1. Cha Sở bị thương trong vụ cướp tha thứ cho những kẻ tấn công, kêu gọi họ từ bỏ tội ác

Ba ngày sau khi ngài bị đánh bằng súng lục và bị cướp, Cha Sở của Giáo xứ Thánh Leo Đại đế ở Little Italy của Baltimore cho biết ngài đã rất xúc động trước sự hỗ trợ từ giáo xứ của mình và cộng đồng rộng lớn hơn khi ngài trải qua thời gian chữa lành vết thương và lắng đọng tâm hồn trước những gì đã xảy ra.

“Thông điệp của tôi dành cho người đàn ông và người đàn bà đã làm ra điều này là họ nên cân nhắc thay đổi cuộc sống và nhìn mọi thứ theo cách khác và nhận ra rằng hành động bạo lực và tội phạm chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn,” Cha Bernard Carman của Pallottine nói.

“Lời kêu gọi của tôi là họ hãy trở nên tốt hơn – hãy trở nên khác biệt và đi theo Chúa cũng như những gì Ngài đã làm,” Cha Carman nói với tờ The Catholic Review, là tờ báo tổng giáo phận Baltimore. “Vào thời điểm tồi tệ nhất của cuộc đời, bị treo trên thập tự giá, Chúa Giêsu không chỉ nói, 'Lạy Cha, xin tha thứ cho họ', mà còn biện minh cho những kẻ hành hình Ngài rằng họ không biết họ đang làm gì.”

Khi vụ tấn công xảy ra, Cha Carman đang trong thời gian hồi phục sau ca phẫu thuật mạch máu trước đó vào ngày 9 tháng 11. Ngài đã đến giáo xứ Thánh Lêô vào khoảng 4 giờ chiều ngày 12 tháng 11. Ngài đến để hỗ trợ một linh mục, và một cặp tân hôn diễn tập đám cưới, theo một kế hoạch đã được dự trù trước cho buổi chiều hôm đó.

Sau khi ra khỏi xe, ngài bị một người đàn ông và một phụ nữ áp sát. Người đàn ông đòi lấy ví của linh mục trước khi dùng súng đập vào đầu ngài. Kẻ tấn công đã cướp chiếc ví trong khi người phụ nữ đồng bọn giật chiếc điện thoại di động của Cha Carman. Trong lúc xô đẩy, vị linh mục này bị ngã và đập đầu vào tường.

“Tôi rất ngạc nhiên khi họ không bắn vì điều đó có thể xảy ra,” Cha Carman nói, lưu ý rằng ngài có khoảng 100 đô la trong ví. “Người đàn ông chĩa súng vào tôi, nhưng thay vì bắn, anh ta lại dùng súng đập vào đầu tôi.”

Cha Carman cho biết những người ngoài cuộc đã hỗ trợ ngài, cùng với cảnh sát. Ngài đã được chăm sóc y tế trên xe cấp cứu và không cần phải nhập viện. Ngài đã báo cảnh sát, nhưng không nhìn rõ được những kẻ tình nghi vì họ đánh ngài tới tấp.

Vị linh mục cho biết ngài đã nhận được hàng chục tin nhắn điện thoại và các bài đăng trên tài khoản Facebook của giáo xứ để cầu chúc sức khỏe cho ngài.

Cha Carman lưu ý rằng đã có một vài vụ việc xảy ra trong khu phố trong những tháng gần đây liên quan đến trộm cướp. Ngài chưa bao giờ bị tấn công trước đây.

Cha Carman cho biết vết thương cơ thể của ngài về cơ bản đã được chữa lành, nhưng ngài vẫn đang vật lộn với trọng lực của những gì đã xảy ra với mình.

“Vết thương trên đỉnh đầu của tôi đã tốt hơn rất nhiều,” vị linh mục nói. “Tôi chỉ cần dành thời gian để lắng đọng và chữa lành”.
Source:Crux

2. Linh mục xin Đức Thánh Cha cho hồi tục tin rằng sẽ đón tiếp ngài với tư cách tổng thống Timor-Leste

Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định hoàn tục cho một linh mục triều ở Timor-Leste, là người có ý định tranh cử tổng thống ở quốc gia đa số theo Công Giáo.

Việc hồi tục đã được công khai trong một thông cáo gửi tới những người Công Giáo vào ngày 21 tháng 11 tại Giáo phận Baucau, nơi trước đây linh mục Martinho Germano da Silva Gusmao phục vụ.

“Qua thông cáo này, kể từ hôm nay trở đi, ông Martinho Germano da Silva Gusmao sẽ sống cuộc đời của mình như một giáo dân bình thường và tiếp tục làm chứng cho đức tin như một giáo dân tốt,” thông cáo cho biết.

Thông báo giải thích rằng việc huyền chức linh mục này là để đáp ứng yêu cầu của Gusmao gởi đến Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm ngoái.

Cha Tổng Đại diện Alipio Pinto Gusmao và Cha Phó Chưởng ấn Deonisio Guterres Soares, là hai vị đã ký thông cáo, tuyên bố rằng Gusmao “sẽ sống cuộc đời của mình như một giáo dân bình thường trong xã hội, nhưng bí tích truyền chức thánh mà anh ta đã nhận không thể bị hủy bỏ.”

Họ nói: “Vì vậy, trong trường hợp những người đang trong tình trạng nguy cấp và không có linh mục nào có thể ban bí tích giải tội ngay lập tức, ông Martinho Gusmao có thể thực hiện bí tích giải tội và chính thức xá tội”.

