Bài 22: Hướng Dẫn Thực Tế Về Việc Tìm Một Trường Đại Học/Cao Đẳng Công Giáo Theo Đúng Với Tinh Thần Của Tông Hiến “Ex Corde Ecclesia”
Hoàn Cảnh Bao Quát Chung
Đã từ ngàn đời, người Công Giáo nói chung thường xem việc giáo dục tại Cao Đẳng hoặc Đại Học là tối quan trọng. Thực chất mà nói, trong suốt thế kỷ qua, ngay tại đất nước này, đã hình thành nên một hệ thống các trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo lớn nhất, có bề thế nhất và đáng được tôn trọng nhất không những tại nước Mỹ mà còn trên khắp cả thế giới. Giờ đây tên tuổi của các trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo còn vượt xa hẳn những trường Cao Đẳng/Đại Học Công hay Tư Thục ngoài đời.
Tuy nhiên, dẫu thế, cũng có không ít lúc, tình huống đó cũng trở nên khá bẽ bàng, và bối rối cho cả Giáo Hội lẫn người Công Giáo. Lấy ví dụ như vào năm 1966, Cha Robert Drinan, Dòng Tên, là giáo sư triết học tại một trường Đại Học Công Giáo lâu đời nhất ở Hoa Kỳ, người rất là uyên thâm và đáng kính trọng nhất, thế mà đã công khai đứng ra bảo về việc cựu Tổng Thống Clinton phủ quyết một lệnh cấm của cái gọi là “những cuộc phá thai bán phần” ngay trên tờ New York Times. Cha Drinan đã ngang nhiên hành động như vậy mặc cho sự chống đối không lường trước được của các giới chức thẩm quyền Công Giáo thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vốn cực lực lên tiếng chống lại những hành động của cựu Tổng Thống Clinton.
Rũi thay, những hàng tít lớn trên các báo đời vốn nhấn mạnh đến việc các trường Đại Học Công Giáo hoàn toàn dám đi ngược lại với những giảng dạy của Giáo Hội, lại là những triệu chứng làm tệ hại đi vị thế của việc giáo dục Công Giáo ở cấp Cao Đẳng và Đại Học. Nhân danh sự tự do sai lệch về việc đào tạo, rất nhiều trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo ngày nay đang tự hoán chuyển dần để trở thành ngày càng bị nền văn hóa tục trần khống chế và chi phối nhiều hơn. Đã có không ít các trường Cao Đẳng Công Giáo gần đây đã bị vạ tuyệt thông, và loại khỏi ra hàng ngũ những trường Cao Đẳng Công Giáo trực thuộc Giáo Hội.
Ngày hôm nay, tại những trường Đại Học Công Giáo này, chẳng có gì là bất thường cả khi đề ra những khóa giảng dạy như: “Những Cuộc Sống Thầm Kính: Những Lời Tự Thuật Của Những Người Đồng Tính Nam và Nữ,” hay “Giới Tính, Tình Dục, và Sự Tương Ứng,” hoặc “Giới Tính, Tình Dục, Quyền Hạn Tại Châu Âu Thời Trung Cổ,” vân vân… cho các em sinh viên.
Và nếu Quý Vị có theo dõi qua báo chí Anh Ngữ thì gần đây nhất, tức vào khoảng Tháng 01/2006 vừa qua, vị Chủ Tịch của một trường Đại Học Công Giáo có tiếng nhất của Hoa Kỳ là Notre Dame, Linh Mục John I. Jenkins, đã ngang nhiên cho phép tổ chức ra một tuần lễ Liên Hoan Phim Kỳ Dị (Queer Film Festival) và việc diễn một vở kịch gây nhiều tranh cãi nhất, nơi khuôn viên của trường Đại Học, vở kịch có tên là “Vagina Monologues” (tức vở kịch chỉ gồm có một người đàn bà trên sân khấu tự thuật về đời sống tình dục xấu xa của riêng Bà, và những vấn đề có liên quan đến phụ nữ), mặc cho sự chống đối và cảnh cáo của các giới chức bản quyền Công Giáo.
Tưởng cũng nên biết rằng, khi vừa mới lên nhậm chức Chủ Tịch trường Đại Học Notre Dame, vị Linh Mục đã dõng dạc tuyên bố rất mạnh mẽ và hùng hồn rằng: “Bản chất đích thực và nguyên thủy của Công Giáo sẽ mau chóng được phục hồi dưới quyền lãnh đạo của Cha, và rằng trường Đại Học sẽ tuân thủ nghiêm khắc và chặt chẽ những giảng dạy của Giáo Hội,” lời tuyên bố đó đã mang lại sự tự tin cho không biết bao nhiêu các bậc làm cha-mẹ, vốn vẫn ngày đêm trăn trở về việc kiếm tìm một nền học vấn Công Giáo chính quy và nguyên thủy cho con cái của họ. Thế nhưng, ít năm sau, vị Linh Mục này hoàn toàn đi ngược lại với những gì mà mình đã tuyên bố từ những ngày đầu vừa nhậm chức.
