Theo CNA, Hôm thứ Sáu, ngày 25 tháng 3 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng hiến Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria với lời cầu nguyện cầu xin hòa bình trên thế giới.
Khi kết thúc nghi thức sám hối tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã thực hiện hành động dâng hiến như sau: “Lạy Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của chúng con, chúng con long trọng phó thác và dâng hiến chính mình, Giáo Hội và toàn thể nhân loại, đặc biệt là Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ”.
“Xin Mẹ chấp nhận hành động này mà chúng con thực hiện với lòng tin tưởng và yêu mến. Xin cho chiến tranh chấm dứt và hòa bình lan rộng khắp thế giới”, ngài cầu nguyện như thế, cùng ngày Giáo hội cử hành Lễ Trọng Truyền Tin Chúa.
Ngồi trước tượng Đức Mẹ Fatima mang từ một đền thờ ở miền trung nước Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô đọc: “Người dân Ukraine và Nga, những người tôn kính Mẹ với tình yêu lớn lao, giờ đây hướng về Mẹ, ngay khi trái tim Mẹ đập với lòng cảm thương đối với họ và cho tất cả các dân tộc bị tàn phá bởi chiến tranh, đói khát, bất công và nghèo khổ”.
“Nhờ sự chuyển cầu của Mẹ, xin lòng thương xót của Thiên Chúa tuôn đổ trên trái đất và nhịp điệu hòa bình nhẹ nhàng trở lại để đánh dấu những ngày của chúng con”.
Hành động dâng hiến cũng được cử hành đồng thời bởi Đức Hồng Y Konrad Krajewski, người phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, tại Thánh địa Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha.
Hành động dâng hiến diễn ra vào cuối lễ sám hối Mùa Chay hàng năm của Vatican, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô và các linh mục khác đã giải tội cho những người Công Giáo có mặt tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha nói rằng việc dâng hiến “không phải là một công thức ma thuật mà là một hành động tâm linh”.
Ngài nói, “Đó là một hành động hoàn toàn tin tưởng của con cái, những người, trong bối cảnh khốn khó của cuộc chiến tàn khốc và vô nghĩa đang đe dọa thế giới của chúng ta, đã hướng về Mẹ của chúng, đặt mọi nỗi sợ hãi và đau đớn vào trái tim ngài và phó thác cho ngài”.
“Nó có nghĩa là đặt vào trái tim tinh khiết và không tì uế đó, nơi Thiên Chúa được phản chiếu, những thiện ích vô giá của tình huynh đệ và hòa bình, tất cả những gì chúng ta đang có và đang là, để Mẹ, người Mẹ mà Chúa đã ban cho chúng ta, có thể bảo vệ chúng ta và trông nom chúng ta".
Trong buổi phụng vụ, Đức Phanxicô nói: “Trong những ngày này, các bản tin và cảnh chết chóc tiếp tục tràn vào nhà của chúng ta, ngay cả khi bom đang phá hủy nhà của nhiều anh chị em người Ukraine không có khả năng tự vệ của chúng ta. Cuộc chiến tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, và gây ra đau khổ cho tất cả mọi người, khiến mỗi chúng ta đều sợ hãi và lo lắng”.
Ngài nói, “Chúng ta cảm thấy sự bất lực và sự bất thỏa đáng của mình. Chúng ta cần được lời ủi an ‘Đừng sợ’. Tuy nhiên, sự trấn an của con người là điều không đủ. Chúng ta cần sự gần gũi của Thiên Chúa và sự chắc chắn được ơn tha thứ của Người, chỉ có điều này mới giúp loại bỏ điều ác, giải trừ oán hận và khôi phục sự bình yên cho tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy trở về với Chúa và với ơn tha thứ của Người”.
Khi bắt đầu buổi lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô dừng lại trước một cây thánh giá lớn được đặt ở trung tâm của gian giữa Vương cung thánh đường, phía trên ngôi mộ của Thánh Phêrô.
