1. Quan hệ Hương Cảng và Tòa Thánh trong vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân
Hương Cảng đóng một vai trò quan trọng đối với Tòa Thánh, nơi đã thiết lập “cơ sở” ngoại giao của mình ở đó để thảo luận kín đáo với Bắc Kinh. Điều đáng chú ý là thông qua chiếc ăng-ten kín đáo này, tin tặc Trung Quốc đã thành công trong việc thực hiện một cuộc tấn công mạng vào hệ thống nội bộ của Vatican trong mùa hè năm 2020, một sự thật đã được một nhà ngoại giao Vatican xác nhận với I.MEDIA.
Việc bắt giữ Đức Hồng Y Quân đặt ra một vấn đề lớn đối với Tòa Thánh. Tòa Thánh có nghĩa vụ phải bảo vệ quyền lợi của vị giáo phẩm cấp cao, một thành viên của Hồng Y Đoàn. Hơn nữa, Đức Hồng Y Quân có nhiều người ủng hộ ở Hoa Kỳ, nơi vấn đề tự do tôn giáo là một trong những trục lịch sử giữa các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa nhằm phản đối sự trỗi dậy của đối thủ Trung Quốc. Mối quan hệ của ngài với Hoa Kỳ đã được những người ủng hộ chế độ cộng sản chỉ ra như một bằng chứng cho cáo buộc “cấu kết với thế lực nước ngoài”.
Đồng thời, Tòa Thánh lại không muốn mất đi một số tiến bộ đã đạt được trong bốn năm qua - đã cho phép bổ nhiệm 13 giám mục, chỉ sáu trong số 13 vị này được bổ nhiệm sau khi thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc được ký kết. Điều này càng quan trọng hơn vì thỏa thuận phải được hai bên gia hạn vào tháng 10 tới, và Tòa Thánh đã thông báo rằng các ngài muốn ký một thỏa thuận “dứt khoát”.
Không giống như tình hình ở Ukraine?
Được I.MEDIA liên hệ, hai nhà ngoại giao của Tòa Thánh đã so sánh tình hình ở Trung Quốc với tình hình mà Tòa Thánh ở Ukraine phải đối mặt, khi Tòa Thánh bị mắc kẹt giữa những người Công Giáo Ukraine và mong muốn tăng cường quan hệ với Chính thống giáo Nga. Đức Hồng Y Quân dường như cũng có mối liên hệ này: Trong những tuần gần đây, ngài đã đăng nhiều bài báo về tin tức Ukraine, trong đó đặt câu hỏi về chính sách không lên án Nga của Tòa Thánh.
Phản ứng về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nhà nghiên cứu người Ý Francesco Cisci cho rằng đó là một sai lầm lớn của Bắc Kinh: “Có lẽ không phải là điều khôn ngoan nhất khi bắt một người đàn ông 90 tuổi, người, bất kể tình trạng của người ấy thế nào đi chăng nữa, cũng không thể quá nguy hiểm và thực sự chỉ trở nên nguy hiểm sau vụ bắt giữ này.” Theo quan điểm của ông, chính phủ Trung Quốc đang liều lĩnh làm căng thẳng thêm tình hình ở Hương Cảng sau vụ bắt giữ, nhằm đặt Tòa Thánh - thực thể duy nhất có thể kiên trì đối thoại trong mọi hoàn cảnh - vào một vị trí nhượng bộ khi nối lại các cuộc đàm phán.
Một dấu hiệu, xảy ra vài giờ sau vụ bắt giữ, có thể hỗ trợ phân tích này: chính quyền Hương Cảng khăng khăng rằng việc bắt giữ Hồng Y Quân “hoàn toàn không liên quan đến nghề nghiệp hoặc nguồn gốc tôn giáo của những người bị bắt.”
Khi rời đồn cảnh sát Sài Loan(Chai Wan, 柴灣) của Hương Cảng vào cuối ngày 11 tháng 4, Đức Hồng Y Quân không nói một lời nào trước đám đông nhà báo. Giờ đây, những lời của ngài, tại Công Nghị Tấn Phong Hồng Y năm 2006, thúc giục đổ “máu đào để phát triển đức tin Kitô” có thể có tác động thực sự trong những tuần tới, vượt xa cả Vịnh Hương Cảng.
Source:Aleteia
2. Trong một động thái bất ngờ, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô công nhận Giáo Hội Chính Thống Giáo Macedonia
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople đã nói rằng Tòa Thượng Phụ của ngài hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội ly khai Macedonia, cho đến nay được coi như một kẻ lạc loài, hay nói văn hoa hơn là một pariah, trong thế giới Chính thống.
Tòa Thượng phụ Đại kết đã gây ngạc nhiên cho thế giới Chính thống giáo - và thêm vào mối quan hệ vốn đã rất căng thẳng với Giáo Hội Chính thống Nga - khi tuyên bố rằng Tòa này hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Chính thống Macedonia ly khai và không được công nhận.
Hôm thứ Hai, Tòa Thượng Phụ có trụ sở tại Istanbul cho biết họ “hoan nghênh sự hiệp thông Thánh Thể đối với hệ thống phẩm trật, giáo sĩ và giáo dân dưới quyền Tổng Giám mục Stefan của Giáo hội này, do đó chữa lành vết thương ly giáo và đổ 'dầu và rượu' chữa lành lên những thử thách của các anh em Chính thống giáo của chúng tôi tại quốc gia đó”.
Người dân Bắc Macedonia không biết điều gì vừa xảy ra. “Đây là một bất ngờ lớn đối với công chúng ở đây,” nhà báo Sinisa Marusic nói với The Tablet. “Điều đó rất quan trọng - Giáo Hội Chính thống Macedonia là một phần quan trọng trong bản sắc của chúng tôi.”
Darijan Sotirovski, người đứng đầu ủy ban đối thoại tôn giáo của chính phủ, đồng ý. “Đây là một quyết định sẽ mang lại cho chúng tôi tầm quan trọng hơn với tư cách là một quốc gia và một nhà nước. Chúng tôi đã đạt được điều mà các thế hệ trước không đạt được. Đó là một sự xác nhận rằng con đường chúng tôi đang đi là con đường đúng đắn,” ông nói với cơ quan truyền thông địa phương Slobodne Pecat hôm thứ Tư.
Giáo Hội Chính thống Macedonia đơn phương ly khai khỏi Giáo Hội Chính thống Serbia vào năm 1967, khi Macedonia là một phần của Nam Tư cũ. Nó trở thành một quốc gia độc lập vào những năm 1990. Động thái này của Giáo hội Macedonia chưa bao giờ được công nhận bởi phần còn lại của các Giáo hội Chính thống giáo, những người đã coi nó như một thực thể ly giáo và một pariah.
Tuy nhiên, khi cuộc tranh giành quyền lực giữa Tòa Thượng Phụ Constatinope và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ngày càng gia tăng – trong đó Giáo hội Nga yêu cầu Chính Thống Giáo thế giới phải thừa nhận vai trò hàng đầu của họ vì sự giàu có và quyền lực của mình - Constantinople ngày càng đối đầu với các quan điểm của Nga liên quan đến đại kết, quan hệ với phương Tây.
Việc công nhận Giáo Hội Chính Thống Giáo Macedonia của Tòa Thượng Phụ Connstatinope cũng giống như việc công nhận Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine tách khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, có một khác biệt hết sức cơ bản. Việc công nhận Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine chỉ diễn ra sau khi các chức sắc trong Giáo Hội này, và tổng thống Ukraine lúc bấy giờ là Ông Petro Poroshenko, vị tiền nhiệm của Ông Zelenskiy, phải nộp đơn xin Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô. Lần này Giáo Hội Chính Thống Giáo Macedonia nhận được tin vui hoàn toàn bất ngờ. Bất thình lình, họ nhận được một tin quá sức tưởng tượng.
Source:The Tablet
3. Nghị sĩ Ukraine nói rằng tình hình trên chiến trường “tồi tệ hơn nhiều” so với lúc bắt đầu chiến tranh
Một nhà lập pháp Ukraine đã kêu gọi Hoa Kỳ cung cấp hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu cho Ukraine, nói rằng tình hình trên chiến trường “tồi tệ hơn nhiều” so với lúc bắt đầu chiến tranh.
Oleksandra Ustinova nói với các phóng viên tại hội nghị bàn tròn của Quỹ Marshall ở Đức ở Washington hôm thứ Sáu rằng “Đó là địa ngục”. “Chúng tôi tiếp tục mất nhiều người hơn so với lúc bắt đầu chiến tranh.”
Cô giải thích “chúng tôi không thể chiến thắng cuộc chiến này với vũ khí của Liên Xô vì thứ nhất là Nga có nhiều vũ khí của Liên Xô hơn, thứ hai, chúng tôi không có nơi nào để lấy đạn dược cho những vũ khí này, và thứ ba, Nga chỉ có nhiều người hơn và nhiều quân hơn”.
Ustinova cho biết Ukraine không còn tìm kiếm các máy bay chiến đấu MiG từ thời Liên Xô vì “chiến tranh đã thay đổi”.
Thay vào đó, cô cho biết Ukraine cần Hệ thống hỏa tiễn phóng nhiều lần (MLRS), pháo tự hành Paladin và máy bay chiến đấu như F-16 để đối phó hiệu quả với Nga, đồng thời kêu gọi Mỹ bắt đầu đào tạo các phi công Ukraine sử dụng các loại máy bay phản lực như vậy..
Cô cho biết gần đây cô đã gặp các quan chức quốc phòng Ukraine ở Kyiv, lưu ý rằng Ukraine có “các phi công giàu kinh nghiệm chiến đấu, sẵn sàng đi đào tạo ngay bây giờ. Họ sẵn sàng đi tập huấn ngày hôm qua. Nhưng không có quyết định chấp nhận họ và cung cấp huấn luyện vì không có quyết định cung cấp máy bay chiến đấu “.
Mỹ đã bắt đầu gửi vũ khí hạng nặng tới Ukraine, nhưng vẫn chưa cung cấp cho họ máy bay chiến đấu hoặc MLRS.
Ustinova đã có mặt ở Washington trong tuần này để họp, nói rằng họ tin rằng nhiều chính phủ thiếu “ý chí chính trị cần thiết” để quyết định nhanh chóng gửi những loại vũ khí hạng nặng như vậy - và cảm giác rằng vẫn có những lo sợ về việc khiêu khích Mạc Tư Khoa.
Ustinova nói, “nếu chúng tôi có Howitzers hai tháng trước, Mariupol sẽ không ra nông nỗi này vì họ sẽ không thể bao vây như họ đã làm, bao vây thành phố và phá hủy nó theo đúng nghĩa đen.”
“Đối với chúng tôi thời gian có nghĩa là mạng sống, hàng ngàn mạng sống. Chúng tôi nghe nói rằng mọi thứ đang diễn ra nhanh chưa từng có và các quyết định được đưa ra nhanh đến mức nào. Nhưng chưa bao giờ có một cuộc chiến tranh nào kể từ sau Thế chiến thứ Hai như thế. Và thật không may, chúng tôi tiếp tục yêu cầu việc đưa ra quyết định nhanh hơn.”
Source:CNN