CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B
HOẶC VỸ ĐẠI HOẶC TỘI ÁC
Dâng cúng vào những nơi thờ tự đã có từ thuở xa xưa. Ngay khi con người xuất hiện trên trái đất, tiêu biểu là hai anh em Cain và Abel, họ đã biết tôn kính và biểu lộ lòng biết ơn Thiên Chúa qua việc dâng cúng.
Cựu Ước quy định mọi con dân phải dâng một phần mười về mọi thu nhập của mình: "Mọi thuế thập phân đánh vào đất, trích từ sản phẩm của đất và từ hoa trái của cây cối, đều thuộc về Đức Chúa" (Lv 27, 30).
Tuy nhiên, từ ngàn xưa, Thiên Chúa vẫn đòi con người đến với Ngài bằng cả tấm lòng: "Ta muốn tình thương chứ không màng hy lễ" (Hs 6, 6. Mt 12, 7).
Đáng tiếc là con người càng ngày càng lạm dụng việc dâng hiến: Thay vì hy sinh cho nhà Chúa nhằm mang lại bình an và niềm vui trong chính tâm hồn mình, họ lại biến nó thành thứ khoe khoang công đức, tự cao, tự đắc, kiêu ngạo, thậm chí gian dối, tà tâm..
Thời Chúa Giêsu, hàng lãnh đạo trong tôn giáo Dothái tệ hại và mục ruỗng đến độ thói đạo đức giả diễn ra thường xuyên, người ta quên mất sự cần thiết của một tâm hồn chân thật, một cõi lòng thanh sạch, đơn sơ khi đối diện với Thiên Chúa.
Bởi còn có việc nào cao quý, thánh thiện cho bằng đọc kinh cầu nguyện? Ấy thế mà, người ta có thể sử dụng nó nhằm "nuốt tài sản của các bà góa".
Người ta biến việc thờ phượng Thiên Chúa thành phương thế không chỉ để làm giàu, mà còn làm giàu trên mồ hôi, xương máu người khác. Người ta biến cầu nguyện thành phương tiện bất công, gian dối và bóc lột.
Xã hội thời nay không khác. Bởi gần đây có quá nhiều lùm xùm từ việc từ thiện. Kẻ thì lợi dụng bệnh tật của người khác cướp tiền bằng hình thức chữa bệnh; kẻ thì lợi dụng quyền lực để làm giàu trên mạng sống của các bệnh nhân khốn cùng nhất, đó là các bệnh nhân ung thư, khi họ phải bỏ thật nhiều tiền để mua những viên thuốc giả...
Biết bao nhiêu kẻ lợi dụng tiếng tăm của mình để kêu gọi cứu trợ khi thiên tai ập đến, nhưng đàng sau đó là gom hàng tỷ tỷ đồng cho bản thân...
Ngay lúc này, trận dịch vẫn đang giết chết vô vàn nhân mạng, lại vẫn không thiếu gì kẻ lợi dụng sự nghiệt ngã của phận người để vơ vét cho đến tận cùng máu xương của anh chị em mình, đồng bào mình...
Khi con người sống bên nhau mà không có tình yêu, không có tấm lòng, cái ác sẽ được dung túng, được che đậy để dâng cao đến cực điểm.
Ngược lại, khi con người biết dành cho nhau yêu thương, san sẻ cho nhau bằng cả tấm lòng, thì việc rất bé cũng nên vỹ đại.
Chỉ một tấm bánh của bà góa Sareptha giúp tiên tri Êlia, giá trị thực có là gì đâu. Hoặc chỉ hai đồng tiền mà giá trị cỡ 1/4 xu tiền Rôma, thì thấm vào đâu!...
Nhưng tất cả chúng được trao bằng tình yêu và trọn tấm lòng, nên chúng được đánh giá là quý nhất, giá trị nhất, lớn lao nhất...
Chúng vỹ đại không phải vì bản thân chúng to, nhưng vì chúng gói trọn con tim vỹ đại. Chúng mang hình dáng của những con người có tình yêu vỹ đại.
Cuộc sống luôn cần nghĩa cử yêu thương xuất phát từ tấm lòng. Là người tin Chúa, bạn và tôi phải tập cho bằng được tình yêu và tấm lòng như tình yêu và tấm lòng của hai người đàn bà được Kinh Thánh vinh danh.
Hơn nữa, chúng ta có một Thiên Chúa đầy lòng yêu thương. Ngài thúc giục ta phải sống yêu thương như Ngài. Hãy luôn luôn là người đẹp lòng Chúa bằng cách thể hiện lẽ yêu đương mọi nơi, mọi lúc.
Hãy nhớ, một khi biết cho đi bằng trọn tình yêu, con người tự làm giàu cho mình về ân phúc, về giá trị làm con Chúa, và sẽ đạt tới giá trị vĩnh cửu nơi lòng Chúa khoan dung. Bởi chính lúc cho đi là lúc lãnh nhận.
Hãy nhớ luôn luôn: Nếu không có lòng yêu thương, có khi hành động bên ngoài rất tốt lại có thể chất chứa vô vàn tội ác.
Chỉ cần có cõi lòng cho một tình yêu, thì dù việc bé bỏng tưởng như chẳng là gì, lại trở nên vỹ đại, trở nên phi thường.
