Lên Núi Và Xuống Núi
(Suy niệm Chúa Nhật II Mùa Chay)
Đức Thánh Cha đã chọn biến cố Đức Giê-su Hiển Dung để làm chủ đề chính cho Sứ Điệp Mùa Chay năm nay. Trong Mùa Chay Thánh này, Chúa cũng đem chúng ta đến một nơi riêng biệt, lên một ngọn núi cao, để sống một trải nghiệm thiêng liêng đặc biệt cùng với Người. Sống tinh thần Mùa Chay là một quyết tâm được trợ lực bởi ân sủng, để vượt thắng thái độ phản kháng của chúng ta: khi đi theo Đức Giê-su trên con đường thập giá. Thật vậy, để hiểu và đón nhận mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, chúng ta phải được Đức Giê-su dẫn vào một lối đi riêng, phải được đưa lên cao, tách ra khỏi những quyến luyến lệch lạc của trần thế này. Hành trình leo núi đòi hỏi nhiều nỗ lực, hy sinh. Tiến trình hiệp hành cũng đòi hỏi những điều kiện tiên quyết như thế. Để hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha trong Mùa Chay Thánh này, thật là hữu ích: khi chúng ta suy niệm về mối tương quan giữa tinh thần khổ chế Mùa Chay và những yêu sách đòi ta phải dấn bước trong Tiến Trình Hiệp Hành mà Hội Thánh đang thực hiện.
Đọc sứ điệp Mùa Chay 2023, chúng ta cứ tưởng đây là bài suy niệm của Chúa nhật II Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxico. Tuy nhiên, trong sứ điệp Mùa Chay 2023, Đức Thánh Cha muốn sử dụng bài Tin mừng này để triển khai một vài điểm nổi bật, chủ đạo để giúp ki-tô hữu sống xuyên suốt Mùa chay thánh cách thánh thiện và sốt sắng. Quả thật, Mùa chay, mùa hiệp hành, mùa mời gọi chúng ta cùng đi với Đức Giê-su trên con đường lên núi Tabor. Ngang qua những môn đện thân tín, Đức Giê-su mời gọi chúng ta lên núi cao để được chiêm ngắm vinh quang của Đức Giê-su khi Ngài biến hình, lắng nghe tiếng Chúa Cha từ đám mây và sau đó, Đức Giê-su mời gọi các môn đệ này xuống núi như là mệnh lệnh sai đi loan báo Tin mừng ngang qua cuộc sống đời thường dầu không thiếu khó khăn và thử thách.
Biến cố biến hình của Đức Giê-su tại núi Tabor cho các môn đệ nói riêng và cho chúng ta nói chung phác hoạ một hình ảnh Nước Thiên Đàng, hình ảnh Phục Sinh của Đức Giê-su mà sau này Ngài sẽ thành toàn sau cuộc thương khó và sự chết mà Ngài phải chịu. Như là mạc khải một đức tin mạnh mẽ cho các môn đệ và cho mỗi chúng ta rằng là Chúa Giê-su, Đấng Cứu Thế, đã làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi phải chịu đau khổ, chịu đánh đập và chịu chết trên thập giá vì tội lỗi nhân loại. Khi loan báo như thế, các môn đệ dường như không thể chấp nhận vì họ muốn rằng Đức Giê-su sẽ là Đấng Thiên Sai, Đấng đến giải phóng toàn dân Do Thái thoát khỏi mọi xiềng xích và nô lệ bởi đế quốc Rô-ma theo nghĩa chính trị. Vì suy nghĩ như vậy, nên họ không thể đón nhận một Đức Giê-su chịu đóng đinh và chịu chết trên cây thập giá. Để củng cố và mạc khải cho các môn đệ hiểu biết con đường của mình, Đức Giê-su đã muốn cùng các ông lên núi cao để chiêm ngắm việc biến hình, biến đổi của Ngài cùng với sự hiện diện của Ông Mô-sê và Ông Elia. Qua việc chiếm ngắm thánh thiện này, Đức Giê-su muốn giải nghĩa cho các môn đệ rằng Ngài sẽ được vinh quang, sẽ được ngự bên hữu Đức Chúa Cha sau khi trải qua nhiều cực hình, chịu đau khổ và chịu chết trên thập tự.
