Một Giáo Hội toàn cầu trong một Thế Giới được Toàn Cầu Hóa
Tác giả John L. Allen, Jr.
LTS: Tác giả John L Allen, Jr., là phóng viên thường trực tại Vatican cho tờ National Catholic Reporter và cũng là phân tích gia cho đài Truyền hình CNN, Hằng tuần John Allen thường viết một bài tổng hợp những tin tức quan trọng xẩy ra tại Vatican dưới nhan đề "Lời từ Vatican" được đọc một cách rộng rãi và được coi là cây viết có cái nhìn sâu xa và hiểu biết rõ ràng về nội tình ở Vatican. Ông cũng là tác giả cuốn sách "Cardinal Ratzinger" bán chạy hàng đầu và mới đây lại cho ra mắt cuốn "The Rise of Benedict XVI" nói về cuộc bàu cử giáo hoàng Benedictô XVI và về con người của vị tân Giáo Hoàng. Trong tuần này ông được mời diễn thuyết tại Đại Học Da Minh ở Illinois về một đề tài có tính cách phân tích hiện tình Giáo Hội Hoàn Vũ một cách rất minh bạch và xuyên xuất. Chúng tôi cho dịch bài diễn thuyết này của Ông đề chúng ta cùng có một cái nhìn tổng hợp về hiện tình Giáo Hội và con đường trước mắt ra sao. Bài này được Anh Anthony Lê dịch sang Việt ngữ và được chia làm 3 phần. Chúng tôi xcin trân trọng giới thiệu cùng qúi độc giả.
LM Trần Công Nghị
Vào ngày 20 tháng 9 vừa qua, tôi có một bài thuyết giảng tại trường Đại Học Thánh Đa Minh ở thành phố River Forest thuộc tiểu bang Illinois, do Trung Tâm Siena của học viện đứng ra tổ chức. Trung Tâm này, vốn có sứ vụ là “rao giảng đức tin và sự uyên thâm về những vấn đề thiết yếu nhất của Giáo Hội và xã hội.”
Chủ đề mà tôi được yêu cầu thuyết giảng chính là “Một Giáo Hội toàn cầu trong một Thế Giới Được Toàn Cầu Hóa,” nhằm cố tìm hiểu xem về sự đổi thay đang diễn ra tại hai miền Nam/Bắc lịch sử trong một nền Kitô Giáo toàn cầu, và liệu sự đổi thay đó có ý nghĩa như thế nào cho Giáo Hội Công Giáo La Mã trong thế kỷ thứ 21 này. Sau đây là phần thuyết giảng của tôi.
Tiền Đề
Sẽ thật có ích khi xem xét các vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau, thì đó mới chính là điều quan trọng cốt lõi trong Đạo Công Giáo La Mã, một trong những tôn giáo lớn mang tính toàn cầu nhất trên trái đất, với hơn 1.1 tỉ thành viên nằm rãi rác ở mọi hang cùng ngõ hẻm trên khắp hành tinh này. Cũng giống như Mark Twain đã từng nói “một kết luận đúng là lúc khiến cho ai đó phải mỏi mệt suy nghĩ” thì chúng ta, những người Công Giáo cần phải trở nên những đấu thủ chạy cự ly dài trong việc biết chính chắn nhìn nhận những quan điểm của những người khác.
Tôi sẽ kể cho Quý Vị nghe một câu chuyện để minh họa về điểm này.
Vào tháng 9 năm 2001, Tòa Thánh Vaticăn cho ra một văn kiện gây nhiều tranh cãi có tên là Domunus Iesus (Đức Giêsu là Chúa), nói về mối quan hệ giữa Kitô Giáo và các tôn giáo khác trên thế giới. Trọng tâm chính của giảng dạy đó chính là Giáo Hội không thể nào từ bỏ đức tin của mình nơi Chúa Kitô, vì Ngài chính là Đấng cứu rỗi duy nhất cho toàn thể nhân loại; nhưng cũng đồng thời tạo ra những rối ren bằng cách quả quyết rằng những tín đồ của các tôn giáo khác thì đang lâm vào cảnh “suy yếu trầm trọng” so với những người Kitô Giáo.
