1. Tổ chức bác ái Công Giáo kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới lên án vụ thảm sát trong một nhà thờ ở Nigeria
Một tổ chức bác ái Công Giáo quốc tế cho biết thêm nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo trên khắp thế giới nên lên tiếng về vụ tấn công vào một nhà thờ Công Giáo ở Nigeria khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN, đã tố cáo “vụ thảm sát trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống” vào ngày 5 tháng 6 tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Phanxicô Xavier ở Owo, Bang Ondo, là “một hành động khủng bố khác ở Nigeria, một hành động nữa trong danh sách dài các tội ác chống lại Kitô hữu”.
Tổ chức bác ái cho biết trong một tuyên bố: “ACN kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo trên thế giới lên án một cách kiên quyết và rõ ràng vụ tấn công khủng bố này”.
Phát ngôn nhân của ACN Maria Lozano lưu ý rằng Nigeria đã “bị rung chuyển bởi các đợt bạo lực, cướp bóc và bắt cóc, mặc dù ảnh hưởng đến tất cả các nhóm sắc tộc và tôn giáo trong quốc gia, những vụ việc này đã dẫn đến một danh sách dài các cuộc tấn công lớn vào cộng đồng Kitô giáo trong vài thập kỷ qua.”
Trong vụ tấn công ngày 5/6 ở tây nam Nigeria, các tay súng được cho là đã bắn vào các tín hữu Công Giáo đang tham dự Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và cho nổ chất nổ, theo đối tác tin tức Phi Châu của CNA, ACI Africa.
Reuters đưa tin, các tay súng vẫn chưa rõ danh tính, đã giết chết ít nhất 50 người, theo một bác sĩ địa phương. Cảnh sát bang vẫn chưa công bố tổng số thương vong.
ACN lưu ý rằng cho đến nay vùng tây nam Nigeria không bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất an ninh và bạo lực như các khu vực phía bắc và vành đai giữa của Nigeria.
Đức Tổng Giám Mục Lucius Ugorji, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria, cho biết: “Không nơi nào có vẻ an toàn trên đất nước chúng tôi; thậm chí các nơi thánh thiêng nhất của một Giáo hội cũng không an toàn”.
Đức Tổng Giám Mục của Owerri đã lên án “bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất về việc giết người vô tội trong Nhà của Chúa.”
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ săn lùng chúng và đưa chúng ra trước công lý. Nếu chính phủ không hành động dứt khoát đối với một vấn đề nghiêm trọng như vậy, điều đó sẽ khuyến khích sự suy thoái của tình trạng vô chính phủ trên đất nước chúng ta,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục kêu gọi Tổng thống Muhammadu Buhari và các nhà lãnh đạo dân cử khác “nâng cao trách nhiệm chính của mình là bảo đảm tính mạng và tài sản của công dân.”
“Thế giới đang theo dõi chúng ta! Trên tất cả, Chúa cũng đang theo dõi chúng ta,” ngài nói thêm.
Source:Catholic News Agency
2. Tại sao mọi người đang bàn tán xôn xao về chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến L'Aquila?
Hôm thứ Bảy 4/6, văn phòng báo chí Tòa Thánh thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm thành phố L'Aquila của Ý vào cuối tháng Tám.
Thông báo này làm dấy lên suy đoán rằng chuyến đi có thể là khúc dạo đầu cho việc từ chức của vị giáo hoàng 85 tuổi.
L'Aquila có liên quan gì đến việc từ chức của Đức Giáo Hoàng?
Thành phố ở miền trung nước Ý là nơi chôn cất của Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ, người đã lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo chỉ 5 tháng trước khi từ chức vào ngày 13 tháng 12 năm 1294. Vị Giáo Hoàng này được phong thánh vào năm 1313, và được chôn cất tại Vương cung thánh đường L'Aquila của Santa Maria di Collemaggio.
Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ đã từ chức hơn 700 năm trước. Tại sao ngài có liên quan ngày hôm nay?
Khi Đức Bênêđíctô XVI trở thành vị giáo hoàng đầu tiên từ chức trong gần 600 năm vào năm 2013, những người theo dõi Vatican kể lại rằng ngài đã đến thăm lăng mộ của Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ nhiều năm trước đó. Trong chuyến đi của mình vào ngày 28 tháng 4 năm 2009, ngài đã để lại dây pallium của mình trên lăng mộ. Hồi tưởng lại biến cố này, các nhà bình luận cho rằng Đức Bênêđíctô XVI đang cho thấy ý định từ chức.
