Mừng Giáng Sinh trong tinh thần của tân Chân Phước Charles de Foucauld
Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh 2005, xin thành tâm nguyện chúc cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, nhất là cho Quê Hương yêu dấu và Giáo Hội tại Quê Nhà một Lễ Giáng Sinh tràn đầy an bình và hồng ân cứu chuộc của Thiên Chúa Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh năm nay được đón nhận trong tinh thần của vị tân Chân Phuớc Charles de Foucauld mà Giáo Hội mới tôn phong vào ngày Chúa Nhật 13 tháng 11 năm 2005, trong Thánh Lễ do Đức Hồng Y José Saraiva Martins, tổng trưởng bộ Phong Thánh, chủ tế bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Vì muốn đề cao nếp sống từ bỏ, cuộc đời hoàn toàn tháp nhập với cuộc đời của Chúa Giêsu thành Nagiarét, từ khi nhâp thể, sinh ra trong hang đá máng cỏ, chấp nhận thân phận di cư, tự lực mưu sinh qua nghề thợ mộc, 30 năm ẩn dật và khó nghèo, ba năm nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng Cứu Độ và cuối cùng giang tay chết trần truồng trên thập giá... vì yêu, nên cuộc đời và di sản thiêng liêng của vị tân Chân Phuớc Charles de Foucauld có thể giúp cho nhân loại và giáo hội lòng tin cậy mến trong tinh thần tự hạ thẳm sâu để đón mừng mừng lễ Giáng Sinh năm nay.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y José Saraiva Marins đã nhắc đến "ảnh hưởng to lớn" của Tân Chân Phước Charles de Foucauld trên nền tu đức của thế kỷ thứ XX, và cho rằng Tân Chân Phước vẫn còn là điểm quy chiếu phong phú, là lời mời gọi sống tinh thần Tin Mừng cách tận cùng, vào khởi đầu của thế kỷ thứ XXI. Chứng tá của vị tân Chân Phước Charles de Foucauld vượt ra bên ngoài nhiều nhóm tu đức kết thành gia đình thiêng liêng của cha. Đức Hồng Y cũng cho biết rằng ngày lễ phụng vụ để kính Chân Phước Charles de Foucauld, là ngày mùng 1 tháng 12 hằng năm, ngày kỷ niệm Cha bị ám sát chết, mùng 1 tháng 12 năm 1916.
Tân Chân Phuớc Charles de Foucauld sinh ở thành phố Strasbourg nuớc Pháp vào ngày 15.09.1858. Ngày 30.10.1876, Charles de Foucauld nhập trường sĩ quan Saint Cyr. Từ ngày 10.06.1883-1884, Charles đi thám hiểm nuớc Marốc và làm việc cho Hội Địa Lý Pháp, phiêu lưu nghiên cứu trong sa mạc xứ Marốc và đã được ân thưởng huy chương vàng của Hội. Cuối tháng 10.1886, Charles thức tỉnh trở lại với niềm tin tôn giáo.
Ngày 16.01.1890, Charles de Foucauld vào tu viện Trappe de Notre Dame de Neiges (vùngg Ardèche, Pháp). Vào ngày 11.07.1890, Charles đến làm việc tại tu viện Trappe Akbès (Syria). Ngày 23.01.1897, Charles rời khỏi Tu Viện Trappe rồi đến ẩn tu ở Nagiarét. Từ ngày 10.03.1897 Charles đến phục vụ giúp việc cho các nữ tu Dòng Thánh Clara ở Nagiarét. Ngày 09.06.1901, Charles de Foucauld được chịu chức linh mục. Sau đó, từ ngày 28.10.1901 Foucauld đến Bénis-Abbès (Angiêri), sống ẩn tại Tamanrasset (vùng Hoggar- Angiêri), ở giữa sa mạc Sahara hoang vắng, theo gương Chúa Giêsu sống ẩn ở Nazaret. Foucauld đã viết nhiều sách về dân Touaregs, thuộc sắc dân Berber sống ở miền Tây và miền Trung của sa mạc Sahara. Đúng ngày 01 tháng 12 năm 1916, Charles de Foucauld bị nhóm quá khích bắn chết khi có những sự xung đột giữa các sắc dân Berbers ở Hoggar, lúc ấy Foucauld đúng 58 tuổi đời.
Tân chân phước Charles de Foucauld đã bị giết chết năm 1916 như là một ẩn sĩ trong sa mạc. Ngài đã không sáng lập dòng tu nào. Nhưng hiện nay trên thế giới, con đường tu đức của Chân Phuớc Charles de Foucauld trổ sinh nhiều hoa trái, đặc biệt trong cuộc đời dâng hiến và phục vụ các Chị Tiểu Muội và Các Anh Tiểu Đệ, và nhiều dòng tu và hội tu thực hiện tinh thần này.
Cuộc đời và di sản thiêng liêng của vị tân Chân Phước Charles là trái tim bị xuyên thủng bởi thập giá: trong Bản Luật Dòng của mình, Charles đã tỉ mỉ xác định là các Tiểu Đệ và Tiểu Muội sẽ mang trên ngực một trái tim mầu đỏ bên trên có một Thập Giá: “trái tim và phía trên cách 15 phân có hình thập giá“ - bởi vì trái tim thánh của Người là khuôn mẫu cho trái tim của họ và là biểu tượng cho sứ vụ của họ“. Một trái tim không bị xuyên thủng bởi một mũi tên nhưng là bằng một thập giá, cái giá của tình yêu mà nó biểu trưng. trái tim và thập giá được lồng khung giữa hai tiếng Giêsu - Tình Yêu.
Không những các hội dòng và các tu hội phát sinh từ tinh thần và di sản thiêng liêng cao quý trên đây phải thấm nhuần tinh thần này, mà mỗi Kitô hữu từ ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, phải mặc lấy Chúa Kitô, phải có trái tim của Chúa và cuộc đời phải khắc ghi bằng thập giá.
Thánh giá chiều dọc: nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa độc nhất. Charles de Foucauld đã nhận biết và tôn thờ chỉ một Thiên Chúa độc nhất, chứ không có Chúa nào khác: “ngay khi tôi tin rằng có một Thiên Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm cách nào khác hơn là chỉ sống cho Ngài: ơn gọi tu trì của tôi nay sinh đồng thời với ơn đức tin của tôi“ (LHC thư gửi cho Ông Henri de Castries). “Xin ban cho con ơn này là chỉ nhìn thấy Chúa, thấy Chúa thôi nơi các tạo vật... Xin giúp con nhìn xuyên thấu qua mọi tấm màn che“ (DP, 38-39 Chỗ rốt cùng).
Thánh giá chiều ngang: yêu tha nhân như Chúa Giêsu. Một tình yêu không biên giới, tình yêu đại đồng: chúng ta phải quý trọng mọi người, phải yêu mến mọi người biết bao! Họ là con cái của Thiên Chúa... Hãy yêu thương mọi người bởi vì họ là anh em của chúng ta...
Bí quyết của linh đạo của Chân Phước Charles de Foucauld cũng như Thánh Phaolô chính là: hãy để Chúa Giêsu sống trong chúng ta. Trong khi biến mọi giây phút đời sống của chúng ta thành những giây phút của đời Người, thì mọi suy nghĩ, mọi lời nói, mọi hành động của chúng ta sẽ không còn là những hành vi tự nhiên của con người nữa mà đã thành siêu nhiên thuộc linh, sẽ không còn là của chúng ta nữa, nhưng là của Chúa Giêsu! Chúng ta hãy sống thế nào để mọi giây phút trong cuộc sống hiện tại đều có thể nói được là: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là chính Chúa Giêsu sống trong tôi! (RD, 303-304 Sách chỉ nam và điều lệ).
