Nguyễn Trung Tây
Lời Kinh Dở Hơi - Luke 18:9-14
Ở nhà nhất mẹ, nhì con… Hồi đó còn nhỏ xí xi, bố tôi là nhất, nhất là khi được dẫn đi ăn phở thơm lừng lỗ mũi. Hồi đó còn nhỏ tí ti, mẹ tôi là nhất, nhất là khi mẹ đi chợ về đưa cho bao chè nước dừa.
Lớn lên, bước ra khỏi ngõ hẻm, đi học xa, bố và mẹ vẫn nhất, nhưng tôi bắt đầu nhận ra, còn nhiều cái nhất mình chưa thấy. Sinh ra tại Sài Gòn, tôi đã từng tin Sài Gòn là nhất Việt Nam. Về sau mới thấy, ơi sao ngớ ngẩn thằng mõ, cám lợn dở hơi!
Dòng thời gian đẩy tới, tôi lạc qua Mỹ, sống tại Thung Lũng Điện tử San Jose, tôi nghĩ Silicon Valley là nhất. Tạ ơn ân sủng thiên đàng ban tặng, tôi chấm dứt dòng tư tưởng thiển cận khi đặt chân tới Phố Gió Chicago, chặng đầu của hành trình dài truyền giáo Ngôi Lời.
Thầy Pharisee trong Tin Mừng Luca 18:9-14 đã được diễn tả như một người có đầu óc thiển cận. Qua những lời kinh nguyện trong Đền Thờ, ông tuyên bố “thật thà” và thẳng thừng với Chúa và đương nhiên với chính ông rằng, “Ôi Lạy Chúa và lạy Tôi, tôi là một người công chính.” Ơi, đúng là một lời kinh cám lợn dở hơi! Trong ngôn ngữ đương thời, người công chính Pharisee khẳng định rằng ông là một người tốt nhất thế giới, đứng đầu trên hết mọi danh. Ơi! Tôi “yêu” ông biết bao, hỡi người “công chính tốt lành”. Mong rằng cuộc đời sẽ bớt đi những người như thế…
Càng lớn tuổi, tôi càng nhận ra những điểm yếu kém của mình.
Càng đặt chân tới nhiều thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới, tôi lại càng nhận ra mỗi thành phố mình ghé vào thăm hỏi đều sở hữu những nét duyên dáng đặc biệt của riêng thành phố đó.
Càng sống đời sống đức tin Kitô, tôi lại càng nhận ra mình tội lỗi biết bao (Về chuyện này, đương nhiên tôi biết mình không phải là người duy nhất, chắc chắn là như thế).
Chẳng lạ chi, sau Dấu Thánh Giá và Lời Chào Bình an trong thánh lễ, người Công Giáo đều cúi đầu khiêm nhường đọc lời kinh, “Xin Chúa thương xót chúng con.”
Ơi, tôi yêu biết bao nhiều lời kinh Thương Xót, bởi lời kinh thật sự đã nhắc nhở Cộng đoàn dân Chúa về lòng từ bi độ lượng và tình yêu bao la của Thiên Chúa. Vâng, chúng ta đều là người tội lỗi, nhưng lạ thay Thiên Chúa chưa bao giờ làm mặt ngơ với phàm nhân yếu đuối. Và bất cứ khi nào tôi khiêm nhường hướng về Chúa, Chúa sẽ lắng nghe lời cầu nguyện của những tâm hồn khiêm cung. Câu chuyện của người thu thuế trong Tin Mừng Luca 18:9-14 là một bằng chứng hùng hồn cho mệnh đề niềm tin này.
Lạy Chúa xin mở mắt con, để con thấy!
Lời Kinh Dở Hơi - Luke 18:9-14
Ở nhà nhất mẹ, nhì con… Hồi đó còn nhỏ xí xi, bố tôi là nhất, nhất là khi được dẫn đi ăn phở thơm lừng lỗ mũi. Hồi đó còn nhỏ tí ti, mẹ tôi là nhất, nhất là khi mẹ đi chợ về đưa cho bao chè nước dừa.
Lớn lên, bước ra khỏi ngõ hẻm, đi học xa, bố và mẹ vẫn nhất, nhưng tôi bắt đầu nhận ra, còn nhiều cái nhất mình chưa thấy. Sinh ra tại Sài Gòn, tôi đã từng tin Sài Gòn là nhất Việt Nam. Về sau mới thấy, ơi sao ngớ ngẩn thằng mõ, cám lợn dở hơi!
Dòng thời gian đẩy tới, tôi lạc qua Mỹ, sống tại Thung Lũng Điện tử San Jose, tôi nghĩ Silicon Valley là nhất. Tạ ơn ân sủng thiên đàng ban tặng, tôi chấm dứt dòng tư tưởng thiển cận khi đặt chân tới Phố Gió Chicago, chặng đầu của hành trình dài truyền giáo Ngôi Lời.
Thầy Pharisee trong Tin Mừng Luca 18:9-14 đã được diễn tả như một người có đầu óc thiển cận. Qua những lời kinh nguyện trong Đền Thờ, ông tuyên bố “thật thà” và thẳng thừng với Chúa và đương nhiên với chính ông rằng, “Ôi Lạy Chúa và lạy Tôi, tôi là một người công chính.” Ơi, đúng là một lời kinh cám lợn dở hơi! Trong ngôn ngữ đương thời, người công chính Pharisee khẳng định rằng ông là một người tốt nhất thế giới, đứng đầu trên hết mọi danh. Ơi! Tôi “yêu” ông biết bao, hỡi người “công chính tốt lành”. Mong rằng cuộc đời sẽ bớt đi những người như thế…
Càng lớn tuổi, tôi càng nhận ra những điểm yếu kém của mình.
Càng đặt chân tới nhiều thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới, tôi lại càng nhận ra mỗi thành phố mình ghé vào thăm hỏi đều sở hữu những nét duyên dáng đặc biệt của riêng thành phố đó.
Càng sống đời sống đức tin Kitô, tôi lại càng nhận ra mình tội lỗi biết bao (Về chuyện này, đương nhiên tôi biết mình không phải là người duy nhất, chắc chắn là như thế).
Chẳng lạ chi, sau Dấu Thánh Giá và Lời Chào Bình an trong thánh lễ, người Công Giáo đều cúi đầu khiêm nhường đọc lời kinh, “Xin Chúa thương xót chúng con.”
Ơi, tôi yêu biết bao nhiều lời kinh Thương Xót, bởi lời kinh thật sự đã nhắc nhở Cộng đoàn dân Chúa về lòng từ bi độ lượng và tình yêu bao la của Thiên Chúa. Vâng, chúng ta đều là người tội lỗi, nhưng lạ thay Thiên Chúa chưa bao giờ làm mặt ngơ với phàm nhân yếu đuối. Và bất cứ khi nào tôi khiêm nhường hướng về Chúa, Chúa sẽ lắng nghe lời cầu nguyện của những tâm hồn khiêm cung. Câu chuyện của người thu thuế trong Tin Mừng Luca 18:9-14 là một bằng chứng hùng hồn cho mệnh đề niềm tin này.
Lạy Chúa xin mở mắt con, để con thấy!