1. Chính phủ Ả Rập Xê Út hành quyết 81 người trong một ngày, nhiều nhất trong lịch sử quốc gia
Các nhóm nhân quyền đang kêu gọi sự chú ý đến hành động này, diễn ra sau khi các tù nhân bị tra tấn và sau các phiên tòa “không công bằng”.
Vào ngày 12 tháng 3, chính phủ Ả Rập Saudi đã hành quyết 81 người trong vụ hành quyết hàng loạt lớn nhất trong lịch sử quốc gia này. Những người bị hành quyết đã bị kết án về các tội danh từ khủng bố, thành viên nhóm cực đoan đến tham gia các cuộc biểu tình bạo lực chống chính phủ. Hành động này đã vấp phải sự chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Một báo cáo từ NPR lưu ý rằng đã có 92 vụ hành quyết ở Ả Rập Xê Út vào năm 2022. Số lượng cá nhân bị hành quyết vào cuối tuần qua đã vượt qua vụ hành quyết năm 1980 khi 63 chiến binh bị hàng quyết vì chiếm đền thờ Hồi giáo ở Mecca, vào năm 1979. Những người bị xử tử hôm thứ bảy bao gồm 73 người Saudi, bảy người Yemen và một người Syria.
Một cơ quan báo chí của Ả Rập Xê Út đã tuyên bố rằng mỗi người trong số những người bị kết án đã được cung cấp quyền tiếp cận với luật sư trong quá trình xét xử. Hãng thông tấn này tuyên bố rằng những người bị buộc tội đã bị kết án về “tội ác ghê tởm” đã cướp đi sinh mạng của dân thường và cảnh sát. Phương pháp hành quyết phổ biến nhất ở Ả Rập Xê Út là chặt đầu.
Hành động này đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ Tổ chức Ân xá Quốc tế. Phó Giám đốc Khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Lynn Maalouf, cho biết trong một tuyên bố:
“Cuộc hành quyết này càng thêm rùng mình khi hệ thống tư pháp còn nhiều khiếm khuyết của Ả Rập Xê Út, vốn đưa ra những bản án tử hình sau những phiên tòa xét xử bất công một cách thô bạo và trắng trợn, bao gồm cả các phán quyết dựa trên 'lời thú tội' bị tra tấn hoặc đối xử tệ bạc khác.”
Maalouf tiếp tục gọi số người chết là “gây sốc” và lưu ý rằng đất nước “thiếu minh bạch” về hình phạt tử hình. Cô tuyên bố rằng số vụ xét xử dẫn đến án tử hình luôn cao hơn những gì chính phủ Ả Rập Xê Út báo cáo.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng các bản án tử hình được đưa ra sau các phiên tòa đáng nghi vấn hoặc không công bằng trong mọi trường hợp mà họ đã ghi nhận. Tổ chức nhân quyền báo cáo tuyên bố về việc tra tấn tràn lan các tù nhân bị giam giữ. Những buổi tra tấn này diễn ra với mục đích rút ra một lời thú tội cho dù đó là sự thật hay không. Những lời thú nhận sai sự thật được đưa ra dưới sự cưỡng ép có thể ảnh hưởng đến phán quyết ngay cả khi chúng được rút lại.
Họ chỉ ra hai trong số những người đàn ông đã bị hành quyết hôm thứ Bảy, những người bị kết tội tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ. Cả hai người đàn ông đều cho biết đã bị tra tấn khi ở trong tù. Một trong những người đàn ông đã bị rụng gần hết răng do bị đấm liên tục vào mặt. Cả hai đều không được điều trị y tế trong thời gian bị giam cầm.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền báo cáo rằng một phân tích về trường hợp của 5 trong số 41 người đàn ông Hồi Giáo Shiite bị hành quyết cho thấy những vi phạm rõ ràng về thủ tục tố tụng. Mỗi người trong số năm người đàn ông khẳng định lời thú nhận của anh ta đã được thực hiện trong quá trình tra tấn, và mỗi người đều cố gắng rút lại lời khai của mình. Hơn nữa, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận thấy rằng các thành viên gia đình của những người bị kết án đã không được thông báo về quyết định hoặc có cơ hội để nói lời từ biệt.
