Nguyễn Trung Tây
Chuyện Người Tha Thứ - Luke 6:37
Và Ngài nói, "Tha thứ, và bạn sẽ được thứ tha" (Luke 6:37).
Có một lần Phêrô hỏi Thầy mình, “Con sẽ phải tha cho anh chị em con bao nhiêu lần? Có phải bẩy lần hay không?” (Matt 18:21). Đức Giêsu lắc đầu, có lẽ Ngài đã cười, và Ngài nói, “Phêrô ơi, không phải bẩy lần đâu, mà là hơn thế nữa”.
Là một nhà tâm lý gia và bác sĩ đa khoa đại tài, Đức Giêsu có lý của Ngài khi vỗ vai dặn dò người đệ tử ruột của môn phái Kitô là, “Về vấn đề tha thứ, Phêrô ơi, tốt nhất, con nên tiếp tục tha thứ, bỏ qua, bởi vì nếu con không có khả năng tha thứ, nói về thể lý, hờn giận và cố chấp là một trong những nguyên nhân chính khiến áp suất máu của con lên rất cao, ảnh hưởng tới đường mạch lưu thông của máu huyết trong trái tim và bộ não; nói về tâm lý, một người không chịu tha thứ và cố chấp, tâm hồn của họ trống vắng an bình”. Cho nên cuối cùng, Đức Giêsu kết luận, “Không phải chỉ bẩy lần mà bẩy mươi lần bẩy” (Matt 18:22).
Suy Niệm
Một người có tính cố chấp, hay nổi giận, không chịu tha thứ, người này không có khả năng tập trung, do tư tưởng bị phân tán và chi phối bởi những biến cố khiến tự ái của mình bị thương tổn. Bởi thế trên khuôn mặt của một người không có lòng vị tha, bình an thiếu vắng, nhưng ngập tràn giận hờn.
Có một người, hai anh em chia nhau phần gia sản của căn nhà bố mẹ để lại. Người em qua mặt người anh, ôm gọn căn nhà một mình. Người anh buồn tủi, mặc cảm, và giận hờn; buồn tủi cho tình nghĩa anh em một giọt máu đào hơn ao nước lã, mặc cảm mình là anh mà bị em qua mặt, giận hờn người đưa cao tay chặt đứt tình nghĩa. Cho nên, chỉ trong một thời gian ngắn, cái trán của người anh, mới ba mươi tuổi, bắt đầu hằn sâu nét căm hận, tóc rụng lưa thưa. Tôi biết có một người bố giận dữ người con không nghe lời mình, lấy người vợ khác chủng tộc. Khuyên bảo người con không nghe, bởi quan niệm áo mặc không qua khỏi đầu, ông bố nổi giận, ông bố uất lên, mạch máu não đứt tung! Giờ này ông nằm bất động trên giường bệnh!
Ngược lại, nếu biết tha thứ, người chấp nhận xóa nhòa sẽ được hưởng những lợi ích của hành động bỏ qua. Một trong những lợi ích này là sự bình an trong tâm hồn và trên khuôn mặt. Đức Giêsu và Đức Phật xuất hiện với những khuôn mặt nhân hòa, và vị tha, bởi các Ngài là hiện thân của tha thứ. Những vị tu sĩ và cao tăng đắc đạo cũng có những khuôn mặt nhân ái, không phải tại họ sinh ra với những khuôn mặt của vị tha và bác ái, nhưng bởi họ thực tập và sống với tha thứ.
Đời sống của Đức Giêsu, Đức Phật, những vị tu sĩ và cao tăng đắc đạo là những bài học thực tế cho những người tín hữu trong đời sống đức tin hằng ngày về sự tha thứ. Một người thực tập được tha thứ, bình an tự động mở cửa nhà, bước vào trong tâm hồn của người đó. Bởi những ảnh hưởng của thể lý và tâm lý, nếu chúng ta có bình an trong tâm hồn, sức khỏe, cái nết, và cái đẹp sẽ định cư với chúng ta lâu dài và mãi mãi.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh, xin ban cho con nghị lực và ơn khôn ngoan để con thực tập nhân đức tha thứ, bỏ qua, quên đi và xóa nhòa.
