5. TRUNG THÀNH VỚI NGHIỆP CỦA BỐ
Có một sai dịch đột nhiên giàu có hẳn ra, bèn mời thầy giáo dạy học cho con trai, muốn thế hệ sau đổi chức nghiệp, nhưng con trai đã quen làm việc của sai dịch, nên quyết định theo nghiệp của bố.
Một hôm, anh của sai dịch cầm cái quạt lông đi vào nhà, thầy giáo bèn ra một câu đối để học trò đối lại:
- “Trong tay ông bác phe phẩy quạt”.
Học trò đối lại:
- “Trên đầu gia quân đội lông ngỗng” (đồ trang sức trên mũ của sai dịch).
Thầy giáo lại ra câu đối:
- “Đọc sách làm văn giấy tạm thời”.
Đối lại:
- “Truyền, trình, phóng, cáo, xếp hàng, vệ” (đều là việc của sai dịch: truyền đạt đơn kiện, treo bảng thả người cáo trạng, sắp hàng thứ tự trình thượng cấp).
Lại ra câu đối:
- “Đọc sách nên đọc cho to tiếng”.
Đối lại:
- “Gọi loa dẹp đường nên cao tiếng”.
Lại ra câu đối:
- “Bảy trang cổ văn”.
Đối lại:
- “Bốn mươi bảng lớn”.
Thầy giáo rất giận dữ nói:
- “Đánh nói hồ đồ”.
Học trò nói:
- “Đi về trạm sau”.
Thầy giáo nói:
- “Đánh rắm”.
Học trò đối:
- “Lui đường”.
Thầy giáo nói:
- “Rên”.
Học trò nói:
- “Thét !” (tiếng quát của sai dịch).
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 5:
Thời xưa có những người con chết sống cũng nối nghiệp của cha mình, dù nghiệp đó không vẻ vang cho mấy; thời nay có những người con được trang bị “tận răng” để nối nghiệp bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo.v.v...của cha mình, nhưng chúng nó không thèm, bỏ nhà đi bụi, đem tương lai của mình quăng vào ma túy, đem cuộc đời của mình chôn trong bốn bức tường tù ngục...
Thời xưa cũng như thời nay, có những người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su chuẩn bị từ đầu đến cuối, bằng ân sủng bởi thánh lễ và các bí tích, để họ trở thành những người môn đệ yêu quý của Người, sống tốt đạo đẹp đời, nhưng họ lại không thèm. Họ coi việc đi tham dự thánh lễ là mất thời giờ, hơn là ngồi trong phòng mát xa máy lạnh hàng giờ đồng hồ với mấy em mắt xanh môi đỏ; họ coi việc đi xưng tội là chuyện nhảm nhí, nên phạm tội là chuyện bình thường đối với họ; họ coi việc cầu nguyện là chuyện của người yếu bóng vía, nên họ trở thành kẻ kiêu ngạo và dửng dưng trước người bất hạnh...
Chúa Giê-su cũng buồn lắm khi chúng ta từ chối tình yêu của Người đã dành cho chúng ta trong thánh lễ và các bí tích, nhưng Chúa Giê-su cũng rất công bằng khi xử án chúng ta trong lửa đời đời...
Ai có tai thì nghe !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một sai dịch đột nhiên giàu có hẳn ra, bèn mời thầy giáo dạy học cho con trai, muốn thế hệ sau đổi chức nghiệp, nhưng con trai đã quen làm việc của sai dịch, nên quyết định theo nghiệp của bố.
Một hôm, anh của sai dịch cầm cái quạt lông đi vào nhà, thầy giáo bèn ra một câu đối để học trò đối lại:
- “Trong tay ông bác phe phẩy quạt”.
Học trò đối lại:
- “Trên đầu gia quân đội lông ngỗng” (đồ trang sức trên mũ của sai dịch).
Thầy giáo lại ra câu đối:
- “Đọc sách làm văn giấy tạm thời”.
Đối lại:
- “Truyền, trình, phóng, cáo, xếp hàng, vệ” (đều là việc của sai dịch: truyền đạt đơn kiện, treo bảng thả người cáo trạng, sắp hàng thứ tự trình thượng cấp).
Lại ra câu đối:
- “Đọc sách nên đọc cho to tiếng”.
Đối lại:
- “Gọi loa dẹp đường nên cao tiếng”.
Lại ra câu đối:
- “Bảy trang cổ văn”.
Đối lại:
- “Bốn mươi bảng lớn”.
Thầy giáo rất giận dữ nói:
- “Đánh nói hồ đồ”.
Học trò nói:
- “Đi về trạm sau”.
Thầy giáo nói:
- “Đánh rắm”.
Học trò đối:
- “Lui đường”.
Thầy giáo nói:
- “Rên”.
Học trò nói:
- “Thét !” (tiếng quát của sai dịch).
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 5:
Thời xưa có những người con chết sống cũng nối nghiệp của cha mình, dù nghiệp đó không vẻ vang cho mấy; thời nay có những người con được trang bị “tận răng” để nối nghiệp bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo.v.v...của cha mình, nhưng chúng nó không thèm, bỏ nhà đi bụi, đem tương lai của mình quăng vào ma túy, đem cuộc đời của mình chôn trong bốn bức tường tù ngục...
Thời xưa cũng như thời nay, có những người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su chuẩn bị từ đầu đến cuối, bằng ân sủng bởi thánh lễ và các bí tích, để họ trở thành những người môn đệ yêu quý của Người, sống tốt đạo đẹp đời, nhưng họ lại không thèm. Họ coi việc đi tham dự thánh lễ là mất thời giờ, hơn là ngồi trong phòng mát xa máy lạnh hàng giờ đồng hồ với mấy em mắt xanh môi đỏ; họ coi việc đi xưng tội là chuyện nhảm nhí, nên phạm tội là chuyện bình thường đối với họ; họ coi việc cầu nguyện là chuyện của người yếu bóng vía, nên họ trở thành kẻ kiêu ngạo và dửng dưng trước người bất hạnh...
Chúa Giê-su cũng buồn lắm khi chúng ta từ chối tình yêu của Người đã dành cho chúng ta trong thánh lễ và các bí tích, nhưng Chúa Giê-su cũng rất công bằng khi xử án chúng ta trong lửa đời đời...
Ai có tai thì nghe !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info