Anh trai của một trong những người bị hành quyết nhận xét:
“Chúng tôi không biết họ bị giết như thế nào và vào thời gian nào, bằng cách nào và ở đâu, có được chôn cất. Tôi tiếp tục tự hỏi, những lời cuối cùng của anh trai tôi là gì? Anh ta có được chôn cất theo nghi thức mai táng của người Hồi Giáo Shiite không? Họ có cầu nguyện trên xác anh ấy không?”
Số vụ hành quyết cao nhất trong một ngày của Ả Rập Xê Út diễn ra khi phần lớn thế giới đang loại bỏ hình phạt tử hình. Một báo cáo từ TIME lưu ý rằng 483 người đã bị hành quyết trên toàn cầu vào năm 2022. Mặc dù con số này có vẻ cao trong ba tháng đầu tiên, nhưng nó đã giảm 26% so với thời điểm này trong năm 2019. So với năm 2015, đỉnh điểm của các vụ hành quyết trên thế giới, nó giảm đến 70%.
Source:Aleteia
2. Quân Nga nã pháo vào vùng ngoại ô Kiev, làm hư hại Nhà thờ Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa ở thành phố Irpin.
Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết:
“Kẻ thù đang chịu tổn thất ở ngoại ô Kiev nhưng vẫn tiếp tục pháo kích vào các cơ sở hạ tầng dân sự bằng pháo hạng nặng, xe tăng và súng cối. Trong bối cảnh đó, Nhà thờ Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa ở Irpin đã bị hư hại nghiêm trọng.”
Bộ Tổng tham mưu cũng nhắc lại rằng, trong ngày qua, quân đội Nga đã thực hiện 14 cuộc tấn công hỏa tiễn và 40 cuộc không kích vào Ukraine.
Tờ Orthodox Times của Chính Thống Giáo thuộc Tòa Thượng Phụ Constantinople cho biết tất cả các giáo phận Chính Thống Giáo ở Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa đã yêu cầu các linh mục từ này đừng cầu nguyện cho Thượng Phụ Kirill.
Diễn biến này theo sau việc Thượng phụ Kirill trao cho lãnh đạo Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga là tướng Viktor Zolotov một bức ảnh Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa trong một buổi lễ hôm Chúa Nhật 13 tháng Ba để xin phù hộ cho quân Nga mau thắng trận.
Cử chỉ này của Thượng Phụ Kirill là một cực chỉ báng bổ Đức Mẹ.
Đáp lại, tướng Viktor Zolotov nói:
“Chúng tôi tin rằng hình ảnh này sẽ bảo vệ quân đội Nga và mang lại chiến thắng nhanh hơn cho chúng tôi”
Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos của Cyprus lắc đầu chán nản nói: “người Nga đầu tiên làm dấu thánh giá và sau đó họ giết người”, tiếp tục khơi dậy đức tin nơi Chúa cho một mục tiêu cuối cùng, được Chính Thống Giáo “chúc lành”.
Trong bài giảng của mình sau Phụng Vụ Thánh, khi đề cập đến số lượng Giáo phận của Giáo Hội Chính Thống ở Ukraine đã quyết định ngừng cầu nguyện cho mình, Thượng phụ Kirill biện minh rằng “việc này được thực hiện vì sợ hãi”.
