Rôma (Zenit) : Tòa Thánh yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền của LHQ « một nghị quyết mới về tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các tín đồ của mọi tôn giáo, không có luật trừ».
Đức Cha Celestino Migliore, sứ thần tòa thánh và là đại diện thường trực của Tòa Thánh tại LHQ, ở New York, đã tham luận vào ngày 5/11/2007 trong khuôn khổ của khóa họp thứ 62 của Đại Hội Đông LHQ.
Một năm sau hiến chương của Hội Đồng Nhân Quyền, Tòa Thánh mong muốn rằng tổ chức mới này của LHQ « hiệu chỉnh và thông qua một nghị quyết mới về tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các tín đồ thuộc mọi tôn giáo, không có luật trừ ».
Đức Cha nhấn mạnh : « Một nghị quyết như thế cũng phải khuyến khích đối thoại và bàn luận giữa các tín đồ của các tôn giáo đa dạng, cả những người không theo tôn giáo nào, như là một phương tiện cụ thể để tìm ra và củng cố sự hiểu biết nhau vì hòa bình và hợp tác. Điều đó sẽ cũng cố sự tín nhiệm cần thiết cho Hội Đồng về chủ đề này ».
Vị đại diện Tòa Thánh cũng nhận xét rằng « câu trả lời mà Hội Đồng Nhân Quyền mang đến cho những thách đố về sự tự do nơi nhiều nước trên thế giới liên quan đến sự tín nhiệm của LHQ và tất cả hệ thống pháp lý quốc tế ».
Ngài mong muốn rằng « những giải pháp và quyết định của Hội Đồng » có thể « thăng tiến sự cam kết chính trị và xã hội cụ thể từ phía mỗi Nhà Nước làm cho hữu hiệu sự tôn trọng phẩm giá và sự tự do của mọi người ».
Tòa Thánh ghi nhận rằng ngày nay « nhiều tôn giáo là nạn nhân của sự chế giễu và xúc phạm : hoặc là chống các tín đồ, hoặc là chống các biểu tượng tâm linh và luân lý của chúng »; « điều này tạo nên một hiện tuợng gây lo ngại đe dọa hòa bình và sự ổn định của xã hội và làm tổn hại trực tiếp đến phẩm giá con người, nhất là quyền tự do tôn giáo của họ. »
Đức Cha Migliore nhắc lại rằng « trong luật pháp và ý thức luân lý của cộng đồng quốc tế ngày nay, phẩm giá con người phải là nguồn từ đó nảy sinh tất cả các quyền, và một cách logic, phẩm giá này phải thay thế ý chí tối cao và tự trị của các Nhà Nước, như là nền tảng tối hậu của mọi hệ thống pháp lý, bao gồm cả hệ thông pháp lý quốc tế ».
Đức Cha cũng lấy làm tiếc là « toàn bộ các quyền được tuyên bố trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát và trong các Công Uớc quốc tế liên quan đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các quyền dân sự và chính trị cũng như trong các văn bản pháp lý quốc tế », hiện nay, « không có cái nào mà không bị vi phạm nghiêm trọng hay coi nhẹ trong nhiều đất nước, bất hạnh nữa là trong các nước thành viên của Hội Đồng mới ».
Tố giác sự tôn thờ quyền lực, Đức Cha đặc biệt đề cập quyền sống « trong số các quyền bị nhạo báng nhất » : « trong một số hoàn cảnh, chối bỏ quyền sống, tham vọng kiểm soát lương tâm công dân, sự tiếp cận thông tin, hạn chế quyền hội họp, chối bỏ quyền kiện tụng pháp lý công cộng và quyền đảm bảo sự phòng vệ của họ, đàn áp bất đồng chính kiến, áp đặt một chính sách sinh sản xem nhẹ sự quyết định của cha mẹ, giới hạn mơ hồ sự nhập cư, cho phép làm việc trong các điều kiện mất nhân phẩm, chấp nhận sự phân biệt nữ giới, bóp nghẹt tự do tôn giáo. »
Đối với Đức Cha Migliore, vai trò của Hội Đồng Nhân Quyền phải « lấp đầy hố chia cắt giữa toàn bộ văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người và thực tế áp dụng của chúng nơi nhiều nước trên thế giới. »
Đức Cha Celestino Migliore, sứ thần tòa thánh và là đại diện thường trực của Tòa Thánh tại LHQ, ở New York, đã tham luận vào ngày 5/11/2007 trong khuôn khổ của khóa họp thứ 62 của Đại Hội Đông LHQ.
