CHÚA NHẬT XXVII TN (B)
Sáng thế 2: 18-24; Tvịnh 127; Do Thái 2: 9-11; Máccô 10: 2-16

Trong lúc đi giảng tĩnh tâm, tôi bản thân chỉ là người giảng phòng được mời thôi. Vì thế tôi thường gọi văn phòng giáo xứ hỏi thăm về tình hình địa phương "Xin cho tôi biết cộng đoàn giáo xứ ra sao". Chúng tôi, các người giảng phòng thường đi từ giáo xứ này qua giáo xứ khác phải hỏi trước như thế, chứ không như các thầy giảng địa phương vì họ đã biết rõ dân chúng ở giáo xứ đó ra sao. Mặc dù tôi không biết cộng đoàn giáo xứ đó sinh hoạt ra sao, nhưng từ kinh nghiệm bản thân, tôi cũng có thể biết vài chi tiết về cuộc sống của họ: Như ở đó có nhiều cha mẹ đơn thân, và có người đã ly hôn sau khi đã nhận bí tích hôn phối lần thứ nhất để kết hôn lần hai.

Có những người kết hôn lần thứ hai nhưng không thông qua thủ tục huỷ hôn lần thứ nhất. Một số có lẽ không đủ tiêu chuẩn, Số người khác, như một người bạn của tôi đang sống đời hôn nhân lần thứ hai. Người đó nói với tôi, "Khi tôi kết hôn với người vợ đầu tiên, chúng tôi yêu nhau. Sau 20 năm với nhiều thay đổi xãy đến trong cuộc sống, chúng tôi ngày càng xa cách nhau... Chúng tôi đã mỗi người đi một ngả. Tôi không muốn làm thủ tục ly hôn và nói những lời xúc phạm đến cô ấy, hay nói một điều gì không đúng sự thật, để xin phép huỷ hôn. Vì thế tôi không nộp hồ sơ xin việc đó". Đó không phải là lần đầu tiên có một người sống trong hôn nhân lần thứ hai nói với tôi điều đó.

Chúa nhật tuần này, mọi người trong cộng đoàn trong đó có những người như tôi vừa nói sẽ lắng nghe phúc âm. Làm thế nào những người đã ly hôn hay đang tái hôn cảm nhận được bài phúc âm này. Liệu Chúa Giêsu có vẻ nói rất khắc nghiệt quá chăng? Phúc âm có thể khơi dậy cảm giác vấp phạm trong quá khứ hay hiện tại, một cảm giác thất bại hay không đủ quyết tâm? Liệu những người có đời sống gia đình tốt sẽ có cảm tưởng là họ cao quý hơn hay vận hên của họ? “Đời sống hôn nhân thật khó khăn, nhưng chúng ta đã vượt qua được; nên vẫn ở bên nhau. Tại sao họ lại không làm như thế được?”

Hôm nay là một ngày mà bản thân chúng ta người rao giảng, sẽ bị phân tâm trong cố gắng giảng theo ý bài phúc âm, vì bài này nêu lên rất nhiều điều; hay giảng dùng bản văn khác làm tư liệu. Nhưng, dù sao, dân chúng cũng vẫn nghe bài phúc âm rồi, và họ tự nêu lên lời kết luận. Điều tốt nhất, là cố gắng tìm điều hay. Tôi chắc rằng các linh mục trong giáo xứ có nhiều kinh nghiệm hơn tôi với những hoàn cảnh vừa nêu lên. Dù vậy, đây là một phương thế của thầy giảng từ nơi khác đến là xử dụng tinh thần của Chúa Giêsu để Ngài soi sáng và chỉ dẩn.

Chúa Giê su nói đến một lý tưởng của tình yêu là luôn tốt đẹp trước mắt chúng ta. Trong một thế giới mà phi đạo đức đã trở nên quen thuộc thường xảy ra như trong những câu chuyện truyền hình nhiều tập ("Tình dục và Đô thị"), hay các câu chuyện nói sự thật về vấn đề tình dục, ngôn ngử và thói quen, lời giảng dạy của Chúa Giêsu có thể nghe như rất cổ điển, nay đã rất xa vời. Nhưng, dù sao, nói đến lý tưởng chẳng phải Chúa Giêsu đang nói đến Tin Mừng trong lời Ngài rao giảng hay sao? Đối với những ai “chấp nhận vương quốc của Thiên Chúa như một đứa trẻ”, điều mà thế giới hiện nay coi như đã lổi thời và không thể xảy ra. Đó chính là sự thật là lý do mà chúng ta quy tụ về đây như một cộng đoàn tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta thừa nhận rằng chúng ta cần sự giúp đở để sống theo lời Chúa Giêsu giảng dạy và theo gương Ngài, và chúng ta hướng về Đức Chúa để được giúp đở và nuôi dưỡng.

