chúng ta. Nhất là trong bối cảnh cả nhân loại đang phải đối diện với đại dịch Covid nguy hiểm này, hơn bao giờ hết, con người cần chạy đến với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và ngụp lặn trong tình yêu của Ngài để nhờ Ngài, qua Ngài và trong Ngài chúng ta được bình an và được giải thoát. Cũng trong bối cảnh này, mỗi người được mời gọi hãy đặt niềm tin tưởng và phó thác cho sự quan phòng của Chúa ở mọi nơi và mọi lúc. Hơn nữa, để đón nhận được ân sủng và niềm vui từ Chúa, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” (Ep 3, 22-23).
Tóm lại, trong cuộc sống của con người, không chỉ có cơ thể mới biết đói, biết khát, nhưng nơi con tim, nơi đời sống tâm linh cũng đang rên xiết. Cơm bánh có thể làm thoả mãn cơn đói thể xác, nhưng không thể làm cho con tim, cho đời sống linh hồn được khoả lấp. Chỉ nơi Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, con tim, nhất là linh hồn con người mới được nghỉ ngơi yên hàn. Chỉ nơi Mình Máu Thánh của Đức Giê-su, con người mới thật sự chiếm trọn sự sống đời đời. Tuy nhiên, để có được sự sống đời đời làm gia nghiệp, con người cần biết tìm kiếm liên lỉ và gặp gỡ luôn luôn Thiên Chúa, Đấng là Em-ma-nu-el, là Đấng ở cùng nhân loại. Vì theo Cha Mark link, S.J: “trái tim của chúng ta có một khoảng trống mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy”. Tuy vậy, nhưng hiện tại tôi đang tìm kiếm cái gì? Tôi đang thực sự thuộc về ai? Tiền của, vật chất tiện nghi, danh vọng, quyền lực, chức tước hay Thiên Chúa, sự sống đời đời?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 18 TNB
Câu chuyện người ta kể về Hoàng đế Charles Quint của Đế quốc Đức ngày xưa. Đây là một giai thoại rất đẹp về hoàng đế:
Sau nhiều năm tận tụy hy sinh phục vụ Hoàng đế, một vị trung thần của ông ngã bệnh và đang chiến đấu với tử thần. Để tỏ lòng biết ơn và cảm mến đối với con người đã suốt đời trung thành với mình, Hoàng đế Charles Quint đã đích thân đến ngay bên giường bệnh của ông. Cầm tay vị trung thần, Hoàng đế nói:
- Khanh đã hết phục vụ trẫm, nay trẫm xin được dịp đền đáp, khanh hãy cho trẫm biết khanh mong ước điều gì, trẫm sẽ thỏa mãn yêu cầu của khanh.
Trong hơi thở đứt đoạn, vị trung thần liền tâu:
- Thần ước ao nhận được từ tay bệ hạ một ân huệ.
Đôi mắt Hoàng đế như sáng lên, ông hỏi nhanh:
- Khanh cứ nói, ân huệ gì trẫm cũng ban cho khanh.
Kẻ hấp hối nói một cách chua xót:
- Xin bệ hạ hãy ban cho hạ thần một ngày sống nữa, chỉ một ngày thôi.
Nghe xong lời của vị trung thần, Hoàng đế Charles chỉ biết lắc đầu chán nản:
- Trẫm đã được xem là quân vương quyền thế nhất trên thế gian này, nhưng điều khanh xin hoàn toàn ở ngoài tầm tay của trẫm, chỉ Thiên Chúa mới có thể ban và bảo đảm hồng ân sự sống mà thôi.
Trong tiếng thở dài, vị trung thần mới thốt lên như một lời nhắn nhủ cho chính hoàng đế:
- Thật là vô ích cho tôi, vì tôi đã điên rồ đến độ không biết dành nhiều thời gian hơn để phục vụ Chúa, mà lại hoang phí thời giờ trong việc phục vụ các vua chúa trần gian”.