Một năm sau hiến chương của Hội Đồng Nhân Quyền, Tòa Thánh mong muốn rằng tổ chức mới này của LHQ « hiệu chỉnh và thông qua một nghị quyết mới về tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các tín đồ thuộc mọi tôn giáo, không có luật trừ ».
Đức Cha nhấn mạnh : « Một nghị quyết như thế cũng phải khuyến khích đối thoại và bàn luận giữa các tín đồ của các tôn giáo đa dạng, cả những người không theo tôn giáo nào, như là một phương tiện cụ thể để tìm ra và củng cố sự hiểu biết nhau vì hòa bình và hợp tác. Điều đó sẽ cũng cố sự tín nhiệm cần thiết cho Hội Đồng về chủ đề này ».
Vị đại diện Tòa Thánh cũng nhận xét rằng « câu trả lời mà Hội Đồng Nhân Quyền mang đến cho những thách đố về sự tự do nơi nhiều nước trên thế giới liên quan đến sự tín nhiệm của LHQ và tất cả hệ thống pháp lý quốc tế ».
Ngài mong muốn rằng « những giải pháp và quyết định của Hội Đồng » có thể « thăng tiến sự cam kết chính trị và xã hội cụ thể từ phía mỗi Nhà Nước làm cho hữu hiệu sự tôn trọng phẩm giá và sự tự do của mọi người ».
Tòa Thánh ghi nhận rằng ngày nay « nhiều tôn giáo là nạn nhân của sự chế giễu và xúc phạm : hoặc là chống các tín đồ, hoặc là chống các biểu tượng tâm linh và luân lý của chúng »; « điều này tạo nên một hiện tuợng gây lo ngại đe dọa hòa bình và sự ổn định của xã hội và làm tổn hại trực tiếp đến phẩm giá con người, nhất là quyền tự do tôn giáo của họ. »
Đức Cha Migliore nhắc lại rằng « trong luật pháp và ý thức luân lý của cộng đồng quốc tế ngày nay, phẩm giá con người phải là nguồn từ đó nảy sinh tất cả các quyền, và một cách logic, phẩm giá này phải thay thế ý chí tối cao và tự trị của các Nhà Nước, như là nền tảng tối hậu của mọi hệ thống pháp lý, bao gồm cả hệ thông pháp lý quốc tế ».
Đức Cha cũng lấy làm tiếc là « toàn bộ các quyền được tuyên bố trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát và trong các Công Uớc quốc tế liên quan đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các quyền dân sự và chính trị cũng như trong các văn bản pháp lý quốc tế », hiện nay, « không có cái nào mà không bị vi phạm nghiêm trọng hay coi nhẹ trong nhiều đất nước, bất hạnh nữa là trong các nước thành viên của Hội Đồng mới ».
Tố giác sự tôn thờ quyền lực, Đức Cha đặc biệt đề cập quyền sống « trong số các quyền bị nhạo báng nhất » : « trong một số hoàn cảnh, chối bỏ quyền sống, tham vọng kiểm soát lương tâm công dân, sự tiếp cận thông tin, hạn chế quyền hội họp, chối bỏ quyền kiện tụng pháp lý công cộng và quyền đảm bảo sự phòng vệ của họ, đàn áp bất đồng chính kiến, áp đặt một chính sách sinh sản xem nhẹ sự quyết định của cha mẹ, giới hạn mơ hồ sự nhập cư, cho phép làm việc trong các điều kiện mất nhân phẩm, chấp nhận sự phân biệt nữ giới, bóp nghẹt tự do tôn giáo. »
Đối với Đức Cha Migliore, vai trò của Hội Đồng Nhân Quyền phải « lấp đầy hố chia cắt giữa toàn bộ văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người và thực tế áp dụng của chúng nơi nhiều nước trên thế giới. »