KỲ DIỆU CỦA CÔ ĐƠN
“Giải tán họ xong, Ngài lên núi cầu nguyện một mình. Đến chiều, Ngài vẫn ở đó một mình!”.
“Một là tự tử, hai là về thành phố, ba là ôm chặt Thiên Chúa!”. Đó là chia sẻ của cha René Voillaume khi ngài nói đến ‘thời gian nhà tập’ của một số tập sinh Tiểu Đệ Chúa Giêsu tại sa mạc Sahara, nơi nhiệt độ thông thường có thể nóng đến 58°C và lạnh dưới - 45°C và còn hơn thế nữa!
Kính thưa Anh Chị em,
Không cần phải đợi đến khi vào sa mạc Sahara, Chúa Giêsu mới chọn điều thứ ba; nhưng trong suốt cuộc sống của Ngài, Chúa Giêsu đã luôn luôn khôn ngoan ôm chặt Thiên Chúa. Thật thú vị, qua Tin Mừng hôm nay, chúng ta học bài học của sự cô đơn; đúng hơn, sự ‘kỳ diệu của cô đơn!’.
Khi chúng ta coi việc ở một mình là cô đơn, Chúa Giêsu lại coi đó là cô tịch; chúng ta coi cô tịch là lãnh địa của cô đơn, Chúa Giêsu coi đó là lãnh địa của gặp gỡ; chúng ta chạy trốn cô tịch, Chúa Giêsu đi tìm nó! Vậy mà, khi kiên trì ôm chặt Thiên Chúa như Chúa Giêsu, chúng ta sẽ thấy sự ‘kỳ diệu của cô đơn!’; đó là thiên đàng của những cuộc gặp gỡ. Tuy nhiên, điều làm cô đơn nên kỳ diệu ở đây là một cô đơn có Chúa, ‘ôm lấy Chúa và được Chúa ôm lấy’ chứ không phải cô độc.
Tin Mừng hôm nay cho biết, sau khi giải tán dân chúng, Chúa Giêsu lên núi một mình để cầu nguyện. Ngài sẵn sàng rời bỏ sự vồ vập của đám đông để lên núi, ở một mình với Chúa Cha; ở với Chúa Cha, một điều gì đó mà Chúa Giêsu khao khát mỗi ngày. Khác với Chúa Giêsu, việc im lặng có thể nhanh chóng dẫn chúng ta đến một cô đơn nhất định và trống rỗng nội tâm; những lúc ấy, chúng ta cảm thấy bị thôi thúc muốn tìm một ai đó, hay bất cứ thứ gì, có thể giúp gây mê, hầu tránh được cảm giác đau đớn khi ở một mình. Nếu đúng vậy, chúng ta hãy học biết ôm chặt Thiên Chúa như Chúa Giêsu, ở lại với Ngài, học cách tận hưởng sự hiện diện của Ngài trong lặng lẽ. Bấy giờ, ‘kỳ diệu của cô đơn’ sẽ tỏ mình, nỗi đau từ im lặng có thể biến thành niềm vui và bình an.
Tận hưởng sự im ắng của việc ở một mình, chúng ta hướng lòng lên Chúa, quay lưng lại với chính mình; vậy mà, chính lúc đó, chúng ta vẫn không quay lưng lại với người khác hoặc với thế giới. Như Chúa Giêsu, chúng ta đang mở lòng mình với Thiên Chúa để có thể liên đới cảm thông với người khác. Tin Mừng tiết lộ, ở một mình trên núi “cho đến chiều tối”, Chúa Giêsu đã không loại bỏ những người khác khỏi lời cầu nguyện của Ngài; Ngài ý thức việc các môn đệ đang vật lộn trước gió giật và sóng lớn. Như vậy, dẫu đến gần Chúa Cha, ở trong Chúa Cha, Chúa Giêsu vẫn gần gũi các môn đệ; từ đó, Ngài đã kịp có mặt với họ trong cuộc chiến trên sóng dữ, kêu gọi họ can đảm; để cuối cùng, bước lên thuyền, giúp họ vượt qua bão tố và đưa họ vào bờ. Cũng thế, việc ở một mình trong cầu nguyện cũng sẽ đưa chúng ta đến gần những người khác trong tình yêu thương; và đó chính là sự ‘kỳ diệu của cô đơn’ khi tạo ra một cơ hội để chúng ta trở nên một phương tiện, mà qua đó, Thiên Chúa có thể đến với những người khác.
