Đơn Giản Mà Hữu Hiệu
(Lễ Mân Côi)
Nhiều nhà đạo đức vốn không đồng thuận với chủ nghĩa duy hiệu năng. Nếu chỉ nhắm đạt kết quả bằng mọi giá, nghĩa là bất chấp mọi phương thế thì quả là một sai lầm trầm trọng. Giáo hội luôn khẳng định rằng mục đích không thể biện minh cho phương tiện. Đã là người con cái Chúa thì ai cũng khát mong được “rỗi linh hồn”, được hưởng kiến Thánh Nhan Thiên Chúa sau cuộc đời dương thế này. Như thế, chúng ta hết thảy đều có một mục đích tối hậu để kiếm tìm. Để đạt mục đích nào đó thì cần biết sử dụng những phương thế, phương tiện thích hợp, hữu hiệu. Chúa Nhật kính Mẹ Maria Mân Côi, giáo hội mời gọi đoàn con đến với người Mẹ nhân lành để đón nhận một phương thế Mẹ đã ưu ái trao ban đó là tràng chuỗi Mân côi.
Nhiều nhà tu đức xưa nay đều chân nhận rằng tràng chuỗi Mân côi chính là cuốn Tin mừng tóm gọn, vì đó là quảng đường Mẹ Maria đã từng bước theo Chúa Kitô, bắt đầu khi Ngôi Lời Nhập thể cho đến khi Người sống lại và lên trời vinh hiển. “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành”(Ga 18,24). Chúa Kitô ở đâu thì Mẹ Maria ở đấy với Chúa. Và có thể nói chắc chắn rằng, những ai sống mầu nhiệm Mân côi thì Mẹ Maria ở đâu, họ cũng ở đấy với Mẹ. Nhân các bài đọc Lời Chúa trong thánh Lễ Mân côi mà giáo hội cho trích đọc, xin có một vài nghĩ suy về một con đường, hay có thể nói là một cách thế để dõi theo chân Mẹ Maria.
Thánh tông đồ dân ngoại nói với tín hữu Galata cũng như với chúng ta qua bài đọc thứ hai như sau:“Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu kên: Áp-ba, Cha ơi!” Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa”(Gal 4,6-7). Để theo chân Mẹ Maria ra khỏi cảnh đời nô lệ mà bước vào phận làm con, chúng ta cùng xem xét một vài nét biểu lộ tình con cái mà Mẹ Maria đã sống với Thiên Chúa và với tha nhân là anh chị em của mình như thế nào.
-Với Thiên Chúa là Cha: Khi đã tin nhận Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, là Người Cha trên các người cha thì không một người con nào giữ trong lòng và trong cách sống sự sợ hãi. Đây chính là tinh thần thơ bé mà Chúa Kitô đã từng nhiều lần mời gọi chúng ta sống để được vào Nước trời. Trẻ thơ vốn an bình trong vòng tay của mẹ cha và thường thì không vấn vương chút hãi sợ nào. Trẻ thơ cũng không ngần ngại hỏi mẹ cha những điều chúng chưa biết, chưa hiểu. Trong thực tế, nhiều bậc cha mẹ vừa thấy vui và cũng vừa thấy mệt trước những câu hỏi của đứa con lên năm, lên sáu. Càng lớn lên thì người ta càng có nhiều nỗi sợ khiến người ta ngần ngại không dám hỏi, không dám chất vấn những người trên mình, những người đang nắm quyền cao, chức trọng. Khi Chúa Giêsu nói về cuộc khổ nạn Người sắp chịu tại Giêrusalem thì các tông đồ dù không hiểu ý nghĩa nhưng đã không dám hỏi lại Người vì các ông sợ hãi (x.Lc 9,43-45). Trái lại, khi không hiểu nội dung lời sứ thần truyền tin Mẹ Maria đã không ngại ngần hỏi sứ thần: “Việc ấy xảy ra cách nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng”(Lc 1,34).
-Với tha nhân là anh chị em của mình: Huynh đệ như thủ túc. Đã xem nhau là anh chị em ruột thịt thì sự hiệp nhất, hiệp thông trong tình liên đới là điều hiển nhiên cần phải có. Mẹ Maria đã thể hiện mối tình huynh đệ ấy bằng việc thường xuyên hiện diện với các tông đồ, sau khi Chúa Kitô phục sinh, về trời. Sách công vụ tông đồ ghi lại sự thật này: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy phụ nữ, với bà Maria, thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1,14).
“Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước trời”(Mt 18,3). Chắc chắn chúa Giêsu không dạy chúng ta sống tinh thần ấu trỉ nhưng là tinh thần trẻ thơ. Với tràng chuỗi Mân côi Mẹ Maria trao ban, ước gì chúng ta biết noi gương Mẹ sống tình con thơ với Cha trên trời và dĩ nhiên cũng phải biết sống tình huynh đệ với tha nhân.
Phép lần hạt năm sự vui, thứ nhất thì gẫm Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai...Sống tinh thần con thơ để không ngại ngần hỏi Thiên Chúa: Cha ơi, giờ đây, lúc này, Cha muốn truyền dạy con điều gì? Sống tinh thần huynh đệ để rồi ngẫm xem cha trên trời muốn tôi chuyển sứ điệp gì cho tha nhân, cho người anh em bên cạnh?
Năm sự thương, thứ nhất thì gẫm Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu…Sống tinh thần con thơ cũng như tình đệ huynh để mạnh dạn tự kiểm và quan sát xem mình cũng như tha nhân đã và đang phạm những lỗi lầm nào khiến Chúa Kitô phải đau khổ đến dường ấy.
Năm sự Mừng, thứ nhất thì gẫm Đức Chúa Giêsu sống lại…Sống tình con thơ để ngẫm xem mình cần phải chỗi dậy ở mặt nào đây. Sống tình huynh đệ hiệp thông để ý thức mình phải nâng tha nhân lên, phải vực xã hội này lên ở lãnh vực nào đây.
Kinh Mừng Maria…Kính Mừng Maria…Lời kinh đơn sơ mà có thể nói hầu hết tín hữu Công Giáo đều thuộc nằm lòng chính là phương thế đơn giản mà hữu hiệu để về trời. Lời kinh ấy có thể được cất lên trong Nhà Thờ, trong gia đình hay riêng một mình, trong nhiều thời điểm của ngày sống, khi đi lao động, khi nấu nướng hay lúc ngồi chờ xe buýt…Xin cám ơn Mẹ đã ưu ái trao ban cho chúng ta, bất kể trẻ hay già, bất kể khả năng hơn hay kém, bất kể hoàn cảnh thuận hay nghịch, một phương thế tuyệt hảo để sống đời con thơ đó là tràng chuỗi Mân côi.
Nhiều vị thánh đã mạnh mẽ khẳng định rằng những ai trung thành lần chuỗi mân côi thì chắc chắn sẽ không mất phần rỗi linh hồn. Điều này cũng dễ hiểu vì có người mẹ nào khi con cái thường xuyên khẩn xin “cầu cho chúng con là kẻ có tội” mà lại không cứu giúp, nhất là trong “giờ lâm tử”. Hơn nữa khi cùng với Mẹ, noi gương Mẹ sống đời con thảo thì hệ luận như tất yếu phải đến: “đã là con thì cũng là người được thừa kế gia tài Thiên Chúa hứa ban.”
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Lễ Mân Côi)
Nhiều nhà đạo đức vốn không đồng thuận với chủ nghĩa duy hiệu năng. Nếu chỉ nhắm đạt kết quả bằng mọi giá, nghĩa là bất chấp mọi phương thế thì quả là một sai lầm trầm trọng. Giáo hội luôn khẳng định rằng mục đích không thể biện minh cho phương tiện. Đã là người con cái Chúa thì ai cũng khát mong được “rỗi linh hồn”, được hưởng kiến Thánh Nhan Thiên Chúa sau cuộc đời dương thế này. Như thế, chúng ta hết thảy đều có một mục đích tối hậu để kiếm tìm. Để đạt mục đích nào đó thì cần biết sử dụng những phương thế, phương tiện thích hợp, hữu hiệu. Chúa Nhật kính Mẹ Maria Mân Côi, giáo hội mời gọi đoàn con đến với người Mẹ nhân lành để đón nhận một phương thế Mẹ đã ưu ái trao ban đó là tràng chuỗi Mân côi.
Nhiều nhà tu đức xưa nay đều chân nhận rằng tràng chuỗi Mân côi chính là cuốn Tin mừng tóm gọn, vì đó là quảng đường Mẹ Maria đã từng bước theo Chúa Kitô, bắt đầu khi Ngôi Lời Nhập thể cho đến khi Người sống lại và lên trời vinh hiển. “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành”(Ga 18,24). Chúa Kitô ở đâu thì Mẹ Maria ở đấy với Chúa. Và có thể nói chắc chắn rằng, những ai sống mầu nhiệm Mân côi thì Mẹ Maria ở đâu, họ cũng ở đấy với Mẹ. Nhân các bài đọc Lời Chúa trong thánh Lễ Mân côi mà giáo hội cho trích đọc, xin có một vài nghĩ suy về một con đường, hay có thể nói là một cách thế để dõi theo chân Mẹ Maria.
Thánh tông đồ dân ngoại nói với tín hữu Galata cũng như với chúng ta qua bài đọc thứ hai như sau:“Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu kên: Áp-ba, Cha ơi!” Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa”(Gal 4,6-7). Để theo chân Mẹ Maria ra khỏi cảnh đời nô lệ mà bước vào phận làm con, chúng ta cùng xem xét một vài nét biểu lộ tình con cái mà Mẹ Maria đã sống với Thiên Chúa và với tha nhân là anh chị em của mình như thế nào.
-Với Thiên Chúa là Cha: Khi đã tin nhận Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, là Người Cha trên các người cha thì không một người con nào giữ trong lòng và trong cách sống sự sợ hãi. Đây chính là tinh thần thơ bé mà Chúa Kitô đã từng nhiều lần mời gọi chúng ta sống để được vào Nước trời. Trẻ thơ vốn an bình trong vòng tay của mẹ cha và thường thì không vấn vương chút hãi sợ nào. Trẻ thơ cũng không ngần ngại hỏi mẹ cha những điều chúng chưa biết, chưa hiểu. Trong thực tế, nhiều bậc cha mẹ vừa thấy vui và cũng vừa thấy mệt trước những câu hỏi của đứa con lên năm, lên sáu. Càng lớn lên thì người ta càng có nhiều nỗi sợ khiến người ta ngần ngại không dám hỏi, không dám chất vấn những người trên mình, những người đang nắm quyền cao, chức trọng. Khi Chúa Giêsu nói về cuộc khổ nạn Người sắp chịu tại Giêrusalem thì các tông đồ dù không hiểu ý nghĩa nhưng đã không dám hỏi lại Người vì các ông sợ hãi (x.Lc 9,43-45). Trái lại, khi không hiểu nội dung lời sứ thần truyền tin Mẹ Maria đã không ngại ngần hỏi sứ thần: “Việc ấy xảy ra cách nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng”(Lc 1,34).
-Với tha nhân là anh chị em của mình: Huynh đệ như thủ túc. Đã xem nhau là anh chị em ruột thịt thì sự hiệp nhất, hiệp thông trong tình liên đới là điều hiển nhiên cần phải có. Mẹ Maria đã thể hiện mối tình huynh đệ ấy bằng việc thường xuyên hiện diện với các tông đồ, sau khi Chúa Kitô phục sinh, về trời. Sách công vụ tông đồ ghi lại sự thật này: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy phụ nữ, với bà Maria, thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1,14).
“Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước trời”(Mt 18,3). Chắc chắn chúa Giêsu không dạy chúng ta sống tinh thần ấu trỉ nhưng là tinh thần trẻ thơ. Với tràng chuỗi Mân côi Mẹ Maria trao ban, ước gì chúng ta biết noi gương Mẹ sống tình con thơ với Cha trên trời và dĩ nhiên cũng phải biết sống tình huynh đệ với tha nhân.
Phép lần hạt năm sự vui, thứ nhất thì gẫm Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai...Sống tinh thần con thơ để không ngại ngần hỏi Thiên Chúa: Cha ơi, giờ đây, lúc này, Cha muốn truyền dạy con điều gì? Sống tinh thần huynh đệ để rồi ngẫm xem cha trên trời muốn tôi chuyển sứ điệp gì cho tha nhân, cho người anh em bên cạnh?
Năm sự thương, thứ nhất thì gẫm Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu…Sống tinh thần con thơ cũng như tình đệ huynh để mạnh dạn tự kiểm và quan sát xem mình cũng như tha nhân đã và đang phạm những lỗi lầm nào khiến Chúa Kitô phải đau khổ đến dường ấy.
Năm sự Mừng, thứ nhất thì gẫm Đức Chúa Giêsu sống lại…Sống tình con thơ để ngẫm xem mình cần phải chỗi dậy ở mặt nào đây. Sống tình huynh đệ hiệp thông để ý thức mình phải nâng tha nhân lên, phải vực xã hội này lên ở lãnh vực nào đây.
Kinh Mừng Maria…Kính Mừng Maria…Lời kinh đơn sơ mà có thể nói hầu hết tín hữu Công Giáo đều thuộc nằm lòng chính là phương thế đơn giản mà hữu hiệu để về trời. Lời kinh ấy có thể được cất lên trong Nhà Thờ, trong gia đình hay riêng một mình, trong nhiều thời điểm của ngày sống, khi đi lao động, khi nấu nướng hay lúc ngồi chờ xe buýt…Xin cám ơn Mẹ đã ưu ái trao ban cho chúng ta, bất kể trẻ hay già, bất kể khả năng hơn hay kém, bất kể hoàn cảnh thuận hay nghịch, một phương thế tuyệt hảo để sống đời con thơ đó là tràng chuỗi Mân côi.
Nhiều vị thánh đã mạnh mẽ khẳng định rằng những ai trung thành lần chuỗi mân côi thì chắc chắn sẽ không mất phần rỗi linh hồn. Điều này cũng dễ hiểu vì có người mẹ nào khi con cái thường xuyên khẩn xin “cầu cho chúng con là kẻ có tội” mà lại không cứu giúp, nhất là trong “giờ lâm tử”. Hơn nữa khi cùng với Mẹ, noi gương Mẹ sống đời con thảo thì hệ luận như tất yếu phải đến: “đã là con thì cũng là người được thừa kế gia tài Thiên Chúa hứa ban.”
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột