1. Đức Giáo Hoàng tuyên bố sẽ không thoái vị như Đức Bênêđíctô
Tin đồn đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới, với các cuộc nói chuyện trên báo chí Công Giáo và thế tục rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sớm gia nhập cùng Đức Bênêđíctô XVI trong hàng ngũ các vị “giáo hoàng danh dự”, do cơn đau dữ dội ở đầu gối của ngài và các manh mối khác, đặc biệt là một chuyến đi đến thánh tích của vị giáo hoàng tự nguyện thoái vị trước Đức Bênêđíctô.
Nhưng bản thân Đức Giáo Hoàng đã không đưa ra dấu chỉ nào, và thay vào đó, ngài nói với các giám mục Brazil về Rôma viếng mộ hai thánh Tông đồ và thăm Tòa Thánh vào ngày 20 tháng 6 rằng ngài có kế hoạch tiếp tục “bao lâu Chúa còn cho phép”.
Đức Tổng Giám Mục Roque Paloschi của tổng giáo phận Porto Velho, nói với Vatican News rằng cơn đau ở đầu gối không làm mất đi tâm trạng vui vẻ của Đức Thánh Cha.
Đức Tổng Giám Mục Paloschi bảo đảm rằng vị Giáo hoàng Mỹ Latinh không hề có ý định từ chức khỏi ngai tòa Thánh Phêrô như một số phương tiện truyền thông tuyên bố.
Thay vào đó, vị giám mục bảo đảm rằng, Đức Giáo Hoàng đang bận rộn trên một số mặt trận của giáo hội, và ý tưởng thoái vị như “những gì báo chí loan tin không mảy may xuất hiện trong tâm trí của ngài”.
Gặp gỡ 17 giám mục của hai trong số các giáo tỉnh của Brazil, vị Giáo hoàng Mỹ Latinh đã khuyến khích các ngài “hãy chăn dắt đoàn chiên mà không sợ đối mặt với những thách thức mà thời điểm hiện tại đang đặt ra cho chúng ta” và “tố cáo mọi thứ chà đạp lên các quyền cơ bản của người dân bản địa và việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.”
Đức Giáo Hoàng đã rất vui khi nhận được một chiếc mũ đội đầu đầy màu sắc từ các tín hữu của Đức Cha Edson Taschetto Damian của giáo phận São Gabriel da Cachoeira ở phía tây bắc Brazil và ở giữa rừng nhiệt đới Amazon.
Ngài đội lên đầu và hỏi “Cái này có phải là cái mũ chóp nhọn (miter) của Giám Mục không? Hãy tưởng tượng nếu tôi đến gặp Thánh Phêrô với cái mũ này”. Các giám mục đã cười khúc khích.
Source:Aleteia
2. Đức Giám Mục Kyiv cho rằng Đức Giáo Hoàng không nên đến thăm vì người Ukraine đã mất lòng tin nơi ngài
Giám mục theo nghi thức Latinh của Kyiv cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới rằng trong khi chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Ukraine sẽ là một nguồn hy vọng, thì điều đó hiện không thể thực hiện được do những lo ngại về an ninh và sự mất lòng tin ngày càng tăng của người Ukraine đối với Đức Giáo Hoàng trước một số nhận xét công khai gần đây của ngài về cuộc chiến.
Phát biểu với tờ Avvenire, nghĩa là “Tương Lai”, tờ báo chính thức của các giám mục Ý, Đức Cha Vitaliy Krivitskiy nói, “Ý định của Đức Thánh Cha là ở giữa một dân tộc đang đau khổ là dành cho những người Công Giáo chúng tôi, bắt đầu với tôi với tư cách là một giám mục, một lý do cho hy vọng lớn lao”.
“Chúng tôi cảm thấy sự gần gũi của ngài được thể hiện qua những lời kêu gọi ngừng bắn lặp đi lặp lại của ngài, và bằng những cử chỉ cụ thể cũng đã dẫn đến nhiều lần gửi viện trợ nhân đạo. Và sau đó là lời cầu nguyện liên tục của ngài bao gồm cả những lời cầu nguyện của cả Giáo Hội. Chuyến thăm của ngài sẽ cho chúng tôi thêm can đảm”
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu có thể ước tính thời gian về thời điểm có thể diễn ra chuyến thăm có thể có của Đức Giáo Hoàng tới Ukraine hay không, Đức Cha Krivitskiy nói không.
Đức Giáo Hoàng không chỉ cần một mức độ an ninh cao, mà đó sẽ là thách thức để cung cấp vì hầu hết các binh sĩ Ukraine đều được triển khai ra tiền tuyến trong cuộc chiến chống lại Nga, và “cần phải nói thêm rằng, nhu cầu này cao hơn so với khi bắt đầu cuộc xung đột,” Đức Cha Krivitskiy nói.
Mặc dù không đề cập đến những tuyên bố nào của Đức Giáo Hoàng, nhưng ai cũng biết rằng sự chần chừ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc hỗ trợ việc trang bị vũ khí cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga và đề xuất của ngài rằng NATO có thể đã kích động chiến tranh đang tiếp tục gây ra những tranh cãi lớn.
Trong một cuộc trò chuyện gần đây với các biên tập viên của tờ báo La Civiltà Cattolica, hay Văn Minh Công Giáo, do Dòng Tên điều hành được xuất bản hôm thứ Ba tuần trước, Đức Phanxicô, đề cập đến cuộc chiến ở Ukraine, nói, “Không có kẻ tốt và kẻ xấu siêu hình nào ở đây, một cách trừu tượng. Một cái gì đó toàn cầu đang xuất hiện, với các yếu tố rất hòa quyện với nhau”.
Ngài lên án “sự hung hãn, tàn ác của quân đội Nga”, nhưng cũng chỉ trích hoạt động buôn bán vũ khí nhằm kích động chiến tranh, mà một số nhà quan sát coi là phản đối việc trang bị vũ khí cho Ukraine.
Đức Phanxicô cũng đề cập đến cuộc trò chuyện mà ngài đã có với một nguyên thủ quốc gia giấu tên trước cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 của Nga, trong đó chính trị gia được nêu nói rằng NATO đang “sủa trước ngưỡng cửa của Nga” và các hoạt động của NATO “có thể dẫn đến chiến tranh”. Những nhận xét này cho thấy NATO, có thể phải chịu trách nhiệm một phần về cuộc xung đột.
Đức Giáo Hoàng đã phải chịu nhiều áp lực về những nhận xét và quyết định khác mà ngài đã đưa ra kể từ khi chiến tranh bắt đầu, chẳng hạn như yêu cầu một phụ nữ Nga và một phụ nữ Ukraine vác thánh giá cùng nhau trong Đàng Thánh Giá Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ở Rôma.
Ngài đã được chụp ảnh hôn một lá cờ Ukraine từ Bucha, nơi quân Nga bị cáo buộc tội ác chiến tranh, và đã liên tục kêu gọi ngừng bắn và đề nghị hỗ trợ trong các cuộc đàm phán, nhưng ngài vẫn chưa nêu tên “Nga” hoặc “Putin” là những kẻ xâm lược trong cuộc xung đột.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Ý Corriere della Sera, hay Tin Chiều, vào tháng 5, Đức Giáo Hoàng đã ngừng nhắc đến việc các quốc gia khác vũ trang cho Ukraine là có phù hợp hay không. Ngài nói rằng: “Tôi không thể trả lời; Tôi ở quá xa”.
“Điều rõ ràng là vũ khí đang được thử nghiệm ở vùng đất đó. Người Nga hiện biết rằng xe tăng ít được sử dụng và đang nghĩ đến những thứ khác. Các cuộc chiến được thực hiện vì điều này: để kiểm tra vũ khí mà chúng ta đã sản xuất,” ngài nói trong cuộc phỏng vấn. “Việc buôn bán vũ khí là một vụ tai tiếng; một số ít người chống lại nó. “
Những nhận xét này đã thu hút sự chỉ trích từ bạn bè cũng như quân Nga, bao gồm cả người bạn lâu năm của Đức Giáo Hoàng từ Buenos Aires, là Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, giáo chủ Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương.
Trong một phản ứng rõ ràng trước nhận xét của Đức Giáo Hoàng đã được đăng trên tờ La Civiltà Cattolica, trong một thông điệp video gần đây Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cho biết, “nguyên nhân của cuộc chiến này nằm chính bên trong nước Nga. Và kẻ xâm lược Nga đang cố gắng giải quyết các vấn đề nội bộ của mình với sự trợ giúp của sự xâm lược từ bên ngoài”.
Ngài nhấn mạnh rằng: “Việc Nga gây hấn với Ukraine là hoàn toàn vô cớ. Bất cứ ai nghĩ rằng một số nguyên nhân bên ngoài đã kích động Nga xâm lược quân sự thì hoặc là họ đang bị tuyên truyền của Nga tóm được, hoặc họ quá đơn sơ, hoặc họ đang cố ý lừa dối thế giới”.
Gần đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã tổ chức một buổi tiếp kiến kéo dài gần hai giờ với một nhóm nhỏ người Ukraine, những người lo ngại về luận điệu “mơ hồ” của ngài về chiến tranh.
Trong cuộc phỏng vấn với Avvenire, Đức Giám Mục Krivitskiy nói rằng để Đức Giáo Hoàng đến thăm Ukraine, cần phải “xây dựng lại 'sự đồng thuận' xung quanh cuộc hành trình của ngài.”
Điều này cần có thời gian, ngài nói: “Sẽ là một niềm vui ngoại thường khi được chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Kyiv, nhưng hiện tại tôi khẳng định rằng không có đủ điều kiện cho chuyến thăm.”
Đức Cha Krivitskiy, người được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Kyiv vào năm 2017, chăn dắt khoảng 200.000 người Công Giáo theo nghi thức Latinh tại một thành phố có khoảng tám triệu người.
Khi được hỏi liệu ngài có tin rằng Đức Giáo Hoàng vẫn có thể đóng góp vào việc ngăn chặn chiến tranh hay không, Đức Cha Krivitskiy nói “chắc chắn rồi,” và rằng Tòa thánh “có thể đóng một vai trò cơ bản như là người hòa giải giữa chúng tôi và Nga.”
Ngài nói: “Các cuộc đàm phán cần có 'người hòa giải' và Đức Giáo Hoàng là một trong số những người đó, mặc dù một số người ở đây không còn coi ngài là người trung lập”.
Bất chấp những tranh cãi về nhận xét của Đức Giáo Hoàng, Đức Cha Krivitskiy lên tiếng tin tưởng rằng Đức Phanxicô và tất cả những người tham gia vào chính sách ngoại giao của Vatican “đang gieo mầm để tạo ra một môi trường đối thoại, là điều kiện tiên quyết để mở ra các cuộc đàm phán.”
Source:Crux
3. Ukraine đang bốc cháy. Lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk vừa đưa ra lời kêu gọi sau đây:
Ukraine đã trải qua ngày thứ 114 của cuộc chiến vĩ đại mà Nga đang dẫn đầu chống lại nhân dân của chúng tôi và chống lại nhà nước của chúng tôi. Hôm nay, chúng tôi gởi lời chào đến anh chị em từ Poltava, từ thành phố Ukraine cụ thể này, từ giáo xứ Tất cả các Thánh của Nhân dân Ukraine, nơi cùng với các linh mục, nữ tu, người dân và con cái của chúng tôi, chúng tôi gửi đến anh chị em những lời chào chân thành từ Poltava dù anh chị em ở đâu và từ bất cứ nơi nào anh chị em đang theo dõi chúng tôi bây giờ.
Ukraine đang bốc cháy. Từ vùng Kharkiv ở phía bắc đến vùng Mykolayiv và vùng Kherson ở phía nam có những trận chiến khốc liệt và đẫm máu và chúng tôi ở Poltava cảm ơn Chúa vì buổi sáng yên bình này và cảm ơn những người lính của chúng tôi, Lực lượng vũ trang Ukraine, đã cho chúng tôi nhìn thấy ánh nắng này, ngày mới này, ở đây ở Poltava.
Ngày hôm qua tại Kharkiv, chúng tôi đã thực sự chứng kiến sự tàn phá lớn từ chiến tranh. Chúng tôi đã nghe chứng tá của nhiều người nói về việc người Ukraine bị ngược đãi và tra tấn ở phần bị chiếm đóng của Kharkiv. Đặc biệt, là những chứng từ nói về một trại thanh lọc lớn, nơi có hơn 1.000 người thực sự đang ở trong một trại tập trung và dường như đang chờ một cái chết nào đó. Chúng tôi nhìn thấy những ngôi nhà bị hỏng và cơ sở hạ tầng thành phố bị phá hủy. Sau chuyến thăm của chúng tôi đến Sumy, không xa nhà nguyện nơi chúng tôi đang ở, chúng tôi đã bị trúng hỏa tiễn, và hỏa lực sáng nay đã được giáng xuống Mykolayiv, nhiều người bị mất tích, có những vết thương mới và sự tàn phá.
Nhưng Ukraine đang đứng, Ukraine đang chiến đấu. Và niềm tin vào chiến thắng của Ukraine có thể hiện rõ trong mắt những người dân Poltava, những người con của chúng tôi, những người luôn cầu nguyện và nỗ lực để mang ngày chiến thắng chung của chúng tôi đến gần hơn.
Tuần này, chúng ta suy niệm mỗi ngày về một ân sủng đặc biệt của Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần Đấng đã giáng trần để đổi mới sự hiện diện của Ngài trong Giáo Hội của chúng ta vào Chúa Nhật tuần trước.
Hôm nay tôi muốn cùng anh chị em suy ngẫm về món quà đặc biệt của Chúa Thánh Thần, đó là món quà sức mạnh. Sức mạnh này, được ban cho bởi Chúa Thánh Thần, đặc biệt củng cố đức tính can đảm. Nó làm cho một người không chỉ can đảm trong sức người, trong nỗ lực của bản chất con người, nhưng lòng can đảm được củng cố bởi ân sủng của Chúa Thánh Thần và trở thành sức mạnh và mang đến cơ hội để đạt được những mục tiêu tốt đẹp. Sức mạnh, như một món quà của Chúa Thánh Thần, xua tan nỗi sợ hãi của con người, mà đôi khi là cảm hứng của quân Nga. Đặc biệt là khi một người cảm thấy rằng để đạt được mục tiêu, nỗ lực của con người là không đủ, thì ân sủng thiêng liêng ở đây sẽ trợ giúp con người có lòng can đảm, ban cho sức mạnh để chịu đựng trong những hoàn cảnh gian nan. Món quà sức mạnh mang đến cho một người sức mạnh để đạt được mục tiêu tốt đẹp và cao cả với sự trợ giúp của ân sủng thiêng liêng. Tất cả chúng ta đều biết rằng mục tiêu như vậy, mà đôi khi có vẻ cao siêu đối với chúng ta, là chiến thắng cái ác, chiến thắng của Ukraine trước quân Nga của chúng ta.
Đó là lý do tại sao hôm nay chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho ân sủng sức mạnh cho những người lính của chúng ta, những người con trai và con gái của Ukraine đang bảo vệ tổ quốc của chúng ta, cho những vị tuyên úy quân đội của chúng ta, những người đồng hành với những người lính của chúng ta trong những hoàn cảnh này, nơi mọi người đang ở bên bờ vực của cuộc sống, và cái chết. Chúng ta cầu nguyện ân sủng sức mạnh cho các nhà lãnh đạo, chính quyền và các chính khách của chúng tôi.
Chúng ta hãy cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy tăng cường sức mạnh cho Ukraine. Và củng cố các Kitô hữu của Ukraine, vì chỉ khi chúng con hy vọng và tin tưởng vào Ngài, chúng con mới có thể đạt được mục tiêu lớn lao này. Lạy Chúa, xin chúc lành cho Ukraine và con cái của mảnh đất này!
Cầu mong phước lành của Chúa ở trên anh chị em nhờ ân sủng và tình yêu của Ngài, luôn luôn, bây giờ và mãi mãi, và cho mọi thời đại. Amen.
Vinh quang Chúa Giêsu Kitô!
http://news.ugcc.ua/en/articles/videomessage_of_his_beatitude_sviatoslav_june_17_114_th_day_of_the_war_97159.html