25. VỘI VÀNG TIỄN KHÁCH
Chủ nhà không giữ khách lại ăn cơm, đứng dậy tiễn khách ra đến cổng, cố ý làm bộ khách sáo nói:
- “Người xưa nói: “ở xa thì tiễn ba ly”, còn tôi thì phải tiễn mấy bước?”
Chủ nhà sợ khách dừng bước, vội vàng cầm tay áo của khách cùng tiến ra phía cổng, khách cười lớn nói:
- “Chậm chút xíu, chậm chút xíu, tôi không uống được loại rượu vội vàng này !”
(Tiếu Đảo)
Suy tư 25:
Người lịch sự -nếu không vì chuyện tối cần kíp- thì sẽ không đến thăm bạn bè, hoặc đến nhà người khác vào giờ cơm của họ, tức là khoảng 11.30 giờ đến khoảng 1 giờ trưa, và từ 5 giờ đến khoảng 7 giờ tối. Và nếu có đến thăm thì báo trước ngày giờ, đó là lịch sự tối thiểu không làm mất lòng ai, và để cho chủ nhà khỏi phải lúng túng.
Đó là phép lịch sự của con người bày ra.
Nhưng có một hạng người không lúng túng trong việc này, đó là các cha sở, các ngài sẽ sẵn sàng và vui lòng tiếp giáo dân bất cứ lúc nào trong ngày, bởi vì các ngài không phải là công chức làm theo giờ hành chánh, nhưng các ngài là những mục tử luôn ân cần tiếp đón con chiên của mình bất cứ lúc nào, vì các ngài biết rằng, khách chính là Đức Chúa Giê-su; bởi vì các ngài biết rằng mình bỏ đi một bữa cơm không đúng giờ, mình hy sinh một giờ nghỉ trưa nhưng lại đem về cho Chúa một linh hồn, hoặc ít nữa là đem niềm an ủi đến cho khách khi họ cần đến mình, đó là niềm vui của các ngài.
Đức Chúa Giê-su vẫn đợi chờ chúng ta hằng ngày nơi nhà tạm trong các nhà thờ, Ngài không ấn định giờ giấc tiếp khách, nhưng bất cứ lúc nào dù đêm khuya, dù trời giông mưa bão, Ngài vẫn cứ ân cần đợi chờ chúng ta đến với Ngài.
Chúng ta là những môn đệ của Đức Chúa Giê-su, thế nhưng chúng ta có học được bài học quảng đại này nơi Thầy của mình chưa?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chủ nhà không giữ khách lại ăn cơm, đứng dậy tiễn khách ra đến cổng, cố ý làm bộ khách sáo nói:
- “Người xưa nói: “ở xa thì tiễn ba ly”, còn tôi thì phải tiễn mấy bước?”
Chủ nhà sợ khách dừng bước, vội vàng cầm tay áo của khách cùng tiến ra phía cổng, khách cười lớn nói:
- “Chậm chút xíu, chậm chút xíu, tôi không uống được loại rượu vội vàng này !”
(Tiếu Đảo)
Suy tư 25:
Người lịch sự -nếu không vì chuyện tối cần kíp- thì sẽ không đến thăm bạn bè, hoặc đến nhà người khác vào giờ cơm của họ, tức là khoảng 11.30 giờ đến khoảng 1 giờ trưa, và từ 5 giờ đến khoảng 7 giờ tối. Và nếu có đến thăm thì báo trước ngày giờ, đó là lịch sự tối thiểu không làm mất lòng ai, và để cho chủ nhà khỏi phải lúng túng.
Đó là phép lịch sự của con người bày ra.
Nhưng có một hạng người không lúng túng trong việc này, đó là các cha sở, các ngài sẽ sẵn sàng và vui lòng tiếp giáo dân bất cứ lúc nào trong ngày, bởi vì các ngài không phải là công chức làm theo giờ hành chánh, nhưng các ngài là những mục tử luôn ân cần tiếp đón con chiên của mình bất cứ lúc nào, vì các ngài biết rằng, khách chính là Đức Chúa Giê-su; bởi vì các ngài biết rằng mình bỏ đi một bữa cơm không đúng giờ, mình hy sinh một giờ nghỉ trưa nhưng lại đem về cho Chúa một linh hồn, hoặc ít nữa là đem niềm an ủi đến cho khách khi họ cần đến mình, đó là niềm vui của các ngài.
Đức Chúa Giê-su vẫn đợi chờ chúng ta hằng ngày nơi nhà tạm trong các nhà thờ, Ngài không ấn định giờ giấc tiếp khách, nhưng bất cứ lúc nào dù đêm khuya, dù trời giông mưa bão, Ngài vẫn cứ ân cần đợi chờ chúng ta đến với Ngài.
Chúng ta là những môn đệ của Đức Chúa Giê-su, thế nhưng chúng ta có học được bài học quảng đại này nơi Thầy của mình chưa?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info