Sau khi văn kiện trên được cho ra đời, tôi đã tham dự một khóa hội thảo dành cho các Cha Giám Đốc của các chủng viện trên khắp thế giới, được tổ chức tại Rôma nơi dinh Cas Tra Noi, cách văn phòng tôi ở cuối đường. Trong một buổi hội thảo, một thần học gia của Dòng Tên hướng dẫn cuộc thảo luận về văn kiện Dominus Iesus. Một Cha Giám Đốc Chủng Viện đến từ thành phố Bangalore bên Ấn Độ bất ngờ xuất hiện và nói, “Văn kiện này đúng là một tai họa. Nó đã hủy diệt đi cuộc đàm thoại của chúng tôi với Đạo Hindu, vì họ không hiểu được hết những lời xác nhận mang tính độc đoán này.”
Kế đến, một Cha Giám Đốc Chủng Viện đến từ thành phố St. Petersburg ở Nga Sô nhảy xổ lên và nói: “Không, Cha đã hiểu sai lầm hoàn toàn. Văn bản này đã cứu cho cuộc đối thoại của chúng tôi với Giáo Hội Chính Thống Nga, vì lẽ họ nặng về Cơ Đốc Học nhiều hơn chúng ta, và đây chính là văn kiện đầu tiên của Vaticăn kể từ khi có Công Đồng mà họ hết sức hớn hở nói về.”
Cũng cùng một văn bản, mà đã có hai khía cạnh khác nhau về mặt văn hóa, hoàn toàn chống đối ngược nhau. Tự bản thân Đạo Công Giáo cảm thấy phải diện đối với những thử thách ngày một gia tăng về việc dành chổ cho những bản năng, những mối quan tâm, và những khát vọng trong nhiều nền văn hóa đa dạng khác nhau. Các viên chức của Giáo Hội trong một thế giới được toàn cầu hóa phải biết quan tâm không chỉ thuần túy về việc mọi chuyện sẽ xảy ra như thế nào tại Peoria, mà còn tại Bắc Kinh, tại Têhêran, tại Kinshasa và tại Kiev.
Quan sát này không nhất thiết ám chỉ rằng tất cả mọi quan điểm hay cái nhìn đều có giá trị như nhau, vì nếu như thế, thì nó chẳng khác nào việc lã lướt theo hướng của thuyết tương đối; hay vì sự phân tích đa dạng của tất cả mọi biến số để nhằm biện chứng cho việc thiếu hành động. Vì suy cho cùng, các nhà lãnh đạo sẽ phải hướng dẫn. Nhưng nó đề nghị rằng nếu có lúc chúng ta phải vật lộn để hiểu xem tại các nhà lãnh đạo của chúng ta làm điều mà họ làm, hay tại sao những người Công Giáo chúng ta tại các phần khác trên thế giới không hành động như chúng ta, thì đôi lúc câu trả lời chỉ có thể được tìm ra bằng cách nhìn thẳng vào những đôi mắt của họ.
Phần Dẫn Nhập
Tôi muốn đưa ra một vài con số và sự kiện ngẫu nhiên về Đạo Công Giáo toàn cầu và cố đưa ra một vài ám chỉ. Đây không phải là một bản khảo sát đầy đủ chi tiết, mà chỉ đơn thuần là những con số và những quan sát cơ bản mà tôi hy vọng sẽ có ích để đàm thoại sâu hơn.
1) Người Công Giáo Hoa Kỳ
Có khoảng 67 triệu người Công Giáo tại Hoa Kỳ, tức chiếm khoảng 6% trong tổng số 1.1 tỉ người Công Giáo trên khắp toàn cầu. Chúng ta là quốc gia có người Công Giáo đứng hàng thứ 4 trên khắp thế giới, sau Ba Tây (144 triệu), Mêhicô (126 triệu), và Phi Luật Tân (70 triệu).
