“Ơn Kẻ Dữ” Hay “Ơn Người Lành”
(Chúa Nhật 4 Phục Sinh năm C 2022)
Trong “ngôn ngữ triết học bình dân” của người Việt Chúng ta có một câu tục ngữ khá thâm thúy: Ơn kẻ dữ chẳng ơn người lành. Chúng ta có thể nghiệm ra ngay cái ý nghĩa được lồng trong câu tục ngữ đó qua câu chuyện được sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật nơi Bài đọc 1 hôm nay, Chúa Nhật 4 Phục Sinh, chu kỳ Năm C:
Các người Do-thái thấy đám đông dân chúng, thì đâm ghen tương, nói lộng ngôn, chống lại các điều Phaolô giảng dạy. Phaolô và Barnaba can đảm nói rằng: “Phải giảng lời Thiên Chúa cho các ngươi trước tiên, nhưng vì các ngươi từ chối lời Thiên Chúa và tự cho mình không xứng đáng sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía các dân ngoại; vả lại Chúa đã truyền lệnh cho chúng tôi rằng: “Ta đã đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi nên ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất”…
Dĩ nhiên, việc “đi ra”, việc “đến với muôn dân” (Ad Gentes) là “mệnh lệnh tối thượng” mà các Tông Đồ và toàn thể Hội Thánh tiếp nhận từ Đức Kitô Phục Sinh: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…” (Mc 16,15); đó là “việc của Thiên Chúa” mà các môn đệ Chúa Kitô “phải vâng lời” và không ai được phép “chống lại” (Cv 5, 34-39). Tuy nhiên, cũng “nhờ ơn kẻ dữ”, tức sự “ghen tương, nói lộng ngôn, chống lại điều Phaolo giảng dạy…” mà “Phaolô, Barnaba… quay về phía dân ngoại”; để từ đó “các dân ngoại hân hoan ca tụng lời Chúa; những ai được Chúa tiền định hưởng sự sống đời đời, thì tin theo, nên lời Chúa được rao giảng khắp cả vùng”, như Pecghê, Antiokia, Pixidia, Icônium… (Bđ 1), những địa danh mà so với Giêrusalem lúc bấy giờ, chỉ là những “vùng rìa thế giới”. Chúng ta cũng đừng quên, chính nhờ “cuộc bách hại dữ dội ở Giêrusalem mà các Tông Đồ và các tín hữu đầu tiên đã tản mác về các vùng ngoại biên xa xôi như Samari, Gada, Ađốt… (Cv 8, 1-40).
Nói như thế là để phần nào chúng ta sống lại “cái thuở ban đầu” hồn nhiên tươi trẻ của Hội Thánh, và từ đó, đón nhận mọi thử thách gian nan để cất bước lên đường tiếp nối sứ mệnh loan báo Tin Mừng; và nhất là, để một lần nữa xác tín rằng: cái viễn tượng muôn dân được nghe loan báo Tin Mừng, được hưởng niềm vui ơn cứu độ, được trở thành “đoàn chiên được chăm sóc trong mái nhà Thiên Chúa” đã không bao giờ là một viễn cảnh mơ hồ hay một dự định hoang tưởng; nhưng đó chính là cùng đích, là điểm đến chung cuộc trong kế hoạch diệu kỳ đầy tình thương của Thiên Chúa như sách Khải huyền mô tả: “Tôi là Gioan, đã xem thấy một đám đông không thể đếm được, họ thuộc mọi nòi giống, dòng họ, dân tộc và tiếng nói, đứng trước ngai vàng và trước Con Chiên; … Họ sẽ không còn đói khát; mặt trời và nóng bức sẽ không làm khổ họ, vì Con Chiên đứng trước ngai vàng sẽ thống trị họ, sẽ dẫn họ đến nguồn nước ban sự sống, và Thiên Chúa sẽ lau hết mọi giọt lệ nơi mắt họ” (Bđ 2: Kh 7,9.14-17).