1. Phải chăng tôi đang mải mê tìm kiếm lương thực mau hư nát?
Câu chuyện trên như một lời khuyến cáo về lối sống chỉ biết tìm kiếm, phục vụ, chọn lựa những thứ mau qua mà quên mất tìm kiếm Thiên Chúa, là chủ của sự sống. Thật vậy, dường như ai sống trên đời cũng lâm vào cảnh đi tìm cái vật chất, cái của cải, cái lương thực để thoả mãn cho nhu cầu xác thịt. Họ tìm mọi cách để có của, để có tiền, để có cái ăn, cái mặc, cái nhu yếu phẩm để khoả lấp cho những khát vọng được coi là xứng hợp cho thân xác của mình. Họ đã không thể chấp nhận khi đối diện với cơn đói, cơn khát về thể lý. Họ vội vàng tìm kiếm hoặc than thân trách phận vì phải rơi vào tình cảnh hẩm hiu này. Không chỉ ngày nay, mà ngay cả hơn chúng ta cả mấy ngàn năm, dân Israen cũng đã than trách Chúa cũng như ông Mô-sê khi họ đối diện với cơn đói và cơn khát nơi sa mạc. Nơi bài đọc I cho chúng ta hiểu rõ về điều đó: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây.”(Xh 16,3). Nhiều người cho rằng con cái Israel có lý do để than phiền, vì nếu phải “chết đói” trong sa mạc thì ở lại Ai-cập để được “chết no” còn sướng hơn. Nhưng sự thực là con cái Israel đã không phải chết đói, vì nếu Thiên Chúa đã có kế hoạch đưa dân ra khỏi Ai-cập để vào Đất Hứa, làm sao Ngài có thể để dân chết đói dọc đường được. Nơi bài đọc Tin mừng, dân Do thái cũng đã mong mỏi để tìm kiếm Đức Giê-su vì nhờ Ngài mà họ được no nê. Họ tìm kiếm Đức Giê-su chỉ vì miếng ăn thực tại và họ còn mong muốn tôn phong Ngài lên làm người cai trị để họ được hưởng nhờ theo nghĩa vật chất. Đức Giê-su đã biết rõ mọi sự: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê.” (Ga 6, 26). Về điều này, phải chăng như thánh Phaolô đã từng khiển trách không nhẹ nhàng chút nào trong thư gửi cộng đoàn Phi-lip-phê rằng “chung cuộc đời họ là hư vong, chúa tể của họ là cái bụng, và họ đặt vinh danh của họ trong những điều ô nhục; họ chỉ ưa chuộng những cái trên cõi đời này.” (Pl3, 19). Vì thế, nơi bài đọc II, thánh nhân cũng đã căn dặn: “vậy đây là điều tôi nói với anh em, và có Chúa chứng giám, tôi khuyên anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa, vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ.” (Ep 4, 17).
Như vậy, đọc lại lịch sử dân Israen và dân Do thái để đọc lại lịch sử cuộc đời mỗi người chúng ta. Chúng ta cũng đã từng sống theo lối sống xác thịt và tìm mọi cách để lấp đầy nhu cầu của nó bằng mọi giá, đôi khi không sợ tội, không ngại để giá trị của nhân phẩm bị chà đạp, lối sống văn hoá – tôn giáo nhường bước cho lối sống hưởng thụ và sự chết. Tuy nhiên, chúng ta không thể sống mà không có lương thực. Vì thân xác muốn tồn tại thì phải có cái ăn để nuôi sống. Vì ‘không có thực làm sao vực được đạo’, một thân xác yếu ớt và đói khổ làm sao chúng ta có thể đọc kinh, cầu nguyện? Vì thế, không thể mà không tìm kiếm, không lo cho thân xác của mình được. Vì như câu tục ngữ cũng nhắc nhở “có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Phải ra công làm việc chứ! Tuy nhiên, con người không chỉ có phần xác, nhưng còn có phần linh hồn. Như Công đồng Vatican II trình bày: “Con người là một chủ vị duy nhất gồm có thể xác và linh hồn” (Gaudium et spes, số 14; GLHTCG số 364). Do đó, chúng ta lo cho thân xác là quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn hết và giá trị cao cả là phải lo cho phần linh hồn. Chính Đức Giê-su đã cho chúng ta biết rõ phải làm gì để lo cho phần linh hồn của chúng ta?
2. Tìm kiếm lương thực đời đời nơi Đức Giê-su.
Trước sự khao khát và mong mỏi đi tìm kiếm cái ăn của dân Do thái, Đức Giê-su đã dạy cho họ nói riêng và cho mỗi chúng ta nói chung cái chân lý này: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận.” (Ga 6, 27) Như vậy, Đức Giê-su muốn nói rằng không phải lo tìm kiếm của cải vật chất, tìm kiếm cái ăn mau hư nát, nhưng điều cốt yếu và ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm lương thực thường tồn, là sự sống đời đời, là Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Nhưng tìm ở đâu? Xin thưa là tìm ở chính nơi Đức Giê-su, nơi Ngôi Lời Nhập Thể, nơi vị Thiên Chúa hữu hình ở cùng nhân loại. Nơi Đức Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa, con người sẽ tìm được sự sống cho mình. Vì chính Đức Giê-su Ki-tô sẽ ban Bánh Hằng Sống, là Mình và Máu của Ngài cho con người để có sống đời đời. Ngài đã tuyên bố điều này: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6,35). Quả thật, thân xác cần thức ăn thế nào, thì linh hồn chúng ta lại càng cần đến Mình Máu Thánh Đức Giê-su Ki-tô như thế. Bí tích Thánh Thể là của nuôi linh hồn con người, là nguồn ân phúc dẫn đưa con người đạt được hạnh phúc Nước Trời. Như vậy, từ nay tất cả cơn đói: đói tình yêu, đói yêu thương, đói chân lý, đói hy vọng, đói lời động viên, đói những liên đới, đói niềm tin, đói sự sống đời đời, đói Thiên Chúa,... chỉ thật sự được khoả lấp khi con người biết chạy đến với Đức Giê-su Ki-tô. Từ đây, con người sẽ có được lương thực trường tồn, là sự sống vĩnh cửu khi biết bám rễ sâu vào Đức Giê-su ngang qua việc đón nhận Mình Máu Ngài. Thật vậy, đúng như lời Kinh Thánh đã khẳng định: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. (Mt 4,4 ). Chính vì thế, của cải vật chất và thức ăn tự nhiên không thể là thứ đem lại sự sống cho con người, nhưng chính Mình Máu Đức Giê-su là nguồn sống đích thực nuôi dưỡng con người không chỉ nơi lữ hành trần gian mà là hành trang dẫn về Thiên đàng, nơi hưởng vui vẻ đời đời cùng Thiên Chúa Ba Ngôi và toàn thể các thánh.
Do đó, mỗi chúng ta được mời gọi: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33). Đây mới là điều quan trọng và thiết yếu cho sự sống linh hồn chúng ta. Nhất là trong bối cảnh cả nhân loại đang phải đối diện với đại dịch Covid nguy hiểm này, hơn bao giờ hết, con người cần chạy đến với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và ngụp lặn trong tình yêu của Ngài để nhờ Ngài, qua Ngài và trong Ngài chúng ta được bình an và được giải thoát. Cũng trong bối cảnh này, mỗi người được mời gọi hãy đặt niềm tin tưởng và phó thác cho sự quan phòng của Chúa ở mọi nơi và mọi lúc. Hơn nữa, để đón nhận được ân sủng và niềm vui từ Chúa, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” (Ep 3, 22-23).
Tóm lại, trong cuộc sống của con người, không chỉ có cơ thể mới biết đói, biết khát, nhưng nơi con tim, nơi đời sống tâm linh cũng đang rên xiết. Cơm bánh có thể làm thoả mãn cơn đói thể xác, nhưng không thể làm cho con tim, cho đời sống linh hồn được khoả lấp. Chỉ nơi Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, con tim, nhất là linh hồn con người mới được nghỉ ngơi yên hàn. Chỉ nơi Mình Máu Thánh của Đức Giê-su, con người mới thật sự chiếm trọn sự sống đời đời. Tuy nhiên, để có được sự sống đời đời làm gia nghiệp, con người cần biết tìm kiếm liên lỉ và gặp gỡ luôn luôn Thiên Chúa, Đấng là Em-ma-nu-el, là Đấng ở cùng nhân loại. Vì theo Cha Mark link, S.J: “trái tim của chúng ta có một khoảng trống mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy”. Tuy vậy, nhưng hiện tại tôi đang tìm kiếm cái gì? Tôi đang thực sự thuộc về ai? Tiền của, vật chất tiện nghi, danh vọng, quyền lực, chức tước hay Thiên Chúa, sự sống đời đời?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương