NGÀY 17/12
St 49,2.8-10; Mt 1,1-17
Ý NGHĨA CỦA GIA PHẢ CHÚA GIÊSU
Đọc bản gia phả của Chúa Giêsu được thánh Mátthêu tường thuật làm chúng ta có cảm giác khô khan vì một chuỗi dài chỉ liệt kê các tên gọi và con số mà không có gì hơn. Nhưng nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ chút thì ẩn bên trong những loạt tên và con số đó chứa đựng những sứ điệp rất ý nghĩa:
Bản gia phả này là gia phả của Chúa Giêsu, gia phả của Con Thiên Chúa và của Đấng Cứu Độ. Trong gia phả này, thật bất ngờ khi chúng ta thấy dòng tộc của Chúa có những nhân vật mà lai lịch chẳng mấy trong sáng gì. Trong số đó, có bốn nhân vật phụ nữ hiện diện trong gia phả Chúa là những hạng người tội lỗi và bất quy tắc. Tama là người nhờ mưu mẹo mà có con nối dõi tông đường từ chính cha của chồng mình (x. St 38,1-30). Rakháp là một cô gái điếm lấy Xanmôn (x. Gs 2,6-8). Còn bà Rút là một người dân ngoại đến từ miền đất lạ lấy ông Bôát làm chồng (x. Rt 4,12). Cuối cùng bà Bethsabê là người phụ nữ mà vua Đavít đã phạm tội ngoại tình với bà, sau đó trở thành vợ của vua và sinh ra Salômôn (x. 2 Sm 11). Đây là bóng tối của lịch sử nhưng Chúa Giêsu đến đón nhận và cứu chuộc.
Ngày xưa trong cung đình, người ta rất để ý và chăm sóc sự tinh tuyền của nòi giống nhà vua. Chính vì thế, những người đàn ông vào phục vụ ở trong triều đình phải là hoạn quan, nhằm bảo vệ sự an toàn và tinh ròng của giòng tộc vua Chúa.
Nhưng ở đây, gia phả về nguồn gốc nhân loại của Con Thiên Chúa không được trong sáng, không mấy thánh thiện. Các tiền nhân tổ tiên của Chúa cũng là những con người đầy tội lỗi. Tuy nhiên, thánh Mátthêu khi trình bày gia phả này muốn gửi gắm những ý nghĩa thần học về việc Con Thiên Chúa làm người. Chúng ta có thể tóm tắt những ý nghĩa thần học qua bản gia phả này:
Trước hết, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhập thể làm người. Chúa thực sự đã đi vào lịch sử, hội nhập, đảm nhận và nhận tất cả những thực tại của con người, kể cả tội lỗi và bất toàn của con người ngõ hầu Chúa có thể cứu độ hết mọi người. Sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu là sứ mạng phổ quát. Người không loại trừ ai, kể cả người tội lỗi và dân ngoại.
Thứ đến, gia phả của Chúa gợi lên cho chúng ta bài học khi sống với tha nhân: Chúa Giêsu chấp nhận hết mọi hạn chế của con người. Chúng ta cũng được mời gọi để sống tinh thần đó khi sống với nhau. Nghĩa là chúng ta được mời gọi biết chấp nhận và đón nhận những thiếu sót và giới hạn của người khác với một thái độ bao dung, cảm thông và tha thứ. Chúng ta hãy nghĩ tích cực về người khác, chứ không chỉ dừng lại ở việc bắt bẻ, chỉ trích những khuyết điểm của họ.
Với tư cách là một nhà đào tạo ở Đại Chủng viện, có một lần tôi nhận được lá thư của một người đề nghị chúng tôi phải chọn những ứng sinh vào chủng viện phải là những người hoàn hảo, không có giới hạn, khuyết điểm nào. Tôi trả lời: “Chúng tôi chọn các ứng sinh làm linh mục chứ đâu phải chọn họ để phong thánh đâu. Dĩ nhiên, cũng phải có tiêu chuẩn xứng đáng theo Giáo Hội đòi hỏi, nhưng chúng ta không nên đòi hỏi thái quá.”
Đôi khi chúng ta đòi hỏi và đánh giá theo tiêu chuẩn của con người. Nhưng chúng ta còn phải nhìn theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa để chúng ta biết đón nhận người khác dễ dàng hơn, nhất là biết cảm thông và đón nhận những khuyết điểm của họ.
Như thế, qua bản gia phả này, linh đạo nhập thể của Chúa phải là linh đạo cho đời sống chúng ta. Nghĩa là chúng ta được mời gọi hãy nhập thể và nhập thế như Chúa để phục vụ và truyền giáo với một thái độ mở rộng, đón nhận và đón tiếp mọi người, nhất là những người tội lỗi, người xa lạ, để làm sao có thể giúp họ đón nhận được ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
St 49,2.8-10; Mt 1,1-17
Ý NGHĨA CỦA GIA PHẢ CHÚA GIÊSU
Đọc bản gia phả của Chúa Giêsu được thánh Mátthêu tường thuật làm chúng ta có cảm giác khô khan vì một chuỗi dài chỉ liệt kê các tên gọi và con số mà không có gì hơn. Nhưng nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ chút thì ẩn bên trong những loạt tên và con số đó chứa đựng những sứ điệp rất ý nghĩa:
Bản gia phả này là gia phả của Chúa Giêsu, gia phả của Con Thiên Chúa và của Đấng Cứu Độ. Trong gia phả này, thật bất ngờ khi chúng ta thấy dòng tộc của Chúa có những nhân vật mà lai lịch chẳng mấy trong sáng gì. Trong số đó, có bốn nhân vật phụ nữ hiện diện trong gia phả Chúa là những hạng người tội lỗi và bất quy tắc. Tama là người nhờ mưu mẹo mà có con nối dõi tông đường từ chính cha của chồng mình (x. St 38,1-30). Rakháp là một cô gái điếm lấy Xanmôn (x. Gs 2,6-8). Còn bà Rút là một người dân ngoại đến từ miền đất lạ lấy ông Bôát làm chồng (x. Rt 4,12). Cuối cùng bà Bethsabê là người phụ nữ mà vua Đavít đã phạm tội ngoại tình với bà, sau đó trở thành vợ của vua và sinh ra Salômôn (x. 2 Sm 11). Đây là bóng tối của lịch sử nhưng Chúa Giêsu đến đón nhận và cứu chuộc.
Ngày xưa trong cung đình, người ta rất để ý và chăm sóc sự tinh tuyền của nòi giống nhà vua. Chính vì thế, những người đàn ông vào phục vụ ở trong triều đình phải là hoạn quan, nhằm bảo vệ sự an toàn và tinh ròng của giòng tộc vua Chúa.
Nhưng ở đây, gia phả về nguồn gốc nhân loại của Con Thiên Chúa không được trong sáng, không mấy thánh thiện. Các tiền nhân tổ tiên của Chúa cũng là những con người đầy tội lỗi. Tuy nhiên, thánh Mátthêu khi trình bày gia phả này muốn gửi gắm những ý nghĩa thần học về việc Con Thiên Chúa làm người. Chúng ta có thể tóm tắt những ý nghĩa thần học qua bản gia phả này:
Trước hết, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhập thể làm người. Chúa thực sự đã đi vào lịch sử, hội nhập, đảm nhận và nhận tất cả những thực tại của con người, kể cả tội lỗi và bất toàn của con người ngõ hầu Chúa có thể cứu độ hết mọi người. Sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu là sứ mạng phổ quát. Người không loại trừ ai, kể cả người tội lỗi và dân ngoại.
Thứ đến, gia phả của Chúa gợi lên cho chúng ta bài học khi sống với tha nhân: Chúa Giêsu chấp nhận hết mọi hạn chế của con người. Chúng ta cũng được mời gọi để sống tinh thần đó khi sống với nhau. Nghĩa là chúng ta được mời gọi biết chấp nhận và đón nhận những thiếu sót và giới hạn của người khác với một thái độ bao dung, cảm thông và tha thứ. Chúng ta hãy nghĩ tích cực về người khác, chứ không chỉ dừng lại ở việc bắt bẻ, chỉ trích những khuyết điểm của họ.
Với tư cách là một nhà đào tạo ở Đại Chủng viện, có một lần tôi nhận được lá thư của một người đề nghị chúng tôi phải chọn những ứng sinh vào chủng viện phải là những người hoàn hảo, không có giới hạn, khuyết điểm nào. Tôi trả lời: “Chúng tôi chọn các ứng sinh làm linh mục chứ đâu phải chọn họ để phong thánh đâu. Dĩ nhiên, cũng phải có tiêu chuẩn xứng đáng theo Giáo Hội đòi hỏi, nhưng chúng ta không nên đòi hỏi thái quá.”
Đôi khi chúng ta đòi hỏi và đánh giá theo tiêu chuẩn của con người. Nhưng chúng ta còn phải nhìn theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa để chúng ta biết đón nhận người khác dễ dàng hơn, nhất là biết cảm thông và đón nhận những khuyết điểm của họ.
Như thế, qua bản gia phả này, linh đạo nhập thể của Chúa phải là linh đạo cho đời sống chúng ta. Nghĩa là chúng ta được mời gọi hãy nhập thể và nhập thế như Chúa để phục vụ và truyền giáo với một thái độ mở rộng, đón nhận và đón tiếp mọi người, nhất là những người tội lỗi, người xa lạ, để làm sao có thể giúp họ đón nhận được ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/