Mặc cho những ám ảnh về mối quan hệ lạnh nhạt chai đá với Vaticăn, hầu hết những người Công Giáo còn lại của thế giới tin rằng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đã nhận được quá nhiều cú đánh đòn của Rôma. Lấy ví dụ như, người Công Giáo chúng ta chiếm 6%, thế nhưng chúng ta con số các Đức Giám Mục của chúng ta chỉ chiếm có khoảng 12% trong tổng số các Đức Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và 14% trong tổng số các linh mục của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Nói đúng ra, Hoa Kỳ có nhiều linh mục hơn cả 3 nước có đông Công Giáo nhất gộp lại (tức chúng ta có 41,000 linh mục Công Giáo tại Hoa Kỳ so với 37,000 linh mục Công Giáo ở ba nước: Ba Tây, Mêhicô và Phi Luật Tân gộp lại.)
Một con số thống kê khác chính là, chúng ta có 13 vị Hồng Y (mà 11 trong số đó là các vị Hồng Y “cử tri,” tức có độ tuổi dưới 80 và có quyền bỏ phiếu để bầu chọn Giáo Hoàng), so với Ba Tây với 8 vị Hồng Y (4 vị là cử tri); Mêhicô với 5 vị Hồng Y (4 vị là cử tri); và Phi Luật Tân với 2 vị Hồng Y (chỉ có 1 vị là cử tri). Trong mật viện vừa rồi, tổng số phiếu của Hoa Kỳ nhiều hơn cả Mêhicô, Ba Tây và Phi Luật Tân gộp lại, tức 11 so với 9. Cả ba quốc gia vừa kể có khoảng 340 triệu người Công Giáo, tức chiếm hơn 30% trong tổng số người Công Giáo trên khắp thế giới. Các phiếu bầu của các vị Hồng Y Hoa Kỳ cũng hơn cả con số mà toàn thể Phi Châu cùng gộp lại (vốn chỉ có 10 vị Hồng Y cử tri).
Cần phải nhớ trong đầu về bối cảnh thống kê quan trọng kể trên khi người Công Giáo Hoa Kỳ phân vân tại sao Rôma trông có vẽ chậm chạp trong việc đáp trả với những khủng hoảng và nhu cầu của chúng ta. Theo quan điểm của rất nhiều người trong Giáo Hội Công Giáo, Hoa Kỳ được xếp ở đỉnh cao của đống trong thời gian quá lâu.
2) Phần Phía Nam của Địa Cầu
Châu Phi: Con số những người Công Giáo tại Châu Phi trong thế kỷ thứ 20 chỉ có khoảng 1.9 triệu vào năm 1900, thì nay đã là 130 triệu người Công Giáo trong năm 2000, tức tăng lên khoảng 6,708% - một sự gia tăng khủng khiếp nhất của Đạo Công Giáo tại một lục địa duy nhất trong gần 2,000 năm lịch sử của Giáo Hội. 37% của những người được rửa tội tại Phi Châu ngày hôm nay đều là những người lớn, và được xem như là một sự thành công đáng tin cậy của phương cách rao truyền phúc âm vì nó ám chỉ đến một sự thay đổi về tôn giáo. Trong khi đó, tương phản với điều này chính là, tỉ lệ trung bình khắp thế giới chỉ mới là 13.2 mà thôi. Hồi Giáo tại Phi Châu cũng gia tăng lên một cách đồng đều; hiện nay có khoảng 414 triệu người theo Hồi Giáo tại Phi Châu. Những con số này tiếp tục gia tăng, vì lẽ Phi Châu là một trong những lục địa của thế giới có tỉ lệ dân số gia tăng lên một cách khủng khiếp nhất. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số Công Giáo, hiện cũng có sự bùng nổ về con số các Đức Giám Mục, các linh mục, các thầy, các sơ và các trợ tế tại Phi Châu. Ngày hôm nay Châu Phi có hơn 30,000 chủng sinh. Trong năm 2004, chỉ có khoảng 20 linh mục được thụ phong trong toàn thể Anh Quốc và Xứ Wales, trong khi đó chỉ riêng tại nước Nigeria không thôi, đã có hơn 200 linh mục được thụ phong.