Một khi đã đầy tràn Chúa Giêsu, mỗi Kitô hữu trở thành chứng nhân rao giảng Tin Mừng Cứu Độ: tất cả hiện hữu của chúng ta, tất cả con người của chúng ta phải la to lên Tin Mừng trên nững mái nhà; trọn vẹn nhân vị của chúng ta phải hít thở Chúa Giêsu, tất cả những hành vi của chúng ta, trọn vẹn cuộc sống của chúng ta, phải hét to lên rằng: chúng ta thuộc về Chúa Giêsu, phải trình bầy cho bằng được hình ảnh của cuộc sống Tin Mừng; trọn vẹn con người của chúng ta phải là một lời rao giảng sống động, một sự phản ảnh của Chúa Giêsu, một mùi hương của Chúa Giêsu, một điều gì đó la toáng lên được về Chúa Giêsu, làm họ thấy được về Chúa Giêsu chiếu sáng như hình ảnh của Chúa Giêsu (MSE - Những bài suy niệm các sách Tin Mừng).
Chân Phuớc Charles de Foucauld cũng đã khám phá Chúa Giêsu trong cuộc sống ẩn dật tại Nazareth, vào giai đọan lịch sử có nhiều học giả đặt nghi vấn về tính cách lịch sử của các sách Tin Mừng. Như thế, Chân Phuớc Charles de Foucauld đã góp phần củng cố cho tính cách lịch sử của các sách Tin Mừng, và đồng thời giúp gây ý thức rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc nhập thể.
Mừng Chúa Giáng Sinh, nhân loại chiêm ngắm Thiên Chúa Emmanuel “Thiên Chúa ở cùng chúng tôi“: Thiên Chúa nhập thể để nối liền trời với đất, để giao hòa con người với Thiên Chúa, để chia sẻ thân phận làm người và để đồng hành với con người. Thiên Chúa xuống thế làm người để chỉ cho con người con đường về với Thiên Chúa, đồng thời chỉ cho con người biết tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau, con cùng một Cha trên trời. Cần phải đón mừng Lễ Giáng Sinh với tinh thần của Chúa Giêsu, như Chân Phuớc Charles de Foucauld.
Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh 2005, xin thành tâm nguyện chúc cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, nhất là cho Quê Hương yêu dấu và Giáo Hội tại Quê Nhà một Lễ Giáng Sinh tràn đầy an bình và hồng ân cứu chuộc của Thiên Chúa Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh năm nay được đón nhận trong tinh thần của vị tân Chân Phuớc Charles de Foucauld mà Giáo Hội mới tôn phong vào ngày Chúa Nhật 13 tháng 11 năm 2005, trong Thánh Lễ do Đức Hồng Y José Saraiva Martins, tổng trưởng bộ Phong Thánh, chủ tế bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Vì muốn đề cao nếp sống từ bỏ, cuộc đời hoàn toàn tháp nhập với cuộc đời của Chúa Giêsu thành Nagiarét, từ khi nhâp thể, sinh ra trong hang đá máng cỏ, chấp nhận thân phận di cư, tự lực mưu sinh qua nghề thợ mộc, 30 năm ẩn dật và khó nghèo, ba năm nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng Cứu Độ và cuối cùng giang tay chết trần truồng trên thập giá... vì yêu, nên cuộc đời và di sản thiêng liêng của vị tân Chân Phuớc Charles de Foucauld có thể giúp cho nhân loại và giáo hội lòng tin cậy mến trong tinh thần tự hạ thẳm sâu để đón mừng mừng lễ Giáng Sinh năm nay.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y José Saraiva Marins đã nhắc đến "ảnh hưởng to lớn" của Tân Chân Phước Charles de Foucauld trên nền tu đức của thế kỷ thứ XX, và cho rằng Tân Chân Phước vẫn còn là điểm quy chiếu phong phú, là lời mời gọi sống tinh thần Tin Mừng cách tận cùng, vào khởi đầu của thế kỷ thứ XXI. Chứng tá của vị tân Chân Phước Charles de Foucauld vượt ra bên ngoài nhiều nhóm tu đức kết thành gia đình thiêng liêng của cha. Đức Hồng Y cũng cho biết rằng ngày lễ phụng vụ để kính Chân Phước Charles de Foucauld, là ngày mùng 1 tháng 12 hằng năm, ngày kỷ niệm Cha bị ám sát chết, mùng 1 tháng 12 năm 1916.
Tân Chân Phuớc Charles de Foucauld sinh ở thành phố Strasbourg nuớc Pháp vào ngày 15.09.1858. Ngày 30.10.1876, Charles de Foucauld nhập trường sĩ quan Saint Cyr. Từ ngày 10.06.1883-1884, Charles đi thám hiểm nuớc Marốc và làm việc cho Hội Địa Lý Pháp, phiêu lưu nghiên cứu trong sa mạc xứ Marốc và đã được ân thưởng huy chương vàng của Hội. Cuối tháng 10.1886, Charles thức tỉnh trở lại với niềm tin tôn giáo.
Ngày 16.01.1890, Charles de Foucauld vào tu viện Trappe de Notre Dame de Neiges (vùngg Ardèche, Pháp). Vào ngày 11.07.1890, Charles đến làm việc tại tu viện Trappe Akbès (Syria). Ngày 23.01.1897, Charles rời khỏi Tu Viện Trappe rồi đến ẩn tu ở Nagiarét. Từ ngày 10.03.1897 Charles đến phục vụ giúp việc cho các nữ tu Dòng Thánh Clara ở Nagiarét. Ngày 09.06.1901, Charles de Foucauld được chịu chức linh mục. Sau đó, từ ngày 28.10.1901 Foucauld đến Bénis-Abbès (Angiêri), sống ẩn tại Tamanrasset (vùng Hoggar- Angiêri), ở giữa sa mạc Sahara hoang vắng, theo gương Chúa Giêsu sống ẩn ở Nazaret. Foucauld đã viết nhiều sách về dân Touaregs, thuộc sắc dân Berber sống ở miền Tây và miền Trung của sa mạc Sahara. Đúng ngày 01 tháng 12 năm 1916, Charles de Foucauld bị nhóm quá khích bắn chết khi có những sự xung đột giữa các sắc dân Berbers ở Hoggar, lúc ấy Foucauld đúng 58 tuổi đời.
Tân chân phước Charles de Foucauld đã bị giết chết năm 1916 như là một ẩn sĩ trong sa mạc. Ngài đã không sáng lập dòng tu nào. Nhưng hiện nay trên thế giới, con đường tu đức của Chân Phuớc Charles de Foucauld trổ sinh nhiều hoa trái, đặc biệt trong cuộc đời dâng hiến và phục vụ các Chị Tiểu Muội và Các Anh Tiểu Đệ, và nhiều dòng tu và hội tu thực hiện tinh thần này.
Cuộc đời và di sản thiêng liêng của vị tân Chân Phước Charles là trái tim bị xuyên thủng bởi thập giá: trong Bản Luật Dòng của mình, Charles đã tỉ mỉ xác định là các Tiểu Đệ và Tiểu Muội sẽ mang trên ngực một trái tim mầu đỏ bên trên có một Thập Giá: “trái tim và phía trên cách 15 phân có hình thập giá“ - bởi vì trái tim thánh của Người là khuôn mẫu cho trái tim của họ và là biểu tượng cho sứ vụ của họ“. Một trái tim không bị xuyên thủng bởi một mũi tên nhưng là bằng một thập giá, cái giá của tình yêu mà nó biểu trưng. trái tim và thập giá được lồng khung giữa hai tiếng Giêsu - Tình Yêu.
Không những các hội dòng và các tu hội phát sinh từ tinh thần và di sản thiêng liêng cao quý trên đây phải thấm nhuần tinh thần này, mà mỗi Kitô hữu từ ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, phải mặc lấy Chúa Kitô, phải có trái tim của Chúa và cuộc đời phải khắc ghi bằng thập giá.
Thánh giá chiều dọc: nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa độc nhất. Charles de Foucauld đã nhận biết và tôn thờ chỉ một Thiên Chúa độc nhất, chứ không có Chúa nào khác: “ngay khi tôi tin rằng có một Thiên Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm cách nào khác hơn là chỉ sống cho Ngài: ơn gọi tu trì của tôi nay sinh đồng thời với ơn đức tin của tôi“ (LHC thư gửi cho Ông Henri de Castries). “Xin ban cho con ơn này là chỉ nhìn thấy Chúa, thấy Chúa thôi nơi các tạo vật... Xin giúp con nhìn xuyên thấu qua mọi tấm màn che“ (DP, 38-39 Chỗ rốt cùng).
Thánh giá chiều ngang: yêu tha nhân như Chúa Giêsu. Một tình yêu không biên giới, tình yêu đại đồng: chúng ta phải quý trọng mọi người, phải yêu mến mọi người biết bao! Họ là con cái của Thiên Chúa... Hãy yêu thương mọi người bởi vì họ là anh em của chúng ta...
Bí quyết của linh đạo của Chân Phước Charles de Foucauld cũng như Thánh Phaolô chính là: hãy để Chúa Giêsu sống trong chúng ta. Trong khi biến mọi giây phút đời sống của chúng ta thành những giây phút của đời Người, thì mọi suy nghĩ, mọi lời nói, mọi hành động của chúng ta sẽ không còn là những hành vi tự nhiên của con người nữa mà đã thành siêu nhiên thuộc linh, sẽ không còn là của chúng ta nữa, nhưng là của Chúa Giêsu! Chúng ta hãy sống thế nào để mọi giây phút trong cuộc sống hiện tại đều có thể nói được là: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là chính Chúa Giêsu sống trong tôi! (RD, 303-304 Sách chỉ nam và điều lệ).
Một khi đã đầy tràn Chúa Giêsu, mỗi Kitô hữu trở thành chứng nhân rao giảng Tin Mừng Cứu Độ: tất cả hiện hữu của chúng ta, tất cả con người của chúng ta phải la to lên Tin Mừng trên nững mái nhà; trọn vẹn nhân vị của chúng ta phải hít thở Chúa Giêsu, tất cả những hành vi của chúng ta, trọn vẹn cuộc sống của chúng ta, phải hét to lên rằng: chúng ta thuộc về Chúa Giêsu, phải trình bầy cho bằng được hình ảnh của cuộc sống Tin Mừng; trọn vẹn con người của chúng ta phải là một lời rao giảng sống động, một sự phản ảnh của Chúa Giêsu, một mùi hương của Chúa Giêsu, một điều gì đó la toáng lên được về Chúa Giêsu, làm họ thấy được về Chúa Giêsu chiếu sáng như hình ảnh của Chúa Giêsu (MSE - Những bài suy niệm các sách Tin Mừng).
Chân Phuớc Charles de Foucauld cũng đã khám phá Chúa Giêsu trong cuộc sống ẩn dật tại Nazareth, vào giai đọan lịch sử có nhiều học giả đặt nghi vấn về tính cách lịch sử của các sách Tin Mừng. Như thế, Chân Phuớc Charles de Foucauld đã góp phần củng cố cho tính cách lịch sử của các sách Tin Mừng, và đồng thời giúp gây ý thức rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc nhập thể.
Mừng Chúa Giáng Sinh, nhân loại chiêm ngắm Thiên Chúa Emmanuel “Thiên Chúa ở cùng chúng tôi“: Thiên Chúa nhập thể để nối liền trời với đất, để giao hòa con người với Thiên Chúa, để chia sẻ thân phận làm người và để đồng hành với con người. Thiên Chúa xuống thế làm người để chỉ cho con người con đường về với Thiên Chúa, đồng thời chỉ cho con người biết tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau, con cùng một Cha trên trời. Cần phải đón mừng Lễ Giáng Sinh với tinh thần của Chúa Giêsu, như Chân Phuớc Charles de Foucauld.