Rome: Theo tạp chí uy tín Công Giáo nhận định mặc dầu "chủ nghĩa yêu nước quân phiệt" và "tâng bốc" mọi thứ của Mỹ, cuốn phim "Người Nhện" đã cống hiến cho khán giả nhiều bài học luân lý, đó là điều mà nhiều người ngày này muốn tìm thấy khi đi coi phim .
Tạp Chí Thăng Tiến Công Giáo (La Civilta Cattolica) bình luận câu chuyện đấu tranh cổ xưa giữa thiện và ác, cuốn phim còn minh họa thêm điều này, trong khi khoa học cống hiến cho một khả năng, thì tùy nơi cá nhân mỗi người "biết dùng nó cho điều thiện hay điều ác".
Tạp Chí Thăng Tiến Công Giáo tại Roma là một tạp chí uy tín Công Giáo của các Cha Dòng Tên được Tòa Thánh kiểm duyệt trước khi cho xuất bản. Tạp chí bình luận sự thành công của cuốn phim không phải do những hình ảnh và âm thanh hiệu quả, nhưng sự thật là nó có thể "dựng nên một người anh hùng và một chuyện huyền thoại đo lường được đến nền văn hóa Tây Phương"
Người anh hùng trong câu chuyện, Peter Parker, là một mẫu "gã tử tế" rất tiếc không được nổi tiếng, không giàu có, nhưng có đức hạnh nơi học đường và "kính sợ Thượng Ðế". Trái lại, gã bất lương, Norman Osbon là người giàu có, nổi tiếng và đam mê, "một mẫu người bất tín trong giới cai tri, là nguyên nhân gây ra nhiều thứ bệnh hoạn cho thế giới".
Tuy nhiên cả hai "gã" đều say mê khoa học, muốn tìm ra cho mình trở thành những siêu cường "nhưng với quan điểm khác biệt nhau".
Căn nguyên tìm cho mình sức mạnh đối với Osborn là nghiên cứu quân sự, và động lực chính thúc đẩy là tìm lợi nhuận trong việc này. Trong khi Parker tìm ra sức mạnh cho mình lấy từ di truyền của một con nhện được biến hóa do các sinh viên nghiên cứu, và anh ta đã dùng nó cho lợi ích chung.
Tài năng khoa học và thế lực của thiện và ác không chỉ là những quyền lực được diễn trong cuốn phim. "Câu chuyện của 'Người Nhện' thực chất gắn liền với biến cố 11 tháng 9".
Những cảnh trong phim trường gồm có tháp đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới đã được ghép lại, "không thể nào bỏ qua rất nhiều cảnh liên quan tới Hoa Kỳ và những biến cố quốc tế hồi gần đây nằm rải rác trong cuốn phim".
Những cảnh được lập đi lập lại về lá cờ Hoa Kỳ, đặt biệt là vào lúc kết thúc cuốn phim đã dùng cảnh "Ground Zero" như màn phông. "Một lần nữa lại gán cho Hoa Kỳ khi lên án chủ nghĩa quân phiệt yêu nước và mặc cảm cao bồi không chữa trị được, tuy nhiên cuốn phim cũng tán dương Hoa Kỳ, không ai có thể phủ nhận là có một số sự phê bình nào đó".
Cuốn phim đã phẩm bình gười giàu, giới cai trị, nghiên cứu khoa học cho mục đích quân sự và ngay cả giới truyền thông nữa.
Tạp Chí Thăng Tiến Công Giáo bình luận rằng cuốn phim có thể được dùng để kêu gọi Hoa Kỳ hãy nhớ lời người chú của Parker: Trách nhiệm to tát phải đi đôi với quyền lực lớn.
"Sự thành công của "Người Nhện" và cách cấu trúc của cuốn phim đã cho thấy rạp chiếu bóng càng lúc càng trở nên là một nơi mà công chúng tìm những gì mà thường thấy ở nơi nào đó: những anh hùng, những giá trị luân lý, cắt nghĩa nguồn gốc những trạng thái bực dọc lan tràn ngày nay và chỉ cho thấy đâu là nơi để tìm thấy sự bảo vệ".
Vì cuốn phim "Người Nhện" có những màn đánh nhau, lời nói khiếm nhã nên được xếp vào phim người lớn, khi đi coi nhớ để thiếu niên ở nhà.
Tạp Chí Thăng Tiến Công Giáo (La Civilta Cattolica) bình luận câu chuyện đấu tranh cổ xưa giữa thiện và ác, cuốn phim còn minh họa thêm điều này, trong khi khoa học cống hiến cho một khả năng, thì tùy nơi cá nhân mỗi người "biết dùng nó cho điều thiện hay điều ác".
Tạp Chí Thăng Tiến Công Giáo tại Roma là một tạp chí uy tín Công Giáo của các Cha Dòng Tên được Tòa Thánh kiểm duyệt trước khi cho xuất bản. Tạp chí bình luận sự thành công của cuốn phim không phải do những hình ảnh và âm thanh hiệu quả, nhưng sự thật là nó có thể "dựng nên một người anh hùng và một chuyện huyền thoại đo lường được đến nền văn hóa Tây Phương"
Người anh hùng trong câu chuyện, Peter Parker, là một mẫu "gã tử tế" rất tiếc không được nổi tiếng, không giàu có, nhưng có đức hạnh nơi học đường và "kính sợ Thượng Ðế". Trái lại, gã bất lương, Norman Osbon là người giàu có, nổi tiếng và đam mê, "một mẫu người bất tín trong giới cai tri, là nguyên nhân gây ra nhiều thứ bệnh hoạn cho thế giới".
Tuy nhiên cả hai "gã" đều say mê khoa học, muốn tìm ra cho mình trở thành những siêu cường "nhưng với quan điểm khác biệt nhau".
Căn nguyên tìm cho mình sức mạnh đối với Osborn là nghiên cứu quân sự, và động lực chính thúc đẩy là tìm lợi nhuận trong việc này. Trong khi Parker tìm ra sức mạnh cho mình lấy từ di truyền của một con nhện được biến hóa do các sinh viên nghiên cứu, và anh ta đã dùng nó cho lợi ích chung.
Tài năng khoa học và thế lực của thiện và ác không chỉ là những quyền lực được diễn trong cuốn phim. "Câu chuyện của 'Người Nhện' thực chất gắn liền với biến cố 11 tháng 9".
Những cảnh trong phim trường gồm có tháp đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới đã được ghép lại, "không thể nào bỏ qua rất nhiều cảnh liên quan tới Hoa Kỳ và những biến cố quốc tế hồi gần đây nằm rải rác trong cuốn phim".
Những cảnh được lập đi lập lại về lá cờ Hoa Kỳ, đặt biệt là vào lúc kết thúc cuốn phim đã dùng cảnh "Ground Zero" như màn phông. "Một lần nữa lại gán cho Hoa Kỳ khi lên án chủ nghĩa quân phiệt yêu nước và mặc cảm cao bồi không chữa trị được, tuy nhiên cuốn phim cũng tán dương Hoa Kỳ, không ai có thể phủ nhận là có một số sự phê bình nào đó".
Cuốn phim đã phẩm bình gười giàu, giới cai trị, nghiên cứu khoa học cho mục đích quân sự và ngay cả giới truyền thông nữa.
Tạp Chí Thăng Tiến Công Giáo bình luận rằng cuốn phim có thể được dùng để kêu gọi Hoa Kỳ hãy nhớ lời người chú của Parker: Trách nhiệm to tát phải đi đôi với quyền lực lớn.
"Sự thành công của "Người Nhện" và cách cấu trúc của cuốn phim đã cho thấy rạp chiếu bóng càng lúc càng trở nên là một nơi mà công chúng tìm những gì mà thường thấy ở nơi nào đó: những anh hùng, những giá trị luân lý, cắt nghĩa nguồn gốc những trạng thái bực dọc lan tràn ngày nay và chỉ cho thấy đâu là nơi để tìm thấy sự bảo vệ".
Vì cuốn phim "Người Nhện" có những màn đánh nhau, lời nói khiếm nhã nên được xếp vào phim người lớn, khi đi coi nhớ để thiếu niên ở nhà.