Chủ tịch ủy ban giám mục châu Âu kêu gọi Thượng phụ Kirill của Chính thống giáo Nga can thiệp vì hòa bình
Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Chủ tich Hội Đồng Giám Mục Âu Châu,trong một lá thư đề ngày 8 tháng 3 gửi Đức Thượng phụ Kirill của Mátxcơva và Toàn thể nước Nga, đã viết:
“Trong những thời khắc đen tối này đối với nhân loại, kèm theo cảm giác vô vọng và sợ hãi mãnh liệt, nhiều người nhìn vào Ngài, thưa Đức Thượng Phụ, như một người có thể mang lại dấu hiệu hy vọng về một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này,”
Dẫn lời Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói “'những dòng sông máu và nước mắt đang chảy ở Ukraine', ĐHY Hollerich viết" Tôi khẩn cầu Đức Thương Phụ trong tinh thần huynh đệ xin hãy hãy lên tiếng kêu gọi khẩn cấp chính quyền và nhân dân Nga, ngăn chặn ngay lập tức các hành vi thù địch chống lại người dân Ukraine và thể hiện thiện chí tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột, dựa trên đối thoại, ý thức chung và tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời cho phép các hành lang nhân đạo an toàn và khả năng hỗ trợ nhân đạo không hạn chế. ”
Thượng phụ Kirill là người lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga với khoảng 150 triệu thành viên, chiếm hơn một nửa số người theo Chính Thống Giáo trên thế giới.
Các giám mục Công Giáo trên khắp châu Âu đã thúc giục Thượng Phụ Kirill tìm cách chấm dứt chiến tranh của Nga với Ukraine. Ngoại trưởng củaVatican cũng bình luận về lập trường của Thượng Phụ Kirill đối với cuộc xung đột. Hồng Y Pietro Parolin nói với truyền thông Ý trong tuần này rằng những nhận xét gần đây của Thượng phụ Chính thống giáo Nga có thể khiến chiến tranh tại Ukraine càng trở nên tồi tệ hơn.
Gần đây Đức Thượng Phụ Kirill đã nói về cuộc xung đột Ukraine trong hai bài giảng. Trong bài đầu tiên, Thượng Phụ bày tỏ sự ủng hộ đối với phe ly khai ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine, và trong bài thứ hai, Ngài gọi người Nga và người Ukraine là “một dân tộc”, cáo buộc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine nhằm làm suy yếu một nước Nga hùng mạnh.
ĐHY Parolin cũng đưa ra nhận xét về cuộc gặp gỡ lần thứ hai dự kiến giữa ĐGH Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill khó có thể diễn ra vào mùa hè này như đã báo cáo vào tháng Hai.
Trong lá thư gửi Đức Thượng Phụ Kirill, ĐHY Hollerich nói rằng các giám mục của Liên minh Châu Âu đã rất đau lòng khi nhìn thấy nỗi đau khổ của những người bị mắc kẹt trong chiến tranh ở Ukraine”.
Ngài nói: “Hàng nghìn - binh lính và dân thường - đã thiệt mạng và hơn một triệu người phải di dời hoặc chạy trốn khỏi quê hương, hầu hết trong số họ là phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương.
“Khi các cuộc tấn công vào Ukraine ngày càng gia tăng, nhu cầu hỗ trợ nhân đạo tăng lên từng giờ, trong khi các nỗ lực ngoại giao vẫn không có kết quả. Hơn nữa, khi lời nói và hành động tiếp tục leo thang, không thể loại trừ khả năng xảy ra một cuộc xung đột toàn cõi Âu Châu, thậm chí toàn cầu với những hậu quả thảm khốc ”.