Vì những trái ngược vốn không ngờ sẽ xảy đến, và những hậu quả vốn không lường trước được, cho nên đã có lúc Đức Cố Giám Mục Fulton Sheen đã khuyên các bậc phụ huynh nên gởi các con của họ vào học tại những trường Đại Học công hay tư thục của đời là nơi mà các em sẽ dùng chính đức tin của các em để chiến đấu chống lại khuynh hướng của tục trần hơn là để cho các em dần dà bị làm cho xói mòn và hư nát đi tại những trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo.
Việc Hội Nhập Vào Nền Văn Hóa
Tuy nhiên, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, lại nghĩ rằng các trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo xứng đáng nhận được sự ủng hộ của các tín hữu. Và đó là lý do tại sao mà Ngài đã viết ra Tông Hiến Ex corde Ecclesiae tức Tông Hiến về Các Trường Đại Học Công Giáo. Đức Thánh Cha mô tả rằng, các trường Đại Học Công Giáo được sinh ra từ Trái Tim của Giáo Hội tức ex corder ecclesiae.
Qua Tông Hiến này, Đức Cố Thánh Cha đưa ra một sự xác tính sâu sắc về trường Đại Học Công Giáo và một tiêu chuẩn mà tất cả các trường Cao Đẳng hay Đại Học nào mang tên “Công Giáo.” Thậm chí, Đức Cố Thánh Cha còn diễn tả lại cảm nhận rất gần gũi của Ngài tại một trường Đại Học Công Giáo, bằng cách nói rằng: “Trong rất nhiều năm, chính Cha đã cảm nghiệm rất sâu sắc và phong phú về ích lợi của việc cảm nghiệm về một đời sống Đại Học: niềm say mê để tìm kiếm sự thật và sự hoán chuyển vô vị lợi của nó nơi người trẻ và cho tất cả những ai biết suy nghĩ một cách nghiêm túc và thấu đáo, để hành động một cách chân chính, hòng để phục vụ nhân loại tốt đẹp hơn.”
Vị cố Giáo Hoàng đáng yêu của chúng ta rất thích cách diễn tả việc “Hội Nhập Vào Nền Văn Hóa” (Engaging the Culture). Và để đưa ra thách đố này, lúc đó Ngài chưa lường trước được những gì sẽ phải nối tiếp theo. Trong suốt Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Denver, Đức Cố Thánh Cha tuyên bố rằng “phần lớn các bộ phận trong xã hội đang gặp phải sự đảo lộn mơ hồ để không thể tự nó nhận biết được đâu là điều đúng và đâu là điều sai trái, và do đó nó phải lệ thuộc vào lòng nhân từ của những ai có quyền bính để tạo ra ý kiến và đem áp đặt nó lên cho những người khác.”
Để đối phó với tình huống đen tối và mơ hồ này, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, trong Tông Hiến Ex corde Ecclesiae, kêu gọi các trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo hãy đảm trách việc đưa ra một câu trả lời đúng đắn nhất cho sự mơ hồ của nền văn hóa đương đại, bằng cách nói rằng: “Đó chính là trách nhiệm và danh dự của một trường Đại Học Công Giáo để tự thánh hóa trọn vẹn chính bản thân mình vì mục đích của sự thật… Một trường Đại Học Công Giáo được phân biệt bởi việc tự do tìm kiếm trọn sự thật về tự nhiên, về con người và về Thiên Chúa.”
Đức Cố Thánh Cha giải thích thêm rằng chính trường Đại Học Công Giáo “có một sứ vụ tối ưu là nối kết bằng chính mọi nổ lực của tri thức về sự tồn tại của con người về hai trật tự duy nhất của hiện thực vốn vẫn thường trái ngược nhau giống thể như chúng luôn đối chọi nhau vậy, đó là: việc kiếm tìm sự thật và những gì đã được biết đến về nguồn của sự thật rồi.” Các trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo, theo nghĩa này, có vai trò rất là đặc biệt bởi vì qua đức tin và sự lý luận, một cộng đồng nhân loại được mang đến để cùng chia sẽ với nhau trong ánh sáng của sự thật.
Giáo Hội chính là nguồn lưu trữ của sự thật và là người diễn dịch đích thực nhất của sự Mạc Khải.
Đức Cố Thánh Cha xem các trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo như là cánh tay quan trọng của Giáo Hội để gia nhập vào cuộc đối thoại văn hóa. Đức Cố Thánh Cha giải thích như sau: “Thông qua việc tiếp cận với những gì được thiết lập ra giữa sự phong phú không thể thấu được (unfathomable richness) về sứ điệp cứu rỗi của Phúc Âm và rất nhiều khía cạnh khác nhau về chiều sâu của kiến thức mà sự phong phú được sứ điệp cứu chuộc của Phúc Âm nhập thể, một trường Đại Học Công Giáo giúp cho Giáo Hội chính thức tạo ra một cuộc đối thoại phong phú vô song với tất cả mọi người thuộc mọi nền văn hóa. Nền văn hóa tạo nên phẩm giá về cuộc sống của con người, và trong lúc con người tìm kiếm sự trọn vẹn trong Chúa Kitô, thì chẳng còn gì nghi ngờ nữa rằng Phúc Âm, vốn đến và canh tân mọi chiều kích nơi con người, cũng chính là hoa trái cho nền văn hóa mà con người đang sống.”
Ngài hiểu và ý thức rất rõ rằng cũng có không ít sự bối rối trong việc đào tạo Công Giáo ở bậc Đại Học về những trách nhiệm có liên quan đến căn tính Công Giáo (Catholic identity). Về điểm này, Ngài nói: “Nếu cần, một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo phải dũng cảm nói lên những sự thật vốn không mấy dễ nghe cho lắm, hoặc làm thỏa lòng công chúng cho lắm, nhưng rất cần thiết để bảo vệ tính tốt đẹp đích thực của xã hội.”
Trong phần bình luận về riêng đoạn văn này, Đức Hồng Y nghĩ hưu của Tổng Giáo Phận Philadelphia là Đức Hồng Y Bevilacqua nói rằng: “Những sự thật không mấy dễ nghe mà những người Mỹ cần phải lắng nghe ngày hôm nay chính là những giảng dạy của Giáo Hội về việc phá thai, trợ tử, tự tử, ly dị, ngừa thai, đồng tính luyến ái, và đạo đức luân lý tính dục nói chung cùng với những hiểu biết của Công Giáo về hôn nhân, cuộc sống gia đình, những đức tính và sự liên kết của chúng vì lợi ích chung. Chính đức tin phải luôn thông báo cho nền văn hóa, chứ không phải theo hướng ngược lại bao giờ, và thậm chí ngay cả trong Giáo Hội cũng vậy.”
Để diễn tả thêm về điểm này trong Tông Hiến Ex corder Ecclesiae, Đức Cố Thánh Cha nói: “Một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo chia sẽ điều này bằng việc đưa ra cảm nghiệm sâu sắc, phong phú của riêng nền văn hóa của Giáo Hội cho nền văn hóa tục trần.”
Một lãnh vực vốn làm chứng tá cho đức tin chính là việc nghiên cứu khoa học. Dựa trên những gì mà xã hội đã đưa ra về những khám phá khoa học, cũng còn có không ít lý do đáng phải sợ hãi về những viễn ảnh còn tồn tại ở phía trước. Việc nhân giống cừu hay động vật chỉ là một trong những hiện thực đương thời mà không lâu trước đây trông có vẽ chỉ là khoa học giả tưởng mà thôi.
Trong Tông Hiến, Đức Thánh Cha nói về vấn đề này như sau: “Trong thế giới ngày nay, được minh chứng bởi những tiến bộ nhanh chóng, vượt bậc trong khoa học và kỷ thuật, sứ vụ của các trường Đại Học Công Giáo ngày càng quan trọng và mang tính khẩn cấp hơn. Những khám phá về khoa học và kỷ thuật tạo ra sự tăng trưởng mạnh về mặt kinh tế lẫn công nghiệp, thế nhưng chắc chắn nó đòi hỏi phải có những cuộc nghiên cứu tìm kiếm tương tự về ý nghĩa đích thực của nó để bảo đảm rằng những khám phá mới này được sử dụng cho những lợi ích tốt đẹp đích thực cho mỗi cá nhân và cho toàn thể xã hội nhân loại. Những trường Đại Học Công Giáo phải nên tiến hành những cuộc nghiên cứu trong tư cách là một ‘trường Đại Học’ lẫn trong tư cách là ‘Công Giáo’”.
Thêm vào đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trường Đại Học Công Giáo không những có trách nhiệm để thực hiện những cuộc nghiên cứu phù hợp với căn tính Công Giáo của nó, mà còn phải đem chứng tá Công Giáo vào trong cuộc nghiên cứu và những tiến bộ hiện đang xảy ra nơi một xã hội rộng lớn. Về điểm này, Ngài nhận xét như sau: “Nếu đó là trách nhiệm của mỗi trường Đại Học để tìm kiếm về ý nghĩa của sự thật, thì một trường Đại Học Công Giáo được kêu gọi một cách đặc biệt và cụ thể để đáp ứng cho nhu cầu này, nghĩa là, sự khích lệ Kitô Giáo của nó cho phép bao gồm các chiều kích về đạo đức luân lý, tâm linh và tôn giáo vào trong cuộc nghiên cứu, và để đánh giá những thành quả đạt được của khoa học và kỷ thuật dựa trên khía cạnh tổng thể bao quát chung của con người.”
Thế Làm Sao Mà Các Bậc Cha-Mẹ Có Thể Quyết Định Là Liệu Có Gởi Con Mình Vào Một Trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo Không?
Thưa, câu trả lời này là rất khó. Như đã được đề cập ở trên, vẫn còn có nhiều sự mơ hồ về việc đâu chính là một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo thật sự và đúng nghĩa. Nếu việc đào tạo Công Giáo ở bậc Cao Đẳng hay Đại Học có thể được đem ra so sánh với một cầu thang gác (staircase), thì có những trường ở mỗi bậc thang với rất nhiều mức độ khác nhau về việc cam kết đúng với căn tính của Công Giáo, và có lẽ chỉ có rất ít các trường ở trên cùng là hoàn toàn cam kết với sứ vụ của Giáo Hội mà thôi. Điều quan trọng cũng cần phải hiểu ở đây chính là, thậm chí ngay cả tại một số các trường Đại Học Công Giáo vốn trông có vẽ hoàn toàn bị tục hóa bởi nền văn hóa đương đại, thế nhưng vẫn còn có những ban rất tốt hay những nhóm giáo sư rất tốt, những người vốn cực kỳ uyên thâm và hoàn toàn theo sát với đức tin của họ, cùng những giảng dạy đích thực của Giáo Hội.
