Gặp gỡ Đức Ki-tô biến đổi cuộc đời mình
(Suy niệm Chúa nhật 3 Mùa Chay)
Đức Ki-tô là Thiên Chúa Tình Yêu đến với nhân loại tội lỗi. Ngài là Thiên Chúa đi tìm gặp gỡ và hiệp hành với con người. Mang bản tính Thiên Chúa, nhưng vì yêu thương nhân loại và để cứu độ nhân loại tội lỗi, Ngài đã chấp nhận hạ mình xuống để làm người nơi cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Một cuộc rời bỏ địa vị từ trời cao, vị trị Thiên Chúa cao sang để mang thêm bản tính loài người, giống con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi để cứu độ con người. Một sự hiệp hành mang tính đồng hành và nối kết. Một sự hiện diện mang lại niềm vui và bình an trọn vẹn cho con người.
Là Thiên Chúa luôn yêu thương nên luôn mong muốn cho tạo vật của mình được hạnh phúc. Vì thế, trong mọi cách thế, Thiên Chúa, tức là Đức Giê-su đã có mặt ở trần gian để nhằm gặp gỡ, kêu gọi và ban ơn lành cho con người, nhất là những ai đang còn nằm trong bóng tối của sự dữ và tội lỗi do ma quỷ gây nên. Quả thật, Thiên Chúa không muốn cho kẻ có tội phải chết, nhưng muốn cho nó ăn năn sám hối để được sống. Tâm tình mà Thiên Chúa luôn sẵn có đó là tâm tình tha thứ và yêu thương; là bao dung và đón nhận hơn là loại trừ và giết chết.
Nơi hình ảnh của ngày Chúa nhật 3 Mùa Chay hôm nay, chúng ta bắt gặp một vị Thiên Chúa rất gần gũi và thân thiện nơi con người Giê-su. Ngài đã đích thân đến gặp con người, ngang qua hình ảnh của người phụ nữ Samari. Với nghệ thuật khéo léo của một nhà truyền giáo lý tưởng, Đức Giê-su đã dùng cách thức đơn giản để bắt chuyện và gặp gỡ người ngoại giáo: đó là xin nước uống của chị. Chị ta đã ngăn cản Ngài ngay liền vì khoảng cách không thể chấp nhận giữa người Do Thái và người Samari. Hai đối thủ không đội trời chung từ lâu lắm rồi. Hoặc bên này hiện diện hoặc bên kia, chứ không thể hiện diện với nhau và đối thoại với nhau. Nhưng Giê-su này lại cả gan dám vượt qua ranh giới của sự khác biệt này để nói chuyện và xin nước người phụ nữ này. Phải chăng đây là vấn đề mà Đức Giê-su muốn làm sáng tỏ và phá đi những ngăn cách không mấy tốt đẹp bấy lâu. Vì là Thiên Chúa tình yêu và nối kết, nên ở đâu Thiên Chúa hiện diện, ở đó không có sự chia rẽ và hận thù. Đức Giê-su hiện diện là để kết nối giữa dân ngoại với người Do Thái. Hay nói rõ hơn, ơn cứu độ của Thiên Chúa là ơn cứu độ phổ quát. Ngay ở giây phút gặp gỡ này, chúng ta đã thấy có sự biến đổi rõ ràng: biến đổi từ cái hận thù thành cái yêu thương; biến đối từ cái ngăn cách – từ khước thành cái nối kết và đón nhận nhau.
Không những vậy, vì là Thiên Chúa thấu suốt mọi tâm can con người nên nơi cái gặp gỡ và đối thoại này, Đức Giê-su đã biết rõ thân phận và quá khứ tội lỗi của người phụ nữ. Cuộc đời cô đã có 5 đời chồng và ngay cả người đàn ông đang sống với cô cũng không phải là chồng của cô. Một sự hiểu biết tự tận căn của lòng người đối với Đức Giê-su, Thiên Chúa toàn năng. Hình ảnh năm đời chồng và sự lộn xộn trong đời sống hôn nhân của người phụ nữ bị lộ diện và bị phát giác nói lên cuộc đời mỗi người chúng ta cũng không thể che đậy quá khứ tội lỗi của chính mình. Là thân phận con người, nhân vô thập toàn, chúng ta không thể không có tội, có những yếu đuối, những bất xứng, những sa ngã trước mặt Chúa và với tha nhân. Hãy gặp gỡ Đức Giê-su Ki-tô cách chân thành và mau mắn để được đón nhận và chữa lành; để được tha thứ và yêu thương, để biến đổi và hoán cải,… Mọi tội lỗi của chúng ta sẽ được tha thứ tất cả nếu chúng ta khiêm tốn đón gặp Đức Giê-su và mau mắn thú tội với Ngài để được xót thương. Quả thật, Thiên Chúa không hề mệt mỏi để tha thứ mọi lỗi lầm và tội phạm của con người, chỉ sợ con người chúng ta ngại đến với Ngài và khước từ lòng thương xót của Thên Chúa. Người phụ nữ đã nhận ra Đức Giê-su là ngôn sứ, là Đấng Ki-tô khi Ngài biết rõ thân phận quá khứ tội lỗi của mình. Niềm tin vào Đức Giê-su nơi người phụ nữ càng xác tín hơn khi cô ta đã nhanh chân chạy về làng để kể cho mọi người biết về những gì cô ta nhận được từ Đức Giê-su. Thật vậy, từ một người xa lạ, có khoảng cách, nay nhờ gặp Đức Giê-su, người phụ nữ đã được biến đổi, biến đổi tận căn. Từ con người nhút nhát, sợ hãi và có quá khứ không mấy tốt đẹp, nay nhờ gặp được Đức Giê-su, người phụ nữ đã thay đổi lối nhìn, thay đổi lòng mình và sẵn sàng trở thành môn đệ cho bà con của mình, là những người ngoại để họ nhận biết về Đức Giê-su, Đấng Cứu Độ trần gian.
Còn tôi, tôi có sự biến đổi nào chưa từ khi gặp gỡ Đức Giê-su Ki-tô? Tôi có thật sự được biến đổi thật sụ sau mỗi lần gặp gỡ Đức Giê-su không? Bao nhiêu Mùa Chay thánh đã đi qua cuộc đời của tôi, thử hỏi tôi đã tốt hơn không? Tôi có thật sự nhận ra được quá khứ tội lỗi của tôi để thay đổi và từ bỏ mỗi lần gặp gỡ Đức Giê-su không? Tôi có tin chắc rằng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ mọi bất xứng và yếu đuối của tôi không? Tôi có hân hoan và vui vẻ khi được tha thứ tội lỗi không? Khi được hoà giải với Chúa, tôi có muốn thật sự hoà giải với tha nhân không? Tôi đã can đảm làm chứng về một Thiên Chúa đầy lòng thương xót cho anh chị em của tôi không? Có phải tôi chưa thật sự dám làm chứng hoặc giới thiệu Chúa cho anh chị em chưa cùng niềm tin vì tôi chưa sống tốt và chưa chịu biến đổi mỗi lần gặp Chúa không?
Tại sao tôi chưa làm chứng hay loan báo Tin mừng cho mọi người được? Phải chăng tôi nói một đàng nhưng làm một nẻo? Phải chăng tôi chưa kết hợp mật thiết giữa đời sống nhà thờ với đời sống xã hội?
Do đâu nhiều người chưa nhận biết Chúa, nhận biết đạo Công Giáo của tôi? Phải chăng do tôi sống ngược lại với Lời Chúa dạy: vẫn hận thù dù được dạy yêu thương; vẫn sống tham lam ích kỷ, trộm cắp dẫu được Lời Chúa nhắc nhở sống công bằng và thật thà.
Hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục lên núi với Đức Giê-su trong tâm tình Mùa Chay để được biến đổi, để khổ chế và cùng hiệp hành với Ngài. Và cùng nhau lên đường đi loan báo Tin mừng bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương.