“Trong thời gian của Mùa Chay,” Đức Hồng Y kết luận, “chúng ta là những Kitô hữu, loan báo cùng một Tin Mừng và cầu nguyện với cùng một Thiên Chúa, là Thiên Chúa của hòa bình và không chiến tranh, hãy cầu nguyện và làm hết sức mình để giúp chấm dứt tình trạng vô nghĩa này để hòa giải và hòa bình có thể lại tồn tại trên lục địa châu Âu. "
Nguyễn Long Thao
Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Chủ tich Hội Đồng Giám Mục Âu Châu,trong một lá thư đề ngày 8 tháng 3 gửi Đức Thượng phụ Kirill của Mátxcơva và Toàn thể nước Nga, đã viết:
“Trong những thời khắc đen tối này đối với nhân loại, kèm theo cảm giác vô vọng và sợ hãi mãnh liệt, nhiều người nhìn vào Ngài, thưa Đức Thượng Phụ, như một người có thể mang lại dấu hiệu hy vọng về một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này,”
Dẫn lời Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói “'những dòng sông máu và nước mắt đang chảy ở Ukraine', ĐHY Hollerich viết" Tôi khẩn cầu Đức Thương Phụ trong tinh thần huynh đệ xin hãy hãy lên tiếng kêu gọi khẩn cấp chính quyền và nhân dân Nga, ngăn chặn ngay lập tức các hành vi thù địch chống lại người dân Ukraine và thể hiện thiện chí tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột, dựa trên đối thoại, ý thức chung và tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời cho phép các hành lang nhân đạo an toàn và khả năng hỗ trợ nhân đạo không hạn chế. ”
Thượng phụ Kirill là người lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga với khoảng 150 triệu thành viên, chiếm hơn một nửa số người theo Chính Thống Giáo trên thế giới.
Các giám mục Công Giáo trên khắp châu Âu đã thúc giục Thượng Phụ Kirill tìm cách chấm dứt chiến tranh của Nga với Ukraine. Ngoại trưởng củaVatican cũng bình luận về lập trường của Thượng Phụ Kirill đối với cuộc xung đột. Hồng Y Pietro Parolin nói với truyền thông Ý trong tuần này rằng những nhận xét gần đây của Thượng phụ Chính thống giáo Nga có thể khiến chiến tranh tại Ukraine càng trở nên tồi tệ hơn.
Gần đây Đức Thượng Phụ Kirill đã nói về cuộc xung đột Ukraine trong hai bài giảng. Trong bài đầu tiên, Thượng Phụ bày tỏ sự ủng hộ đối với phe ly khai ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine, và trong bài thứ hai, Ngài gọi người Nga và người Ukraine là “một dân tộc”, cáo buộc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine nhằm làm suy yếu một nước Nga hùng mạnh.
ĐHY Parolin cũng đưa ra nhận xét về cuộc gặp gỡ lần thứ hai dự kiến giữa ĐGH Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill khó có thể diễn ra vào mùa hè này như đã báo cáo vào tháng Hai.
Trong lá thư gửi Đức Thượng Phụ Kirill, ĐHY Hollerich nói rằng các giám mục của Liên minh Châu Âu đã rất đau lòng khi nhìn thấy nỗi đau khổ của những người bị mắc kẹt trong chiến tranh ở Ukraine”.
Ngài nói: “Hàng nghìn - binh lính và dân thường - đã thiệt mạng và hơn một triệu người phải di dời hoặc chạy trốn khỏi quê hương, hầu hết trong số họ là phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương.
“Khi các cuộc tấn công vào Ukraine ngày càng gia tăng, nhu cầu hỗ trợ nhân đạo tăng lên từng giờ, trong khi các nỗ lực ngoại giao vẫn không có kết quả. Hơn nữa, khi lời nói và hành động tiếp tục leo thang, không thể loại trừ khả năng xảy ra một cuộc xung đột toàn cõi Âu Châu, thậm chí toàn cầu với những hậu quả thảm khốc ”.
“Trong thời gian của Mùa Chay,” Đức Hồng Y kết luận, “chúng ta là những Kitô hữu, loan báo cùng một Tin Mừng và cầu nguyện với cùng một Thiên Chúa, là Thiên Chúa của hòa bình và không chiến tranh, hãy cầu nguyện và làm hết sức mình để giúp chấm dứt tình trạng vô nghĩa này để hòa giải và hòa bình có thể lại tồn tại trên lục địa châu Âu. "
Nguyễn Long Thao