Thật ra, viễn tượng “một đoàn dân đông đảo được Thiên Chúa chăn dắt và đưa đến nguồn nước ban sự sống” không phải chỉ mới có nơi khải thị của Thánh Gioan thời Tân ước mà từ xa xưa trong Cựu ước, dân Israel đã từng cảm nhận và sống đức tin là “đoàn chiên của Thiên Chúa” như cách diễn tả thâm thúy của Thánh Vịnh 22:
“Chúa là Mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi…
Lạy Chúa, Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc…
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
Ly rượu con đầy tràn chan chứa…”
Nếu tinh ý một chút, chúng ta có thể nhận ra rằng: nơi những hình ảnh chân quê mộc mạc của môi trường du mục trên vùng thảo nguyên Palestine được mô tả trong thánh vịnh 22 lại cưu mang cả một “kho tàng ý nghĩa” sẽ được đong đầy và hiện thực ngay chính trong Mùa Phục Sinh nầy. Thật vậy, nếu Gia-vê Thiên Chúa, “Người Mục Tử của cựu ước” dẫn dắt đoàn chiên với “dòng nước trong”, với “rượu đầy tràn”, với “dầu thơm lựng”, thì “Người Chăn Chiên của Tân ước”, Đức Kitô -Tử nạn - Phục sinh, đã chăm sóc “đoàn chiên mới” với “dòng nước tinh tuyền của Nhiệm tích Thánh Tẩy”, với “ly rượu, tấm bánh là chính Máu Thịt Người”, với “Dầu Thánh Thần được thông ban qua hồng ân Thêm Sức”.
Chẳng phải trọng tâm của mùa Phụng Vụ Phục Sinh đó chính là cử hành, sống và đào sâu ý nghĩa của ba Nhiệm Tích Khai Tâm Kitô giáo: Thánh Tẩy, Thánh Thể và Thêm sức đó sao ! Và đó chính là phương thế, là con đường, là năng lực “Người Chăn chiên vô hình Giêsu” đã chọn để chăm sóc, dẫn đưa và nuôi sống đoàn chiên mà Ngài đã cứu chuộc bằng chính cuộc Nhập Thể-Tử nạn- Phục sinh của Ngài như Ngài đã từng xác quyết mà chúng ta vừa nghe lại trong trích đoạn Tin Mừng Gioan hôm nay: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta…” (Ga 10,27-28).
Tuy nhiên, con đường chăn chiên của Đức Kitô và Đức Kitô trao cho Hội Thánh là một cuộc lữ hành nhiêu khê và đầy thử thách; đó là công việc mới mẻ luôn, lại “bắt đầu” luôn... như đang còn ở phía trước, như cái buổi cách đây hai ngàn năm khi Ngài trăn trở: “Tôi còn những chiên khác không thuộc ràn nầy. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10,16).
Vâng, cho dù Tin Mừng Phục Sinh đã được rao giảng suốt 2000 năm, cho dù, kể từ thế hệ Tông Đồ Phêrô, Phaolô, Barnaba, đến các môn sinh của các ngài như Luca, Marcô, Philipphê, Timôthê..., rồi đến những thế hệ nối tiếp hăng say ra đi rao giảng và chăn dắt các đoàn chiên từ đông sang tây từ nam chí bắc như Đa Minh, Phanxicô Asisi, Phanxicô Xavie...; và cho dù đã có biết bao nhiêu người mục tử noi gương Thầy Chí Thánh đã sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đoàn chiên..., thì trên khắp thế giới, vẫn còn những con chiên chưa thuộc ràn chiên Hội Thánh Chúa Kitô, vẫn còn những đàn chiên bơ vơ không người chăm sóc (Mc 6,34).
Chính vì thế, mỗi năm một lần, qua chân dung Đức Kitô Phục Sinh, Vị Mục tử nhân lành đang hiện diện cách sống động giữa lòng dân Chúa (mà Chúa Nhật IV Phục Sinh đã chọn như một trọng tâm quy chiếu với một “tên gọi đặc thù”: CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH), Hội Thánh gọi mời toàn Dân Công Giáo cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục – tu sĩ, cầu nguyện cho có nhiều con người sẵn sàng đập bể bình dầu thơm cuộc đời để làm rực thêm mùi thơm cho căn nhà Giáo Hội (Tông Huấn Đời Thánh Hiến 104).
Trong một thế giới ngập tràn não trạng chủ nghĩa cá nhân và chạy theo nền văn minh tục hóa và hưởng thụ, đời sống và ơn gọi linh mục, tu sĩ đã trở thành một “dấu chỉ ngược dòng”, một sự chọn lựa càng lúc càng bị rẻ rúng, loại trừ..., thì người Kitô hữu không thể bàng quan ngồi chờ “ơn kẻ dữ”, mà phải tích cực cầu nguyện để nhận được nhiều “ơn người lành”, như chính Đức Kitô đã từng mách nước: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Mt 9,38).