Bài đọc Dân Số hôm nay cũng nói đến một trải nghiệm ‘kỳ diệu của cô đơn’. “Lều Hội Ngộ” còn gọi là “Nhà Xếp Giao Ước”, được coi như điểm hẹn, một nơi cô tịch mà con người gặp gỡ Thiên Chúa và tìm lại chính mình. Thiên Chúa đã đòi vợ chồng Aaron và Miriam ra đó, vì hai người này có lỗi với Môisen, “Cả ba hãy đi ra Lều Hội Ngộ!”. Ở đó, Ngài đã tỏ mình, nói cho họ sự sai trái. Và cũng từ nơi cô tịch đó, con người nhận ra lỗi lầm của mình, để sau đó, mở miệng xin Thiên Chúa xót thương, “Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài!”; đó cũng là tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca hôm nay.
Anh Chị em,
Tin Mừng cho biết, càng gần Thiên Chúa, Chúa Giêsu càng gần con người. Ngài dạy chúng ta ôm chặt Thiên Chúa để có thể gần gũi tha nhân như Ngài. Như vậy, cô đơn không thể mài mòn chúng ta; trái lại, giúp chúng ta trở nên nhạy bén với Thiên Chúa, với tha nhân, nhận ra sự yếu hèn của mình; và sau cùng, trở nên khí cụ bình an của Chúa. Đó là sự ‘kỳ diệu của cô đơn!’. Trong những ngày hôm nay, khi phải ở một mình nhiều hơn, chớ gì chúng ta biết tận dụng những hoàn cảnh đun đẩy như một ‘lợi thế’ sẵn có; qua đó, ở lại với Thiên Chúa, ở lại với những những thân yêu và thấy rõ con người của mình nhiều hơn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con đi vào vực sâu của việc cầu nguyện cả khi con sợ hãi phải ở một mình; xin giúp con ôm chặt lấy Chúa; nhờ đó, con luôn thấy được sự ‘kỳ diệu của cô đơn!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Giải tán họ xong, Ngài lên núi cầu nguyện một mình. Đến chiều, Ngài vẫn ở đó một mình!”.
“Một là tự tử, hai là về thành phố, ba là ôm chặt Thiên Chúa!”. Đó là chia sẻ của cha René Voillaume khi ngài nói đến ‘thời gian nhà tập’ của một số tập sinh Tiểu Đệ Chúa Giêsu tại sa mạc Sahara, nơi nhiệt độ thông thường có thể nóng đến 58°C và lạnh dưới - 45°C và còn hơn thế nữa!
Kính thưa Anh Chị em,
Không cần phải đợi đến khi vào sa mạc Sahara, Chúa Giêsu mới chọn điều thứ ba; nhưng trong suốt cuộc sống của Ngài, Chúa Giêsu đã luôn luôn khôn ngoan ôm chặt Thiên Chúa. Thật thú vị, qua Tin Mừng hôm nay, chúng ta học bài học của sự cô đơn; đúng hơn, sự ‘kỳ diệu của cô đơn!’.
Khi chúng ta coi việc ở một mình là cô đơn, Chúa Giêsu lại coi đó là cô tịch; chúng ta coi cô tịch là lãnh địa của cô đơn, Chúa Giêsu coi đó là lãnh địa của gặp gỡ; chúng ta chạy trốn cô tịch, Chúa Giêsu đi tìm nó! Vậy mà, khi kiên trì ôm chặt Thiên Chúa như Chúa Giêsu, chúng ta sẽ thấy sự ‘kỳ diệu của cô đơn!’; đó là thiên đàng của những cuộc gặp gỡ. Tuy nhiên, điều làm cô đơn nên kỳ diệu ở đây là một cô đơn có Chúa, ‘ôm lấy Chúa và được Chúa ôm lấy’ chứ không phải cô độc.