Á Châu: Á Châu với khoảng 11 triệu người Công Giáo, thì nay đã lên tới 107 triệu, với tỉ số gia tăng là 861%. Tuy nhiên, phần lớn sự gia tăng này là theo mặt nhân khẩu học chứ không phải là những hoán cải từ đạo khác sang Công Giáo, và chủ yếu là tại nước Phi Luật Tân. Ngoài Phi Luật Tân, Châu Á có khoảng 37 triệu người Công Giáo. Tại Trung Cộng, báo cáo cho biết có khoảng 13 triệu là người Công Giáo. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị định nghĩa Á Châu là như là chân trời truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội trong thế kỷ thứ 21 này, và hoài bão đó phần nào cũng có liên quan đến tầm quan trọng của sợi dây liên kết qua những mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Cộng. Dẫu rằng có sự say mê về mặt tâm linh tại Trung Cộng, thế nhưng thực tế cho thấy không có một tôn giáo nào chiếm đa số tại đất nước Hoa Lục này, một số quan sát về Trung Cộng cho rằng, bằng việc cởi mở về tự do tôn giáo, Đạo Kitô Giáo sẽ có cơ may bùng nổ rất nhanh. Nếu giờ đây có khoảng 13 triệu người Công Giáo, thì có khoảng 100 triệu người Công Giáo trong vòng vài thế hệ sắp tới. Hơn nữa, cũng giống như Mỹ Châu La Tinh vốn tạo ra một tiếng nói về thần học cho Giáo Hội vào những năm của thập niên 1980 với phong trào về Thần Học Giải Phóng, thì những lý thuyết về sự đa nguyên tôn giáo tại Á Châu, sẽ phản ánh đến việc Đạo Kitô Giáo nên hiểu thế nào về vai trò của sự đa dạng tôn giáo theo sự quan phòng của Thiên Chúa, thì đây chính là đường hướng dẫn Giáo Hội đến trong những năm sắp tới. Lát sau nữa, chúng ta sẽ quay trở lại điểm này.
(Còn tiếp ….)
Tác giả John L. Allen, Jr.
LTS: Tác giả John L Allen, Jr., là phóng viên thường trực tại Vatican cho tờ National Catholic Reporter và cũng là phân tích gia cho đài Truyền hình CNN, Hằng tuần John Allen thường viết một bài tổng hợp những tin tức quan trọng xẩy ra tại Vatican dưới nhan đề "Lời từ Vatican" được đọc một cách rộng rãi và được coi là cây viết có cái nhìn sâu xa và hiểu biết rõ ràng về nội tình ở Vatican. Ông cũng là tác giả cuốn sách "Cardinal Ratzinger" bán chạy hàng đầu và mới đây lại cho ra mắt cuốn "The Rise of Benedict XVI" nói về cuộc bàu cử giáo hoàng Benedictô XVI và về con người của vị tân Giáo Hoàng. Trong tuần này ông được mời diễn thuyết tại Đại Học Da Minh ở Illinois về một đề tài có tính cách phân tích hiện tình Giáo Hội Hoàn Vũ một cách rất minh bạch và xuyên xuất. Chúng tôi cho dịch bài diễn thuyết này của Ông đề chúng ta cùng có một cái nhìn tổng hợp về hiện tình Giáo Hội và con đường trước mắt ra sao. Bài này được Anh Anthony Lê dịch sang Việt ngữ và được chia làm 3 phần. Chúng tôi xcin trân trọng giới thiệu cùng qúi độc giả.
LM Trần Công Nghị
Vào ngày 20 tháng 9 vừa qua, tôi có một bài thuyết giảng tại trường Đại Học Thánh Đa Minh ở thành phố River Forest thuộc tiểu bang Illinois, do Trung Tâm Siena của học viện đứng ra tổ chức. Trung Tâm này, vốn có sứ vụ là “rao giảng đức tin và sự uyên thâm về những vấn đề thiết yếu nhất của Giáo Hội và xã hội.”
Chủ đề mà tôi được yêu cầu thuyết giảng chính là “Một Giáo Hội toàn cầu trong một Thế Giới Được Toàn Cầu Hóa,” nhằm cố tìm hiểu xem về sự đổi thay đang diễn ra tại hai miền Nam/Bắc lịch sử trong một nền Kitô Giáo toàn cầu, và liệu sự đổi thay đó có ý nghĩa như thế nào cho Giáo Hội Công Giáo La Mã trong thế kỷ thứ 21 này. Sau đây là phần thuyết giảng của tôi.
Tiền Đề
Sẽ thật có ích khi xem xét các vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau, thì đó mới chính là điều quan trọng cốt lõi trong Đạo Công Giáo La Mã, một trong những tôn giáo lớn mang tính toàn cầu nhất trên trái đất, với hơn 1.1 tỉ thành viên nằm rãi rác ở mọi hang cùng ngõ hẻm trên khắp hành tinh này. Cũng giống như Mark Twain đã từng nói “một kết luận đúng là lúc khiến cho ai đó phải mỏi mệt suy nghĩ” thì chúng ta, những người Công Giáo cần phải trở nên những đấu thủ chạy cự ly dài trong việc biết chính chắn nhìn nhận những quan điểm của những người khác.
Tôi sẽ kể cho Quý Vị nghe một câu chuyện để minh họa về điểm này.
Vào tháng 9 năm 2001, Tòa Thánh Vaticăn cho ra một văn kiện gây nhiều tranh cãi có tên là Domunus Iesus (Đức Giêsu là Chúa), nói về mối quan hệ giữa Kitô Giáo và các tôn giáo khác trên thế giới. Trọng tâm chính của giảng dạy đó chính là Giáo Hội không thể nào từ bỏ đức tin của mình nơi Chúa Kitô, vì Ngài chính là Đấng cứu rỗi duy nhất cho toàn thể nhân loại; nhưng cũng đồng thời tạo ra những rối ren bằng cách quả quyết rằng những tín đồ của các tôn giáo khác thì đang lâm vào cảnh “suy yếu trầm trọng” so với những người Kitô Giáo.
Sau khi văn kiện trên được cho ra đời, tôi đã tham dự một khóa hội thảo dành cho các Cha Giám Đốc của các chủng viện trên khắp thế giới, được tổ chức tại Rôma nơi dinh Cas Tra Noi, cách văn phòng tôi ở cuối đường. Trong một buổi hội thảo, một thần học gia của Dòng Tên hướng dẫn cuộc thảo luận về văn kiện Dominus Iesus. Một Cha Giám Đốc Chủng Viện đến từ thành phố Bangalore bên Ấn Độ bất ngờ xuất hiện và nói, “Văn kiện này đúng là một tai họa. Nó đã hủy diệt đi cuộc đàm thoại của chúng tôi với Đạo Hindu, vì họ không hiểu được hết những lời xác nhận mang tính độc đoán này.”
Kế đến, một Cha Giám Đốc Chủng Viện đến từ thành phố St. Petersburg ở Nga Sô nhảy xổ lên và nói: “Không, Cha đã hiểu sai lầm hoàn toàn. Văn bản này đã cứu cho cuộc đối thoại của chúng tôi với Giáo Hội Chính Thống Nga, vì lẽ họ nặng về Cơ Đốc Học nhiều hơn chúng ta, và đây chính là văn kiện đầu tiên của Vaticăn kể từ khi có Công Đồng mà họ hết sức hớn hở nói về.”
Cũng cùng một văn bản, mà đã có hai khía cạnh khác nhau về mặt văn hóa, hoàn toàn chống đối ngược nhau. Tự bản thân Đạo Công Giáo cảm thấy phải diện đối với những thử thách ngày một gia tăng về việc dành chổ cho những bản năng, những mối quan tâm, và những khát vọng trong nhiều nền văn hóa đa dạng khác nhau. Các viên chức của Giáo Hội trong một thế giới được toàn cầu hóa phải biết quan tâm không chỉ thuần túy về việc mọi chuyện sẽ xảy ra như thế nào tại Peoria, mà còn tại Bắc Kinh, tại Têhêran, tại Kinshasa và tại Kiev.
Quan sát này không nhất thiết ám chỉ rằng tất cả mọi quan điểm hay cái nhìn đều có giá trị như nhau, vì nếu như thế, thì nó chẳng khác nào việc lã lướt theo hướng của thuyết tương đối; hay vì sự phân tích đa dạng của tất cả mọi biến số để nhằm biện chứng cho việc thiếu hành động. Vì suy cho cùng, các nhà lãnh đạo sẽ phải hướng dẫn. Nhưng nó đề nghị rằng nếu có lúc chúng ta phải vật lộn để hiểu xem tại các nhà lãnh đạo của chúng ta làm điều mà họ làm, hay tại sao những người Công Giáo chúng ta tại các phần khác trên thế giới không hành động như chúng ta, thì đôi lúc câu trả lời chỉ có thể được tìm ra bằng cách nhìn thẳng vào những đôi mắt của họ.
Phần Dẫn Nhập
Tôi muốn đưa ra một vài con số và sự kiện ngẫu nhiên về Đạo Công Giáo toàn cầu và cố đưa ra một vài ám chỉ. Đây không phải là một bản khảo sát đầy đủ chi tiết, mà chỉ đơn thuần là những con số và những quan sát cơ bản mà tôi hy vọng sẽ có ích để đàm thoại sâu hơn.
1) Người Công Giáo Hoa Kỳ
Có khoảng 67 triệu người Công Giáo tại Hoa Kỳ, tức chiếm khoảng 6% trong tổng số 1.1 tỉ người Công Giáo trên khắp toàn cầu. Chúng ta là quốc gia có người Công Giáo đứng hàng thứ 4 trên khắp thế giới, sau Ba Tây (144 triệu), Mêhicô (126 triệu), và Phi Luật Tân (70 triệu).
Mặc cho những ám ảnh về mối quan hệ lạnh nhạt chai đá với Vaticăn, hầu hết những người Công Giáo còn lại của thế giới tin rằng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đã nhận được quá nhiều cú đánh đòn của Rôma. Lấy ví dụ như, người Công Giáo chúng ta chiếm 6%, thế nhưng chúng ta con số các Đức Giám Mục của chúng ta chỉ chiếm có khoảng 12% trong tổng số các Đức Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và 14% trong tổng số các linh mục của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Nói đúng ra, Hoa Kỳ có nhiều linh mục hơn cả 3 nước có đông Công Giáo nhất gộp lại (tức chúng ta có 41,000 linh mục Công Giáo tại Hoa Kỳ so với 37,000 linh mục Công Giáo ở ba nước: Ba Tây, Mêhicô và Phi Luật Tân gộp lại.)
Một con số thống kê khác chính là, chúng ta có 13 vị Hồng Y (mà 11 trong số đó là các vị Hồng Y “cử tri,” tức có độ tuổi dưới 80 và có quyền bỏ phiếu để bầu chọn Giáo Hoàng), so với Ba Tây với 8 vị Hồng Y (4 vị là cử tri); Mêhicô với 5 vị Hồng Y (4 vị là cử tri); và Phi Luật Tân với 2 vị Hồng Y (chỉ có 1 vị là cử tri). Trong mật viện vừa rồi, tổng số phiếu của Hoa Kỳ nhiều hơn cả Mêhicô, Ba Tây và Phi Luật Tân gộp lại, tức 11 so với 9. Cả ba quốc gia vừa kể có khoảng 340 triệu người Công Giáo, tức chiếm hơn 30% trong tổng số người Công Giáo trên khắp thế giới. Các phiếu bầu của các vị Hồng Y Hoa Kỳ cũng hơn cả con số mà toàn thể Phi Châu cùng gộp lại (vốn chỉ có 10 vị Hồng Y cử tri).
Cần phải nhớ trong đầu về bối cảnh thống kê quan trọng kể trên khi người Công Giáo Hoa Kỳ phân vân tại sao Rôma trông có vẽ chậm chạp trong việc đáp trả với những khủng hoảng và nhu cầu của chúng ta. Theo quan điểm của rất nhiều người trong Giáo Hội Công Giáo, Hoa Kỳ được xếp ở đỉnh cao của đống trong thời gian quá lâu.
2) Phần Phía Nam của Địa Cầu
Châu Phi: Con số những người Công Giáo tại Châu Phi trong thế kỷ thứ 20 chỉ có khoảng 1.9 triệu vào năm 1900, thì nay đã là 130 triệu người Công Giáo trong năm 2000, tức tăng lên khoảng 6,708% - một sự gia tăng khủng khiếp nhất của Đạo Công Giáo tại một lục địa duy nhất trong gần 2,000 năm lịch sử của Giáo Hội. 37% của những người được rửa tội tại Phi Châu ngày hôm nay đều là những người lớn, và được xem như là một sự thành công đáng tin cậy của phương cách rao truyền phúc âm vì nó ám chỉ đến một sự thay đổi về tôn giáo. Trong khi đó, tương phản với điều này chính là, tỉ lệ trung bình khắp thế giới chỉ mới là 13.2 mà thôi. Hồi Giáo tại Phi Châu cũng gia tăng lên một cách đồng đều; hiện nay có khoảng 414 triệu người theo Hồi Giáo tại Phi Châu. Những con số này tiếp tục gia tăng, vì lẽ Phi Châu là một trong những lục địa của thế giới có tỉ lệ dân số gia tăng lên một cách khủng khiếp nhất. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số Công Giáo, hiện cũng có sự bùng nổ về con số các Đức Giám Mục, các linh mục, các thầy, các sơ và các trợ tế tại Phi Châu. Ngày hôm nay Châu Phi có hơn 30,000 chủng sinh. Trong năm 2004, chỉ có khoảng 20 linh mục được thụ phong trong toàn thể Anh Quốc và Xứ Wales, trong khi đó chỉ riêng tại nước Nigeria không thôi, đã có hơn 200 linh mục được thụ phong.
Á Châu: Á Châu với khoảng 11 triệu người Công Giáo, thì nay đã lên tới 107 triệu, với tỉ số gia tăng là 861%. Tuy nhiên, phần lớn sự gia tăng này là theo mặt nhân khẩu học chứ không phải là những hoán cải từ đạo khác sang Công Giáo, và chủ yếu là tại nước Phi Luật Tân. Ngoài Phi Luật Tân, Châu Á có khoảng 37 triệu người Công Giáo. Tại Trung Cộng, báo cáo cho biết có khoảng 13 triệu là người Công Giáo. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị định nghĩa Á Châu là như là chân trời truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội trong thế kỷ thứ 21 này, và hoài bão đó phần nào cũng có liên quan đến tầm quan trọng của sợi dây liên kết qua những mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Cộng. Dẫu rằng có sự say mê về mặt tâm linh tại Trung Cộng, thế nhưng thực tế cho thấy không có một tôn giáo nào chiếm đa số tại đất nước Hoa Lục này, một số quan sát về Trung Cộng cho rằng, bằng việc cởi mở về tự do tôn giáo, Đạo Kitô Giáo sẽ có cơ may bùng nổ rất nhanh. Nếu giờ đây có khoảng 13 triệu người Công Giáo, thì có khoảng 100 triệu người Công Giáo trong vòng vài thế hệ sắp tới. Hơn nữa, cũng giống như Mỹ Châu La Tinh vốn tạo ra một tiếng nói về thần học cho Giáo Hội vào những năm của thập niên 1980 với phong trào về Thần Học Giải Phóng, thì những lý thuyết về sự đa nguyên tôn giáo tại Á Châu, sẽ phản ánh đến việc Đạo Kitô Giáo nên hiểu thế nào về vai trò của sự đa dạng tôn giáo theo sự quan phòng của Thiên Chúa, thì đây chính là đường hướng dẫn Giáo Hội đến trong những năm sắp tới. Lát sau nữa, chúng ta sẽ quay trở lại điểm này.
(Còn tiếp ….)