VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 cầu mong Năm Thánh Phaolô Tông Đồ trở thành cơ hội giúp các tín hữu Kitô đẩy mạnh tiến trình tìm về hiệp nhất trọn vẹn.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 15-3-2008 dành cho tân Đại Sứ Hy Lạp, ông Miltiadis Hiskakis, đến trình quốc thư. Ông năm nay 58 tuổi (1950), nguyên là Đại Sứ tại Thái Lan, rồi làm Tổng giám đốc tại bộ ngoại giao Hy Lạp.
Trong diễn văn chào mừng Ông Tân Đại Sứ, ĐTC nhận định rằng: ”Năm kỷ niệm 2 ngàn năm sinh nhật của Thánh Phaolô sẽ là một cơ hội đặc biệt để tăng cường những nỗ lực đại kết của chúng ta, vì thánh Phaolô là người 'không để một hòn đá nào mà không lật lên để kiến tạo sự hiệp nhất và hòa hợp giữa mọi Kitô hữu' (Bài giảng kinh chiều Lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, 28-6-2007)... Vì ký ức về thánh Phaolô được ghi đậm mãi mãi trên lãnh thổ của mình, nên Hy Lạp có một vai trò quan trọng trong việc kỷ niệm này, nên tôi tin tưởng rằng các tín hữu hành hương đến Hy Lạp để kính viếng các nơi thánh liên hệ tới cuộc sống và việc rao giảng của Thánh Phaolô sẽ được đón tiếp nồng nhiệt trong tinh thần hiếu khách nổi danh của Hy Lạp”.
Năm Thánh Phaolô Tông Đồ sẽ được ĐTC khai mạc vào ngày 28-6 năm nay và sẽ kéo dài đến ngày 28-6 năm 2009.
Cũng trong diễn văn, ĐTC không quên cám ơn ông đại sứ Hiskakis vì lời cam kết của chính phủ Hy Lạp sẽ giải quyết những vấn đề hành chánh liên quan tới Giáo Hội Công Giáo tại nước này. Trong số các vấn đề ấy, vấn đề qui chế pháp lý của Công Giáo là điều đặc biệt quan trọng. Ngài nói: ”Các tín hữu Công Giáo, tuy chỉ là thiểu số, nhưng vẫn mong muốn có những kết quả thuận lợi do những quyết định của chính phủ Hy Lạp. Thực vậy, khi các vị lãnh đạo tôn giáo và dân sự cộng tác với nhau để làm ra những luật lệ liên quan đến đời sống cộng đoàn Giáo Hội địa phương, thì an sinh tinh thần của các tín hữu và thiện ích của toàn thể xã hội sẽ được đẩy mạnh”.
Trong số 10 triệu dân Hy Lạp, hầu hết là tín hữu Chính Thống. Các tín hữu Công Giáo chỉ là thiểu số, khoảng 140 ngàn người, nhưng Giáo Hội vẫn chưa có tư cách pháp nhân và còn bị kỳ thị về nhiều mặt, ví dụ người Công Giáo không thể giữa chức vụ quan trọng trong các ngành hành chánh, không được làm sĩ quan, và nếu muốn xây nhà thờ thì phải có phép của vị GM Chính Thống ở địa phương (SD 15-3-2008)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 15-3-2008 dành cho tân Đại Sứ Hy Lạp, ông Miltiadis Hiskakis, đến trình quốc thư. Ông năm nay 58 tuổi (1950), nguyên là Đại Sứ tại Thái Lan, rồi làm Tổng giám đốc tại bộ ngoại giao Hy Lạp.
Trong diễn văn chào mừng Ông Tân Đại Sứ, ĐTC nhận định rằng: ”Năm kỷ niệm 2 ngàn năm sinh nhật của Thánh Phaolô sẽ là một cơ hội đặc biệt để tăng cường những nỗ lực đại kết của chúng ta, vì thánh Phaolô là người 'không để một hòn đá nào mà không lật lên để kiến tạo sự hiệp nhất và hòa hợp giữa mọi Kitô hữu' (Bài giảng kinh chiều Lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, 28-6-2007)... Vì ký ức về thánh Phaolô được ghi đậm mãi mãi trên lãnh thổ của mình, nên Hy Lạp có một vai trò quan trọng trong việc kỷ niệm này, nên tôi tin tưởng rằng các tín hữu hành hương đến Hy Lạp để kính viếng các nơi thánh liên hệ tới cuộc sống và việc rao giảng của Thánh Phaolô sẽ được đón tiếp nồng nhiệt trong tinh thần hiếu khách nổi danh của Hy Lạp”.
Năm Thánh Phaolô Tông Đồ sẽ được ĐTC khai mạc vào ngày 28-6 năm nay và sẽ kéo dài đến ngày 28-6 năm 2009.
Cũng trong diễn văn, ĐTC không quên cám ơn ông đại sứ Hiskakis vì lời cam kết của chính phủ Hy Lạp sẽ giải quyết những vấn đề hành chánh liên quan tới Giáo Hội Công Giáo tại nước này. Trong số các vấn đề ấy, vấn đề qui chế pháp lý của Công Giáo là điều đặc biệt quan trọng. Ngài nói: ”Các tín hữu Công Giáo, tuy chỉ là thiểu số, nhưng vẫn mong muốn có những kết quả thuận lợi do những quyết định của chính phủ Hy Lạp. Thực vậy, khi các vị lãnh đạo tôn giáo và dân sự cộng tác với nhau để làm ra những luật lệ liên quan đến đời sống cộng đoàn Giáo Hội địa phương, thì an sinh tinh thần của các tín hữu và thiện ích của toàn thể xã hội sẽ được đẩy mạnh”.
Trong số 10 triệu dân Hy Lạp, hầu hết là tín hữu Chính Thống. Các tín hữu Công Giáo chỉ là thiểu số, khoảng 140 ngàn người, nhưng Giáo Hội vẫn chưa có tư cách pháp nhân và còn bị kỳ thị về nhiều mặt, ví dụ người Công Giáo không thể giữa chức vụ quan trọng trong các ngành hành chánh, không được làm sĩ quan, và nếu muốn xây nhà thờ thì phải có phép của vị GM Chính Thống ở địa phương (SD 15-3-2008)