Nhân vật quan trọng cuối cùng mà Ngoại trưởng Vladimir Makei gặp gỡ trước khi đột tử là Đức Tổng Giám Mục Ante Jozic, Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus.

Cơ quan thông tin chính thức của Belarus cho biết Ngoại trưởng Vladimir Makei đã gặp Sứ thần Tòa Thánh, vào ngày 25 tháng 11, tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh.

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Belarus nói rằng:

“Cuộc trò chuyện xoay quanh lễ kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Belarus và Tòa thánh, sự tương tác giữa Vatican và Minsk, cũng như tình trạng hiện tại của Giáo Hội Công Giáo Rôma ở Cộng hòa Belarus,”

Các bên tái khẳng định cam kết tăng cường đối thoại và hợp tác liên tôn giáo trong các lĩnh vực khác nhau.

Các nguồn tin Công Giáo từ Belarus cho biết đây có lẽ là lần đầu tiên Makei viếng thăm Tòa Sứ thần Tòa Thánh. Ông ta sẽ triệu tập Sứ thần Tòa Thánh đến Bộ Ngoại Giao theo các quy tắc ngoại giao. Chi tiết này cho thấy ông ta có thể muốn nhờ Tòa Thánh giúp cho một điều gì đó.

Chỉ vài giờ sau cuộc gặp gỡ giữa Makei và Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa Thánh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng cô ta “vô cùng sốc” trước tin tức về cái chết của Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei.

Makei qua đời ở tuổi 64, Bộ Ngoại giao Belarus cho biết hôm thứ Bảy. Bộ Ngoại Giao Nga cho biết ông “đột ngột qua đời hôm nay” mà không cung cấp thêm chi tiết về hoàn cảnh xung quanh cái chết của ông.

Maria Zakharova nói: “Với tư cách là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, ông ấy đã có đóng góp to lớn vào việc tăng cường hơn nữa quan hệ Nga-Belarus”.

“Ông ấy đã bảo vệ một cách chắc chắn và hiệu quả các lợi ích của Cộng hòa Belarus trên các nền tảng quốc tế, đây là một tổn thất nặng nề, không thể khắc phục được.”

Theo hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti, Makei đã lên kế hoạch gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vào ngày thứ Hai tới đây

Một số bối cảnh: Nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko, người đã bày tỏ lời chia buồn với gia đình và bạn bè của Makei hôm thứ Bảy, là một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Khi bắt đầu chiến tranh vào cuối tháng 2, các lực lượng Belarus và Nga đã tổ chức các cuộc tập trận chung, trong đó nhiều lực lượng Nga đã vượt qua biên giới Ukraine trong cuộc hành quân bất hạnh của họ tới thủ đô.

Vào tháng 10, Belarus tuyên bố sẽ thành lập một lực lượng khu vực chung với Nga và tiến hành các cuộc tập trận, gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Kyiv. Makei đã từng cáo buộc Ukraine “sắp có hành động khiêu khích” chống lại Belarus vào thời điểm đó, là điều mà các quan chức Ukraine kịch liệt phủ nhận. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Lukashenko và Makei đã bác bỏ khả năng quân Belarus tấn công Ukraine theo yêu cầu của Putin.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, gọi tắt là CSTO, do Nga cầm đầu, Lukashenko đã dập tắt những tin đồn về việc can dự chặt chẽ hơn vào cuộc xâm lược của đồng minh.

Mô tả viễn cảnh quân đội Belarus tiến vào Ukraine là “hoàn toàn vô nghĩa”, Lukashenko nói, “nếu chúng tôi sử dụng binh sĩ của Lực lượng vũ trang để tham gia vào cuộc xung đột này, chúng tôi sẽ không thêm gì vào đó” khi ông đề cập đến lực lượng 40,000 quân của mình.

Hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus đưa tin ông nói với các phóng viên ở thủ đô Yerevan của Armenia rằng “Ngược lại, chúng tôi sẽ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Belarus không có vai trò trong cuộc xung đột này”.

Ông nói rằng Belarus đang đóng góp vào nỗ lực chiến tranh của Nga theo những cách khác nhưng nói rằng “chúng tôi không tham gia, chúng tôi không giết bất kỳ ai, chúng tôi không gửi binh sĩ đến đó vì không cần thiết.” Ông lặp lại một tuyên bố trước đó của Ngoại trưởng Makei rằng các cuộc đàm phán là cần thiết để kết thúc chiến tranh.

Tình báo Ukraine cho biết Nga đang lên kế hoạch tấn công giả vào cơ sở hạ tầng ở Belarus để cố gắng kéo Belarus vào cuộc chiến. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã nghi ngờ khả năng Belarus sẽ tham chiến vì những do rủi ro mà một sự tham gia tích cực như thế có thể gây ra cho sự tồn tại của chế độ Lukashenko. Khác với Nga, dân chúng Belarus phản đối chiến tranh một cách áp đảo.

Các nhà lãnh đạo đối lập với Lukashenko cho rằng chính Nga đã giết chết Makei để dằn mặt Lukashenko, và nếu Lukashenko duy trì quan điểm hiện nay, kịch bản nhiều người thấy nhất là sau cái chết của Makei sẽ là cái chết của Lukashenko.
Source:Belta