Do đó, trong việc chọn lựa và tìm kiếm ra một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo tốt nhất cho con cái của Quý Vị, Quý Vị không quên qui chiếu vào Tông Hiến Ex corde Ecclesiae mà người viết đã trình bày ở trên.
Thì theo Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, những tiêu chuẩn sau cần phải được xem xét đến gồm:
1. “Mỗi trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo cần phải làm cho xã hội biết được về căn tính Công Giáo của mình hoặc là qua câu tuyên bố về sứ vụ của trường (tức mission statement) hay qua các văn kiện công cộng (public document) thích hợp nào đó…”
Do đó, nên xem kỹ qua các tờ giấy thông tin về trường và các tài liệu quãng bá của trường, liệu trường có tự hào về việc tự mô tả chính trường đó như là một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo và hoàn toàn tuân thủ theo những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo không? Hay là trường đó chỉ đơn giản mô tả về nó như là việc cam kết vào “truyền thống Công Giáo” (Catholic tradition) hay “truyền thống” (tradition) của một Dòng Tu nào đó mà thôi?
2. “Tất cả những giáo sư Công Giáo đều tín trung, và tất cả những giáo sư không phải là Công Giáo đều tôn trọng học thuyết và đạo đức luân lý Công Giáo (Catholic doctrine and morals) trong việc nghiên cứu và giảng dạy của họ.”
Tức liệu trường đó có đưa ra những khóa học nào vốn trái ngược với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo không, đặc biệt là trong lãnh vực phá thai và đạo đức luân lý tính dục?
Có phải trường đó có bất kỳ vị giáo sư nào đã từng công khai cổ võ và biện minh cho những quan điểm hoàn toàn trái ngược lại với Giáo Hội Công Giáo như trong trường hợp phong chức linh mục cho những người phụ nữ chẳng hạn?
3. “Một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo, trong tư cách là Công Giáo, phải thông tin và thực hiện những cuộc nghiên cứu, những việc giảng dạy, và tất cả những hoạt động khác theo đúng với những ý tưởng, những nguyên tắc và thái độ của Công Giáo… Bất kỳ hành động hay sự cam kết chính thức nào của trường Cao Đẳng hay Đại Học đều phải tương ứng với căn tính Công Giáo của nó.”
Thì hỏi liệu trường có công khai nhìn nhận những nhóm sinh viên nào ủng hộ cho việc phá thai và đồng tính luyến ái không?
Liệu dịch vụ cung cấp sức khỏe y tế của trường có cung cấp các dịch vụ hay tư vấn hoặc phân phát ra những tấm bích chương, những tài liệu quảng cáo, vân vân… nào về sự ngừa thai hay phá thai trong trường học cho các sinh viên không?
Liệu nơi ký túc xá dành cho các sinh viên có được thiết kế theo kiểu có lợi cho đời sống độc thân Kitô Giáo và cho đức tín thanh khiết (chastity) không?
4. “Ưu tiên cần phải được dành cho những phương tiện nào sẽ điều phối việc hội nhập của con người và việc giáo dục nghiêm chỉnh cùng với những giá trị tôn giáo dưới ánh sáng của học thuyết Công Giáo, để hiệp nhất việc học hỏi tri thức với chiều kích tôn giáo của sự sống.”
Thì liệu có những bằng chứng nào tại trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo nào vốn cho phép các em sinh viên tham dự các Phép Bí Tích (như Thánh lễ và Việc Xưng Tội) cùng những việc sùng kính khác như: tôn kính Phép Thánh Thể, tôn kính Trái Tim Cực Thánh Chúa, và việc Lần Hạt tại Nhà Nguyện nhỏ trong khuôn viên trường Cao Đẳng hay Đại Học không?
Ngoài giờ học, có các hoạt động tình nguyện lành mạnh nào của các tổ chức, hội đoàn Công Giáo không?
Thì đó chính là những câu hỏi gợi ý, giúp các bậc phụ huynh cân nhắc khi lựa chọn và tìm kiếm một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo cho con cái của Quý Vị!
Và để kết thúc bài viết này, người viết xin để lại cho Quý Vị những ngôn từ hy vọng từ Đức Hồng Y Bevilacqua như sau:
“Đức Cố Thánh Cha của chúng ta, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, cũng đã nói về một Thời Kỳ Mùa Xuân mới trong Giáo Hội. Ngài đã cực lực tranh đấu chống lại những lầm lỗi và sự thiếu khôn ngoan, đã vạch mặt tố cao tất cả những thế lực hủy diệt trong “nền văn hóa sự chết,” thế nhưng Ngài vẫn còn có niềm hy vọng, đó là, một niềm hy vọng Kitô Giáo trọn vẹn, niềm hy vọng vào Chúa Kitô. Mùa Đông chưa hẳn đã qua đi, thế nhưng đang có những dấu hiệu không thể chối cãi được của Mùa Xuân. Nền tảng chính cho một Thời Kỳ Mùa Xuân này, theo tôn nghĩ, chính là những giảng dạy vô cùng phong phú của chính Đức Cố Thánh Cha. Với Veritatis Splendor, Evangelium Vitae, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, và vâng với, Ex corde Ecclesiae: thì đây chính là những nụ hoa cụ thể, là niềm hứa hẹn, và là sự khởi đầu của một Mùa Xuân hồi phục mới.”