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Người Tha Thứ - Luke 6:37
Và Ngài nói, "Tha thứ, và bạn sẽ được thứ tha" (Luke 6:37).
Có một lần Phêrô hỏi Thầy mình, “Con sẽ phải tha cho anh chị em con bao nhiêu lần? Có phải bẩy lần hay không?” (Matt 18:21). Đức Giêsu lắc đầu, có lẽ Ngài đã cười, và Ngài nói, “Phêrô ơi, không phải bẩy lần đâu, mà là hơn thế nữa”.
Là một nhà tâm lý gia và bác sĩ đa khoa đại tài, Đức Giêsu có lý của Ngài khi vỗ vai dặn dò người đệ tử ruột của môn phái Kitô là, “Về vấn đề tha thứ, Phêrô ơi, tốt nhất, con nên tiếp tục tha thứ, bỏ qua, bởi vì nếu con không có khả năng tha thứ, nói về thể lý, hờn giận và cố chấp là một trong những nguyên nhân chính khiến áp suất máu của con lên rất cao, ảnh hưởng tới đường mạch lưu thông của máu huyết trong trái tim và bộ não; nói về tâm lý, một người không chịu tha thứ và cố chấp, tâm hồn của họ trống vắng an bình”. Cho nên cuối cùng, Đức Giêsu kết luận, “Không phải chỉ bẩy lần mà bẩy mươi lần bẩy” (Matt 18:22).
Suy Niệm
Một người có tính cố chấp, hay nổi giận, không chịu tha thứ, người này không có khả năng tập trung, do tư tưởng bị phân tán và chi phối bởi những biến cố khiến tự ái của mình bị thương tổn. Bởi thế trên khuôn mặt của một người không có lòng vị tha, bình an thiếu vắng, nhưng ngập tràn giận hờn.
Có một người, hai anh em chia nhau phần gia sản của căn nhà bố mẹ để lại. Người em qua mặt người anh, ôm gọn căn nhà một mình. Người anh buồn tủi, mặc cảm, và giận hờn; buồn tủi cho tình nghĩa anh em một giọt máu đào hơn ao nước lã, mặc cảm mình là anh mà bị em qua mặt, giận hờn người đưa cao tay chặt đứt tình nghĩa. Cho nên, chỉ trong một thời gian ngắn, cái trán của người anh, mới ba mươi tuổi, bắt đầu hằn sâu nét căm hận, tóc rụng lưa thưa. Tôi biết có một người bố giận dữ người con không nghe lời mình, lấy người vợ khác chủng tộc. Khuyên bảo người con không nghe, bởi quan niệm áo mặc không qua khỏi đầu, ông bố nổi giận, ông bố uất lên, mạch máu não đứt tung! Giờ này ông nằm bất động trên giường bệnh!
Ngược lại, nếu biết tha thứ, người chấp nhận xóa nhòa sẽ được hưởng những lợi ích của hành động bỏ qua. Một trong những lợi ích này là sự bình an trong tâm hồn và trên khuôn mặt. Đức Giêsu và Đức Phật xuất hiện với những khuôn mặt nhân hòa, và vị tha, bởi các Ngài là hiện thân của tha thứ. Những vị tu sĩ và cao tăng đắc đạo cũng có những khuôn mặt nhân ái, không phải tại họ sinh ra với những khuôn mặt của vị tha và bác ái, nhưng bởi họ thực tập và sống với tha thứ.
Đời sống của Đức Giêsu, Đức Phật, những vị tu sĩ và cao tăng đắc đạo là những bài học thực tế cho những người tín hữu trong đời sống đức tin hằng ngày về sự tha thứ. Một người thực tập được tha thứ, bình an tự động mở cửa nhà, bước vào trong tâm hồn của người đó. Bởi những ảnh hưởng của thể lý và tâm lý, nếu chúng ta có bình an trong tâm hồn, sức khỏe, cái nết, và cái đẹp sẽ định cư với chúng ta lâu dài và mãi mãi.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh, xin ban cho con nghị lực và ơn khôn ngoan để con thực tập nhân đức tha thứ, bỏ qua, quên đi và xóa nhòa.
□ Nguyễn Trung Tây