Buổi phụng vụ được truyền hình trực tiếp, được xen kẽ bằng những khoảng thời gian im lặng, bắt đầu bằng việc hát bài thánh ca tiếng Latinh “Attende, Domine,” có nghĩa là “Lạy Chúa, xin nghe lời chúng con”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Thưa anh chị em, một lần nữa Thiên Chúa kêu gọi chúng ta hoán cải: chúng ta hãy cầu nguyện để có được ân sủng của một đời sống mới trong Chúa Kitô, Chúa chúng ta”.
Bài đọc đầu tiên là Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôsê. Người đọc sách đọc, “Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của bóng tối và chuyển chúng ta đến vương quốc của Con yêu dấu của Người, nơi mà chúng ta có ơn cứu chuộc, ơn tha thứ tội lỗi”.
Thánh vịnh đáp ca, trích từ Thánh vịnh 97, là “Chúa đã cho biết ơn cứu rỗi của Người”.
Tin Mừng trong ngày là Luca 1: 26-38, tức câu chuyện Truyền tin, khi Thiên sứ Gabriel hiện ra với Trinh nữ Maria và thông báo rằng ngài sẽ thụ thai Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa.
Tiếp theo bài Tin Mừng là bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài nói rằng cuộc xung đột ở Ukraine không thể kết thúc chỉ bằng sức riêng của chúng ta, mà cần có tình yêu của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói, “Tự chúng ta, chúng ta không thể thành công trong việc giải quyết các mâu thuẫn của lịch sử hay thậm chí là của chính lòng mình. Chúng ta cần sự khôn ngoan và quyền năng dịu dàng của Thiên Chúa, vốn là Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần Thánh Thần tình yêu, Đấng xua tan hận thù, xoa dịu cay đắng, dập tắt lòng tham và đánh thức chúng ta khỏi sự thờ ơ. Chúng ta cần tình yêu của Thiên Chúa, vì tình yêu của chúng ta thật mong manh và không đủ".
“Quả thực, không có tình yêu, chúng ta có thể cống hiến gì cho thế giới đây? Người ta nói rằng một Kitô hữu không có tình yêu thương giống như một cây kim không biết khâu: nó đâm, nó làm bị thương và nếu nó không biết khâu, dệt hoặc vá, thì nó là thứ vô ích. Đây là lý do tại sao chúng ta cần tìm thấy trong ơn tha thứ của Thiên Chúa sức mạnh của tình yêu thương: cùng một Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên Đức Maria”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng nếu mọi người muốn thế giới thay đổi, thì trước tiên trái tim của họ phải thay đổi.
“Để điều này xảy ra, chúng ta hãy để Đức Mẹ nắm lấy tay chúng ta. Chúng ta hãy ngắm nhìn Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, nơi Chúa ngự, ‘niềm kiêu hãnh duy nhất của bản chất bị hoen ố của chúng ta’”.
Ngài nói: “Chúa đã thay đổi lịch sử bằng cách gõ cửa trái tim của Mẹ Maria. Hôm nay, được ơn tha thứ của Thiên Chúa đổi mới, chớ gì chúng ta cũng đến gõ cửa trái tim vô nhiễm của Mẹ. Hợp nhất với các giám mục và tín hữu trên thế giới, tôi mong muốn một cách long trọng mang tất cả những gì chúng ta đang trải nghiệm hiện nay đến với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria”.
“Tôi muốn lặp lại với Mẹ sự dâng hiến Giáo hội và toàn thể nhân loại, và dâng hiến cho Mẹ một cách đặc biệt, người dân Ukraine và người dân Nga, với lòng hiếu thảo, tôn kính Mẹ như một người Mẹ”.
Đức Phanxicô cũng kêu gọi người Công Giáo đừng sợ hãi khi đến gần Thiên Chúa trong Bí tích Hòa giải.
Ngài nói, “Nếu tội lỗi của bạn làm bạn sợ hãi, nếu quá khứ của bạn làm bạn lo lắng, nếu các vết thương của bạn không lành, nếu những thất bại liên tục của bạn khiến bạn thất vọng và dường như mất hy vọng, thì đừng sợ. Thiên Chúa biết các điểm yếu của bạn và Người lớn hơn các sai lầm của bạn. Người yêu cầu bạn một điều duy nhất: là bạn đừng giữ các yếu đuối và đau khổ của mình trong lòng. Hãy mang chúng đến với Người, đặt chúng trước mặt Người và, từ chỗ là lý do tuyệt vọng, chúng sẽ trở thành cơ hội để phục sinh ”.
Sau bài giảng, Đức Thánh Cha đã dành một khoảng thời gian im lặng để xét mình.
Sau đó, có một cuộc xưng tội tổng quát, trong đó cộng đoàn và Đức Giáo Hoàng Phanxicô cùng nhau đọc kinh Cáo Mình, sau đó là kinh “Kyrie, eleison,” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Lạy Chúa, xin thương xót”.
Sau kinh Lạy Cha, các cá nhân có thể lãnh nhận Bí tích Hòa giải, hay còn gọi là giải tội, từ các linh mục hiện diện khắp Vương cung thánh đường.
Tiếp tục phong tục của mình bắt đầu từ năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô là người đầu tiên tiến lên xưng tội, trước khi giải tội cho những người khác.
Trong các buổi giải tội, các khoảng thời gian im lặng được xen kẽ với các bài thánh ca Mùa Chay.
Sau khi ban phép lành lần cuối, Đức Thánh Cha Phanxicô ngồi trước tượng Đức Mẹ mang từ Đền Đức Mẹ Fatima ở San Vittorino, Ý, và trao phó và dâng hiến nước Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ qua lời cầu nguyện cho hòa bình.
Buổi lễ kết thúc với việc dâng hoa trắng và hát bài ca tạ ơn Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Thầy Phêrô, một chủng sinh thuộc Dòng Đạo binh Chúa Kitô (Legionaries of Christ), người đã xưng tội trong nghi lễ xám hối, nói với CNA: “Đó là một khoảnh khắc đẹp khi nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là tội nhân và tất cả chúng ta đều đóng một vai trò trong những thiệt hại đã gây ra cho nhân loại, đã gây ra cho Giáo hội, và đã gây ra cho thế giới bởi tội lỗi của chính chúng ta".
“Trong trái tim của tất cả chúng ta, đó là nơi quyết định giữa điều thiện và điều ác được thực hiện trong mỗi chúng ta và thật tuyệt khi có thể đặt điều đó, những lỗi lầm và thất bại của chính mình, vào tay của Thiên Chúa, và đóng góp điều đó vào việc dâng kính của Đức Trinh Nữ Maria với hy vọng rằng nếu tất cả chúng ta dâng tinh thần sám hối đó thì hy vọng hòa bình có thể thống trị”.
Cha Michael Baggot, cũng là một thành viên của Đạo binh Chúa Kitô, cho biết: “Hôm nay tôi được đặc ân phục vụ với tư cách là một linh mục giải tội trong buổi lễ xám hối của Đức Giáo Hoàng ở Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Đó là một trong những kinh nghiệm cảm động nhất mà tôi đã có trong chức vụ linh mục của mình".
“Tôi đã có thể mở rộng lòng thương xót của Chúa cho mọi người trên khắp thế giới và cho mọi trạng thái của cuộc sống. Những người đã kết hôn, các nữ tu sĩ, các linh mục, các Hồng Y… Đó là một trải nghiệm cực kỳ mạnh mẽ để nhận ra nhu cầu chung của chúng ta đối với lòng thương xót của Chúa ”.
“Mỗi người trong chúng ta đều có nhu cầu lớn về việc chữa lành và hòa giải, và chính khi đến làm hòa với Thiên Chúa, chúng ta mang lại một nền hòa bình lớn hơn cho thế giới. Và dường như không có bối cảnh nào phù hợp hơn để cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới bằng bối cảnh này của nghi lễ xám hối, nơi chúng ta nhận được ân sủng bí tích của lòng Thiên Chúa thương xót và chúng ta mang lại bình an cho tâm hồn mình cũng như hòa bình cho chính cộng đồng của chúng ta”.
Khi kết thúc nghi thức sám hối tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã thực hiện hành động dâng hiến như sau: “Lạy Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của chúng con, chúng con long trọng phó thác và dâng hiến chính mình, Giáo Hội và toàn thể nhân loại, đặc biệt là Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ”.
“Xin Mẹ chấp nhận hành động này mà chúng con thực hiện với lòng tin tưởng và yêu mến. Xin cho chiến tranh chấm dứt và hòa bình lan rộng khắp thế giới”, ngài cầu nguyện như thế, cùng ngày Giáo hội cử hành Lễ Trọng Truyền Tin Chúa.
Ngồi trước tượng Đức Mẹ Fatima mang từ một đền thờ ở miền trung nước Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô đọc: “Người dân Ukraine và Nga, những người tôn kính Mẹ với tình yêu lớn lao, giờ đây hướng về Mẹ, ngay khi trái tim Mẹ đập với lòng cảm thương đối với họ và cho tất cả các dân tộc bị tàn phá bởi chiến tranh, đói khát, bất công và nghèo khổ”.
“Nhờ sự chuyển cầu của Mẹ, xin lòng thương xót của Thiên Chúa tuôn đổ trên trái đất và nhịp điệu hòa bình nhẹ nhàng trở lại để đánh dấu những ngày của chúng con”.
Hành động dâng hiến cũng được cử hành đồng thời bởi Đức Hồng Y Konrad Krajewski, người phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, tại Thánh địa Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha.
Hành động dâng hiến diễn ra vào cuối lễ sám hối Mùa Chay hàng năm của Vatican, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô và các linh mục khác đã giải tội cho những người Công Giáo có mặt tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha nói rằng việc dâng hiến “không phải là một công thức ma thuật mà là một hành động tâm linh”.
Ngài nói, “Đó là một hành động hoàn toàn tin tưởng của con cái, những người, trong bối cảnh khốn khó của cuộc chiến tàn khốc và vô nghĩa đang đe dọa thế giới của chúng ta, đã hướng về Mẹ của chúng, đặt mọi nỗi sợ hãi và đau đớn vào trái tim ngài và phó thác cho ngài”.
“Nó có nghĩa là đặt vào trái tim tinh khiết và không tì uế đó, nơi Thiên Chúa được phản chiếu, những thiện ích vô giá của tình huynh đệ và hòa bình, tất cả những gì chúng ta đang có và đang là, để Mẹ, người Mẹ mà Chúa đã ban cho chúng ta, có thể bảo vệ chúng ta và trông nom chúng ta".
Trong buổi phụng vụ, Đức Phanxicô nói: “Trong những ngày này, các bản tin và cảnh chết chóc tiếp tục tràn vào nhà của chúng ta, ngay cả khi bom đang phá hủy nhà của nhiều anh chị em người Ukraine không có khả năng tự vệ của chúng ta. Cuộc chiến tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, và gây ra đau khổ cho tất cả mọi người, khiến mỗi chúng ta đều sợ hãi và lo lắng”.
Ngài nói, “Chúng ta cảm thấy sự bất lực và sự bất thỏa đáng của mình. Chúng ta cần được lời ủi an ‘Đừng sợ’. Tuy nhiên, sự trấn an của con người là điều không đủ. Chúng ta cần sự gần gũi của Thiên Chúa và sự chắc chắn được ơn tha thứ của Người, chỉ có điều này mới giúp loại bỏ điều ác, giải trừ oán hận và khôi phục sự bình yên cho tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy trở về với Chúa và với ơn tha thứ của Người”.
Khi bắt đầu buổi lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô dừng lại trước một cây thánh giá lớn được đặt ở trung tâm của gian giữa Vương cung thánh đường, phía trên ngôi mộ của Thánh Phêrô.