Có điều gì bất thường về thời gian của chuyến viếng thăm L'Aquila của Đức Giáo Hoàng Phanxicô không?
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đến L'Aquila vào Chúa Nhật, ngày 28 tháng 8, một ngày sau khi ngài chủ tọa công nghị tấn phong 21 vị tân Hồng Y. Sau chuyến đi, ngài sẽ gặp gỡ các thành viên của Hồng Y Đoàn để thảo luận về hiến pháp mới của Vatican, có hiệu lực vào ngày 5 tháng 6. Cả ba sự kiện – công nghị tấn phong các tân Hồng Y, chuyến đi L'Aquila, và công nghị đặc biệt - diễn ra trong bối cảnh bình thường của một tháng yên tĩnh tại Vatican.
Đức Giáo Hoàng dự kiến làm gì ở L'Aquila?
Ngài sẽ có một chuyến thăm riêng đến nhà thờ của thành phố, nơi vẫn đang được xây dựng lại sau khi ngôi thánh đường bị hư hại nặng trong trận động đất năm 2019 khiến hơn 300 người chết.
Sau khi nói chuyện với gia đình các nạn nhân, ngài sẽ được đưa đến Santa Maria di Collemaggio, nơi ngài sẽ cử hành một thánh lễ ngoài trời, chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, và mở cửa thánh. Lịch trình chính thức của chuyến thăm không đề cập đến lăng mộ của Celestinô Đệ Ngũ và cố nhiên không có bất cứ điều gì liên quan đến việc từ chức của Đức Giáo Hoàng.
Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô lại mở cửa thánh?
Mỗi năm vào ngày 28 tới 29 tháng 8, người Công Giáo hành hương đến L'Aquila để tham gia một sự kiện được gọi là Ơn tha thứ của Đức Giáo Hoàng Celestinô, tiếng Ý là Perdonanza Celestiniana.
Giáo Hội trong vùng Abruzzes hàng năm mừng kỷ niệm việc Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ chấp nhận vùng đất này trở thành đất hành hương sám hối để được ơn tha thứ, gọi là “la Perdonanza”
“Trong Giáo hội thời cổ, sám hối là việc làm có tính cách nghiêm túc, liên quan đến các tội như giết người, bội giáo, ngoại tình và được cử hành dưới hình thức công cộng” thường là dưới dạng một cuộc hành hương. Đức Giáo Hoàng Celestinô V ban cho dân trong vùng của ngài, vừa vì lòng bác ái tinh thần vừa để giúp dân về mặt kinh tế: dịp “la Perdonanza” lôi kéo khách hành hương và những người sám hối tới những nơi bình thường không mấy ai lui tới, đem lại cho người dân tại chỗ một chút lợi nhuận
Việc mở cửa thánh sẽ đánh dấu sự khởi đầu của lễ kỷ niệm hàng năm do Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ thiết lập vào năm 1294 và được UNESCO ghi vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2009. Đức Hồng Y Giuseppe Petrocchi của L'Aquila nói rằng Đức Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên mở cửa thánh trong 728 năm.
Có tin đồn về việc Đức Thánh Cha Phanxicô từ chức trước đây không?
Vài ngày sau khi giáo hoàng trải qua cuộc phẫu thuật ruột kết vào tháng 7 năm 2021, tin đồn lan tràn trên mạng xã hội cho rằng Đức Giáo Hoàng có kế hoạch từ chức “trong vài giờ tới”. Nhưng suy đoán nhanh chóng được chứng minh là sai. Đức Giáo Hoàng đã rời bệnh viện và sớm tiếp tục lịch trình bận rộn của mình.
Một loạt lý thuyết từ chức liên tục xuất hiện trong suốt năm 2021. Các vấn đề sức khỏe của Đức Giáo Hoàng vào năm 2022, khiến ngài phải sử dụng xe lăn cho các sự kiện công cộng, làm dấy lên nhiều phỏng đoán.
Đức Thánh Cha Phanxicô có nói gì về việc từ chức không?
Sau khi đắc cử vào năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi quyết định từ chức của Đức Bênêđíctô XVI. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014, ngài nói rằng “Đức Bênêđíctô là người đầu tiên và có thể sẽ có những người khác. Chúng ta không biết.”
