Kinh Truyền tin chúa nhựt 1-3-09
Trong tiếng Việt, mùa phụng vụ mà chúng ta đang sống được gọi là “mùa Chay”. Danh xưng này không được chính xác, bởi vì trọng tâm của thời kỳ này không phải là ăn chay. Tên gọi trong nguyên gốc latinh là “Quadragesima” có nghĩa là 40 ngày. Đây là con số mang tính cách biểu tượng của sự đào tạo chuẩn bị. Đức Giêsu đã lên hoang địa 40 ngày để chuẩn bị sứ vụ công khai. Sau khi phục sinh, đức Giêsu hiện ra với các môn đệ trong vòng 40 ngày để chuẩn bị họ thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng. Trong Cựu ước, các ông Mosê và Elia cũng trải qua 40 ngày chuẩn bị trước khi diện kiến Thiên Chúa trên núi Horeb. Ngoài ra, số 40 cũng nhớ lại 40 năm dân Do thái lưu lạc trên sa mạc trước khi vào đất hứa. Chính vì thế mà từ thời các giáo phụ, Giáo hội đã đặt ra mùa 40 ngày để chuẩn bị các tín hữu mừng lễ Vượt qua, và cách riêng chuẩn bị các dự tòng lãnh các bí tích khai tâm. Bài Tin mừng chúa nhựt thứ nhất mùa 40 thuật lại việc Chúa Giêsu vào trong hoang địa để ăn chay và chịu Satan cám dỗ. Tuy nhiên thay vì dừng lại ở Satan và các chước cám dỗ, bài huấn dụ hôm qua trình bày về các thiên sứ đến phục vụ Chúa Giêsu sau cuộc chiến thắng. Vào buổi chiều, đức thánh cha bắt đầu tuần tĩnh tâm kéo dài cho đến sáng thứ 7. Năm nay vị giảng phòng là đức hồng Francis Arinze, người Nigeria, nguyên tổng trưởng bộ phụng tự, với chủ đề là “Linh mục gặp Chúa Giêsu và đi theo Người”. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Hôm nay là chúa nhựt thứ nhất mùa Bốn Mươi. Bài Tin mừng theo thánh Marcô, với lối hành văn ngắn gọn và súc tích, đưa chúng ta vào bầu khí của mùa phụng vụ này với những lời như sau: “Thần khí đẩy đức Giêsu vào nơi hoang địa, và Người ở lại đó 40 ngày, chịu Satan cám dỗ” (Mc 1,12). Bên Thánh địa, ở mạn đông của sông Giorđanô và cánh đồng Giêricô, nổi vượt lên hoang địa Giuđa, với những đồi núi chập chùng cao chừng một ngàn thước, kéo dài cho đến Giêrusalem. Sau khi đã lãnh phép rửa bởi ông Gioan, đức Giêsu vào nơi cô tịch, dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, Đấng đã ngự xuống trên Người, đã thánh hiến và mặc khải Người là Con Thiên Chúa. Trong hoang địa, nơi của thử thách như kinh nghiệm của dân Israel cho thấy, biểu lộ rõ rệt thực tại bi đát của mầu nhiệm tự huỷ (kenosis) của đức Kitô, kẻ lột bỏ hình dong Thiên Chúa (xc. Pl 2,6-7). Đức Kitô, kẻ không phạm tội và không thể nào phạm tội, đã chịu đựng thử thách, và như thế Người có thể cảm thông nỗi yếu đuối của chúng ta (xc Dt 4,15). Người đã chịu cám dỗ bởi Satan, kẻ đối lập, ngay tử nguyên thuỷ đã chống lại kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa dành cho loài người.