“Chúng ta phải nhớ rằng tất cả chúng ta đều thuộc về cùng một Giáo hội tông truyền, cùng một Giáo hội được thành lập ở cả Mạc Tư Khoa và Kiev,” ông nói như trên và từ chối chấp nhận quyền tự trị của Giáo hội Ukraine và việc giải phóng Giáo Hội ấy khỏi Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
Ông lại nói về những áp lực bên ngoài và “những thế lực ngoại lai đối với Giáo hội muốn phá hủy sự đoàn kết thiêng liêng của các dân tộc chúng ta. Khi ai đó vì sợ hãi mà không chịu cầu nguyện cho vị Thượng Phụ, thì đây là dấu hiệu của sự yếu hèn. Nó không xúc phạm tôi”
Cuối cùng, đề cập đến chiến tranh, ông nói về “các tiến trình chính trị, mà chúng tôi hy vọng sẽ sớm kết thúc”, và cầu nguyện cho Tổng Giám Mục Onoufriy. Onoufriy là Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Thượng Phụ Kirill cũng nhắc lại lời cầu nguyện của mình xin Chúa bảo vệ tất cả những người trên đất Nga, “hiện bao gồm cả Nga, Ukraine và Belarus”.
3. 'Không tham ô dù chỉ một xu': Hồng Y Becciu nói với tòa án Vatican rằng ngài không phải là kẻ lừa đảo
Lần đầu tiên trong phiên tòa tại Vatican, Hồng Y Angelo Becciu đã bị chất vấn trong phiên tòa xét xử tài chính của Vatican vào thứ Năm. Vị Hồng Y nói với các thẩm phán rằng ngài đã chuẩn bị để trả lời các cáo buộc hình sự với “cái đầu ngẩng cao”. Vị Hồng Y đang bị xét xử vì nhiều tội danh tham ô, lạm dụng chức vụ và cố gắng ngăn cản lời khai của một nhân chứng.
Hồng Y Becciu đã trả lời các câu hỏi từ tòa án về các giao dịch tài chính của ngài với các thành viên trong gia đình nhưng, mặc dù nói rằng ngài “hoàn toàn sẵn sàng tìm kiếm và nói sự thật”, ngài đã từ chối trả lời các câu hỏi về việc thuê Cecilia Marogna, một đặc vụ tình báo tư nhân, viện cớ đó là một bí mật có thể phương hại đến Vatican.
Xuất hiện vào ngày 17 tháng 3 trong ngày đầu tiên của phiên điều trần các bằng chứng trong phiên tòa, bắt đầu vào tháng 7 năm ngoái, Hồng Y Becciu nói rằng “không dễ dàng” để ngài bảo vệ sự liêm chính của mình trước tòa, sau cái mà ngài gọi là “một vụ thảm sát chưa từng có tiền lệ từ các phương tiện truyền thông.”
Trong tuyên bố mở đầu của mình trước hội đồng ba thẩm phán, vị Hồng Y đã tố cáo một “chiến dịch bạo lực và thô tục” chống lại ngài trên báo chí, mà ngài nói rằng đã có “một tiếng vang trên toàn thế giới.”
Mô tả các cáo buộc chống lại ngài là “vô lý”, “đáng kinh ngạc”, và “quái đản”, vị Hồng Y tự hỏi trước tòa “ai muốn tất cả những điều này và vì mục đích gì?”
Ngoài cáo buộc liên quan đến vụ mua bán tài sản ở London của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Hồng Y Becciu còn phải đối mặt với cáo buộc rằng ngài lạm dụng chức vụ của mình để chuyển tiền cho các thành viên trong gia đình mình, bao gồm 250,000 euro được gửi vào tài khoản ngân hàng được điều khiển bởi anh trai của mình, Antonio Becciu, người điều hành Hợp tác xã Spes, một tổ chức bác ái Công Giáo ở Sardinia.
Hồng Y Becciu phủ nhận mọi hành vi không đúng đắn, nhấn mạnh rằng ngài “không bao giờ lấy một đồng euro, thậm chí một xu cũng không, do ngài quản lý cũng không hề chuyển hướng, sử dụng sai mục đích”
Source:Pillar Catholic
4. Khi nền tảng của sự sống bị phá hủy trong chiến tranh, Thiên Chúa là trụ cột nâng đỡ chúng ta. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nói trong lễ cầu nguyện Moleben
Nhà lãnh đạo Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đã dẫn đầu buổi cầu nguyện Molében thời chiến, đó là một buổi cầu nguyện chung hàng ngày cho quân đội Ukraine, được phát sóng lúc 12:00 trưa từ các vùng khác nhau của Ukraine bởi “Zhyve.TV”.