Nhưng Đức Phanxicô chưa bao giờ nói rõ ràng rằng cá nhân ngài có ý định từ chức. Xin nói lại thêm lần nữa cho rõ ràng: Đức Phanxicô chưa bao giờ nói rõ ràng rằng cá nhân ngài có ý định từ chức. Chưa bao giờ.
Phát biểu sau cuộc phẫu thuật ruột kết vào năm 2021, ngài lưu ý rằng “Bất cứ khi nào Đức Giáo Hoàng bị ốm thì thế nào cũng có những cơn gió nhẹ hoặc những cơn cuồng phong về Cơ Mật Viện.”
Đề cập đến tin đồn từ chức bắt nguồn từ chính quê hương Á Căn Đình của ngài, Đức Thánh Cha nói thêm: “Tôi không biết họ lấy đâu ra từ tuần trước rằng tôi sẽ từ chức! Không rõ từ lời nào mà họ như thế hiểu ở đất nước tôi? Đó là nơi mà tin đồn này xuất phát từ. Và họ nói rằng đó là một sự náo động, trong khi điều đó thậm chí không hề xuất hiện trong tâm trí tôi”.
Source:Catholic News Agency
3. Xu hướng đồn đoán Đức Thánh Cha từ chức càng ngày càng quyết liệt hơn
Trong cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh COPE, hôm 30 tháng 8 năm ngoái 2022, khi đề cập đến tin đồn từ chức bắt nguồn từ chính quê hương Á Căn Đình của ngài, Đức Thánh Cha nói thêm: “Tôi không biết họ lấy đâu ra từ tuần trước rằng tôi sẽ từ chức! Không rõ từ lời nào mà họ như thế hiểu ở đất nước tôi? Đó là nơi mà tin đồn này xuất phát từ. Và họ nói rằng đó là một sự náo động, trong khi điều đó thậm chí không hề xuất hiện trong tâm trí tôi”.
Sau cuộc phỏng vấn của Đức Giáo Hoàng với đài phát thanh COPE, nhiều người nghĩ rằng các tin đồn cho rằng Giáo Hội sắp có Tân Giáo Hoàng mới sẽ nhanh chóng tan biến. Tuy nhiên, xu hướng đồn đoán càng ngày càng tỏ ra quyết liệt hơn.
Một trong những thí dụ là bài báo trên Newsmax của John Gizzi.
John Gizzi là ai?
John Gizzi, là người phụ trách chuyên mục chính trị của Newsmax và là phóng viên tại Tòa Bạch Ốc. Với thế giá này anh ta đã tung ra một bài báo có nhan đề “Vatican Preps for Conclave as 'Pope Is Dying'“ nghĩa là “Vatican chuẩn bị cho Cơ Mật Viện vì ‘Đức Giáo Hoàng sắp qua đời’”
John Gizzi, cho biết tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô nghiêm trọng đến mức những người thân cận ngài không tin rằng ngài sẽ sống qua năm sau, tức là sang đến năm 2022. Trích dẫn các liên hệ đáng tin cậy tại Vatican như một nguồn, bao gồm “thư ký của một trong những Hồng Y quyền lực nhất của Vatican”, anh ta quả quyết là Vatican đang chuẩn bị cho Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng.
Anh ta cho rằng Đức Giáo Hoàng đã trải qua cuộc phẫu thuật do bệnh viêm đại tràng, một chứng rối loạn ở thành ruột kết, vào tháng 7, và có vẻ như ở tuổi gần 85, “thể chất và tinh thần đều không tốt”.
Trích dẫn một nhân vật tên Luis Badiolla Morales, được Gizzi quảng cáo là một nhân vật thân thiết với Đức Giáo Hoàng, anh ta quả quyết Đức Giáo Hoàng bị ung thư, và tình trạng thể lực và tinh thần của ngài trầm trọng hơn nhiều so với những gì đã được báo cáo.
Câu chuyện online của anh ta không cung cấp thông tin dễ tiếp cận. Nó đứng đằng sau một paywall, tức là bức tường lệ phí, tức là người coi phải trả một lệ phí để có thể vào xem. Trong trường hợp này, những ai muốn vào xem bài báo của Gizzi phải trả cho Newsmax một đô la.
Những đồn đoán của Gizzi đã được chứng thực là không đúng sự thật..
Source:The National News