Đối lại với hình ảnh đen tối của kẻ đến cám dỗ Chúa Giêsu, bài trình thuật ngắn ngủi phác thảo sự hiện diện của các thiên sứ, một hình ảnh sáng ngời và huyền nhiệm. Theo bài Tin mừng, các thiên sứ đến “phục vụ” Đức Giêsu (Mc 1,13). Họ là những kẻ đối nghịch với Satan. “Thiên sứ” có nghĩa là kẻ được phái cử. Trong suốt Cựu ước, chúng ta gặp thấy hình ảnh của các ngài; nhân danh Thiên Chúa họ đến giúp đỡ và dẫn dắt loài người. Chỉ cần nhớ lại Sách Tobia, trong đó xuất hiện thiên sứ Raphael, để giúp đỡ cậu Tobia trong nhiều việc. Sự hiện diện trấn an của sứ thần Chúa đã theo dõi suốt dòng lịch sử dân Israel trong hết mọi biến cố vui buồn. Trước thềm Tân ước, thiên sứ Gabriel được phái đến để báo cho ông Dakaria và bà Maria những biến cố bắt đầu lịch sử của ơn cứu độ chúng ta, và một thiên sứ, không nói rõ tên, đã hiện ra với ông Giuse để hướng dẫn ông trong lúc do dự. Một ca đoàn thiên sứ đã mang đến các mục đồng tin vui Đấng Cứu thế giáng sinh, cũng như các thiên sứ sẽ báo tin cho các phụ nữ tin mừng Chúa phục sinh. Vào cuối dòng thời gian, các thiên sứ sẽ tháp tùng Chúa Giêsu khi Người trở lại trong vinh quang (xc. Mt 25,33). Các thiên sứ phục vụ Chúa Giêsu, Đấng cao trọng hơn họ, và địa vị của Người được nêu bật ở đây tuy dưới hình thức kín đáo. Thực vậy, đức Giêsu, tuy ở trong tình trạng cực kỳ nghèo khó và khiêm tốn, chịu Satan cám dỗ, nhưng Người vẫn là Con Thiên Chúa, là Đấng Mesia, là Chủ tể.
Anh chị em thân mến, chúng ta sẽ cắt bỏ một phần đáng kể của Tin mừng nếu chúng ta gạt qua các thiên sứ, những kẻ được Chúa phái đến, đến loan báo sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng ta, và họ trở nên một dấu chỉ. Chúng ta hãy năng kêu khẩn các ngài, xin các ngài nâng đỡ chúng ta trong nỗ lực đi theo Chúa Kitô đến độ đồng hóa với Người. Chúng ta hãy xin các ngài, cách riêng ngày hôm nay, canh giữ tôi và các cộng sự viên trong giáo triều Rôma, sẽ bắt đầu tuần tĩnh tâm chiều nay.
Lạy Đức Maria là Nữ vương các tông đồ, xin cầu cho chúng con.
Trong tiếng Việt, mùa phụng vụ mà chúng ta đang sống được gọi là “mùa Chay”. Danh xưng này không được chính xác, bởi vì trọng tâm của thời kỳ này không phải là ăn chay. Tên gọi trong nguyên gốc latinh là “Quadragesima” có nghĩa là 40 ngày. Đây là con số mang tính cách biểu tượng của sự đào tạo chuẩn bị. Đức Giêsu đã lên hoang địa 40 ngày để chuẩn bị sứ vụ công khai. Sau khi phục sinh, đức Giêsu hiện ra với các môn đệ trong vòng 40 ngày để chuẩn bị họ thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng. Trong Cựu ước, các ông Mosê và Elia cũng trải qua 40 ngày chuẩn bị trước khi diện kiến Thiên Chúa trên núi Horeb. Ngoài ra, số 40 cũng nhớ lại 40 năm dân Do thái lưu lạc trên sa mạc trước khi vào đất hứa. Chính vì thế mà từ thời các giáo phụ, Giáo hội đã đặt ra mùa 40 ngày để chuẩn bị các tín hữu mừng lễ Vượt qua, và cách riêng chuẩn bị các dự tòng lãnh các bí tích khai tâm. Bài Tin mừng chúa nhựt thứ nhất mùa 40 thuật lại việc Chúa Giêsu vào trong hoang địa để ăn chay và chịu Satan cám dỗ. Tuy nhiên thay vì dừng lại ở Satan và các chước cám dỗ, bài huấn dụ hôm qua trình bày về các thiên sứ đến phục vụ Chúa Giêsu sau cuộc chiến thắng. Vào buổi chiều, đức thánh cha bắt đầu tuần tĩnh tâm kéo dài cho đến sáng thứ 7. Năm nay vị giảng phòng là đức hồng Francis Arinze, người Nigeria, nguyên tổng trưởng bộ phụng tự, với chủ đề là “Linh mục gặp Chúa Giêsu và đi theo Người”. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Hôm nay là chúa nhựt thứ nhất mùa Bốn Mươi. Bài Tin mừng theo thánh Marcô, với lối hành văn ngắn gọn và súc tích, đưa chúng ta vào bầu khí của mùa phụng vụ này với những lời như sau: “Thần khí đẩy đức Giêsu vào nơi hoang địa, và Người ở lại đó 40 ngày, chịu Satan cám dỗ” (Mc 1,12). Bên Thánh địa, ở mạn đông của sông Giorđanô và cánh đồng Giêricô, nổi vượt lên hoang địa Giuđa, với những đồi núi chập chùng cao chừng một ngàn thước, kéo dài cho đến Giêrusalem. Sau khi đã lãnh phép rửa bởi ông Gioan, đức Giêsu vào nơi cô tịch, dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, Đấng đã ngự xuống trên Người, đã thánh hiến và mặc khải Người là Con Thiên Chúa. Trong hoang địa, nơi của thử thách như kinh nghiệm của dân Israel cho thấy, biểu lộ rõ rệt thực tại bi đát của mầu nhiệm tự huỷ (kenosis) của đức Kitô, kẻ lột bỏ hình dong Thiên Chúa (xc. Pl 2,6-7). Đức Kitô, kẻ không phạm tội và không thể nào phạm tội, đã chịu đựng thử thách, và như thế Người có thể cảm thông nỗi yếu đuối của chúng ta (xc Dt 4,15). Người đã chịu cám dỗ bởi Satan, kẻ đối lập, ngay tử nguyên thuỷ đã chống lại kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa dành cho loài người.
Đối lại với hình ảnh đen tối của kẻ đến cám dỗ Chúa Giêsu, bài trình thuật ngắn ngủi phác thảo sự hiện diện của các thiên sứ, một hình ảnh sáng ngời và huyền nhiệm. Theo bài Tin mừng, các thiên sứ đến “phục vụ” Đức Giêsu (Mc 1,13). Họ là những kẻ đối nghịch với Satan. “Thiên sứ” có nghĩa là kẻ được phái cử. Trong suốt Cựu ước, chúng ta gặp thấy hình ảnh của các ngài; nhân danh Thiên Chúa họ đến giúp đỡ và dẫn dắt loài người. Chỉ cần nhớ lại Sách Tobia, trong đó xuất hiện thiên sứ Raphael, để giúp đỡ cậu Tobia trong nhiều việc. Sự hiện diện trấn an của sứ thần Chúa đã theo dõi suốt dòng lịch sử dân Israel trong hết mọi biến cố vui buồn. Trước thềm Tân ước, thiên sứ Gabriel được phái đến để báo cho ông Dakaria và bà Maria những biến cố bắt đầu lịch sử của ơn cứu độ chúng ta, và một thiên sứ, không nói rõ tên, đã hiện ra với ông Giuse để hướng dẫn ông trong lúc do dự. Một ca đoàn thiên sứ đã mang đến các mục đồng tin vui Đấng Cứu thế giáng sinh, cũng như các thiên sứ sẽ báo tin cho các phụ nữ tin mừng Chúa phục sinh. Vào cuối dòng thời gian, các thiên sứ sẽ tháp tùng Chúa Giêsu khi Người trở lại trong vinh quang (xc. Mt 25,33). Các thiên sứ phục vụ Chúa Giêsu, Đấng cao trọng hơn họ, và địa vị của Người được nêu bật ở đây tuy dưới hình thức kín đáo. Thực vậy, đức Giêsu, tuy ở trong tình trạng cực kỳ nghèo khó và khiêm tốn, chịu Satan cám dỗ, nhưng Người vẫn là Con Thiên Chúa, là Đấng Mesia, là Chủ tể.
Anh chị em thân mến, chúng ta sẽ cắt bỏ một phần đáng kể của Tin mừng nếu chúng ta gạt qua các thiên sứ, những kẻ được Chúa phái đến, đến loan báo sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng ta, và họ trở nên một dấu chỉ. Chúng ta hãy năng kêu khẩn các ngài, xin các ngài nâng đỡ chúng ta trong nỗ lực đi theo Chúa Kitô đến độ đồng hóa với Người. Chúng ta hãy xin các ngài, cách riêng ngày hôm nay, canh giữ tôi và các cộng sự viên trong giáo triều Rôma, sẽ bắt đầu tuần tĩnh tâm chiều nay.
Lạy Đức Maria là Nữ vương các tông đồ, xin cầu cho chúng con.