Đức Thánh Cha nói: '27 vị tử đạo mới được nâng lên hàng chân phước chỉ cho chúng ta con đường nên thánh'
Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao gương nhân chứng và mẫu mực của 27 vị tử đạo thuộc dòng Đa Minh vừa được nâng lên hàng chân phước ở Seville, các ngài chỉ cho chúng ta con đường nên thánh.
(Vatican - Linda Bordoni)
Nhắc tới lễ phong chân phước tại thành phố Seville Tây Ban Nha hôm thứ Bảy (19/6), cho 27 vị tử đạo thuộc Hội Dòng Đa Minh, Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay ngay giữa sự tàn khốc của cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, vẫn không thiếu những tấm gương đức tin sáng ngời.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến tên của một số vị "đã bị giết vì hận thù đức tin trong cuộc đàn áp tôn giáo xảy ra ở Tây Ban Nha trong cuộc nội chiến của thế kỷ trước."
“Tấm gương trung thành của họ dành cho Chúa Kitô và lòng tha thứ cho những kẻ bách hại mình chỉ cho chúng ta con đường nên thánh và khuyến khích chúng ta biến cuộc sống trở thành của lễ tình yêu dâng lên Thiên Chúa và trao hiến cho anh chị em chúng ta.”
ĐTC nhắc nhớ những người trực thuộc dòng Đa Minh gồm có “Angelo Marina Alvarez và mười chín bạn; Giovanni Aguilar Donis và bốn người bạn từ Dòng Anh em Thuyết giáo; Isabella Sanchez Romero, một nữ tu lớn tuổi Dòng nữ Đa Minh; và Fructuoso Perez Marquez, một sinh viên đại học và là giáo dân thuộc dòng Đa Minh.”
ĐTC kết luận bằng mời gọi mọi người hãy vỗ một tràng pháo tay mừng các Chân phước mới.
Thánh lễ được cử hành tại Nhà thờ Chính tòa Seville do Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh chủ tế, các hình ảnh của các vị tử đạo nhắc nhớ, và nói lên "các ngài đã được giặt áo trong máu của Con Chiên."
ĐHY Semeraro đã giảng: “Các Chân phước mới của chúng ta là những người rất khác nhau về tính khí và cuộc sống cá nhân,“ Tuy nhiên, họ có một điểm chung là sống theo đặc sủng của Thánh Đa Minh, với một lòng trung thành, cương quyết và quảng đại.”
Với lễ phong Chân phước ngày 18 tháng 6 vừa qua đã nâng con số 2112 vị tử đạo được Giáo hội tôn phong chân phước hay hiển thánh trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, thời gian đó có 2000 ngôi nhà thờ bị phá hủy và 8000 giáo sĩ bị giết, cùng với hàng chục nghìn giáo dân đã bỏ mạng vì hận thù hoặc bị thủ tiêu...
Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao gương nhân chứng và mẫu mực của 27 vị tử đạo thuộc dòng Đa Minh vừa được nâng lên hàng chân phước ở Seville, các ngài chỉ cho chúng ta con đường nên thánh.
(Vatican - Linda Bordoni)
Nhắc tới lễ phong chân phước tại thành phố Seville Tây Ban Nha hôm thứ Bảy (19/6), cho 27 vị tử đạo thuộc Hội Dòng Đa Minh, Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay ngay giữa sự tàn khốc của cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, vẫn không thiếu những tấm gương đức tin sáng ngời.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến tên của một số vị "đã bị giết vì hận thù đức tin trong cuộc đàn áp tôn giáo xảy ra ở Tây Ban Nha trong cuộc nội chiến của thế kỷ trước."
“Tấm gương trung thành của họ dành cho Chúa Kitô và lòng tha thứ cho những kẻ bách hại mình chỉ cho chúng ta con đường nên thánh và khuyến khích chúng ta biến cuộc sống trở thành của lễ tình yêu dâng lên Thiên Chúa và trao hiến cho anh chị em chúng ta.”
ĐTC nhắc nhớ những người trực thuộc dòng Đa Minh gồm có “Angelo Marina Alvarez và mười chín bạn; Giovanni Aguilar Donis và bốn người bạn từ Dòng Anh em Thuyết giáo; Isabella Sanchez Romero, một nữ tu lớn tuổi Dòng nữ Đa Minh; và Fructuoso Perez Marquez, một sinh viên đại học và là giáo dân thuộc dòng Đa Minh.”
ĐTC kết luận bằng mời gọi mọi người hãy vỗ một tràng pháo tay mừng các Chân phước mới.
Thánh lễ được cử hành tại Nhà thờ Chính tòa Seville do Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh chủ tế, các hình ảnh của các vị tử đạo nhắc nhớ, và nói lên "các ngài đã được giặt áo trong máu của Con Chiên."
ĐHY Semeraro đã giảng: “Các Chân phước mới của chúng ta là những người rất khác nhau về tính khí và cuộc sống cá nhân,“ Tuy nhiên, họ có một điểm chung là sống theo đặc sủng của Thánh Đa Minh, với một lòng trung thành, cương quyết và quảng đại.”
Với lễ phong Chân phước ngày 18 tháng 6 vừa qua đã nâng con số 2112 vị tử đạo được Giáo hội tôn phong chân phước hay hiển thánh trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, thời gian đó có 2000 ngôi nhà thờ bị phá hủy và 8000 giáo sĩ bị giết, cùng với hàng chục nghìn giáo dân đã bỏ mạng vì hận thù hoặc bị thủ tiêu...