Buổi phụng vụ được truyền hình trực tiếp, được xen kẽ bằng những khoảng thời gian im lặng, bắt đầu bằng việc hát bài thánh ca tiếng Latinh “Attende, Domine,” có nghĩa là “Lạy Chúa, xin nghe lời chúng con”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Thưa anh chị em, một lần nữa Thiên Chúa kêu gọi chúng ta hoán cải: chúng ta hãy cầu nguyện để có được ân sủng của một đời sống mới trong Chúa Kitô, Chúa chúng ta”.
Bài đọc đầu tiên là Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôsê. Người đọc sách đọc, “Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của bóng tối và chuyển chúng ta đến vương quốc của Con yêu dấu của Người, nơi mà chúng ta có ơn cứu chuộc, ơn tha thứ tội lỗi”.
Thánh vịnh đáp ca, trích từ Thánh vịnh 97, là “Chúa đã cho biết ơn cứu rỗi của Người”.
Tin Mừng trong ngày là Luca 1: 26-38, tức câu chuyện Truyền tin, khi Thiên sứ Gabriel hiện ra với Trinh nữ Maria và thông báo rằng ngài sẽ thụ thai Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa.
Tiếp theo bài Tin Mừng là bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài nói rằng cuộc xung đột ở Ukraine không thể kết thúc chỉ bằng sức riêng của chúng ta, mà cần có tình yêu của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói, “Tự chúng ta, chúng ta không thể thành công trong việc giải quyết các mâu thuẫn của lịch sử hay thậm chí là của chính lòng mình. Chúng ta cần sự khôn ngoan và quyền năng dịu dàng của Thiên Chúa, vốn là Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần Thánh Thần tình yêu, Đấng xua tan hận thù, xoa dịu cay đắng, dập tắt lòng tham và đánh thức chúng ta khỏi sự thờ ơ. Chúng ta cần tình yêu của Thiên Chúa, vì tình yêu của chúng ta thật mong manh và không đủ".
“Quả thực, không có tình yêu, chúng ta có thể cống hiến gì cho thế giới đây? Người ta nói rằng một Kitô hữu không có tình yêu thương giống như một cây kim không biết khâu: nó đâm, nó làm bị thương và nếu nó không biết khâu, dệt hoặc vá, thì nó là thứ vô ích. Đây là lý do tại sao chúng ta cần tìm thấy trong ơn tha thứ của Thiên Chúa sức mạnh của tình yêu thương: cùng một Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên Đức Maria”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng nếu mọi người muốn thế giới thay đổi, thì trước tiên trái tim của họ phải thay đổi.
“Để điều này xảy ra, chúng ta hãy để Đức Mẹ nắm lấy tay chúng ta. Chúng ta hãy ngắm nhìn Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, nơi Chúa ngự, ‘niềm kiêu hãnh duy nhất của bản chất bị hoen ố của chúng ta’”.
Ngài nói: “Chúa đã thay đổi lịch sử bằng cách gõ cửa trái tim của Mẹ Maria. Hôm nay, được ơn tha thứ của Thiên Chúa đổi mới, chớ gì chúng ta cũng đến gõ cửa trái tim vô nhiễm của Mẹ. Hợp nhất với các giám mục và tín hữu trên thế giới, tôi mong muốn một cách long trọng mang tất cả những gì chúng ta đang trải nghiệm hiện nay đến với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria”.
“Tôi muốn lặp lại với Mẹ sự dâng hiến Giáo hội và toàn thể nhân loại, và dâng hiến cho Mẹ một cách đặc biệt, người dân Ukraine và người dân Nga, với lòng hiếu thảo, tôn kính Mẹ như một người Mẹ”.
Đức Phanxicô cũng kêu gọi người Công Giáo đừng sợ hãi khi đến gần Thiên Chúa trong Bí tích Hòa giải.