Quả thật, hành trình lên núi của Đức Giê-su cùng với các môn đệ thân tín nói lên điều gì vậy? Lên núi cao là nơi dễ dàng gặp gỡ và trao đổi giữa con người với Thiên Chúa. Vì núi cao nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa, của thần linh. Lên núi là hướng thượng, hướng về trời, hướng về Chúa để cầu nguyện, để tỏ bày ước nguyện và trao đổi như cha với con. Chính Đức Giê-su trong Tin mừng đã nhiều lần lên núi để cầu nguyện, để giảng dạy Tám Mối Phúc, như hôm nay để được biến hình,… Lên núi là chiêm ngắm dung nhan rạng ngời của Thiên Chúa ngang qua sự việc biến hình của Đức Giê-su. Lên núi là chiêm ngắm chiều dọc của Cây Thánh Giá, là chiêm ngắm sự nối kết đất với trời, là sự hiệp hành giữa con người với Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô. Lên núi là hình ảnh mời gọi mỗi chúng ta ở lại, hiện diện để đụng chạm, để học hỏi và noi gương bắt chước mọi lời nói và việc làm của Đức Giê-su, Thiên Chúa hữu hình. Lên núi diễn tả hình ảnh mọi người hưởng kiến hạnh phúc Thiên Đàng và đời sống vĩnh cửu sau những lo toan, vất vả và chiến đấu nơi cuộc sống lữ hành. Lên núi nói lên hình ảnh sống hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa, cụ thể với Đức Giê-su ngang qua việc lắng nghe Lời Chúa và kết hợp với Ngài nơi Bí tích Thánh Thể.
Tuy nhiên, sau biến cố Biến hình, Đức Giê-su đã mời gọi các môn đệ xuống núi. Quả thật, không thể hiệp thông với Chúa mà không hiệp thông với anh chị em. Nói cách khác, không thể lên núi mà lại không xuống núi. Việc lên núi là việc mạc khải chiều kích tương lai, như là phần thưởng báo trước cho những ai sống xứng đáng, khiêm nhường, thánh thiện, bác ái yêu thương, nhất là cho những ai trải qua những khổ đau nơi đời sống trần gian. Có trải qua thập giá mới tới vinh quang. Muốn chiếm được vinh quang ở ‘trên núi’ thì ở ‘dưới núi’ chúng ta phải chấp nhận biến đổi, canh tân và trở về. Không thể chiếm trọn được Nước Trời, Thiên đàng, đời sống vĩnh cửu bên Chúa nếu mỗi người không sám hối, không thay đổi cuộc sống hằng ngày và gặp bỏ những xấu xa tội lỗi để sống yêu thương, tha thứ và trọn tình trọn nghĩa với Chúa và tha nhân.
Việc xuống núi nơi các môn đệ là mệnh lệnh lên đường và lan toả tình yêu quan phòng của Thiên Chúa dành cho cả và nhân loại tội lỗi. Việc xuống núi là hình ảnh Chúa mời gọi chúng ta đi sâu đi sát vào cuộc sống đời thường để đụng chạm, để gần gũi và sẻ chia những vui buồn sướng khổ của kiếp nhân sinh. Việc xuống núi như là mời gọi mọi người để vào nơi các ngõ hẻm, nơi các hoàn cảnh khó khăn và bệnh hoạn tật nguyền,… Việc xuống núi mời gọi chúng ta sống chiều ngang của Cây Thánh Giá, là hiệp thông với anh chị em đồng loại, nhất là nơi những ai chưa cùng niềm tin. Việc xuống núi mời gọi chúng ta ‘nhập thể - nhập thế’ để rắc gieo tin mừng sự sống, văn minh tình thương hơn là rắc gieo văn hoá chết chóc và hận thù ghen ghét.
Quả thật, ngang qua lời mời gọi của Thiên Chúa và sự đáp trả của con người nơi hình ảnh của Ông Áp-ra-ham nơi bài đọc I, và ngang qua lời mời gọi lên đường của Thánh Phao lô đối với ông Ti-mô-thê, chúng ta cũng được mời gọi hãy khiêm tốn đáp lại tiếng mời gọi của Thiên Chúa để sống xứng đáng trong Mùa Chay này. Mùa Chay là mùa mời gọi chúng ta cùng lên núi với Chúa Giê-su trong suốt 40 ngày để chịu khổ chế trong mọi lời ăn tiếng nói, trong mọi hành vi cử chỉ và hiệp hành với nhau ngang qua đời sống quan tâm lẫn nhau và trao ban sẻ chia cho nhau bằng cuộc sống yêu thương tha thứ. Thật vậy, không thể hiệp hành với Chúa mà không hiệp hành với anh em. Để lối sống hiệp hành với anh chị em cách thiết thực và luôn luôn, trong suốt Mùa Chay thánh này, chúng ta hãy cùng Đức Giê-su bước vào cuộc thương khó ngang qua việc siêng năng tham dự Thánh lễ, nguyện ngắm và làm việc đao đức từng giây phút trong cuộc sống. Từ đó, chúng ta sẽ đủ sức mạnh, đủ can đảm và đủ yêu thương để vượt qua những khổ đau và cám dỗ của ba thù: ma quỷ, thế gia và xác thịt. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa Nhật II Mùa Chay)
Đức Thánh Cha đã chọn biến cố Đức Giê-su Hiển Dung để làm chủ đề chính cho Sứ Điệp Mùa Chay năm nay. Trong Mùa Chay Thánh này, Chúa cũng đem chúng ta đến một nơi riêng biệt, lên một ngọn núi cao, để sống một trải nghiệm thiêng liêng đặc biệt cùng với Người. Sống tinh thần Mùa Chay là một quyết tâm được trợ lực bởi ân sủng, để vượt thắng thái độ phản kháng của chúng ta: khi đi theo Đức Giê-su trên con đường thập giá. Thật vậy, để hiểu và đón nhận mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, chúng ta phải được Đức Giê-su dẫn vào một lối đi riêng, phải được đưa lên cao, tách ra khỏi những quyến luyến lệch lạc của trần thế này. Hành trình leo núi đòi hỏi nhiều nỗ lực, hy sinh. Tiến trình hiệp hành cũng đòi hỏi những điều kiện tiên quyết như thế. Để hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha trong Mùa Chay Thánh này, thật là hữu ích: khi chúng ta suy niệm về mối tương quan giữa tinh thần khổ chế Mùa Chay và những yêu sách đòi ta phải dấn bước trong Tiến Trình Hiệp Hành mà Hội Thánh đang thực hiện.
Đọc sứ điệp Mùa Chay 2023, chúng ta cứ tưởng đây là bài suy niệm của Chúa nhật II Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxico. Tuy nhiên, trong sứ điệp Mùa Chay 2023, Đức Thánh Cha muốn sử dụng bài Tin mừng này để triển khai một vài điểm nổi bật, chủ đạo để giúp ki-tô hữu sống xuyên suốt Mùa chay thánh cách thánh thiện và sốt sắng. Quả thật, Mùa chay, mùa hiệp hành, mùa mời gọi chúng ta cùng đi với Đức Giê-su trên con đường lên núi Tabor. Ngang qua những môn đện thân tín, Đức Giê-su mời gọi chúng ta lên núi cao để được chiêm ngắm vinh quang của Đức Giê-su khi Ngài biến hình, lắng nghe tiếng Chúa Cha từ đám mây và sau đó, Đức Giê-su mời gọi các môn đệ này xuống núi như là mệnh lệnh sai đi loan báo Tin mừng ngang qua cuộc sống đời thường dầu không thiếu khó khăn và thử thách.
Biến cố biến hình của Đức Giê-su tại núi Tabor cho các môn đệ nói riêng và cho chúng ta nói chung phác hoạ một hình ảnh Nước Thiên Đàng, hình ảnh Phục Sinh của Đức Giê-su mà sau này Ngài sẽ thành toàn sau cuộc thương khó và sự chết mà Ngài phải chịu. Như là mạc khải một đức tin mạnh mẽ cho các môn đệ và cho mỗi chúng ta rằng là Chúa Giê-su, Đấng Cứu Thế, đã làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi phải chịu đau khổ, chịu đánh đập và chịu chết trên thập giá vì tội lỗi nhân loại. Khi loan báo như thế, các môn đệ dường như không thể chấp nhận vì họ muốn rằng Đức Giê-su sẽ là Đấng Thiên Sai, Đấng đến giải phóng toàn dân Do Thái thoát khỏi mọi xiềng xích và nô lệ bởi đế quốc Rô-ma theo nghĩa chính trị. Vì suy nghĩ như vậy, nên họ không thể đón nhận một Đức Giê-su chịu đóng đinh và chịu chết trên cây thập giá. Để củng cố và mạc khải cho các môn đệ hiểu biết con đường của mình, Đức Giê-su đã muốn cùng các ông lên núi cao để chiêm ngắm việc biến hình, biến đổi của Ngài cùng với sự hiện diện của Ông Mô-sê và Ông Elia. Qua việc chiếm ngắm thánh thiện này, Đức Giê-su muốn giải nghĩa cho các môn đệ rằng Ngài sẽ được vinh quang, sẽ được ngự bên hữu Đức Chúa Cha sau khi trải qua nhiều cực hình, chịu đau khổ và chịu chết trên thập tự.
Quả thật, hành trình lên núi của Đức Giê-su cùng với các môn đệ thân tín nói lên điều gì vậy? Lên núi cao là nơi dễ dàng gặp gỡ và trao đổi giữa con người với Thiên Chúa. Vì núi cao nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa, của thần linh. Lên núi là hướng thượng, hướng về trời, hướng về Chúa để cầu nguyện, để tỏ bày ước nguyện và trao đổi như cha với con. Chính Đức Giê-su trong Tin mừng đã nhiều lần lên núi để cầu nguyện, để giảng dạy Tám Mối Phúc, như hôm nay để được biến hình,… Lên núi là chiêm ngắm dung nhan rạng ngời của Thiên Chúa ngang qua sự việc biến hình của Đức Giê-su. Lên núi là chiêm ngắm chiều dọc của Cây Thánh Giá, là chiêm ngắm sự nối kết đất với trời, là sự hiệp hành giữa con người với Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô. Lên núi là hình ảnh mời gọi mỗi chúng ta ở lại, hiện diện để đụng chạm, để học hỏi và noi gương bắt chước mọi lời nói và việc làm của Đức Giê-su, Thiên Chúa hữu hình. Lên núi diễn tả hình ảnh mọi người hưởng kiến hạnh phúc Thiên Đàng và đời sống vĩnh cửu sau những lo toan, vất vả và chiến đấu nơi cuộc sống lữ hành. Lên núi nói lên hình ảnh sống hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa, cụ thể với Đức Giê-su ngang qua việc lắng nghe Lời Chúa và kết hợp với Ngài nơi Bí tích Thánh Thể.
Tuy nhiên, sau biến cố Biến hình, Đức Giê-su đã mời gọi các môn đệ xuống núi. Quả thật, không thể hiệp thông với Chúa mà không hiệp thông với anh chị em. Nói cách khác, không thể lên núi mà lại không xuống núi. Việc lên núi là việc mạc khải chiều kích tương lai, như là phần thưởng báo trước cho những ai sống xứng đáng, khiêm nhường, thánh thiện, bác ái yêu thương, nhất là cho những ai trải qua những khổ đau nơi đời sống trần gian. Có trải qua thập giá mới tới vinh quang. Muốn chiếm được vinh quang ở ‘trên núi’ thì ở ‘dưới núi’ chúng ta phải chấp nhận biến đổi, canh tân và trở về. Không thể chiếm trọn được Nước Trời, Thiên đàng, đời sống vĩnh cửu bên Chúa nếu mỗi người không sám hối, không thay đổi cuộc sống hằng ngày và gặp bỏ những xấu xa tội lỗi để sống yêu thương, tha thứ và trọn tình trọn nghĩa với Chúa và tha nhân.
Việc xuống núi nơi các môn đệ là mệnh lệnh lên đường và lan toả tình yêu quan phòng của Thiên Chúa dành cho cả và nhân loại tội lỗi. Việc xuống núi là hình ảnh Chúa mời gọi chúng ta đi sâu đi sát vào cuộc sống đời thường để đụng chạm, để gần gũi và sẻ chia những vui buồn sướng khổ của kiếp nhân sinh. Việc xuống núi như là mời gọi mọi người để vào nơi các ngõ hẻm, nơi các hoàn cảnh khó khăn và bệnh hoạn tật nguyền,… Việc xuống núi mời gọi chúng ta sống chiều ngang của Cây Thánh Giá, là hiệp thông với anh chị em đồng loại, nhất là nơi những ai chưa cùng niềm tin. Việc xuống núi mời gọi chúng ta ‘nhập thể - nhập thế’ để rắc gieo tin mừng sự sống, văn minh tình thương hơn là rắc gieo văn hoá chết chóc và hận thù ghen ghét.
Quả thật, ngang qua lời mời gọi của Thiên Chúa và sự đáp trả của con người nơi hình ảnh của Ông Áp-ra-ham nơi bài đọc I, và ngang qua lời mời gọi lên đường của Thánh Phao lô đối với ông Ti-mô-thê, chúng ta cũng được mời gọi hãy khiêm tốn đáp lại tiếng mời gọi của Thiên Chúa để sống xứng đáng trong Mùa Chay này. Mùa Chay là mùa mời gọi chúng ta cùng lên núi với Chúa Giê-su trong suốt 40 ngày để chịu khổ chế trong mọi lời ăn tiếng nói, trong mọi hành vi cử chỉ và hiệp hành với nhau ngang qua đời sống quan tâm lẫn nhau và trao ban sẻ chia cho nhau bằng cuộc sống yêu thương tha thứ. Thật vậy, không thể hiệp hành với Chúa mà không hiệp hành với anh em. Để lối sống hiệp hành với anh chị em cách thiết thực và luôn luôn, trong suốt Mùa Chay thánh này, chúng ta hãy cùng Đức Giê-su bước vào cuộc thương khó ngang qua việc siêng năng tham dự Thánh lễ, nguyện ngắm và làm việc đao đức từng giây phút trong cuộc sống. Từ đó, chúng ta sẽ đủ sức mạnh, đủ can đảm và đủ yêu thương để vượt qua những khổ đau và cám dỗ của ba thù: ma quỷ, thế gia và xác thịt. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương