CHÚA NHẬT III Tn -C-
Nơkhemia 8: 2-4a, 5-6, 8-10; Tvịnh 18; 1 Côrintô. 12: 12-30; Luca 1: 1-4, 4: 14-21

Ông Nơkhemia nói với chúng ta là dân chúng họp nhau nghe Kinh sư Ét-ra đọc Sách Luật. Ông Nơkhemia tổng đốc của Giuda và các thầy Lêvi cũng ở đó cùng mọi người để lắng nghe nghe ông Ét-ra diễn tả chi tiết bài đọc trong Sách Luật, nhấn mạnh đến sự trang trọng của nó và dân chúng chăm chỉ nghe với lòng đầy xúc cảm. Câu chuyện được gợi lại cách chúng ta cử hành phụng vụ Lời Chúa trong bí tích Thánh Thể. Mọi người họp nhau nghe đọc Lời Chúa. Như trong việc ông Ét-ra đọc Sách Luật có thái độ nghiêm trang trong sự kiện này không. Hơn thế nữa là khi nghe bài đọc xong thì mọi người có đáp rằng "Amen, Amen" rồi cúi đầu mà tôn thờ lời Chúa. Ở đây có nhiều vấn đề nhắc nhở chúng ta về việc cử hành phụng vụ Lời Chúa trong sách Thánh. Vậy điều gì đang xảy ra?

Dân chúng họp nhau để nghe đọc Sách Luật. Kinh Torah ghi những lời dạy về cách sống của dân Israel phải như thế nào về vấn đề luân lý trong suy nghĩ của bản thân, trong lời nói và việc làm của họ. Nói cách khác kinh Torah cho dân chúng biết ý muốn của Thiên Chúa đối với muôn dân. Thiên Chúa chúc phúc cho họ như thế nào, và họ sẽ đáp lại ân phúc đó trong đời sống của họ như ra sao. Họ sẽ sống như thế nào khi họ biết rằng đã được Thiên Chúa chúc phúc? Đó là điều chúng ta cần biết.

Dân chúng đã bị phân tán và làm nô lệ trong kiếp lưu đày. Nay tổng đốc Nơkhemia và Kinh Sư Ét-ra đang lôi kéo họ lại với nhau để gầy dựng họ lại thành một cộng đoàn đức tin bằng cách tuân theo lòng thánh ý của Thiên Chúa, được bày tỏ cho họ trong kinh Torah. Dân chúng đã thấy đời sống của họ được phục hồi khi họ tuân giử Lề Luật của Thiên Chúa. Không gì ngạc nhiên khi họ đã khóc khi nghe đọc lời Thiên Chúa phán bảo họ. Họ đã bị phân tán, và không còn là một bộ tộc. Bây giờ họ là một dân tộc họp nhất với Thiên Chúa, Đấng đang nói và hành động thay cho họ. Chúng ta cũng có thể thêm lời "Amen, Amen" của chúng ta cùng với họ và chúng ta thừa biết là Thiên Chúa đã làm gì cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúng ta cam kết để luôn có trong tâm của mình lời "Amen" bằng cách luôn sống theo những điều Thiên Chúa đã truyền dạy chúng ta qua lời Chúa được loan báo trong thánh lễ mỗi khi chúng ta của hành phụng vụ Lời Chúa.

Chúng ta đang nghe lời mở đầu của phúc âm thánh Luca. Giống như ông Nơkhemia, Luca cho chúng ta biết Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã xuất hiện theo đúng đường lối của Tin Mừng tiếp theo sách của ngôn sứ Isaia trong hội đường loan báo cho các thính giả đang chăm chú nghe là "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" Chúa Giêsu nói đến Lời Chúa không chỉ nghe bằng tai mà thôi đâu mà còn phải hiện thực phải không? Thật ra, đó là việc cần chúng ta chân thành tiếp nhận và trung tín thực hiện những gì chúng ta đã tiếp nhận. Cũng như dân Israel, chúng ta muốn sống lời "Amen" để đáp lại lời Thiên Chúa. Chúng ta có thể nhờ sự trợ giúp của Thần Khí Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Khi nào chúng ta sa ngã, cũng chính Thần Khí đó sẽ bảo đảm cho chúng ta về sự tha thứ của Chúa Kitô luôn liên tục tuôn đổ cho chúng ta mỗi ngày trong cuộc sống.