Ngài nói, “Nếu tội lỗi của bạn làm bạn sợ hãi, nếu quá khứ của bạn làm bạn lo lắng, nếu các vết thương của bạn không lành, nếu những thất bại liên tục của bạn khiến bạn thất vọng và dường như mất hy vọng, thì đừng sợ. Thiên Chúa biết các điểm yếu của bạn và Người lớn hơn các sai lầm của bạn. Người yêu cầu bạn một điều duy nhất: là bạn đừng giữ các yếu đuối và đau khổ của mình trong lòng. Hãy mang chúng đến với Người, đặt chúng trước mặt Người và, từ chỗ là lý do tuyệt vọng, chúng sẽ trở thành cơ hội để phục sinh ”.
Sau bài giảng, Đức Thánh Cha đã dành một khoảng thời gian im lặng để xét mình.
Sau đó, có một cuộc xưng tội tổng quát, trong đó cộng đoàn và Đức Giáo Hoàng Phanxicô cùng nhau đọc kinh Cáo Mình, sau đó là kinh “Kyrie, eleison,” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Lạy Chúa, xin thương xót”.
Sau kinh Lạy Cha, các cá nhân có thể lãnh nhận Bí tích Hòa giải, hay còn gọi là giải tội, từ các linh mục hiện diện khắp Vương cung thánh đường.
Tiếp tục phong tục của mình bắt đầu từ năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô là người đầu tiên tiến lên xưng tội, trước khi giải tội cho những người khác.
Trong các buổi giải tội, các khoảng thời gian im lặng được xen kẽ với các bài thánh ca Mùa Chay.
Sau khi ban phép lành lần cuối, Đức Thánh Cha Phanxicô ngồi trước tượng Đức Mẹ mang từ Đền Đức Mẹ Fatima ở San Vittorino, Ý, và trao phó và dâng hiến nước Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ qua lời cầu nguyện cho hòa bình.
Buổi lễ kết thúc với việc dâng hoa trắng và hát bài ca tạ ơn Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Thầy Phêrô, một chủng sinh thuộc Dòng Đạo binh Chúa Kitô (Legionaries of Christ), người đã xưng tội trong nghi lễ xám hối, nói với CNA: “Đó là một khoảnh khắc đẹp khi nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là tội nhân và tất cả chúng ta đều đóng một vai trò trong những thiệt hại đã gây ra cho nhân loại, đã gây ra cho Giáo hội, và đã gây ra cho thế giới bởi tội lỗi của chính chúng ta".
“Trong trái tim của tất cả chúng ta, đó là nơi quyết định giữa điều thiện và điều ác được thực hiện trong mỗi chúng ta và thật tuyệt khi có thể đặt điều đó, những lỗi lầm và thất bại của chính mình, vào tay của Thiên Chúa, và đóng góp điều đó vào việc dâng kính của Đức Trinh Nữ Maria với hy vọng rằng nếu tất cả chúng ta dâng tinh thần sám hối đó thì hy vọng hòa bình có thể thống trị”.
Cha Michael Baggot, cũng là một thành viên của Đạo binh Chúa Kitô, cho biết: “Hôm nay tôi được đặc ân phục vụ với tư cách là một linh mục giải tội trong buổi lễ xám hối của Đức Giáo Hoàng ở Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Đó là một trong những kinh nghiệm cảm động nhất mà tôi đã có trong chức vụ linh mục của mình".
“Tôi đã có thể mở rộng lòng thương xót của Chúa cho mọi người trên khắp thế giới và cho mọi trạng thái của cuộc sống. Những người đã kết hôn, các nữ tu sĩ, các linh mục, các Hồng Y… Đó là một trải nghiệm cực kỳ mạnh mẽ để nhận ra nhu cầu chung của chúng ta đối với lòng thương xót của Chúa ”.
“Mỗi người trong chúng ta đều có nhu cầu lớn về việc chữa lành và hòa giải, và chính khi đến làm hòa với Thiên Chúa, chúng ta mang lại một nền hòa bình lớn hơn cho thế giới. Và dường như không có bối cảnh nào phù hợp hơn để cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới bằng bối cảnh này của nghi lễ xám hối, nơi chúng ta nhận được ân sủng bí tích của lòng Thiên Chúa thương xót và chúng ta mang lại bình an cho tâm hồn mình cũng như hòa bình cho chính cộng đồng của chúng ta”.