GÁNH NẶNG KHÔNG THỂ VÁC
“Khốn cho các ngươi nữa! Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nếu anh em nhà Grimms cho chúng ta một câu chuyện thú vị về những gánh nặng đi theo năm tháng của con người, thì qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy một gánh nặng khác, gánh lề luật, một ‘gánh nặng không thể vác’ mà con người có thể chất lên nhau. Một luật sĩ, tưởng mình là vô tội; ngờ đâu, Ngài tiết lộ cho ông một sự thật không mấy mong đợi, “Khốn cho các ngươi nữa! Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”.
“Luật sĩ” Chúa Giêsu đề cập hôm nay không phải là ‘luật sư’ như thuật ngữ chúng ta thường dùng, những người có chuyên môn về các loại luật dân sự. Thời Chúa Giêsu, “luật sĩ” là các chuyên gia về luật tôn giáo, luật Thiên Chúa như được tìm thấy trong Thánh Kinh và trong truyền khẩu giải thích các luật đó. Người ta thích ví các “luật sĩ” xưa với các nhà thần học ngày nay, những người giải thích truyền thống Kitô giáo cho thời điểm hiện tại. Chúa Giêsu cáo buộc các luật sĩ thời Ngài về việc họ tuỳ tiện giải thích luật Thiên Chúa, ý muốn của Ngài, theo cách áp đặt những ‘gánh nặng không thể vác’, và cũng không cần thiết.
Với những cách giải thích, thêm thắt, cắt xén của các luật sĩ… lề luật, thay vì là đường dẫn đến tự do, đã thành lối dẫn đến lỗi phạm; một gánh nặng đối với con người vốn đã có quá nhiều gánh nặng. ‘Thay vì giải thoát, nó trói buộc’; ‘thay vì yêu thương, nó lên án’; ‘thay vì cứu sống, nó giết chết’. Đau đớn thay, chính bản thân Chúa Giêsu cũng bị luật của loài người giết chết! Vì thế, khi nói, “Hãy đến với Tôi, tất cả những ai mang gánh nặng nề, Tôi sẽ bổ sức cho!”, Chúa Giêsu trước hết, nghĩ ngay đến lề luật, một ‘gánh nặng không thể vác’ mà giới kinh sư biệt phái áp đặt lên con người. Trước sai lầm nghiêm trọng đó, Ngài không ngần ngại khiển trách họ nhiều lần, “Khốn cho các ngươi!”, “Khốn cho các ngươi!”; thế nhưng, đó là những lời đầy yêu thương khi Ngài chỉ muốn khuyến cáo tâm hồn họ, hãy tìm về cốt lõi của lề luật là yêu thương.
Trong thư Rôma hôm nay, thánh Phaolô nói, “Thiên Chúa không thiên tư tây vị ai cả”; Thánh Vịnh đáp ca cũng đồng tình, “Lạy Chúa, Ngài theo tội phúc mà thưởng phạt mỗi người!”. Vì thế, chính Thiên Chúa sẽ xét xử những người cầm cân nẩy mực này nặng hơn, nghiêm khắc hơn. Và qua đó, rõ ràng, Chúa Giêsu đang đối chiếu sự dạy dỗ của các luật sĩ với sự dạy dỗ của chính Ngài.
Ngài đến loan báo một Tin Mừng ban niềm vui, sự tươi mới và sức sống của Thánh Thần. Ngài nói về mình như một chàng rể, những ai theo Ngài là khách dự tiệc cưới; Ngài loan báo triều đại Thiên Chúa, một triều đại yêu thương, tìm kiếm, chữa lành, băng bó, ăn mừng. Ngài đến, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, người nghèo được loan báo Tin Vui, kẻ bị giam cầm biết họ được tha. Vì thế, nếu niềm tin vào Ngài trở thành gánh nặng, và không có gì khác ngoài các luật lệ, vốn trở thành những ‘gánh nặng không thể vác’… thì cách nào đó, nó đã đánh mất bản chất. Lời mời gọi đi theo Chúa Giêsu có thể đòi hỏi theo cách mà tình yêu đòi hỏi. Đường theo Ngài có thể là thập giá; nhưng luôn hứa hẹn một niềm vui và bình an mà thế giới không thể ban tặng.
Anh Chị em,
“Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta giúp nhau mang gánh nặng; và đừng trở nên gánh nặng cho nhau. Tin Mừng thực sự đòi hỏi, mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội Thánh thực sự đòi hỏi, nhưng là những đòi hỏi của tình yêu từ một Đấng đã sống, đã chết và đã sống lại cho chúng ta. Ngài là Đấng muốn chúng ta sống trọn vẹn, xứng phẩm giá con cái Thiên Chúa; và Ngài cũng là Đấng sẵn sàng ban ân sủng Thánh Thần để chúng ta được tự do thờ phượng, tự do yêu thương và tự do phục vụ như Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết khắt khe với chính mình; quảng đại với anh em. Đừng để con lạm dụng uy tín, quyền lực để chất thêm những ‘gánh nặng không thể vác’ cho anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khốn cho các ngươi nữa! Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”.
Chuyện kể rằng, ban đầu, Chúa Trời định 30 năm, là thời gian lý tưởng cho tất cả các động vật, kể cả loài người. Tuy nhiên, lừa, chó và khỉ cho rằng, dài quá! Chúng xin giảm lại còn 18, 12 và 10. Loài người tham lam, xin thêm 40 năm thừa. Chúa đồng ý, cho nó sống đến 70 năm! 30 năm đầu là của riêng nó, chúng trôi qua nhanh chóng; 18 năm kế tiếp là “những năm lừa”, thời gian này, nó phải vác vô vàn gánh nặng trên lưng; kế đến là 12 “năm chó”, nó làm thì ít nhưng lo thì nhiều; cuối cùng là “10 năm khỉ”, nó phát triển kỳ lạ và làm nhiều điều khiến trẻ em nhạo cười!
Kính thưa Anh Chị em,
Nếu anh em nhà Grimms cho chúng ta một câu chuyện thú vị về những gánh nặng đi theo năm tháng của con người, thì qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy một gánh nặng khác, gánh lề luật, một ‘gánh nặng không thể vác’ mà con người có thể chất lên nhau. Một luật sĩ, tưởng mình là vô tội; ngờ đâu, Ngài tiết lộ cho ông một sự thật không mấy mong đợi, “Khốn cho các ngươi nữa! Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”.
“Luật sĩ” Chúa Giêsu đề cập hôm nay không phải là ‘luật sư’ như thuật ngữ chúng ta thường dùng, những người có chuyên môn về các loại luật dân sự. Thời Chúa Giêsu, “luật sĩ” là các chuyên gia về luật tôn giáo, luật Thiên Chúa như được tìm thấy trong Thánh Kinh và trong truyền khẩu giải thích các luật đó. Người ta thích ví các “luật sĩ” xưa với các nhà thần học ngày nay, những người giải thích truyền thống Kitô giáo cho thời điểm hiện tại. Chúa Giêsu cáo buộc các luật sĩ thời Ngài về việc họ tuỳ tiện giải thích luật Thiên Chúa, ý muốn của Ngài, theo cách áp đặt những ‘gánh nặng không thể vác’, và cũng không cần thiết.
Với những cách giải thích, thêm thắt, cắt xén của các luật sĩ… lề luật, thay vì là đường dẫn đến tự do, đã thành lối dẫn đến lỗi phạm; một gánh nặng đối với con người vốn đã có quá nhiều gánh nặng. ‘Thay vì giải thoát, nó trói buộc’; ‘thay vì yêu thương, nó lên án’; ‘thay vì cứu sống, nó giết chết’. Đau đớn thay, chính bản thân Chúa Giêsu cũng bị luật của loài người giết chết! Vì thế, khi nói, “Hãy đến với Tôi, tất cả những ai mang gánh nặng nề, Tôi sẽ bổ sức cho!”, Chúa Giêsu trước hết, nghĩ ngay đến lề luật, một ‘gánh nặng không thể vác’ mà giới kinh sư biệt phái áp đặt lên con người. Trước sai lầm nghiêm trọng đó, Ngài không ngần ngại khiển trách họ nhiều lần, “Khốn cho các ngươi!”, “Khốn cho các ngươi!”; thế nhưng, đó là những lời đầy yêu thương khi Ngài chỉ muốn khuyến cáo tâm hồn họ, hãy tìm về cốt lõi của lề luật là yêu thương.
Trong thư Rôma hôm nay, thánh Phaolô nói, “Thiên Chúa không thiên tư tây vị ai cả”; Thánh Vịnh đáp ca cũng đồng tình, “Lạy Chúa, Ngài theo tội phúc mà thưởng phạt mỗi người!”. Vì thế, chính Thiên Chúa sẽ xét xử những người cầm cân nẩy mực này nặng hơn, nghiêm khắc hơn. Và qua đó, rõ ràng, Chúa Giêsu đang đối chiếu sự dạy dỗ của các luật sĩ với sự dạy dỗ của chính Ngài.
Ngài đến loan báo một Tin Mừng ban niềm vui, sự tươi mới và sức sống của Thánh Thần. Ngài nói về mình như một chàng rể, những ai theo Ngài là khách dự tiệc cưới; Ngài loan báo triều đại Thiên Chúa, một triều đại yêu thương, tìm kiếm, chữa lành, băng bó, ăn mừng. Ngài đến, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, người nghèo được loan báo Tin Vui, kẻ bị giam cầm biết họ được tha. Vì thế, nếu niềm tin vào Ngài trở thành gánh nặng, và không có gì khác ngoài các luật lệ, vốn trở thành những ‘gánh nặng không thể vác’… thì cách nào đó, nó đã đánh mất bản chất. Lời mời gọi đi theo Chúa Giêsu có thể đòi hỏi theo cách mà tình yêu đòi hỏi. Đường theo Ngài có thể là thập giá; nhưng luôn hứa hẹn một niềm vui và bình an mà thế giới không thể ban tặng.
Anh Chị em,
“Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta giúp nhau mang gánh nặng; và đừng trở nên gánh nặng cho nhau. Tin Mừng thực sự đòi hỏi, mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội Thánh thực sự đòi hỏi, nhưng là những đòi hỏi của tình yêu từ một Đấng đã sống, đã chết và đã sống lại cho chúng ta. Ngài là Đấng muốn chúng ta sống trọn vẹn, xứng phẩm giá con cái Thiên Chúa; và Ngài cũng là Đấng sẵn sàng ban ân sủng Thánh Thần để chúng ta được tự do thờ phượng, tự do yêu thương và tự do phục vụ như Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết khắt khe với chính mình; quảng đại với anh em. Đừng để con lạm dụng uy tín, quyền lực để chất thêm những ‘gánh nặng không thể vác’ cho anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)