Tin Mừng hôm nay cho biết, sau khi giải tán dân chúng, Chúa Giêsu lên núi một mình để cầu nguyện. Ngài sẵn sàng rời bỏ sự vồ vập của đám đông để lên núi, ở một mình với Chúa Cha; ở với Chúa Cha, một điều gì đó mà Chúa Giêsu khao khát mỗi ngày. Khác với Chúa Giêsu, việc im lặng có thể nhanh chóng dẫn chúng ta đến một cô đơn nhất định và trống rỗng nội tâm; những lúc ấy, chúng ta cảm thấy bị thôi thúc muốn tìm một ai đó, hay bất cứ thứ gì, có thể giúp gây mê, hầu tránh được cảm giác đau đớn khi ở một mình. Nếu đúng vậy, chúng ta hãy học biết ôm chặt Thiên Chúa như Chúa Giêsu, ở lại với Ngài, học cách tận hưởng sự hiện diện của Ngài trong lặng lẽ. Bấy giờ, ‘kỳ diệu của cô đơn’ sẽ tỏ mình, nỗi đau từ im lặng có thể biến thành niềm vui và bình an.
Tận hưởng sự im ắng của việc ở một mình, chúng ta hướng lòng lên Chúa, quay lưng lại với chính mình; vậy mà, chính lúc đó, chúng ta vẫn không quay lưng lại với người khác hoặc với thế giới. Như Chúa Giêsu, chúng ta đang mở lòng mình với Thiên Chúa để có thể liên đới cảm thông với người khác. Tin Mừng tiết lộ, ở một mình trên núi “cho đến chiều tối”, Chúa Giêsu đã không loại bỏ những người khác khỏi lời cầu nguyện của Ngài; Ngài ý thức việc các môn đệ đang vật lộn trước gió giật và sóng lớn. Như vậy, dẫu đến gần Chúa Cha, ở trong Chúa Cha, Chúa Giêsu vẫn gần gũi các môn đệ; từ đó, Ngài đã kịp có mặt với họ trong cuộc chiến trên sóng dữ, kêu gọi họ can đảm; để cuối cùng, bước lên thuyền, giúp họ vượt qua bão tố và đưa họ vào bờ. Cũng thế, việc ở một mình trong cầu nguyện cũng sẽ đưa chúng ta đến gần những người khác trong tình yêu thương; và đó chính là sự ‘kỳ diệu của cô đơn’ khi tạo ra một cơ hội để chúng ta trở nên một phương tiện, mà qua đó, Thiên Chúa có thể đến với những người khác.
Bài đọc Dân Số hôm nay cũng nói đến một trải nghiệm ‘kỳ diệu của cô đơn’. “Lều Hội Ngộ” còn gọi là “Nhà Xếp Giao Ước”, được coi như điểm hẹn, một nơi cô tịch mà con người gặp gỡ Thiên Chúa và tìm lại chính mình. Thiên Chúa đã đòi vợ chồng Aaron và Miriam ra đó, vì hai người này có lỗi với Môisen, “Cả ba hãy đi ra Lều Hội Ngộ!”. Ở đó, Ngài đã tỏ mình, nói cho họ sự sai trái. Và cũng từ nơi cô tịch đó, con người nhận ra lỗi lầm của mình, để sau đó, mở miệng xin Thiên Chúa xót thương, “Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài!”; đó cũng là tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca hôm nay.
Anh Chị em,
Tin Mừng cho biết, càng gần Thiên Chúa, Chúa Giêsu càng gần con người. Ngài dạy chúng ta ôm chặt Thiên Chúa để có thể gần gũi tha nhân như Ngài. Như vậy, cô đơn không thể mài mòn chúng ta; trái lại, giúp chúng ta trở nên nhạy bén với Thiên Chúa, với tha nhân, nhận ra sự yếu hèn của mình; và sau cùng, trở nên khí cụ bình an của Chúa. Đó là sự ‘kỳ diệu của cô đơn!’. Trong những ngày hôm nay, khi phải ở một mình nhiều hơn, chớ gì chúng ta biết tận dụng những hoàn cảnh đun đẩy như một ‘lợi thế’ sẵn có; qua đó, ở lại với Thiên Chúa, ở lại với những những thân yêu và thấy rõ con người của mình nhiều hơn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con đi vào vực sâu của việc cầu nguyện cả khi con sợ hãi phải ở một mình; xin giúp con ôm chặt lấy Chúa; nhờ đó, con luôn thấy được sự ‘kỳ diệu của cô đơn!’”, Amen.
(Tgp. Huế)