Chúa Giêsu đang ở Nadarét, quê của Ngài. Ngài đang giảng dạy ở đó và thánh Luca cho chúng ta biết là “mọi người đều thán phục những lời hay và ý đẹp thốt ra từ miệng Ngài”. Trong hội đường của họ, hôm đó Ngài đã trích lời ngôn sứ Isaia để diển tả những công việc đặc trưng mà Ngài sẽ thực hiện trong sứ vụ. Ngài sẽ mở mắt cho người mù, không chỉ cho những đau khổ trong thân xác, nhưng Ngài sẽ ban ơn khôn ngoan của Thiên Chúa cho những ai bị mù lòa trong tâm hồn. Phúc âm thánh Luca và tập tiếp theo là sách Công Vụ Tông Đồ sẽ cho chúng ta biết là dân chúng từ chối sự “hân hoan” được sáng mắt và được tự do mà Chúa Giêsu ban cho họ.

Thần Khí cũng sẽ trao quyền năng cho Chúa Giêsu để giải thoát cho con người khỏi sự trói buộc của tội lỗi, và Ngài sẽ mang lại cho họ biết ý nghĩa của đời sống của con người. Đến lúc đó mọi người đã cùng đáp lại một cách tích cực, nhưng rồi họ sẽ thay đổi ngay trong chốc lát. Thật ra là các người trong hội đường sẽ đặt câu hỏi "Ông đó lấy những điều đó ở đâu ra? ông này chẳng phải là con ông Giuse đó sao?” Và ít lúc sau mọi người trong hội đường đầy phẩn nộ. Họ đứng dậy xô đuổi Chúa Giêsu vì họ cho rằng Ngài nói đã quá lời và thách thức nghi lễ tôn giáo của họ.

Chúa Giêsu đang công bố một “năm hồng ân của Chúa”. Trong Kinh Torah (Lv.25:8-55} cứ sau 50 năm thì sẽ có một năm tthánh. Một thời điểm mang đầy ân sũng. Là năm tha thứ, bỏ các khoản nợ, người nô lệ được trả lại tự do, và đất đai đã bán hay bị chiếm đóng sẽ được trả lại. Năm hồng ân đến như là dấu chỉ Đấng Mêsia sẽ đến để loan báo triều đại Thiên Chúa. Và Chúa Giêsu là Đấng đã đến tronng thế gian để thực hiện lời hứa của Thiên Chúa là gởi một người được xức dầu và được ban quyền lực bằng chính sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa.

Những gì Chúa Giêsu bắt đầu sẽ được tiếp tục nơi chúng ta trong cộng đoàn là Giáo Hội được xức dầu bởi Thần Khí của Ngài. Chúng ta phải thực hiện sứ vụ mà Chúa Giêsu đã triễn khai ngày đó trong hội đường. Nếu chúng ta ghi nhớ được lời chúng ta đã nghe, thì chúng ta sẽ thường xuyên thực hiện những lời đó qua lời nói và việc làm của chúng ta là: cho người mù lòa và người dốt nát được trông thấy, trả tự do cho người bị áp bức bằng mọi cách, và tha nợ cho những ai mắc nợ chúng ta.

Có một cơ hội để vui mừng đón nhận các bài đọc hôm nay. Chúng ta có thể nghe được điều gì đang loan báo đến cho chúng ta không? Đó là Thiên Chúa chúc phúc cho chúng ta. Nghe đọc điều đó, chúng ta nên đáp lại với lòng cảm tạ trong bí tích Thánh Thể này, quyết chí chia sẻ lời chúc phúc đó với người chung quanh. Vậy làm thế nào chúng ta thực hiện điều đó?

Rồi sẽ đến việc Chúa Giêsu gọi các tông đồ đầu tiên để giúp Ngài trong sứ vụ “lưới người” của Ngài, để cứu sống họ. Nhiệm vụ đó cũng đã được giao phó cho chúng ta là những người đã được lãnh ơn Thần Khí giống như Chúa Giêsu. Trước hết tội lỗi chúng ta đã được tha thứ và chúng ta đã được trả lại tự do. Rồi để đáp lại những việc Ngài đã thực hiện trên chúng ta, là chúng ta được mời gọi đi loan báo năm hồng ân bằng chính đời sống của mình – Giải thoát cho người áp bức bằng sự tha thứ để họ được tự do, và nâng dậy những người thấp kém. Chúng ta không biết liệu năm hồng ân đó có được thực hiện lúc trước với giáo hội tiên khởi hay không? Nhưng qua Chúa Kitô năm hồng ân mà Ngài đã loan báo cho tất cả chúng ta, khiến chúng ta là cộng đoàn của năm hồng ân. Đó là cách sống của chúng ta. Bây giờ phần việc của chúng ta là hãy nên công chính như Ngài, hãy loan báo bằng lời nói và việc làm như "hồng ân cho người nghèo". Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ đáp ứng với những ai mà chúng ta gặp đang bị bỏ rơi, bị xua đuổi và bị loại bỏ do mất nhân tính dưới mọi hình thức. Hãy nhìn xung quanh chúng ta bằng Thần Khí đã được xức dầu để lắng nghe những nhu cầu cấp thiết của mọi người, với năng lực của Thần Khí hãy làm một điều gì đó.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