LM. Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 4 Phục Sinh năm C 2022)
Trong “ngôn ngữ triết học bình dân” của người Việt Chúng ta có một câu tục ngữ khá thâm thúy: Ơn kẻ dữ chẳng ơn người lành. Chúng ta có thể nghiệm ra ngay cái ý nghĩa được lồng trong câu tục ngữ đó qua câu chuyện được sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật nơi Bài đọc 1 hôm nay, Chúa Nhật 4 Phục Sinh, chu kỳ Năm C:
Các người Do-thái thấy đám đông dân chúng, thì đâm ghen tương, nói lộng ngôn, chống lại các điều Phaolô giảng dạy. Phaolô và Barnaba can đảm nói rằng: “Phải giảng lời Thiên Chúa cho các ngươi trước tiên, nhưng vì các ngươi từ chối lời Thiên Chúa và tự cho mình không xứng đáng sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía các dân ngoại; vả lại Chúa đã truyền lệnh cho chúng tôi rằng: “Ta đã đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi nên ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất”…
Dĩ nhiên, việc “đi ra”, việc “đến với muôn dân” (Ad Gentes) là “mệnh lệnh tối thượng” mà các Tông Đồ và toàn thể Hội Thánh tiếp nhận từ Đức Kitô Phục Sinh: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…” (Mc 16,15); đó là “việc của Thiên Chúa” mà các môn đệ Chúa Kitô “phải vâng lời” và không ai được phép “chống lại” (Cv 5, 34-39). Tuy nhiên, cũng “nhờ ơn kẻ dữ”, tức sự “ghen tương, nói lộng ngôn, chống lại điều Phaolo giảng dạy…” mà “Phaolô, Barnaba… quay về phía dân ngoại”; để từ đó “các dân ngoại hân hoan ca tụng lời Chúa; những ai được Chúa tiền định hưởng sự sống đời đời, thì tin theo, nên lời Chúa được rao giảng khắp cả vùng”, như Pecghê, Antiokia, Pixidia, Icônium… (Bđ 1), những địa danh mà so với Giêrusalem lúc bấy giờ, chỉ là những “vùng rìa thế giới”. Chúng ta cũng đừng quên, chính nhờ “cuộc bách hại dữ dội ở Giêrusalem mà các Tông Đồ và các tín hữu đầu tiên đã tản mác về các vùng ngoại biên xa xôi như Samari, Gada, Ađốt… (Cv 8, 1-40).
Nói như thế là để phần nào chúng ta sống lại “cái thuở ban đầu” hồn nhiên tươi trẻ của Hội Thánh, và từ đó, đón nhận mọi thử thách gian nan để cất bước lên đường tiếp nối sứ mệnh loan báo Tin Mừng; và nhất là, để một lần nữa xác tín rằng: cái viễn tượng muôn dân được nghe loan báo Tin Mừng, được hưởng niềm vui ơn cứu độ, được trở thành “đoàn chiên được chăm sóc trong mái nhà Thiên Chúa” đã không bao giờ là một viễn cảnh mơ hồ hay một dự định hoang tưởng; nhưng đó chính là cùng đích, là điểm đến chung cuộc trong kế hoạch diệu kỳ đầy tình thương của Thiên Chúa như sách Khải huyền mô tả: “Tôi là Gioan, đã xem thấy một đám đông không thể đếm được, họ thuộc mọi nòi giống, dòng họ, dân tộc và tiếng nói, đứng trước ngai vàng và trước Con Chiên; … Họ sẽ không còn đói khát; mặt trời và nóng bức sẽ không làm khổ họ, vì Con Chiên đứng trước ngai vàng sẽ thống trị họ, sẽ dẫn họ đến nguồn nước ban sự sống, và Thiên Chúa sẽ lau hết mọi giọt lệ nơi mắt họ” (Bđ 2: Kh 7,9.14-17).
Thật ra, viễn tượng “một đoàn dân đông đảo được Thiên Chúa chăn dắt và đưa đến nguồn nước ban sự sống” không phải chỉ mới có nơi khải thị của Thánh Gioan thời Tân ước mà từ xa xưa trong Cựu ước, dân Israel đã từng cảm nhận và sống đức tin là “đoàn chiên của Thiên Chúa” như cách diễn tả thâm thúy của Thánh Vịnh 22:
“Chúa là Mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi…
Lạy Chúa, Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc…
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
Ly rượu con đầy tràn chan chứa…”
Nếu tinh ý một chút, chúng ta có thể nhận ra rằng: nơi những hình ảnh chân quê mộc mạc của môi trường du mục trên vùng thảo nguyên Palestine được mô tả trong thánh vịnh 22 lại cưu mang cả một “kho tàng ý nghĩa” sẽ được đong đầy và hiện thực ngay chính trong Mùa Phục Sinh nầy. Thật vậy, nếu Gia-vê Thiên Chúa, “Người Mục Tử của cựu ước” dẫn dắt đoàn chiên với “dòng nước trong”, với “rượu đầy tràn”, với “dầu thơm lựng”, thì “Người Chăn Chiên của Tân ước”, Đức Kitô -Tử nạn - Phục sinh, đã chăm sóc “đoàn chiên mới” với “dòng nước tinh tuyền của Nhiệm tích Thánh Tẩy”, với “ly rượu, tấm bánh là chính Máu Thịt Người”, với “Dầu Thánh Thần được thông ban qua hồng ân Thêm Sức”.
Chẳng phải trọng tâm của mùa Phụng Vụ Phục Sinh đó chính là cử hành, sống và đào sâu ý nghĩa của ba Nhiệm Tích Khai Tâm Kitô giáo: Thánh Tẩy, Thánh Thể và Thêm sức đó sao ! Và đó chính là phương thế, là con đường, là năng lực “Người Chăn chiên vô hình Giêsu” đã chọn để chăm sóc, dẫn đưa và nuôi sống đoàn chiên mà Ngài đã cứu chuộc bằng chính cuộc Nhập Thể-Tử nạn- Phục sinh của Ngài như Ngài đã từng xác quyết mà chúng ta vừa nghe lại trong trích đoạn Tin Mừng Gioan hôm nay: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta…” (Ga 10,27-28).
Tuy nhiên, con đường chăn chiên của Đức Kitô và Đức Kitô trao cho Hội Thánh là một cuộc lữ hành nhiêu khê và đầy thử thách; đó là công việc mới mẻ luôn, lại “bắt đầu” luôn... như đang còn ở phía trước, như cái buổi cách đây hai ngàn năm khi Ngài trăn trở: “Tôi còn những chiên khác không thuộc ràn nầy. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10,16).
Vâng, cho dù Tin Mừng Phục Sinh đã được rao giảng suốt 2000 năm, cho dù, kể từ thế hệ Tông Đồ Phêrô, Phaolô, Barnaba, đến các môn sinh của các ngài như Luca, Marcô, Philipphê, Timôthê..., rồi đến những thế hệ nối tiếp hăng say ra đi rao giảng và chăn dắt các đoàn chiên từ đông sang tây từ nam chí bắc như Đa Minh, Phanxicô Asisi, Phanxicô Xavie...; và cho dù đã có biết bao nhiêu người mục tử noi gương Thầy Chí Thánh đã sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đoàn chiên..., thì trên khắp thế giới, vẫn còn những con chiên chưa thuộc ràn chiên Hội Thánh Chúa Kitô, vẫn còn những đàn chiên bơ vơ không người chăm sóc (Mc 6,34).
Chính vì thế, mỗi năm một lần, qua chân dung Đức Kitô Phục Sinh, Vị Mục tử nhân lành đang hiện diện cách sống động giữa lòng dân Chúa (mà Chúa Nhật IV Phục Sinh đã chọn như một trọng tâm quy chiếu với một “tên gọi đặc thù”: CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH), Hội Thánh gọi mời toàn Dân Công Giáo cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục – tu sĩ, cầu nguyện cho có nhiều con người sẵn sàng đập bể bình dầu thơm cuộc đời để làm rực thêm mùi thơm cho căn nhà Giáo Hội (Tông Huấn Đời Thánh Hiến 104).
Trong một thế giới ngập tràn não trạng chủ nghĩa cá nhân và chạy theo nền văn minh tục hóa và hưởng thụ, đời sống và ơn gọi linh mục, tu sĩ đã trở thành một “dấu chỉ ngược dòng”, một sự chọn lựa càng lúc càng bị rẻ rúng, loại trừ..., thì người Kitô hữu không thể bàng quan ngồi chờ “ơn kẻ dữ”, mà phải tích cực cầu nguyện để nhận được nhiều “ơn người lành”, như chính Đức Kitô đã từng mách nước: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Mt 9,38).
LM. Trương Đình Hiền