Chúa Giêsu nói, một người đàn ông ly dị vợ và kết hôn với người khác, là “phạm tội ngoại tình đối với người vợ” (Chúa Giêsu cũng nói như thế đối với một người phụ nữ ly dị chồng). Trong xã hội miền Biển Địa Trung Hải nơi Chúa Giêsu sống, các gia đình đã sắp xếp các cuộc hôn nhân; thế nên, tất cả gia đình của người phụ nữ sẽ bị xấu hổ nếu người phụ nữ bị ly hôn. Vậy, cuộc ly hôn bao lâu sẽ xảy ra cảnh đổ máu giữa hai gia đình vậy? Thế nên, trước khi điều đó xãy ra đã dẫn đến việc ly hôn bị cấm; chính là để tránh những lòng thù hận và xung đột có thể gây đổ máu.

Những người nghe Chúa Giêsu hẳn đã nghe một tin mừng khác; dành cho phụ nữ. Thời Chúa Giêsu, người nam có thể ly dị vợ. Ông “Môsê cho phép người chồng đưa giấy ly dị vợ và đuổi cô ấy về nhà cô ta”. Nhưng, đó không phải là kế hoạch mà Thiên Chúa đã định liệu. "Đức Chúa tạo dựng nên đàn ông và đàn bà". Vậy, điều gì sẽ xảy đến cho người vợ bị người chồng “xua đuổi”? Vào thời đó, người phụ nữ không thể đến trường để đi học vào ban đêm: về y khoa hay học về khoa vi tính. Bạn có để ý thấy trong phúc âm thường nhắc nhiều đến các cô gái điếm không? Đó có phải là điều đã xảy ra cho các người “vợ bị ly hôn” chăng. Những người đó, bị ruồng bỏ khỏi chính gia đình họ, họ phải tự nuôi sống bản thân và cho con cái họ?

Chúa Giêsu cấm việc ly hôn; bởi người nam có thể là một tin mừng cho các phụ nữ thường dễ bị đau khổ do ly hôn; thường ai biết được số phận của họ trong xóm làng của họ ra sao phải không? Chúa Giêsu cấm việc ly hôn đối với cả nam lẫn nữ. Đó chính là điều Chúa Giêsu coi cả hai phái bằng nhau. Hình như, phụ nữ thường bị xem là tầm thường trong thế giới, và Chúa Giêsu công nhận họ có quyền lực như vậy.

Có người giải thích một cách dễ dàng luật ông Môsê về việc ly dị. Trong sách Đệ Nhị Luật (24:1) ông Môsê cho phép người đàn ông ly dị người vợ nếu anh ta thấy “người vợ chưa đẹp ý mình”. Một số người nghĩ rằng điều "không đẹp ý mình" như không biết nấu ăn. Bởi thế, khi người vợ làm cháy nồi thịt, người đó có thể bị "xua đuổi”. Vậy sau đó ai sẽ giúp đở người phụ nữ đó và các con của cô ấy? Điều Chúa Giêsu hướng dẫn về việc ly hôn có thể cung cấp cho chúng ta một cấu trúc cố định cho một cặp vợ chồng sống với nhau với cảm nhận sẽ lâu dài và an toàn - nhất là cho phụ nữ.

Chúng ta có thể nói là chúng ta đã đi được một chặng đường dài rồi. Dù vậy, ngày nay, khi phụ nữ bị ly hôn, các con cái trở nên rất dễ bị tổn thương. Chúng ta biết đã có bao nhiêu người phụ nữ trong số họ đã và đang cố gắng có công ăn việc làm để nuôi dưõng con cái không cần sự trợ giúp của người chồng cũ của họ. Hãy xem co cụm trong nghèo đói của họ. Trong khi luật dân sự xem hôn nhân như là một giao ước có tính pháp lý, trong Kitô giáo của chúng ta; hôn nhân là một bí tich. Thiên Chúa tham dự vào trong việc kết hợp giữa người nam và người nữ trong bí tích hôn phối của Kitô hữu, và hơn thế nữa, tình yêu giữa họ chính là dấu chỉ tình yêu của Chúa Kitô với giáo hội của Ngài.

Thánh Máccô là một tác giả phúc âm về lòng thương xót của Thiên Chúa. Không ai trong chúng ta khi ngồi trên ghế trong nhà thờ lại có thể coi thường người khác và tự nhận mình là một Kitô hữu tốt nhất. Nếu chúng ta không nhận được tội lỗi của chúng ta và xin ơn tha thứ, chúng ta có thể tự xem là một Kitô hữu được không?

Xuyên suốt bài phúc âm này, Chúa Giêsu mời gọi những người đang theo Ngài vào một cộng đoàn mới không có quan hệ huyết thống. Hình như Chúa Giêsu đã gạt bỏ quan hệ gia đình sang một bên (3:31-35}. Ngài còn bày tỏ rằng: Các gia đình bị chia rẻ vì Ngài (13:12). Đối với những ai đã rời bỏ gia đình riêng của họ vì Ngài; đây là cách Chúa thành lập một gia đình mới. (10:29-30)

Lý tưởng của chúng ta là kết hợp một tình yêu thương lâu dài hoà hợp với nhau giữa một người nam và một người nữ trong bí tích hôn phối. Tất cả cộng đoàn sẽ được hưởng lợi nhờ sự bền vững của những cấu trúc lâu bền đó và những người tín hữu xem đó như là dấu chỉ của sự hiện diện thường xuyên của Thiên Chúa. Sự hòa hơp như thế thách thức đức tin của cả hai người, trong sự trung thành, yêu thương và hy sinh cho nhau. Lý tưởng này phản ánh hình ảnh tình yêu của Thiên Chúa, nên khó chu toàn được. Dù vậy, chúng ta vẫn luôn cố gắng thực hiện.

Từ kinh nghiệm của chính mình, chúng ta biết đời sống hôn nhân có khó khăn như thế nào. Khi một cuộc hôn nhân thất bại, tan rả, đôi khi không còn gì nữa chỉ toàn là tổn thương và có thể đau khổ nhiều hơn. Trong hoàn cảnh đau khổ như thế, người ta cảm thấy không còn cách nào khác là chấm dứt sự hòa hợp và cố gắng bắt đầu lại. Hình như trong thời buổi này, những hoàn cảnh như thế xãy ra càng ngày càng nhiều. Những ai nhận lấy những thất bại của bản thân trong hôn phối mà vẫn muốn cố gắng tiếp tục theo Chúa Kitô, sẻ cầu xin ơn tha thứ cho bất kỳ việc gì họ đã làm trong cuộc chia tay của họ.

Đó là một thách thức đối với giáo hội của chúng ta khi nghĩ đến cách đối xử của chúng ta đối với những người đang bị đau khổ và tổn thương thật khi đã trãi qua cuộc ly hôn. Mặc dù pháp luật của chúng ta nhằm bảo vệ đời sống hôn nhân cho lợi ích cộng đoàn. Dù vậy, Chúa Giêsu đã dạy về lòng thương xót và sự tha. Chúa Giêsu là người tế tự chính trong việc phụng vụ nên làm sao cho giáo hội có thể làm được như vậy trong thời buổi khó khăn này, cho đời sống hôn nhân và gia đình? Bằng cách tuân giử theo luật lệ hiện tại và các quy định? Hay, trong khi giử lý tưởng, cùng giúp những người bị đau khổ do các kinh nghiệm trước đây của họ trong hôn phối, và bây giờ hy vọng sẽ bắt đầu với mối quan hệ mới - và vẫn luôn là thành phần trong giáo hội.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


27th SUNDAY (B)
Genesis 2: 18-24; Psalm 128; Hebrews 2: 9-11; Mark 10: 2-16

My parish retreat ministry means I am a visiting preacher. So, I usually call in advance with a request of the staff: "Tell me about your congregation" – a kind of "congregational analysis." We itinerant preachers have to do that; unlike the local preachers who already have a good knowledge of their people. I may not have a pastor’s grasp on the congregation but, from my experience, I can be sure of a couple of facts: there will be single parents and divorced people in the congregation. There will also be other couples who are in a second marriage, after having their first annulled.

Others will be in a second marriage, without having gone through the annulment process – – some because they did not qualify. Others may be like a friend of mine who is in a second marriage. He told me, "When I married my first wife we were in love. After 20 years and many changes in our lives we grew apart... we were walking different paths. I don’t want to go through the annulment process and say hurtful things about her, or something that isn’t true, just to get the annulment. So, I have not applied for it." That’s not the first time a person in a second marriage has told me that.

In this Sunday’s congregation people, like the ones I just described, will be listening. How will those divorced and/or remarried, hear today’s gospel? Will Jesus sound harsh and unbending? Will the gospel stir up past or present guilt; a sense of failure or inadequacy? Will the well-married be moved to a sense of superiority and egoism? "Marriage is hard, but we made a go of it; we stayed together. Why couldn’t they?"