3rd SUNDAY -C-
Nehemiah 8: 2-4a, 5-6, 8-10; Ps. 19;1 Cor. 12: 12-30; Luke 1: 1-4, 4: 14-21

Nehemiah tells us that the people gathered to hear Ezra read the Law. Nehemiah, the governor of Judah, and the Levites were there with all the people to listen. He describes the reading with great detail, highlighting its solemnity and the people’s attentive and emotional response. The event has echoes of our own Liturgy of the Word at the Eucharist – a gathered assembly listening to a formal reading of God’s Word. But there is high solemnity at this event. What’s more, upon hearing the reading the people respond with a double "Amen, Amen" and prostrate themselves. There’s more going on here than a regular liturgical celebration with scripture readings. What’s happening?

The people have gathered to hear the reading of the Law, the Torah, which contained the teachings about how the Israelites were to live, what morals guided their thoughts, words and actions. In other words, the Torah communicated God’s will to them, how God was blessing them and how they were to respond to that blessing in their lives. What would it be like to live as people conscious of being blessed by God? Which we are.

The nation had been scattered and enslaved. Now Nehemiah and Ezra were drawing them together to rebuild them as a faithful community by observing God’s will, revealed to them in the Torah. They saw restoration and life in obeying God’s laws. No wonder they were in tears as they heard the Word of God proclaimed to them. They had been scattered and no-people. Now, they are a united people with God speaking and acting on their behalf. We could add our own "Amen, Amen," in unison with them as we acknowledge what God has done for us in Jesus. We commit ourselves to living out our "Amen" by living in accordance with what God is telling us through the Good News we hear proclaimed each time we come together to listen and worship.

We are at the beginning of Luke’s gospel. He is like Nehemiah, giving us, he says, and accurate and "orderly sequence" of the good news of Jesus Christ who, after publicly reading from the scroll of the prophet Isaiah, announces to his attentive listeners, "Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing." He doesn’t just mean a physical hearing does he? Rather, it is a faithful and trusting reception of what we hear and then putting it into practice. Like the Israelites we want to live our own "Amen" to God’s Word. We can, with the help of the Spirit Jesus gives us. When we fail, that same Spirit will assure us of the forgiveness Christ continually offers us.

Jesus is in Nazareth, his hometown. He has been teaching there and Luke tells us he "was praised by all." In their synagogue he draws on verses from Isaiah for his inaugural speech to describe the works that will characterize his subsequent ministry. He will open the eyes of the blind, not just the physically afflicted, but he will give the wisdom of God to the unenlightened. Luke’s gospel and his subsequent volume, the Acts, will show how people rejected the sight, the "glad tidings," Jesus was offering.

The Spirit will also empower Jesus to free people from the bondage imposed by sin and he will give meaning to people’s lives. At this point the reaction to Jesus is positive, but that will change soon enough. In fact, those in the synagogue will question, "Where did he get all this? Is this not Joseph’s son" (4:22). A few moments later they will try to kill him for stepping out of line and challenging their narrow religious attitudes (4:28-30).

Jesus was announcing a "year of favor" to those before him. In the Torah (Lv. 25:8-55) every 50th year there was to be a jubilee, a graced time, when debts were dissolved, slaves set free and property returned to its rightful owners. The jubilee year came to be seen as a symbol of the Messiah’s anticipated arrival to declare the reign of God. Jesus was the fulfillment of God’s promise to send an anointed one empowered with God’s very Spirit.

What Jesus began was to be continued by us, his Spirit-anointed community, the church. We are to carry on the mission he inaugurated that day in the synagogue. If we take to heart the word we have heard, then we must put flesh on those words our own words and actions: giving sight to the blind and ignorant; freeing those oppressed in any way and relieving the burden of those indebted to us.

There is an opportunity for celebration in today’s readings. Can we hear what they are announcing to us? God is blessing us. Hearing that, we respond by giving thanks at this Eucharist, determined to share that blessing with our neighbor. How shall we do that?

Soon Jesus will call his first disciples (5:1ff) to help him in his mission to "catch people." That task has also been entrusted to us who have received the same Spirit Jesus had. First, our own sins are forgiven and we are set free. Then, in response to what has been done for us, we set out to proclaim jubilee by our own lives – setting captives free by forgiveness and raising up the lowly. We don’t know whether Jubilee was actually practiced by the ancients; but through Christ and the Jubilee he has proclaimed over us, we are a Jubilee people. It is our manner of living. Now, ours is his work of justice, proclaiming by word and action "glad tidings to the poor." Which means we will respond whenever we meet a person being degraded, held down, cast out, or dehumanized in any way. Look around to see with the eyes the Spirit has given us; listen with ears anointed by that Spirit; see and hear the urgent needs of people and, empowered by the Spirit, do something.