CHÚA NHẬT XXXI TN (B)
Đệ Nhị Luật 6: 2-6; T.vịnh 17; Do Thái 7: 23-28; Máccô 12: 28b-34
Trong bài phúc âm hôm nay, có một chỗ hòa hợp nhau rất hay. Một vị kinh sư hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?" Chúa Giêsu trả lời và vị kinh sư đồng ý với Chúa Giêsu, và nói "Thưa Thầy, hay lắm" Cùng lúc đó có một buổi gặp gỡ lớn trong sự hòa hợp giữa phong tục Do thái và Kitô giáo: Họ nói lòng yêu mến Thiên Chúa đứng trước mọi điều luật tôn giáo và trung thành với đức tin. Lòng yêu mến Thiên Chúa đòi hỏi phải hết lòng và hết tâm hồn. Lòng yêu mến tha nhân cũng cần thiết và minh chứng lòng chúng ta yêu mến Thiên Chúa. Lòng yêu mến Thiên Chúa của chúng ta chỉ được tỏ ra là xác thật là khi bản thân chúng ta luôn có lòng yêu thương tha nhân. Vì Thiên Chúa hiện hữu nơi chúng ta rất rõ ràng bằng sự hiện diện của Ngài nơi anh chị em chúng ta. Bài đọc thứ nhất và bài phúc âm hôm nay cho thấy rõ sự tương đương của hai bài.
Trong sách Đệ Nhị Luật, ông Môsê hội họp dân Israel trên bờ sông Jordan. Dân chúng Israel sửa soạn qua sông Jordan để vào đất Chúa hứa. Nhưng ông Môsê sẻ không đi với họ. Ông ta sẻ chết trước khi dân chúng lội qua sông. Ông Môsê nói bài giảng cuối cùng cho dân chúng để nhắc họ nhớ là họ chỉ có một Thiên Chúa, và họ sẻ phải yêu mến Thiên Chúa với tất cả lòng trí họ. Đó là nội dung bài đọc thứ nhất - lời tường thuật rất rõ ràng. Nhưng, sách Đệ Nhị Luật được viết ra sau câu chuyện này rất lâu, khi đất nước Do thái được hưng thịnh và vững mạnh trong lãnh thổ. Bởi thế khi đọc bài này, chúng ta nên lưu ý về hoàn cảnh hiện tại và giải thích bài đọc trong cách áp dụng cụ thể hơn.
Dân chúng đã được sinh sống bằng an trên lãnh thổ họ chiếm ngự an toàn. Và trong hoàn cảnh đó, một dân tộc và một tôn giáo có thể tự mãn và thay đổi vì họ cho rằng chính nhờ sức mạnh của họ để có được thành quá hôm nay. Và dân chúng dựa vào sức lực và ý định của họ. Thế nên, khi trình bày lời giảng của ông Môsê, sách Đệ Nhị Luật kêu gọi dân chúng hãy từ bỏ sự tự lực mà họ đang dựa vào mà quay về với Thiên Chúa. Quyền lực của ông Môsê thường nhắc dân chúng là luôn trung thành với Thiên Chúa là việc cơ bản, Đấng đả cứu họ ra khỏi nơi lưu đày. Khi đất nước sụp đổ và dân chúng bị đi lưu đày, và người đi lưu đày luôn nhớ lại sự xuẩn ngốc của họ trong việc dựa vào quyền lực chính trị và quân sự. Họ quên Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng và nâng đở họ. Có lẻ người bị bắt đi lưu đày sẽ nghe lại lời khuyên của ông Môsê bảo họ trước cho một dân tộc cứng đầu, và họ nhớ lại lúc họ mới sinh ra lần nữa bằng cách trở về với Thiên Chúa và yêu mến Thiên Chúa với "hết lòng, hết tâm hốn và hết sức lực..."
Lời ông Môsê có thể khiến chúng ta là những người đang thờ phụng Thiên Chúa, trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống nơi mổi chúng ta. Đối với những ai vẩn trung thành với đức tin, hôm nay là dịp để lập lại lới hứa đã tuyên xưng là trung thành với Thiên Chúa và được nuôi dưỡng đức tin bởi bí tích Thánh Thể để họ có thể tiếp tục làm tôi tớ trung thành của Thiên Chúa. Còn những ai, tự biết họ dựa vào "bản năng riêng" của họ, có thể họ được nhắc nhở lại là đầu tiên của sự trung thành là họ nên dựa vào Thiên Chúa, và tất cả các điều khác là phần thứ yếu nó có thể dễ dàng bị tước đoạt. Cuối cùng cũng có một số người trong cộng đoàn, giống như người bị lưu vong, đã thấy thế giới của họ bị tan rả sụp đổ, họ cần được đổi mới bằng sự trông cậy. Họ nghe lời ông Môsê nhắc họ nhớ lại là chúng ta được mời gọi yêu mến Thiên Chúa hoàn toàn bởi vì đó là điều Thiên Chúa đã làm trước tiên cho chúng ta. Thiên Chúa đã yêu mến chúng ta nên yêu mến Thiên Chúa hoàn toàn đó là điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Thiên Chúa đã yêu mến chúng ta với hết cả tâm tình yêu thương và sức mạnh. Một Thiên Chúa như thế sẽ đến giúp đở những người bị tan nát và bị lưu cư vì đó chính là bản tính của Thiên Chúa.
Hôm nay chúng ta, các thầy giảng hãy cẩn thận trong bài giảng, không rao giảng về một điều răn là phải yêu mến Chúa và tha nhân. Điều răn yêu mến Chúa phải được hoàn tất đầy đủ. Điều răn không đến như là một mệnh lệnh của một Thiên Chúa độc tài, Ngài mong muốn mọi người như là nô lệ để phục vụ và hy sinh hoàn toàn. Chúng ta không thể đòi hỏi một tình yêu như thế do bởi một điều răn từ trên xuống. Ông Môsê mời gọi dân chúng hãy yêu mến như thế trong tự do, vì họ đã được Thiên Chúa chọn. Trong 40 năm trời họ đã đi lang thang trong sa mạc và đã được biết Thiên Chúa của họ như một Thiên Chúa của tình yêu. Môsê gọi họ đáp lại Thiên Chúa từ "hết lòng, hết tâm trí, và hết sức lực" của họ vì họ đã được chọn và được tình yêu thương Thiên Chúa biến đổi.
Sự biến đổi do tình yêu thương của Thiên Chúa sâu đậm đến nỗi nó tuôn chảy từ chúng ta đến Thiên Chúa và được thể hiện qua tình yêu thương đối với tha nhân. Cũng như ông Môsê, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng trong đời sống chúng ta. Vì sự sống và cái chết của Chúa Giêsu là biểu hiện của lòng yêu mến Thiên Chúa cho mổi người trong chúng ta. Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa là trung tâm, và Ngài luôn hiện diện trong đời sống của chúng ta bằng cách Ngài trích dẫn lại lời nguyện "Shema" khẳng định quyết tâm của dân Israel tin vào lòng yêu thương của Thiên Chúa. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng những lời trích từ sách Đệ Nhị Luật của người Do thái sùng đạo. Và có thể là Chúa Giêsu đã đọc lời "Shema" hằng ngày, sáng và chiều. "Hởi dân Israel hãy nghe Đức Chúa là Thiên Chúa. Chỉ có mình Thiên Chúa thôi" Chúa Giêsu nói lên tinh thần của luật "Torah". Lời Chúa Giêsu đáp lại câu hỏi của vị kinh sư là từ sách Đệ Nhị Luật, và một lần nữa xác định rằng: Tình yêu thương của Thiên Chúa là điều đáng trân trọng nhất mà chúng ta cần phải biết.
Các thầy cả Do thái có thể nói đến 613 điều răn của sách luật "Torah". Trong số đó có 248 điều răn là quan trọng và 365 điều răn là phụ. Các giáo viên dạy về giáo lý của đạo Do thái đã tranh luận với nhau về điều răn nào là điều răn "nặng" và điều răn nào là điều răn "nhẹ". Bởi thế trong các giới lãnh đạo tôn giáo, thường một điều cơ bản để thảo luận là: Điều răn nào là đứng thứ "nhất", là quan trọng "nhất". Do đó, trong bối cảnh của sự giải thích cho câu hỏi của vị kinh sư, Chúa Giêsu trong câu trả lời của mình, Ngài trích dẫn hai điều răn trong kinh thánh Do Thái gộp lại với nhau. Khi làm điều này, Chúa Giêsu muốn trả lời ngắn gọn và đầy đủ cho giới kinh sư là cả hai giới răn trong Torah trở nên là điều răn quan trọng nhất. Nhờ thế, người Do thái sùng đạo sẻ không nghĩ là Chúa Giêsu là người chối bỏ phần khác của luật "Torah". Những gì họ đã nghe là cách Chúa Giêsu làm ngắn gọn lề luật để giúp sự tuân giử lề luật.
Điều răn thứ hai, trích từ sách Levi (19:18) cho rằng: Phải yêu quý và yêu mến những người trong cùng cộng đoàn, đó là điều răn giúp họ bảo vệ và chăm sóc cho người của bạn. Điều Chúa Giêsu thách thức là chúng ta có bày tỏ lòng yêu mến tha nhân chưa. Trong bối cảnh sách Cựu Ước có một ý nghĩa hạn hẹp về việc ai là "tha nhân". Có thể là các thành viên trong gia đình, hay những người nào trong cùng dân tộc. Theo lời dạy của Chúa Giêsu, nhất là trong dụ ngôn người Samaritanô nhân từ, Chúa Giêsu mở rộng hơn ý nghĩa về “người lân cận” nó vượt ra ngoài giới hạn dân tộc hay tôn giáo. Đối với Chúa Giêsu, yêu mến Thiên Chúa và tha nhân không phải là “thứ nhất” hay “thứ hai”. Cả hai là điều răn lớn hơn tất cả các điều răn khác.
Vị kinh sư hiểu và đồng ý với Chúa Giêsu. Ông nói rằng luật yêu thương của Thiên Chúa và tha nhân là điều răn lớn hơn tất cả bất kỳ các điều luật nào phải tuân giữ trong tôn giáo và trong các lề luật về việc hy sinh. Hành vi thờ phụng và hy sinh trong Đền Thờ một cách tôn kính phải xếp thứ hai sau việc tuân giử lề luật và hy sinh đến với lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Chúa Giêsu nói là vị kinh sư đã đáp lại một cách khôn ngoan về tính ưu việt của tình yêu thương hơn bất kỳ các hy sinh nào và Chúa Giêsu nói với vị kinh sư: "ông không còn xa nước Thiên Chúa đâu!" Nhưng vị kinh sư tỏ ra khôn ngoan và đồng tình với Chúa Giêsu. Vậy ông còn thiếu điều gì nữa?
Vị kinh sư còn cần phải vào nước Thiên Chúa như một đứa bé như Chúa Giêsu đã dạy. Ông ta còn cần phải hiểu rằng ông ta không thể vào được nước Thiên Chúa bởi việc làm hay bởi tuân giử lề luật; và ông ta còn phải hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa để được ơn làm thành viên của nước Thiên Chúa. Sau đó, khi đã là thành viên của nước Thiên Chúa, ông ta phải tuân giữ điều răn Chúa Giêsu đã dạy về lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Hãy nhớ phúc âm thánh Máccô bắt đầu với lời của thánh Gioan Tẩy Giả là Đấng sẽ đến sau ông ta có quyền thế hơn ông và sẽ làm phép rữa trong Thánh Thần (1:7-8). Đời sống mới mà Chúa Giêsu ban cho là món quà của Chúa Thánh Thần và sẻ giúp người chịu phép rữa nhận thực hiện luật yêu thương mà Chúa Giêsu đã giải thích cho vị kinh sư là "ông ta không còn xa nước Thiên Chúa". Nhưng, ông ta chỉ có thể vào nước Thiên Chúa qua ơn huệ mà Thiên Chúa trao ban.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
31st SUNDAY (B)
Deuteronomy 6: 2-6; Psalm 18; Hebrews 7: 23-28; Mark 12: 28b-34
There is a wonderful moment of mutual accord in today’s gospel. A scribe asks Jesus, "Which is the first of all the commandments?" Jesus gives his reply and the scribe gives his approval, "Well said, teacher...." At that moment there is a great meeting and agreement between the best of the Jewish and Christian traditions: that love of God has precedence over all other religious requirements, observances and loyalties. This love of God requires the giving of our entire self and when it is given, love of neighbor will be the necessary and visible manifestation of our love for God. Love of God is shown to be authentic when it is made visible in love of neighbor, for God comes to us concretely in the presence of our sisters and brothers. The first lectionary reading and today’s gospel show these close parallels.
In the Deuteronomy reading, Moses has gathered the Israelites on the banks of the Jordan. The people are about to take possession of the Promise Land, but Moses will not go with them, he will die before they cross the river. He gives his final address to the people and reminds them that they have only one God and that they are to love God with all their being. That’s our first reading of the text – the clear narrative piece. But the Book of Deuteronomy was written long after the narrated event, when the nation was prosperous and well ensconced in the land. So, there is another setting for today’s reading and another application.
The people were settled and secure and, in such situations, a nation and a religion can become complacent and rely on their own strengths and notions. Thus, in presenting Moses’ guiding words, Deuteronomy is calling the people to turn from self reliance back to God. The authority and prestige of Moses is used to remind them that their first loyalty is to the God who liberated them from slavery. When the nation collapses and is taken off to captivity, the exiles will look back on their foolishness in relying on political and military power while ignoring God their Creator and Sustainer. Perhaps the defeated and humbled exiles will hear the echo of Moses’ ancient advice to the incipient nation and realize a moment of rebirth, by once again turning to God and loving God with all their, "...heart...soul and...strength."
Moses’ words may find us worshipers in different places in our lives. For those who are constant in their piety, today is a chance to affirm their decision to serve God and be nourished at this Eucharist so they can continue to be faithful servants. Others, aware of their self reliance and "independent spirits," may be reminded that their primary loyalty and dependence is on God, all else is secondary and can easily be taken away. Finally, there may be some in the congregation who, like the exiles, have seen their world shaken and collapse and need to be renewed in hope. They hear Moses’ reminder that we are called to love God totally because that is what God has first done for us – loved us with full "heart, soul and strength." Such a God will come to the help of the broken and displaced because that’s just God’s nature.
We want to be careful today not to preach a message that is solely a command to love God and neighbor. The command to love God so completely doesn’t come as an offer from a dictator God who wishes slave-like docility and complete dedication. You can’t demand such love by issuing a decree from on-high. Moses calls the people to such love because they have been freely chosen by God. For forty years they have wandered the desert and come to know their God as a God of love. Moses is asking them to respond from their "heart, soul and strength," already touched and transformed by God’s love.
The transformation caused by God’s love is so profound that it flows from us towards God and is expressed in love of neighbor. Like Moses, Jesus calls us to love God with our entire being because his life and death are a manifestation of God’s love for each of us. He reminds us that God is the center and abiding presence in our lives by quoting the "Shema," Israel’s great affirmation of faith and love of God. One imagines that the words taken from Deuteronomy come quickly to Jesus’ consciousness and lips because, as a devout Jew, he would have prayed the prayer each morning and evening, "Hear, O Israel! The Lord is our God, the Lord alone!" Jesus speaks the spirit of the Torah, his response to the scribe draws on Deuteronomy and confesses that love of God is our primary desire and goal.
The rabbis could count 613 commandments of the Torah. Of these, 248 were positive in form and 365 negative. The religious teachers debated which were "heavy" commandments and which were "light." So, in religious circles a point of discussion would be: which of these commandments was "first" or most important. Hence the setting for the question the scribe asks Jesus. In his response Jesus quotes two commands from the Hebrew scriptures and, in doing that, suggests that no one commandment can adequately answer the scribe’s question. By putting the two together Jesus also suggests that the two constitute one great commandment. Jesus wouldn’t have been perceived by devout Jews as abrogating the rest of the Torah. What they would have heard was Jesus’ way of simplifying the Law to help in its observance.
The second commandment, from Leviticus (19:18), assumes that people love themselves; that they protect, care for and tend to their own concerns. Jesus’ challenge is that we show this love to others. In the Old Testament context there is a narrow sense of who the "neighbor" is; it would be family members, or those belonging to the nation. In Jesus’ teachings, especially in the parable of the Good Samaritan, he extends the sense of "neighbor" beyond any ethnic or religious confines. For him, love of God and neighbor are not "first" and "second" – they constitute one commandment greater than all the others.
The scribe understands and agrees with Jesus. He states that the law of love of God and neighbor is greater than any of the religious observances and laws concerning sacrifices. Revered Temple worship and sacrifice must take second place to the observance and sacrifice that comes with loving God and neighbor. Jesus says that the scribe has answered wisely about the superiority of love over any sacrifice and then says to him, "You are not far from the kingdom of God." But the scribe has shown wisdom and is in agreement with Jesus, what more could he lack?
He will need to receive the kingdom as a child, as Jesus has taught. He will have to acknowledge he cannot earn entrance into the kingdom by any deed or observance; that he is totally dependent on God for the gift of membership in the kingdom. Then, as a member of the kingdom, he must live the commandment Jesus has taught about loving God and neighbor. Remember that Mark’s gospel began with a promise by John the Baptist that the one who was coming after him was mightier and would baptize with the Holy Spirit (1:7-8). The new life Jesus gives is the gift of the Spirit and enables recipients to fulfill the law of love he has articulated for the scribe. The scribe is, "not far from the kingdom of God." But he can only enter it through the gift God gives.