It’s a day we might be tempted to change the gospel reading because it evokes so much; or preach from one of the other readings. But still, people will hear the gospel and draw their own conclusions. Best to wrestle with it and do our best. I’m sure local pastoral ministers have much more experience than I with the type of situations I just described. Still, here’s one itinerant’s approach to listen to the spirit of Jesus for light and guidance.

Jesus places the ideal of a permanent loving relationship before us. In a morally adrift world that has grown used to: television soap operas, season-long series ("Sex and the City") and "reality shows," with their casual sexual situations, language and mores, Jesus’ teaching can sound terribly old-fashioned, even quaint. But besides stating the ideal, isn’t Jesus also suggesting the Good News in his teaching? For those who "accept the kingdom of God like a child," what the world may consider parochial or outdated and impossible – is possible. That’s why we gather for Eucharist; we acknowledge we need help to live up to Jesus’ teachings and example and we turn to God for help and nourishment.

Jesus says a man who divorces his wife and marries another "commits adultery against her." (He says the same about women who divorce their husbands.) In Jesus’ Mediterranean world families arranged marriages and so a woman’s whole family would be shamed if she were divorced. Think of the conflict then between all the male relatives in both families. How often would a divorce lead to bloodshed between such families? Perhaps the reason divorce was originally prohibited was to prevent such feuding and bloodshed.

Jesus’s hearers would have heard another piece of Good News – – for women. In his time men could divorce their wives, "Moses permitted a husband to write a bill of divorce and dismiss her." But that’s not the plan God had in mind when, "God made them male and female." What would happen to a woman who was "dismissed" by her husband? At that time she couldn’t go to night school to learn medicine or computer skills. Have you noticed how often prostitutes are mentioned in the Gospels? Is that what happened to "dismissed wives" – those women, outcasts from their own families, who had to support themselves and their children?

Jesus’ prohibition of divorce by men would be good news to wives who could be easily be put aside and suffer, who knows what fate in their villages? Jesus prohibiting divorce by both men and women was treating both with a kind of equality. It seems women, normally considered insignificant in his world, are recognized by Jesus as having power too.

There were some who interpreted the Mosaic law about divorce rather loosely. Deut. 24:1 gives permission for a man to divorce his wife if he "finds something objectionable about her." Some thought the "objectionable" thing could be as trivial as poor cooking. So, for example, if a wife burned the pot roast she might find herself "dismissed." Who then would support her and her children? Jesus’ teaching about divorce could provide a fixed structure for a couple to live together with some sense of permanence and security – especially for the women.

We could say our society has come a long way. Still, even today, divorced women and their children become very vulnerable. How many of these women do we know who are trying to hold down jobs and raise their children without the support of their former spouses? Check the poverty rolls. While civil law views marriage as a legal contract, our religious tradition also holds it as a sacrament. God is involved in the union of a man and woman in Christian marriage. And more: the love between them is a sign of Christ’s love for his church.

Mark is a gospel of mercy upon mercy. None of us in the pews can look down our noses at anyone else and claim to be better Christians than they. If we haven’t realized our own sin and asked for forgiveness, can we even claim to be Christian?

Throughout this gospel Jesus is calling followers to a new community not determined by blood relationships. He seems to be putting family ties aside (3:31 – 35). He even described families being divided because of him (13:12). To those who left their own families he taught about forming a new family (10:29 – 30).

Our ideal is a loving and permanent union between a man and a woman in marriage. The whole community benefits from such permanent structures and people of faith see in them signs of God’s abiding presence. Such unions challenge the partners to be faithful, loving and self-sacrificing for one another. This ideal of perfection, which reflects the image of God’s love, is also impossible to achieve; still it is worth striving for.

We know from our experience how difficult marriage can be. When a marriage is failing sometimes nothing remains but hurt and the potential for still more hurt. In such painful circumstances people feel there is little alternative but to end the union and try to begin again. It seems these days this is more and more the case. Those who acknowledge their own failings in marriage and still want to continue following Christ, will ask for forgiveness for any part they may have played in the break-up.

It’s a challenge to our Church to consider how we are to treat those sincere and wounded people who have gone through a divorce. While our laws are meant to protect the institution of marriage for the common good, still, Jesus has taught mercy and forgiveness. He kept persons primary in his ministry. How can the Church do the same during this time of crisis for the institution of marriage and the family? By holding fast to its current laws and restrictions? Or, while raising up the ideal, also ministering to those wounded by their previous experiences in marriage, who now hope to start afresh in new relationships – and still be full participants in the church.