"Our Holy Father, Pope John Paul II, has also spoken of a new Springtime in the Church. He has fought hard against error and aberration, has denounced all the forces of destruction in the "culture of death," but he remains hopeful, that is to say, full of Christian hope, hope in Christ. The winter is not over, but there are undeniable signs of Spring. Fundamental to this Springtime is, I believe, the extraordinarily rich teaching of the Holy Father himself. Veritatis Splendor, Evangelium Vitae, The Catechism of the Catholic Church, and yes, Ex corde Ecclesiae: these are the tangible buds, the promise and the beginning, of a renewed Spring."
Đã đến lúc chúng ta cần phải tiếp tục ủng hộ Giáo Hội và Sứ Vụ của Giáo Hội nhất là trong những giai đoạn hết sức rắm rối và quan trọng này!
Mời các bậc phu huynh hãy tiếp tục dõi theo bài viết ngắn ngày mai có nhan đề “An Examination of Conscience for Children.”
Hoàn Cảnh Bao Quát Chung
Đã từ ngàn đời, người Công Giáo nói chung thường xem việc giáo dục tại Cao Đẳng hoặc Đại Học là tối quan trọng. Thực chất mà nói, trong suốt thế kỷ qua, ngay tại đất nước này, đã hình thành nên một hệ thống các trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo lớn nhất, có bề thế nhất và đáng được tôn trọng nhất không những tại nước Mỹ mà còn trên khắp cả thế giới. Giờ đây tên tuổi của các trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo còn vượt xa hẳn những trường Cao Đẳng/Đại Học Công hay Tư Thục ngoài đời.
Hình Catholic University of America Tại Washington, D.C. |
Rũi thay, những hàng tít lớn trên các báo đời vốn nhấn mạnh đến việc các trường Đại Học Công Giáo hoàn toàn dám đi ngược lại với những giảng dạy của Giáo Hội, lại là những triệu chứng làm tệ hại đi vị thế của việc giáo dục Công Giáo ở cấp Cao Đẳng và Đại Học. Nhân danh sự tự do sai lệch về việc đào tạo, rất nhiều trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo ngày nay đang tự hoán chuyển dần để trở thành ngày càng bị nền văn hóa tục trần khống chế và chi phối nhiều hơn. Đã có không ít các trường Cao Đẳng Công Giáo gần đây đã bị vạ tuyệt thông, và loại khỏi ra hàng ngũ những trường Cao Đẳng Công Giáo trực thuộc Giáo Hội.
Ngày hôm nay, tại những trường Đại Học Công Giáo này, chẳng có gì là bất thường cả khi đề ra những khóa giảng dạy như: “Những Cuộc Sống Thầm Kính: Những Lời Tự Thuật Của Những Người Đồng Tính Nam và Nữ,” hay “Giới Tính, Tình Dục, và Sự Tương Ứng,” hoặc “Giới Tính, Tình Dục, Quyền Hạn Tại Châu Âu Thời Trung Cổ,” vân vân… cho các em sinh viên.
Và nếu Quý Vị có theo dõi qua báo chí Anh Ngữ thì gần đây nhất, tức vào khoảng Tháng 01/2006 vừa qua, vị Chủ Tịch của một trường Đại Học Công Giáo có tiếng nhất của Hoa Kỳ là Notre Dame, Linh Mục John I. Jenkins, đã ngang nhiên cho phép tổ chức ra một tuần lễ Liên Hoan Phim Kỳ Dị (Queer Film Festival) và việc diễn một vở kịch gây nhiều tranh cãi nhất, nơi khuôn viên của trường Đại Học, vở kịch có tên là “Vagina Monologues” (tức vở kịch chỉ gồm có một người đàn bà trên sân khấu tự thuật về đời sống tình dục xấu xa của riêng Bà, và những vấn đề có liên quan đến phụ nữ), mặc cho sự chống đối và cảnh cáo của các giới chức bản quyền Công Giáo.
Tưởng cũng nên biết rằng, khi vừa mới lên nhậm chức Chủ Tịch trường Đại Học Notre Dame, vị Linh Mục đã dõng dạc tuyên bố rất mạnh mẽ và hùng hồn rằng: “Bản chất đích thực và nguyên thủy của Công Giáo sẽ mau chóng được phục hồi dưới quyền lãnh đạo của Cha, và rằng trường Đại Học sẽ tuân thủ nghiêm khắc và chặt chẽ những giảng dạy của Giáo Hội,” lời tuyên bố đó đã mang lại sự tự tin cho không biết bao nhiêu các bậc làm cha-mẹ, vốn vẫn ngày đêm trăn trở về việc kiếm tìm một nền học vấn Công Giáo chính quy và nguyên thủy cho con cái của họ. Thế nhưng, ít năm sau, vị Linh Mục này hoàn toàn đi ngược lại với những gì mà mình đã tuyên bố từ những ngày đầu vừa nhậm chức.
Vì những trái ngược vốn không ngờ sẽ xảy đến, và những hậu quả vốn không lường trước được, cho nên đã có lúc Đức Cố Giám Mục Fulton Sheen đã khuyên các bậc phụ huynh nên gởi các con của họ vào học tại những trường Đại Học công hay tư thục của đời là nơi mà các em sẽ dùng chính đức tin của các em để chiến đấu chống lại khuynh hướng của tục trần hơn là để cho các em dần dà bị làm cho xói mòn và hư nát đi tại những trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo.
Việc Hội Nhập Vào Nền Văn Hóa
Tuy nhiên, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, lại nghĩ rằng các trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo xứng đáng nhận được sự ủng hộ của các tín hữu. Và đó là lý do tại sao mà Ngài đã viết ra Tông Hiến Ex corde Ecclesiae tức Tông Hiến về Các Trường Đại Học Công Giáo. Đức Thánh Cha mô tả rằng, các trường Đại Học Công Giáo được sinh ra từ Trái Tim của Giáo Hội tức ex corder ecclesiae.
Qua Tông Hiến này, Đức Cố Thánh Cha đưa ra một sự xác tính sâu sắc về trường Đại Học Công Giáo và một tiêu chuẩn mà tất cả các trường Cao Đẳng hay Đại Học nào mang tên “Công Giáo.” Thậm chí, Đức Cố Thánh Cha còn diễn tả lại cảm nhận rất gần gũi của Ngài tại một trường Đại Học Công Giáo, bằng cách nói rằng: “Trong rất nhiều năm, chính Cha đã cảm nghiệm rất sâu sắc và phong phú về ích lợi của việc cảm nghiệm về một đời sống Đại Học: niềm say mê để tìm kiếm sự thật và sự hoán chuyển vô vị lợi của nó nơi người trẻ và cho tất cả những ai biết suy nghĩ một cách nghiêm túc và thấu đáo, để hành động một cách chân chính, hòng để phục vụ nhân loại tốt đẹp hơn.”
Vị cố Giáo Hoàng đáng yêu của chúng ta rất thích cách diễn tả việc “Hội Nhập Vào Nền Văn Hóa” (Engaging the Culture). Và để đưa ra thách đố này, lúc đó Ngài chưa lường trước được những gì sẽ phải nối tiếp theo. Trong suốt Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Denver, Đức Cố Thánh Cha tuyên bố rằng “phần lớn các bộ phận trong xã hội đang gặp phải sự đảo lộn mơ hồ để không thể tự nó nhận biết được đâu là điều đúng và đâu là điều sai trái, và do đó nó phải lệ thuộc vào lòng nhân từ của những ai có quyền bính để tạo ra ý kiến và đem áp đặt nó lên cho những người khác.”
Để đối phó với tình huống đen tối và mơ hồ này, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, trong Tông Hiến Ex corde Ecclesiae, kêu gọi các trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo hãy đảm trách việc đưa ra một câu trả lời đúng đắn nhất cho sự mơ hồ của nền văn hóa đương đại, bằng cách nói rằng: “Đó chính là trách nhiệm và danh dự của một trường Đại Học Công Giáo để tự thánh hóa trọn vẹn chính bản thân mình vì mục đích của sự thật… Một trường Đại Học Công Giáo được phân biệt bởi việc tự do tìm kiếm trọn sự thật về tự nhiên, về con người và về Thiên Chúa.”
Đức Cố Thánh Cha giải thích thêm rằng chính trường Đại Học Công Giáo “có một sứ vụ tối ưu là nối kết bằng chính mọi nổ lực của tri thức về sự tồn tại của con người về hai trật tự duy nhất của hiện thực vốn vẫn thường trái ngược nhau giống thể như chúng luôn đối chọi nhau vậy, đó là: việc kiếm tìm sự thật và những gì đã được biết đến về nguồn của sự thật rồi.” Các trường Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo, theo nghĩa này, có vai trò rất là đặc biệt bởi vì qua đức tin và sự lý luận, một cộng đồng nhân loại được mang đến để cùng chia sẽ với nhau trong ánh sáng của sự thật.
Giáo Hội chính là nguồn lưu trữ của sự thật và là người diễn dịch đích thực nhất của sự Mạc Khải.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị |
Ngài hiểu và ý thức rất rõ rằng cũng có không ít sự bối rối trong việc đào tạo Công Giáo ở bậc Đại Học về những trách nhiệm có liên quan đến căn tính Công Giáo (Catholic identity). Về điểm này, Ngài nói: “Nếu cần, một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo phải dũng cảm nói lên những sự thật vốn không mấy dễ nghe cho lắm, hoặc làm thỏa lòng công chúng cho lắm, nhưng rất cần thiết để bảo vệ tính tốt đẹp đích thực của xã hội.”
Trong phần bình luận về riêng đoạn văn này, Đức Hồng Y nghĩ hưu của Tổng Giáo Phận Philadelphia là Đức Hồng Y Bevilacqua nói rằng: “Những sự thật không mấy dễ nghe mà những người Mỹ cần phải lắng nghe ngày hôm nay chính là những giảng dạy của Giáo Hội về việc phá thai, trợ tử, tự tử, ly dị, ngừa thai, đồng tính luyến ái, và đạo đức luân lý tính dục nói chung cùng với những hiểu biết của Công Giáo về hôn nhân, cuộc sống gia đình, những đức tính và sự liên kết của chúng vì lợi ích chung. Chính đức tin phải luôn thông báo cho nền văn hóa, chứ không phải theo hướng ngược lại bao giờ, và thậm chí ngay cả trong Giáo Hội cũng vậy.”
Để diễn tả thêm về điểm này trong Tông Hiến Ex corder Ecclesiae, Đức Cố Thánh Cha nói: “Một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo chia sẽ điều này bằng việc đưa ra cảm nghiệm sâu sắc, phong phú của riêng nền văn hóa của Giáo Hội cho nền văn hóa tục trần.”
Một lãnh vực vốn làm chứng tá cho đức tin chính là việc nghiên cứu khoa học. Dựa trên những gì mà xã hội đã đưa ra về những khám phá khoa học, cũng còn có không ít lý do đáng phải sợ hãi về những viễn ảnh còn tồn tại ở phía trước. Việc nhân giống cừu hay động vật chỉ là một trong những hiện thực đương thời mà không lâu trước đây trông có vẽ chỉ là khoa học giả tưởng mà thôi.
Trong Tông Hiến, Đức Thánh Cha nói về vấn đề này như sau: “Trong thế giới ngày nay, được minh chứng bởi những tiến bộ nhanh chóng, vượt bậc trong khoa học và kỷ thuật, sứ vụ của các trường Đại Học Công Giáo ngày càng quan trọng và mang tính khẩn cấp hơn. Những khám phá về khoa học và kỷ thuật tạo ra sự tăng trưởng mạnh về mặt kinh tế lẫn công nghiệp, thế nhưng chắc chắn nó đòi hỏi phải có những cuộc nghiên cứu tìm kiếm tương tự về ý nghĩa đích thực của nó để bảo đảm rằng những khám phá mới này được sử dụng cho những lợi ích tốt đẹp đích thực cho mỗi cá nhân và cho toàn thể xã hội nhân loại. Những trường Đại Học Công Giáo phải nên tiến hành những cuộc nghiên cứu trong tư cách là một ‘trường Đại Học’ lẫn trong tư cách là ‘Công Giáo’”.
Thêm vào đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trường Đại Học Công Giáo không những có trách nhiệm để thực hiện những cuộc nghiên cứu phù hợp với căn tính Công Giáo của nó, mà còn phải đem chứng tá Công Giáo vào trong cuộc nghiên cứu và những tiến bộ hiện đang xảy ra nơi một xã hội rộng lớn. Về điểm này, Ngài nhận xét như sau: “Nếu đó là trách nhiệm của mỗi trường Đại Học để tìm kiếm về ý nghĩa của sự thật, thì một trường Đại Học Công Giáo được kêu gọi một cách đặc biệt và cụ thể để đáp ứng cho nhu cầu này, nghĩa là, sự khích lệ Kitô Giáo của nó cho phép bao gồm các chiều kích về đạo đức luân lý, tâm linh và tôn giáo vào trong cuộc nghiên cứu, và để đánh giá những thành quả đạt được của khoa học và kỷ thuật dựa trên khía cạnh tổng thể bao quát chung của con người.”
Thế Làm Sao Mà Các Bậc Cha-Mẹ Có Thể Quyết Định Là Liệu Có Gởi Con Mình Vào Một Trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo Không?
Thưa, câu trả lời này là rất khó. Như đã được đề cập ở trên, vẫn còn có nhiều sự mơ hồ về việc đâu chính là một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo thật sự và đúng nghĩa. Nếu việc đào tạo Công Giáo ở bậc Cao Đẳng hay Đại Học có thể được đem ra so sánh với một cầu thang gác (staircase), thì có những trường ở mỗi bậc thang với rất nhiều mức độ khác nhau về việc cam kết đúng với căn tính của Công Giáo, và có lẽ chỉ có rất ít các trường ở trên cùng là hoàn toàn cam kết với sứ vụ của Giáo Hội mà thôi. Điều quan trọng cũng cần phải hiểu ở đây chính là, thậm chí ngay cả tại một số các trường Đại Học Công Giáo vốn trông có vẽ hoàn toàn bị tục hóa bởi nền văn hóa đương đại, thế nhưng vẫn còn có những ban rất tốt hay những nhóm giáo sư rất tốt, những người vốn cực kỳ uyên thâm và hoàn toàn theo sát với đức tin của họ, cùng những giảng dạy đích thực của Giáo Hội.
Do đó, trong việc chọn lựa và tìm kiếm ra một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo tốt nhất cho con cái của Quý Vị, Quý Vị không quên qui chiếu vào Tông Hiến Ex corde Ecclesiae mà người viết đã trình bày ở trên.
Thì theo Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, những tiêu chuẩn sau cần phải được xem xét đến gồm:
1. “Mỗi trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo cần phải làm cho xã hội biết được về căn tính Công Giáo của mình hoặc là qua câu tuyên bố về sứ vụ của trường (tức mission statement) hay qua các văn kiện công cộng (public document) thích hợp nào đó…”
Do đó, nên xem kỹ qua các tờ giấy thông tin về trường và các tài liệu quãng bá của trường, liệu trường có tự hào về việc tự mô tả chính trường đó như là một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo và hoàn toàn tuân thủ theo những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo không? Hay là trường đó chỉ đơn giản mô tả về nó như là việc cam kết vào “truyền thống Công Giáo” (Catholic tradition) hay “truyền thống” (tradition) của một Dòng Tu nào đó mà thôi?
2. “Tất cả những giáo sư Công Giáo đều tín trung, và tất cả những giáo sư không phải là Công Giáo đều tôn trọng học thuyết và đạo đức luân lý Công Giáo (Catholic doctrine and morals) trong việc nghiên cứu và giảng dạy của họ.”
Tức liệu trường đó có đưa ra những khóa học nào vốn trái ngược với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo không, đặc biệt là trong lãnh vực phá thai và đạo đức luân lý tính dục?
Có phải trường đó có bất kỳ vị giáo sư nào đã từng công khai cổ võ và biện minh cho những quan điểm hoàn toàn trái ngược lại với Giáo Hội Công Giáo như trong trường hợp phong chức linh mục cho những người phụ nữ chẳng hạn?
3. “Một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo, trong tư cách là Công Giáo, phải thông tin và thực hiện những cuộc nghiên cứu, những việc giảng dạy, và tất cả những hoạt động khác theo đúng với những ý tưởng, những nguyên tắc và thái độ của Công Giáo… Bất kỳ hành động hay sự cam kết chính thức nào của trường Cao Đẳng hay Đại Học đều phải tương ứng với căn tính Công Giáo của nó.”
Thì hỏi liệu trường có công khai nhìn nhận những nhóm sinh viên nào ủng hộ cho việc phá thai và đồng tính luyến ái không?
Liệu dịch vụ cung cấp sức khỏe y tế của trường có cung cấp các dịch vụ hay tư vấn hoặc phân phát ra những tấm bích chương, những tài liệu quảng cáo, vân vân… nào về sự ngừa thai hay phá thai trong trường học cho các sinh viên không?
Liệu nơi ký túc xá dành cho các sinh viên có được thiết kế theo kiểu có lợi cho đời sống độc thân Kitô Giáo và cho đức tín thanh khiết (chastity) không?
4. “Ưu tiên cần phải được dành cho những phương tiện nào sẽ điều phối việc hội nhập của con người và việc giáo dục nghiêm chỉnh cùng với những giá trị tôn giáo dưới ánh sáng của học thuyết Công Giáo, để hiệp nhất việc học hỏi tri thức với chiều kích tôn giáo của sự sống.”
Thì liệu có những bằng chứng nào tại trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo nào vốn cho phép các em sinh viên tham dự các Phép Bí Tích (như Thánh lễ và Việc Xưng Tội) cùng những việc sùng kính khác như: tôn kính Phép Thánh Thể, tôn kính Trái Tim Cực Thánh Chúa, và việc Lần Hạt tại Nhà Nguyện nhỏ trong khuôn viên trường Cao Đẳng hay Đại Học không?
Ngoài giờ học, có các hoạt động tình nguyện lành mạnh nào của các tổ chức, hội đoàn Công Giáo không?
Thì đó chính là những câu hỏi gợi ý, giúp các bậc phụ huynh cân nhắc khi lựa chọn và tìm kiếm một trường Cao Đẳng hay Đại Học Công Giáo cho con cái của Quý Vị!
Và để kết thúc bài viết này, người viết xin để lại cho Quý Vị những ngôn từ hy vọng từ Đức Hồng Y Bevilacqua như sau:
“Đức Cố Thánh Cha của chúng ta, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, cũng đã nói về một Thời Kỳ Mùa Xuân mới trong Giáo Hội. Ngài đã cực lực tranh đấu chống lại những lầm lỗi và sự thiếu khôn ngoan, đã vạch mặt tố cao tất cả những thế lực hủy diệt trong “nền văn hóa sự chết,” thế nhưng Ngài vẫn còn có niềm hy vọng, đó là, một niềm hy vọng Kitô Giáo trọn vẹn, niềm hy vọng vào Chúa Kitô. Mùa Đông chưa hẳn đã qua đi, thế nhưng đang có những dấu hiệu không thể chối cãi được của Mùa Xuân. Nền tảng chính cho một Thời Kỳ Mùa Xuân này, theo tôn nghĩ, chính là những giảng dạy vô cùng phong phú của chính Đức Cố Thánh Cha. Với Veritatis Splendor, Evangelium Vitae, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, và vâng với, Ex corde Ecclesiae: thì đây chính là những nụ hoa cụ thể, là niềm hứa hẹn, và là sự khởi đầu của một Mùa Xuân hồi phục mới.”
"Our Holy Father, Pope John Paul II, has also spoken of a new Springtime in the Church. He has fought hard against error and aberration, has denounced all the forces of destruction in the "culture of death," but he remains hopeful, that is to say, full of Christian hope, hope in Christ. The winter is not over, but there are undeniable signs of Spring. Fundamental to this Springtime is, I believe, the extraordinarily rich teaching of the Holy Father himself. Veritatis Splendor, Evangelium Vitae, The Catechism of the Catholic Church, and yes, Ex corde Ecclesiae: these are the tangible buds, the promise and the beginning, of a renewed Spring."
Đã đến lúc chúng ta cần phải tiếp tục ủng hộ Giáo Hội và Sứ Vụ của Giáo Hội nhất là trong những giai đoạn hết sức rắm rối và quan trọng này!
Mời các bậc phu huynh hãy tiếp tục dõi theo bài viết ngắn ngày mai có nhan đề “An Examination of Conscience for Children.”