Molében, còn được gọi là molieben, là cử hành Phụng Vụ với các lời cầu nguyện khẩn thiết được sử dụng trong Chính Thống Giáo và các Giáo Hội Công Giáo Đông phương khác nhau để kêu cầu Chúa Giêsu Kitô, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, hay một vị thánh hoặc một vị tử vì đạo.
Hình thức hiện tại của Molében có nguồn gốc từ văn hóa Slav, nhưng việc sử dụng nó hiện nay phổ biến ở cả Âu Châu và các Giáo Hội Chính Thống Giáo và Công Giáo Byzantine theo truyền thống Slav.
Trong bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục đã phản ánh về cách chúng ta cầu nguyện trong chiến tranh, và nơi mọi người có thể tìm thấy một chỗ dựa đáng tin cậy khi thế giới như họ biết, đang bị hủy diệt.
“Mỗi ngày kể từ khi cuộc chiến khủng khiếp này bắt đầu ở Ukraine, mà nhiều người đã gọi là chiến tranh toàn diện, một cuộc chiến tiêu diệt người dân Ukraine, mọi người đều cầu nguyện. Nhưng cầu nguyện trong chiến tranh có ý nghĩa gì, đặc biệt là khi chúng ta đang cầu nguyện cho chiến thắng của Ukraine trước kẻ thù của họ? Có lẽ chúng ta cần phải tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này hàng ngày, và chúng ta sẽ không hiểu hết ý nghĩa của lời cầu nguyện này cho đến khi chúng ta ăn mừng chiến thắng của Ukraine. Nhưng điều quan trọng là ít nhất phải bắt đầu trên con đường nhận thức và hiểu biết về lời cầu nguyện này”,Đức Tổng Giám Mục giải thích.
Ngài nhấn mạnh rằng ngày nay nhiều người cảm thấy rằng thế giới mà họ từng sống đã sụp đổ, nhưng có một nền tảng mà không ai có thể phá hủy được. Và nền tảng này là Chúa. Chính Ngài là nơi nương tựa và bảo vệ trong những thời điểm khó khăn như vậy. Theo nhà lãnh đạo Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, khi một người cầu nguyện trong hoàn cảnh khó khăn, người đó để Chúa hiện diện: “Khi một người cầu nguyện trong chiến tranh, Chúa hiện diện ở nơi đó và trong lời cầu nguyện của người đó. Thiên Chúa, Đấng nhìn vào trái tim của con người, Thiên Chúa là người phán xét cuối cùng của người sống và người chết, Thiên Chúa ban cho sự chiến thắng, đang hiện diện. “
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng người ta có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh, nhưng Chúa, Chúa của hòa bình, là Đấng luôn đặt dấu chấm hết cho nó. Vì vậy, chúng ta cầu nguyện cho hòa bình, “vì chúng ta biết rằng sự giải cứu, như một món quà của sự sống, sẽ đến từ một mình Thiên Chúa. Chính hòa bình này sẽ luôn chiến thắng chiến tranh. Chiến tranh không bao giờ kéo dài mãi mãi, giống như một cơn bão trên biển. Và hòa bình, mà Chúa là cội nguồn, mạnh hơn chiến tranh”.
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav đã kêu gọi tất cả người dân Ukraine ngày nay hãy trở thành những chiến binh vì hòa bình dù họ ở bất cứ đâu, và nhấn mạnh rằng những người bảo vệ mạnh mẽ hơn về mặt tinh thần so với kẻ xâm lược. “Chúa, là Chúa của hòa bình, sẽ củng cố chiến thắng của Ukraine, bởi vì chúng tôi biết rằng chiến thắng không đến từ con người, cũng không phải vũ khí quyết định tất cả, mà là sức mạnh của Chúa”.
Source:UGCC