Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Suy tư về cuộc xâm lược Ukraine của Nga, ông đã có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “The Russian Path Not Taken”, nghĩa là “Con đường mà Nga đã không chọn”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Gần đây tôi đã suy nghĩ về bài thơ “Con đường không được chọn” của Robert Frost và mối quan hệ của bài thơ ấy với một linh mục Chính thống giáo Nga đã qua đời.Khi Liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1990, hai con đường ẩn dụ phân rẽ nhau xuất hiện trong rừng cây của Nga. Một là con đường đổi mới đất nước được tạo điều kiện thuận lợi bởi một nền Chính thống giáo Nga sôi nổi, cởi mở về mặt trí tuệ và đại kết; và con đường kia là con đường quen thuộc hơn của Chính thống giáo Nga bám víu và phụ thuộc vào quyền lực nhà nước. Trong trường hợp này, “con đường ít người qua lại” đã không được chọn. Và chúng ta có thể khẳng định sự sáng suốt của nhà thơ, khi nhận ra rằng nếu con đường ấy được lựa chọn, thực sự xã hội Nga “đã có sự khác biệt”.
Điều này đưa chúng ta đến với Cha Alexander Men.
Trong những thập kỷ cuối cùng của Liên Xô, Cha Alexander Men đã trở thành một tiếng nói cải cách nổi bật trong Chính thống giáo Nga, một cố vấn tinh thần cho Alexander Solzhenitsyn và Andrei Sakharov, và là một nam châm thu hút sự chuyển đổi sang Chúa trong giới trí thức Nga. Cha Alexander Men rao giảng rằng chủ nghĩa cộng sản là một “bệnh lý lịch sử khổng lồ” đã “phá hủy hầu như” toàn bộ nền văn hóa Nga; thiệt hại mà nó đã gây ra “tàn phá tâm hồn mọi người.” Để giúp sửa chữa thiệt hại đó, một Giáo hội Nga thời hậu cộng sản phải ăn năn về sự hợp tác đáng khinh bỉ của họ với cường quốc Liên Xô. Từ sự ăn năn đó, ông hy vọng, sẽ xuất hiện một Chính thống giáo Nga có tiếng nói Trung tâm Kitô giáo giúp xây dựng một xã hội dân sự Nga đổi mới.
Tầm nhìn của Cha Alexander Men về tương lai Nga là một mối đe dọa đối với các cơ quan an ninh nhà nước, đã âm mưu tiếp quản nước Nga thời hậu Xô Viết và các nhà lãnh đạo Chính thống giáo của Nga, những người đã không còn là tín hữu của Giáo Hội theo bất kỳ ý nghĩa thực tế nào của thuật ngữ này. Có vẻ như sự kết hợp nào đó của hai thế lực tà ác đó đã dẫn đến vụ giết Cha Alexander Men bằng rìu trong một khu rừng rậm gần Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng 9 năm 1990 - một tội ác chưa bao giờ bị truy tố.
Tất nhiên, không ai biết suy nghĩ của Cha Alexander Men sẽ phát triển như thế nào nếu ngài còn sống. Nhưng hãy tưởng tượng rằng Cha Alexander Men, là người, vài ngày trước khi bị ám sát, đã cảnh báo về một “chủ nghĩa phát xít Nga mới”, vẫn còn sống vào đầu năm 1992 khi Thượng phụ tương lai của Mạc Tư Khoa, khi đó là Tổng Giám Mục Kirill của Smolensk, nói với 5.000 cựu sĩ quan Hồng quân, chỉ vài tuần sau khi Liên Xô tan rã, rằng Chính thống giáo Nga có thể lấp đầy khoảng trống về ý thức hệ và lòng yêu nước do sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Cha Alexander Men biết điều gì đó về khoảng trống tâm linh, và ngài có thể đã đề xuất lấp đầy sự trống trải của người Nga thời hậu cộng sản bằng một thứ gì đó đẹp đẽ và phong phú về mặt tinh thần, hơn là với chủ nghĩa dân tộc xấu xa do Kirill và các nhà lãnh đạo Chính thống Nga khác cổ xúy. Cha Alexander Men có thể đã thách thức sự bài ngoại như vậy; và nếu được trao cho quyền lực đạo đức và tâm linh, ngài có thể đã tạo ra sự khác biệt. Không bị cản trở, Kirill đã công cụ hóa Giáo hội Nga, đã ngăn cản sự lãnh đạo chính thức của Chính thống giáo Nga phát triển khả năng tiên tri để nói sự thật trước quyền lực. Vì vậy, bây giờ các nhà lãnh đạo của Giáo hội đang hoan nghênh những vụ giết trẻ em và phá hủy các vùng đất rộng lớn của Ukraine.
Tôi thích nghĩ rằng Cha Alexander Men và những người mà ngài truyền cảm hứng có thể đã khơi dậy sự tái sinh của nền văn hóa Nga có khả năng chống lại sự quyến rũ của chủ nghĩa Putini. Điều đó đã không xảy ra. Những gì có thể là một tiếng nói quan trọng đã bị bịt miệng bởi một chiếc rìu của một tay sát thủ trong khu rừng đó vào năm 1990. Và kể từ đó, giới lãnh đạo Chính thống giáo Nga đã không thể xoa dịu vết thương mà 70 năm chủ nghĩa cộng sản đã gây ra. Thay vào đó, Thượng phụ Kirill và người phụ trách đại kết của ông, Tổng Giám Mục Hilarion, đã thúc đẩy một khái niệm hiếu chiến về Russkiy mir, “thế giới Nga”, là cơ sở cho chủ nghĩa đế quốc Nga mới. Văn hóa nói dối vốn là thương hiệu của quá khứ Liên Xô giờ đã phá hủy nền văn hóa Nga hiện tại nhuốm mầu sắc. Và các hiệu ứng tàn bạo của nó đã được hiển thị trong hai tháng qua.
Thần học giả mạo chính trị hóa của Kirill và Hilarion, hiện do Putin và tay sai của ông ta thao túng, cho rằng Ukraine phải là một phần của Nga hoặc Ukraine phải bị tiêu diệt. Tại sao? Bởi vì Nga là người thừa kế hợp pháp duy nhất của lễ rửa tội của người Đông Slav. Bất kỳ ai khác tuyên bố một phần của quyền gia trưởng tinh thần đó đều là “Đức Quốc xã”, và “Đức Quốc xã” đó phải bị tiêu diệt (như một dịch vụ truyền thông Nga do nhà nước bảo trợ đã đưa vào tháng 4). Cuộc chiến của Nga ở Ukraine do đó là một cuộc thánh chiến.
Điều này thật đáng kinh ngạc (chưa kể kỳ quái về mặt thần học). Tuy nhiên, các học giả của Giáo hội Nga đã ghi nhận một sự tương đồng rõ rệt giữa số lượng người Nga tuyên bố ủng hộ cuộc chiến của Putin ở Ukraine (80%) và số người Nga, bất kể thực hành tôn giáo của họ hay không, đều tuyên bố là Chính thống giáo (80 phần trăm). Liệu một cuộc sống chung tồi tệ giữa tham vọng giáo hội và quyền lực nhà nước có thể phát triển được không nếu các nhà lãnh đạo tôn giáo chân chính như Cha Alexander Men đã có thể định hình tương lai Chính thống giáo Nga, thay vì Kirill và Hilarion?
Không ai biết. Nhưng những gì chúng ta biết một cách chắc chắn là con đường quen thuộc hơn do sự lãnh đạo của Chính thống giáo Nga chọn đã trở thành con đường dẫn đến sự phản bội phúc âm.
Source:First Things