HOẶC VỸ ĐẠI HOẶC TỘI ÁC
Dâng cúng vào những nơi thờ tự đã có từ thuở xa xưa. Ngay khi con người xuất hiện trên trái đất, tiêu biểu là hai anh em Cain và Abel, họ đã biết tôn kính và biểu lộ lòng biết ơn Thiên Chúa qua việc dâng cúng.
Cựu Ước quy định mọi con dân phải dâng một phần mười về mọi thu nhập của mình: "Mọi thuế thập phân đánh vào đất, trích từ sản phẩm của đất và từ hoa trái của cây cối, đều thuộc về Đức Chúa" (Lv 27, 30).
Tuy nhiên, từ ngàn xưa, Thiên Chúa vẫn đòi con người đến với Ngài bằng cả tấm lòng: "Ta muốn tình thương chứ không màng hy lễ" (Hs 6, 6. Mt 12, 7).
Đáng tiếc là con người càng ngày càng lạm dụng việc dâng hiến: Thay vì hy sinh cho nhà Chúa nhằm mang lại bình an và niềm vui trong chính tâm hồn mình, họ lại biến nó thành thứ khoe khoang công đức, tự cao, tự đắc, kiêu ngạo, thậm chí gian dối, tà tâm..
Thời Chúa Giêsu, hàng lãnh đạo trong tôn giáo Dothái tệ hại và mục ruỗng đến độ thói đạo đức giả diễn ra thường xuyên, người ta quên mất sự cần thiết của một tâm hồn chân thật, một cõi lòng thanh sạch, đơn sơ khi đối diện với Thiên Chúa.
Bởi còn có việc nào cao quý, thánh thiện cho bằng đọc kinh cầu nguyện? Ấy thế mà, người ta có thể sử dụng nó nhằm "nuốt tài sản của các bà góa".
Người ta biến việc thờ phượng Thiên Chúa thành phương thế không chỉ để làm giàu, mà còn làm giàu trên mồ hôi, xương máu người khác. Người ta biến cầu nguyện thành phương tiện bất công, gian dối và bóc lột.
Xã hội thời nay không khác. Bởi gần đây có quá nhiều lùm xùm từ việc từ thiện. Kẻ thì lợi dụng bệnh tật của người khác cướp tiền bằng hình thức chữa bệnh; kẻ thì lợi dụng quyền lực để làm giàu trên mạng sống của các bệnh nhân khốn cùng nhất, đó là các bệnh nhân ung thư, khi họ phải bỏ thật nhiều tiền để mua những viên thuốc giả...
Biết bao nhiêu kẻ lợi dụng tiếng tăm của mình để kêu gọi cứu trợ khi thiên tai ập đến, nhưng đàng sau đó là gom hàng tỷ tỷ đồng cho bản thân...
Ngay lúc này, trận dịch vẫn đang giết chết vô vàn nhân mạng, lại vẫn không thiếu gì kẻ lợi dụng sự nghiệt ngã của phận người để vơ vét cho đến tận cùng máu xương của anh chị em mình, đồng bào mình...
Khi con người sống bên nhau mà không có tình yêu, không có tấm lòng, cái ác sẽ được dung túng, được che đậy để dâng cao đến cực điểm.
Ngược lại, khi con người biết dành cho nhau yêu thương, san sẻ cho nhau bằng cả tấm lòng, thì việc rất bé cũng nên vỹ đại.
Chỉ một tấm bánh của bà góa Sareptha giúp tiên tri Êlia, giá trị thực có là gì đâu. Hoặc chỉ hai đồng tiền mà giá trị cỡ 1/4 xu tiền Rôma, thì thấm vào đâu!...
Nhưng tất cả chúng được trao bằng tình yêu và trọn tấm lòng, nên chúng được đánh giá là quý nhất, giá trị nhất, lớn lao nhất...
Chúng vỹ đại không phải vì bản thân chúng to, nhưng vì chúng gói trọn con tim vỹ đại. Chúng mang hình dáng của những con người có tình yêu vỹ đại.
Cuộc sống luôn cần nghĩa cử yêu thương xuất phát từ tấm lòng. Là người tin Chúa, bạn và tôi phải tập cho bằng được tình yêu và tấm lòng như tình yêu và tấm lòng của hai người đàn bà được Kinh Thánh vinh danh.
Hơn nữa, chúng ta có một Thiên Chúa đầy lòng yêu thương. Ngài thúc giục ta phải sống yêu thương như Ngài. Hãy luôn luôn là người đẹp lòng Chúa bằng cách thể hiện lẽ yêu đương mọi nơi, mọi lúc.
Hãy nhớ, một khi biết cho đi bằng trọn tình yêu, con người tự làm giàu cho mình về ân phúc, về giá trị làm con Chúa, và sẽ đạt tới giá trị vĩnh cửu nơi lòng Chúa khoan dung. Bởi chính lúc cho đi là lúc lãnh nhận.
Hãy nhớ luôn luôn: Nếu không có lòng yêu thương, có khi hành động bên ngoài rất tốt lại có thể chất chứa vô vàn tội ác.
Chỉ cần có cõi lòng cho một tình yêu, thì dù việc bé bỏng tưởng như chẳng là gì, lại trở nên vỹ đại, trở nên phi thường.