Timor-Leste đã lên lịch bầu cử tổng thống vào tháng 3 và Gusmao cho biết ông sẽ tranh cử với tư cách độc lập

Tổng giáo phận cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với sự phục vụ của Gusmao với tư cách là một linh mục và yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện để ông ấy “sẽ vẫn có thể là một giáo dân tốt và tiếp tục làm chứng cho đức tin của mình với tư cách là một Kitô Hữu trong cộng đồng.

Thông báo này theo sau một lá thư được Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc gởi cho Gusmao vào ngày 15 tháng 10.

Linh mục Gusmao đã đệ trình một lá thư từ chức vào tháng Giêng năm 2020 cho giám mục của Baucau, là Đức Cha Dom Basilio Nascimento – là người đã qua đời vào tháng trước - và một lá thư cho Đức Giáo Hoàng vào tháng 2 năm 2020.

Gusmao, người học khoa học chính trị tại Đại học Giáo hoàng Gregôriô ở Rome và trước đây là ủy viên Ủy ban Bầu cử Quốc gia của Timor-Leste, tuyên bố rằng quyết định từ chức của ông là để tham gia vào các vấn đề chính trị, bao gồm cả việc tranh cử tổng thống vào năm tới.

Vị linh mục này cũng là giảng viên tại học viện Thần Học Dili do Công Giáo điều hành. Ông nói với UCANews rằng ông hy vọng có thể đón tiếp Đức Thánh Cha trong tư cách tổng thống quốc gia khi ngài đến thăm đất nước này.
Source:UCANews

3. Tương lai của Giáo Hội Công Giáo Nga

Sự từ chức của Đức Ông Igor Kovalevskij, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Nga, đã gây náo động trong giới Công Giáo ở Mạc Tư Khoa và các nơi khác. Ngài đã từ chức để phản đối cấp trên và các đồng liêu của mình. Sứ vụ linh mục của ngài trùng với ba mươi năm “phục hưng tôn giáo” của nước Nga hậu Xô Viết; những câu hỏi mà ngài nêu ra không chỉ về những bất đồng cá nhân, mà còn về một số chiều kích quan trọng trong sứ mệnh của Giáo hội nói chung.

Vào ngày 19 tháng 11, Đức Ông Kovalevsky giải thích quyết định của mình trong một cuộc phỏng vấn dài với cổng thông tin Credo.ru, một nguồn thông tin quan trọng về đời sống tôn giáo ở Nga. Nhiều người cho rằng điều quan trọng hiện nay là phải giải quyết một số vấn đề mà Đức Ông Kovalevsky nêu ra, không sa đà vào tranh cãi, mà là chấp nhận lời kêu gọi của một người anh em và một người bạn, và vì lợi ích của cả cộng đồng.

Vấn đề nghiêm trọng nhất là số phận của các tòa nhà liên kết với nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô ở Mạc Tư Khoa, mà Tòa Giám Mục dự định bán đi để bảo đảm thu nhập, thay vì khôi phục nó để làm nơi thờ phượng và các hoạt động mục vụ. Đức Ông Kovalevsky nói, “người ta biết rằng ma quỷ tồn tại chính xác trong kinh nghiệm phục vụ,” nơi người ta được kêu gọi để đưa ra các quyết định vì lợi ích của Giáo hội, nhưng những cám dỗ và yếu đuối của con người lại bộc lộ ra.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Ông Kovalevsky đã bày tỏ âu lo đối với “sự yếu kém về vật chất và tinh thần của Giáo hội ở Nga”. Đây là câu hỏi khiến mọi người quan tâm: liệu Giáo hội nên dựa vào “những dự án đầy tham vọng” hay dựa vào “chủ nghĩa hiện thực”. Sau khi Liên Xô thoát khỏi họa cộng sản, trong giai đoạn đầu, sự nhiệt tình đối với sự tái sinh tôn giáo đã dẫn đến việc mở nhiều công trình kiến trúc, thậm chí trước khi các tín hữu tập trung lại. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong 15 năm qua cho thấy cần phải giảm bớt các sáng kiến và chương trình mục vụ. Theo lời của Đức Ông Kovalevskij, cần tìm ra một cách cân bằng giữa “sự hiện diện” của người Công Giáo trong nước và động lực hướng tới “sứ mệnh”.

Việc xây dựng lại Nhà thờ ở Nga đã bắt đầu từ đầu, sau 70 năm bị o ép bởi chủ nghĩa vô thần. Các tín hữu đã và đang rất ít, ngay cả trong Giáo hội Chính thống giáo chiếm đa số, và thậm chí sau 30 năm, nền giáo dục tôn giáo và văn hóa của người Nga vẫn còn rất kém.

Cựu thư ký Hội đồng Giám mục cũng đề cập đến một vấn đề rất nhạy cảm, cái mà ông gọi là chứng dị ứng với người Ba Lan ở Nga. Đó là một vấn đề có nguồn gốc lịch sử rất xa xưa, nhưng có liên quan đến các hình thức hiểu lầm khác, trong chính cộng đồng Công Giáo Nga. Có sự khác biệt giữa những nhà truyền giáo nước ngoài và những nhà truyền giáo từ thế giới Ba Lan-Ukraine, chẳng hạn như Đức Ông Kovalevsky.
Source:Asia News