Linh mục Phaolo Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 3 Mùa Chay)
Đức Ki-tô là Thiên Chúa Tình Yêu đến với nhân loại tội lỗi. Ngài là Thiên Chúa đi tìm gặp gỡ và hiệp hành với con người. Mang bản tính Thiên Chúa, nhưng vì yêu thương nhân loại và để cứu độ nhân loại tội lỗi, Ngài đã chấp nhận hạ mình xuống để làm người nơi cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Một cuộc rời bỏ địa vị từ trời cao, vị trị Thiên Chúa cao sang để mang thêm bản tính loài người, giống con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi để cứu độ con người. Một sự hiệp hành mang tính đồng hành và nối kết. Một sự hiện diện mang lại niềm vui và bình an trọn vẹn cho con người.
Là Thiên Chúa luôn yêu thương nên luôn mong muốn cho tạo vật của mình được hạnh phúc. Vì thế, trong mọi cách thế, Thiên Chúa, tức là Đức Giê-su đã có mặt ở trần gian để nhằm gặp gỡ, kêu gọi và ban ơn lành cho con người, nhất là những ai đang còn nằm trong bóng tối của sự dữ và tội lỗi do ma quỷ gây nên. Quả thật, Thiên Chúa không muốn cho kẻ có tội phải chết, nhưng muốn cho nó ăn năn sám hối để được sống. Tâm tình mà Thiên Chúa luôn sẵn có đó là tâm tình tha thứ và yêu thương; là bao dung và đón nhận hơn là loại trừ và giết chết.
Nơi hình ảnh của ngày Chúa nhật 3 Mùa Chay hôm nay, chúng ta bắt gặp một vị Thiên Chúa rất gần gũi và thân thiện nơi con người Giê-su. Ngài đã đích thân đến gặp con người, ngang qua hình ảnh của người phụ nữ Samari. Với nghệ thuật khéo léo của một nhà truyền giáo lý tưởng, Đức Giê-su đã dùng cách thức đơn giản để bắt chuyện và gặp gỡ người ngoại giáo: đó là xin nước uống của chị. Chị ta đã ngăn cản Ngài ngay liền vì khoảng cách không thể chấp nhận giữa người Do Thái và người Samari. Hai đối thủ không đội trời chung từ lâu lắm rồi. Hoặc bên này hiện diện hoặc bên kia, chứ không thể hiện diện với nhau và đối thoại với nhau. Nhưng Giê-su này lại cả gan dám vượt qua ranh giới của sự khác biệt này để nói chuyện và xin nước người phụ nữ này. Phải chăng đây là vấn đề mà Đức Giê-su muốn làm sáng tỏ và phá đi những ngăn cách không mấy tốt đẹp bấy lâu. Vì là Thiên Chúa tình yêu và nối kết, nên ở đâu Thiên Chúa hiện diện, ở đó không có sự chia rẽ và hận thù. Đức Giê-su hiện diện là để kết nối giữa dân ngoại với người Do Thái. Hay nói rõ hơn, ơn cứu độ của Thiên Chúa là ơn cứu độ phổ quát. Ngay ở giây phút gặp gỡ này, chúng ta đã thấy có sự biến đổi rõ ràng: biến đổi từ cái hận thù thành cái yêu thương; biến đối từ cái ngăn cách – từ khước thành cái nối kết và đón nhận nhau.
Không những vậy, vì là Thiên Chúa thấu suốt mọi tâm can con người nên nơi cái gặp gỡ và đối thoại này, Đức Giê-su đã biết rõ thân phận và quá khứ tội lỗi của người phụ nữ. Cuộc đời cô đã có 5 đời chồng và ngay cả người đàn ông đang sống với cô cũng không phải là chồng của cô. Một sự hiểu biết tự tận căn của lòng người đối với Đức Giê-su, Thiên Chúa toàn năng. Hình ảnh năm đời chồng và sự lộn xộn trong đời sống hôn nhân của người phụ nữ bị lộ diện và bị phát giác nói lên cuộc đời mỗi người chúng ta cũng không thể che đậy quá khứ tội lỗi của chính mình. Là thân phận con người, nhân vô thập toàn, chúng ta không thể không có tội, có những yếu đuối, những bất xứng, những sa ngã trước mặt Chúa và với tha nhân. Hãy gặp gỡ Đức Giê-su Ki-tô cách chân thành và mau mắn để được đón nhận và chữa lành; để được tha thứ và yêu thương, để biến đổi và hoán cải,… Mọi tội lỗi của chúng ta sẽ được tha thứ tất cả nếu chúng ta khiêm tốn đón gặp Đức Giê-su và mau mắn thú tội với Ngài để được xót thương. Quả thật, Thiên Chúa không hề mệt mỏi để tha thứ mọi lỗi lầm và tội phạm của con người, chỉ sợ con người chúng ta ngại đến với Ngài và khước từ lòng thương xót của Thên Chúa. Người phụ nữ đã nhận ra Đức Giê-su là ngôn sứ, là Đấng Ki-tô khi Ngài biết rõ thân phận quá khứ tội lỗi của mình. Niềm tin vào Đức Giê-su nơi người phụ nữ càng xác tín hơn khi cô ta đã nhanh chân chạy về làng để kể cho mọi người biết về những gì cô ta nhận được từ Đức Giê-su. Thật vậy, từ một người xa lạ, có khoảng cách, nay nhờ gặp Đức Giê-su, người phụ nữ đã được biến đổi, biến đổi tận căn. Từ con người nhút nhát, sợ hãi và có quá khứ không mấy tốt đẹp, nay nhờ gặp được Đức Giê-su, người phụ nữ đã thay đổi lối nhìn, thay đổi lòng mình và sẵn sàng trở thành môn đệ cho bà con của mình, là những người ngoại để họ nhận biết về Đức Giê-su, Đấng Cứu Độ trần gian.
Còn tôi, tôi có sự biến đổi nào chưa từ khi gặp gỡ Đức Giê-su Ki-tô? Tôi có thật sự được biến đổi thật sụ sau mỗi lần gặp gỡ Đức Giê-su không? Bao nhiêu Mùa Chay thánh đã đi qua cuộc đời của tôi, thử hỏi tôi đã tốt hơn không? Tôi có thật sự nhận ra được quá khứ tội lỗi của tôi để thay đổi và từ bỏ mỗi lần gặp gỡ Đức Giê-su không? Tôi có tin chắc rằng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ mọi bất xứng và yếu đuối của tôi không? Tôi có hân hoan và vui vẻ khi được tha thứ tội lỗi không? Khi được hoà giải với Chúa, tôi có muốn thật sự hoà giải với tha nhân không? Tôi đã can đảm làm chứng về một Thiên Chúa đầy lòng thương xót cho anh chị em của tôi không? Có phải tôi chưa thật sự dám làm chứng hoặc giới thiệu Chúa cho anh chị em chưa cùng niềm tin vì tôi chưa sống tốt và chưa chịu biến đổi mỗi lần gặp Chúa không?
Tại sao tôi chưa làm chứng hay loan báo Tin mừng cho mọi người được? Phải chăng tôi nói một đàng nhưng làm một nẻo? Phải chăng tôi chưa kết hợp mật thiết giữa đời sống nhà thờ với đời sống xã hội?
Do đâu nhiều người chưa nhận biết Chúa, nhận biết đạo Công Giáo của tôi? Phải chăng do tôi sống ngược lại với Lời Chúa dạy: vẫn hận thù dù được dạy yêu thương; vẫn sống tham lam ích kỷ, trộm cắp dẫu được Lời Chúa nhắc nhở sống công bằng và thật thà.
Hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục lên núi với Đức Giê-su trong tâm tình Mùa Chay để được biến đổi, để khổ chế và cùng hiệp hành với Ngài. Và cùng nhau lên đường đi loan báo Tin mừng bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương.
Linh mục Phaolo Phạm Trọng Phương